Công chức, viên chức nhà nước; quyền hạn và trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luật đối với công chức, viên chức nhà nước

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học pháp luật phần 2 (Trang 59)

II. PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH 1 Khái niệm

3. Công chức, viên chức nhà nước; quyền hạn và trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luật đối với công chức, viên chức nhà nước

kỷ luật đối với công chức, viên chức nhà nước

3.1. Viên chức nhà nước

Theo Điều 1 - Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29/4/2003 thì viên chức nhà nước là công dân Việt Nam, trong biên chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.

3.2. Công chức nhà nước

Theo Điều 2 - Nghị định 117/2003/NĐ-CP thì Công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương ngân sách nhà nước được quy định tại điểm b,c,e khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh cán bộ, công chức, làm việc trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Bao gồm: Văn phòng Quốc hội; văn phòng Chủ tịch nước; các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp; cơ quan đại diện nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ở nước ngoài; đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

3.3. Quyền và nghĩa vụ trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luật công chức, viên chức nhà nước chức nhà nước

Công dân Việt Nam khi được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm công chức, viên chức nhà nước phải có nghĩa vụ trung thành với Nhà nước, với chế độ, phải làm tròn bổn phận và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về chức vụ được giao.

Ngoài tất cả các quyền và nghĩa vụ của một công dân bình thường, người công chức, viên chức nhà nước còn có một số quyền nhất định, những quyền này gắn với chức vụ được giao và phải sử dụng đúng mục đích, tức là được sử dụng như một phương tiện để thực hiện công việc Nhà nước giao phó.

3.3.1. Công chức, viên chức có nghĩa vụ

Trung thành với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viện Nam; bảo vệ an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật; tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sự sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng; có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác, thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức, gìn giữ và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước theo đúng quy định của pháp luật; thường xuyên học tập nâng cao trình độ, chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao; chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3.3.2. Cán bộ, công chức có quyền

Được học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ; được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong công vụ; được thi tuyển lên ngạch cao hơn; được hưởng các quyền lợi do pháp luật quy định.

3.4. Khen thưởng và kỷ luật 3.4.1. Khen thưởng 3.4.1. Khen thưởng

Trong quá trình thực hiện công vụ của mình, với trách nhiệm cao và cố gắng, công chức viên chức đã đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, được khen thưởng theo chế độ và quy định chung của Nhà nước, bao gồm:

Danh hiệu: Anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến. Huy hiệu: Huân chương, bằng khen, giấy khen.

Những hình thức khen trên kèm theo các quyền lợi về vậy chất như tiền thưởng, tăng lương trước kỳ hạn.

Các hình thức khen thưởng khác gồm: danh hiệu Anh hùng quân đội, Chiến sĩ giỏi, Nhà giáo ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân…

3.4.2. Kỷ luật

Trong quá trình thực hiện công vụ được giao, công chức, viên chức nhà nước vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật nội bộ cơ quan.

Hình thức kỷ luật công chức, viên chức nhà nước bao gồm: Khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; hạ ngạch lương; cách chức; buộc thôi việc.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định các loại trách nhiệm pháp lý đối với cán bộ, công chức: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm bồi thường vật chất…

Áp dụng các hình thức kỷ luật trên cũng là nhằm nhắc nhở, giáo dục và nâng cao ý thức của công chức, viên chức trong bổn phận và trách nhiệm công tác của mình: bảo đảm kỷ luật lao động, bảo vệ tài sản nhà nước, giữ gìn danh dự, uy tín của cơ quan nhà nước, giữ gìn bí mật nội bộ cơ quan, đặc biệt đối với cơ quan ngoại giao, an ninh, quốc phòng, tư pháp…

Tóm lại, Luật Hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và ổn định chế độ công tác nội bộ, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cá nhân, tổ chức thực hiện chức năng chấp hành, điều hành trong hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, v.v…, nhằm giữ vững trật tự, kỷ cương xã hội, bảo vệ, xây dựng và phát triển Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG X

1. Trình tự thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án hình sự. 2. Trách nhiệm hành chính, vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính. 3. Những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội sẽ bị xử lý theo luật Hình sự, hình phạt vi phạm hình sự bao gồm những loại hình phạt nào.

4. Hãy cho ví dụ và phân tích những trường hợp vi phạm hành chính mà không bị xử lý hành chính.

5. Từ quyền và nghĩa vụ của công chức, viên chức hãy tự liên hệ bản thân về việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong nhà trường.

TÀI LỊÊU THAM KHẢO

1) Hiến pháp năm 1992

2) Bộ Luật Lao động năm 1994 (sửa đổi bổ sung năm 2002) 3) Bộ Luật Hình Sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2002) 4) Bộ Luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi bổ sung năm 2002) 5) Luật Dạy nghề

6) Luật Du Lịch (năm 2005) 7) Luật Hôn nhân và Gia đình 8) Luật Kinh tế

9) Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 10) Một số tài liệu khác liên quan đến pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học pháp luật phần 2 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)