Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phá sản doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học pháp luật phần 2 (Trang 50)

II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ, CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÁ SẢN DOANH

3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phá sản doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, phá sản luôn là một hiện tượng rất dễ xẩy ra kể cả trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa như nước ta.

Để giải quyết hậu quả của một doanh nghiệp phá sản được tiến hành một cách bình thường, bảo đảm quyền lợi của chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ và người lao động trong doanh nghiệp cũng như để giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, Nhà nước nào cũng phải ban hành Luật phá sản.

Một số nội dung cơ bản của Luật phá sản doanh nghiệp của nước ta: Luật phá sản doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 30/12/1993, được hướng dẫn thi hành bằng Nghị định số 189/CP ngày 27/12/1994 của Chính phủ và một số văn bản do Toà án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp ban hành.

Nội dung cơ bản bao gồm: Chỉ có cơ sở sản xuất – kinh doanh nào được pháp luật gọi là doanh nghiệp thì mới có thể bị tuyên bố phá sản; chỉ có 3 chủ thể là chủ nợ không có bảo đảm, doanh nghiệp mắc nợ và người làm công trong doanh nghiệp mới được quyền làm đơn yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp; Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có vai trò chủ đạo trong việc giải quyết phá sản doanh nghiệp; hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh là một giai đoạn bắt buộc trong tố tụng phá sản ở nước ta; người lao động được ưu tiên thanh toán từ tài sản phá sản của doanh nghiệp; quyết định tuyên bố

phá sản được một cơ quan chuyên trách của Nhà nước tổ chức thực hiện, đó là Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương./.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IX

1. Hãy so sánh đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân. 2. Trình bày những nội dung chủ yếu của pháp luật về hợp đồng kinh tế.

3. Trình bày một số nội dung cơ bản của pháp luật về các loại hình doanh nghiệp. 4. Nêu khái niệm và đặc điểm của một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu.

5. Trình bày quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp.

Chương X

PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH I. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ I. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học pháp luật phần 2 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)