Chế độ chính trị

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học pháp luật phần 2 (Trang 29)

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP NĂM 1992 1 Chế độ chính trị và chế độ kinh tế

1.1. Chế độ chính trị

Trong lý luận về Nhà nước và pháp luật, chế độ chính trị được xem là hệ thống những nguyên tắc thực hiện quyền lực nhà nước.

Dưới gốc độ là chế định của luật Hiến pháp thì chế độ chính trị là tổng thể các quy định về những vấn đề có tính chất nguyên tắc chung. Đó là quy định về bản chất nhà nước, nguồn gốc nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng đối với mọi hoạt động của nhà nước và xã hội, những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, “Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp”, bản chất của Nhà nước là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Quan điểm, tư tưởng, nguyên tắc cơ bản trên có ý nghĩa quyết định toàn bộ nội dung của Hiến pháp.

Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước không những mang tính quy luật khách quan, mà còn được nhân dân Việt Nam thừa nhận, được quy định tại Điều 4 của Hiến pháp.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên được xác định là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học pháp luật phần 2 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)