1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp giúp cho học sinh khối 6 tiếp thu tốt môn âm nhạc

23 3,6K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 158,5 KB

Nội dung

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, chủ động s

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU 1- Bối cảnh của đề tài:

Từ lâu, Âm nhạc là một “món ăn tinh thần” không thể thiếu của con người.

Nó ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người đối với việc học môn Âm nhạc

ở trường phổ thông và kích thích sự ham muốn tìm tòi học hỏi của học sinh ở mọilứa tuổi

“Phương châm giáo dục phát huy tính tích cực chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học tính tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”- Luật giáo dục năm 2005 (điều 5) đã quy định.

Với mục tiêu giáo dục phổ thông là: “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, tính thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh; điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiên thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.

Muốn cho học sinh, nhất là học sinh THCS có những tính tích cực, tự giác,chủ động, tư duy sáng tạo có năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mêhọc tập và ý chí vươn lên thì đòi hỏi người giáo viên phải có một phương phápdạy học đạt hiệu quả cao trong từng bài và từng tiết dạy đối với các môn học nóichung và môn Âm nhạc nói riêng

Bản thân là giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc lớp 6 đã nhiều năm liền vàkhi dạy các nội dung như tập đọc nhạc, nhạc lí , âm nhạc thường thức thì vẫn còn

Trang 2

nhiều học sinh còn thấy mới mẻ và tiếp thu chưa nhạy bén Vì vậy Tôi muốn đưa

ra một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân giúp cho học sinh có thể học tốt môn Âmnhạc

2 Lý do chọn đề tài.

Âm nhạc là vốn văn hóa lâu đời mang đậm đà bản sắc dân tộc, khi âm nhạctồn tại thì nhu cầu thưởng thức âm nhạc là động lực thúc đẩy khả năng sáng tạocủa mỗi con người Yếu tố đó đã tạo điều kiện cho sự phát triển âm nhạc dân gian

đa dạng và phong phú Âm nhạc còn là phương tiện giáo dục tích cực góp phầnhình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, thị hiếu âm nhạc lành mạnh, tư duysắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm luôn tự tin và có cái nhìn đẹp hơn,hoàn thiện hơn nhằm giúp các em giảm bớt căng thẳng cho những tiết học sau

Thông qua việc học âm nhạc ở trường THCS nói chung và khối lớp 6 nóiriêng, môn Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiệnnhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh nhằm góp phần giáo dục toàndiện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con ngườimới Tuy nhiên âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một môn học cómức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và họcmôn âm nhạc trong nhà trường phổ thông là giáo dục văn hoá âm nhạc cho họcsinh nhằm trang bị cho các em những kiến thức sơ giản các kỹ năng nhằm tạo điềukiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các

em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảmđạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc

Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khảnăng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các môn học khácphát triển năng lực trí tuệ cho học sinh, bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật,đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho không khí của nhà trườngthêm vui tươi lành mạnh Từ mục tiêu giáo dục và những lí do chung của môn học

Trang 3

Âm nhạc nói trên, bản thân tôi nhận thấy đó là một hướng đi và là một phươngpháp giáo dục đúng đắn mang tính đặc thù của việc giáo dục cái hay cái đẹp, giáodục tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc góp phần quan trọng vào việc hình thành nhâncách toàn diện của con người mới: Đức - Trí - Thể - Mĩ Trong nghệ thuật âmnhạc, sự sáng tạo của mỗi cá nhân đóng vai trò cực kì quan trọng Sáng tạo cónhiều mức độ, có thể phát triển từ những ý tưởng đã có, có thể là thay đổi hệthống nguyên tắc

Yêu cầu “ Coi trọng đúng mức” giáo dục thẩm mĩ, giáo dục âm nhạc là mặtgiáo dục đến nay vẫn còn yếu và thiếu, đòi hỏi chúng ta hơn lúc nào hết, lúc nàyphải đặt mạnh vấn đề không chỉ là triển khai rộng khắp mà là tổ chức học tập môn

âm nhạc một cách có kết quả ở trường phổ thông, nhất là ở trường THCS làm cho

âm nhạc đích thực đi vào các em, làm cho các em yêu thích, và hơn nữa, còn thamgia tích cực vào việc sáng tạo nên những cái hay, cái đẹp trong âm nhạc, bằng âmnhạc và qua âm nhạc

Hiện nay, bên cạnh những tiến bộ ở ngoài xã hội và trong nhà trường, cũngcòn kèm theo những cái lạc hậu, chưa hay, chưa đẹp Chúng đan xen, tồn tại, đấutranh va chạm hàng ngày Có lúc cái lạc hậu, chưa hay, chưa đẹp còn có nhiều lấnlướt Riêng mặt thẩm mĩ, cũng có không ít những biểu hiện về thị hiếu thấp kém,

lố lăng, thiếu văn hoá, phản thẩm mĩ, không hay, không đẹp Điều đó, nếu khôngquan tâm, có nguy cơ dẫn đến một hiện tượng tâm lí là sự thờ ơ, tê liệt những tìnhcảm thẩm mĩ, đạo đức, quen và không còn có khả năng phản ứng nhạy bén trướccái hay, cái dở, và dần dần không còn thấy chính cái đó là cái không hay, là cái dởnữa

Chính bệnh “tê liệt” tình cảm thẩm mĩ – đạo đức này (trong đó có sự tê liệttình cảm say mê, ham thích những cái hay, cái đẹp âm nhạc) là bệnh cần trướctiên được chữa trong việc giáo dục đào tạo con người

Học sinh khối lớp 6 ở trường THCS đang trong thời kì phát triển nhanh vềthể chất, tâm sinh lí, giai đoạn này các em có nhiều ước mơ, suy nghĩ về cuộc

Trang 4

sống Trong quá trình học âm nhạc, đây là giai đoạn rất thích hợp để phát huy tínhsáng tạo của học sinh.

Mục đích giáo dục âm nhạc, bao gồm những mục tiêu yêu cầu giáo dục cụthể, là sự phản ảnh kết quả mong muốn sau một quá trình giáo dục - dạy học Kếtquả ấy cũng chính là mô hình hay kiểu nhân cách cần hình thành, kiểu tập thể cầnxây dựng ở học sinh, thông qua môn học âm nhạc Có ba mức độ từ thấp lên cao

biểu hiện của học tập tích cực là: bắt chước - tìm tòi - sáng tạo Sẽ thiệt thòi cho

các em về nghệ thuật âm nhạc, nếu giáo viên không tạo điều kiện để HS học tập,rèn luyện và thể hiện sự sáng tạo của mình Môn âm nhạc ở THCS nói chung và

khối lớp 6 nói riêng gồm 3 phân môn là: Học hát, tập đọc nhạc, nhạc lí và âm nhạc thường thức Vậy phải dạy như thế nào để phát huy được tính sáng tạo của

học sinh?

Xuất phát từ những lý do và niềm hứng thú đó cá nhân đi vào nghiên cứumột đề tài hết sức lý thú và không có tham vọng gì hơn ngoài việc trình bàynhững kinh nghiệm trong mấy năm qua đứng trên bục giảng, giảng dạy bộ môn

âm nhạc, việc đi vào tìm hiểu, đánh giá việc dạy và học môn âm nhạc là điều cần

thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học - “Một số biện pháp giúp học sinh khối lớp 6 học tốt môn Âm nhạc” ở Trường THPT Vân Khánh.

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài:

- Phương pháp dạy hát sáng trong chương trình Âm nhạc THCS lớp 6

- Học sinh lớp 6, Trường THPT vân Khánh

- Thời gian nghiên cứu:Từ năm 2007 đến 2011

Trang 5

4 Mục đích của đề tài:

Giúp giáo viên có những phương pháp dạy hát hiệu quả nhất để phát huytính sáng tạo của HS

Xuất phát từ mục tiêu chung của bộ môn âm nhạc ở trường Trung học cơ

sở, là giáo viên trực tiếp giảng dạy cần phải xác định tốt những nhiệm vụ sau đây:

- Xây dựng và phát triển năng lực âm nhạc của học sinh thông qua việc Học hát; Nhạc lí- Tập đọc nhạc; Âm nhạc thường thức được thể hiện trongsách giáo khoa (SGK )

- Qua việc hướng dẫn học hát, học nhạc, giáo dục cho các em có tình cảm,đạo đức trong sáng, lành mạnh, hướng tới những điều thiện và cái đẹp trong cuộcsống

- Xây dựng khả năng tham gia hoạt động âm nhạc, giúp cho việc phát triểntoàn diện cân bằng và hài hoà

- Phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên và giúpcác em phát triển năng khiếu của mình

- Giúp học sinh hát đúng, tập hát diễn cảm và bước đầu tập luyện một số kĩnăng đọc nhạc, giúp các em hiểu biết về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu và mộtvài sinh hoạt âm nhạc trong đời sống xã hội, cung cấp cho các em thêm một sốkiến thức mang tính văn hoá âm nhạc

- Với tư cách là người giáo viên dạy môn âm nhạc ở trường THCS, bảnthân cố gắng vận dụng các phương pháp tối ưu nhất đi từ trực quan sinh động đến

tư duy trừu tượng Bên cạnh đó, bản thân luôn bám sát nội dung chương trình,sách giáo khoa ở bộ môn âm nhạc lớp 6 Chương trình sách giáo khoa về cơ bản làphù hợp với đối tượng học sinh ở từng khối lớp Nếu giáo viên là người hiểu rõmục tiêu môn học, biết cách tổ chức tiết dạy và có phương pháp phù hợp với từngtiết dạy thì nội dung bài học sẽ trở nên nhẹ nhàng hấp dẫn Ngược lại, nếu giáoviên chưa nắm được mục tiêu môn học, coi môn học hoàn toàn là môn năng khiếuthì sẽ dẫn đến tình trạng dạy môn học này như dạy trong các trường năng khiếu

Trang 6

(chuyên nghiệp), yêu cầu quá cao về các kĩ năng thực hành, biến nội dung các bàihọc trở nên quá phức tạp và điều tất yếu là dẫn đến quá tải.

Để khắc phục tình trạng trên, khi thực hiện chương trình về bộ môn Âmnhạc, trước hết giáo viên cần nắm vững mục tiêu của môn học, đó là giáo dụcthẩm mĩ, để giúp học sinh hiểu biết cái đẹp, cảm nhận cái đẹp và sáng tạo cái đẹpnói chung, chứ không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức và kĩ năng về âmnhạc Điều mà giáo viên đặc biệt lưu tâm, đặc biệt chú ý đó là giáo dục cho họcsinh những tri thức cần thiết về cái hay, cái đẹp, giáo dục thị khiếu thẩm mĩ lànhmạnh, rèn luyện cho học sinh có hiểu biết và thể hiện tính thẩm mĩ trong cuộcsống thông qua việc học môn âm nhạc Như Các-Mác đã nói : “Con người phải biết xây dựng cuộc sống theo qui luật của cái đẹp”

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận của đề tài:

- Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn

- Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa

- Căn cứ vào chương trinh giảm tải của Bộ giáo dục

Với tư cách là nhà giáo, giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy cần phảinghiên cứu kỹ cơ sở lý luận và nắm vững các kiến thức về bộ môn và phươngpháp giảng dạy bộ môn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất

2 Thực trạng của vấn đề lựa chọn nghiên cứu.

2.1 Đặc điểm chung.

2.1.1 Về phía nhà trường.

Trang 7

a Thuận lợi:

- Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS Dạy và họcnghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêuchuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học

- Nhà trường và BGH quan tâm thường xuyên

- Nhà trường có kết nối mạng internet thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tinphục vụ giảng dạy;

- Giáo viên nắm chắc về chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu nhữngphương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy

b Khó khăn:

- Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc của nhà trường chưa đầy đủ,

ngoài đàn organ (không có giá trị sử dụng) Nhà trường chưa có phòng học chức

năng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm nhạc còn thiếu nhiều

- Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm Giáo viên phải tựtìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học Trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cầnphải có những trang thiết bị hiện đại (video, đài đĩa,…) để phục vụ cho việc dạy vàhọc

2.1.2 Về phía học sinh.

a Thuận lợi:

Học sinh ngoan, đa số các em rất yêu thích môn Âm nhạc Đặc biệt làphân môn hát Học sinh cảm nhận giai điệu các bài hát khá tốt Thực hiện các bàihát với đàn hoặc đĩa tương đối tốt

b Khó khăn:

Trang 8

Đối với HS trường THPT Vân Khánh nói riêng và học sinh trên địa bànhuyện An Minh nói chung đa phần các em là con em nông thôn, điều kiện chưađược đầy đủ, việc học thêm các môn văn hoá khác đôi khi còn chưa đủ điều kiện thìlàm gì nói đến chuyện học thêm các môn khác như âm nhạc – mỹ thuật… HS ítđược quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, khôngkích thích các em học tập do chưa có giáo viên chuyên về bộ môn Hát nhạc ở bậcTiểu học nên việc làm quen với Âm nhạc là chưa hề có, chỉ lên đến cấp THCS mớibắt đầu tiếp xúc dẫn đến việc dạy và học gặp không ít khó khăn Đa phần HS bị chiphối, ảnh hưởng về các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào sao nhãng việchọc môn âm nhạc Một nguyên nhân khách quan khác cũng không kém phần quantrọng liên quan đến hiệu quả và chất lượng bộ môn đó là thời gian dành cho bộ mônquá ít (1tiết/ tuần).

Mặt khác, đa số các bậc Phụ huynh học sinh chỉ quan tâm đến các môn họcchính như Văn, Toán, mà chưa quan tâm đến bộ môn Âm nhạc bởi họ cứ nghĩrằng đây chỉ là môn học phụ

- Biết thể hiện bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau

- Biết biểu diễn trên sân khấu

- Sáng tác lời ca mới hiệu quả dựa trên giai điệu một số bài hát

* Giáo viên:

- Sử dụng đàn, hát nhuần nhuyễn thành thạo

Trang 9

- Sáng tạo nhiều động tác vận động minh hoạ, nhiều hình thức biểu diễn bàihát khác nhau.

- Sưu tầm nhiều trò chơi phù hợp, vui và hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy hát

3 Những biện pháp - giải pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề:

3.1.Đối với việc dạy bài hát:

a- Khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh.

Để học sinh không bị thụ động trong cách lựa chọn tiết tấu cho bài hát, GVkhuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh bằng cách như sau: GV thayđổi tiết tấu, tempo hay dịch giọng bản nhạc để học sinh nhận biết và thực hành

*Ví dụ 1: Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.

GV đàn cho HS hát với tiết tấu polka rồi lần lượt chuyển tiết điệu pasodoble, Chacha, Disco , yêu cầu học sinh nghe và hát theo nhịp đàn.

? Các em hãy cho biết sự thay đổi tiết tấu mà các em vừa trình bày có phùhợp với bài hát không?

HS nêu ý kiến dựa vào kỹ năng nghe của bản thân

*Ví dụ 2: Bài hát Hành khúc tới trường.

GV thay đổi tốc độ của bài hát: Từ tempo 110 xuống 90 hoặc thay đổi tiết

tấu từ Machl sang Beat ballat

Em có nhận xét gì nếu thay đổi tốc độ cũng như tiết tấu cho bài hát nhưchúng ta vừa trình bày?

HS trả lời: BH Hành khúc tới trường nếu hát ở tốc độ chậm cũng như tiết

tấu nhẹ nhàng mềm mại sẽ không phù hợp với sắc thái của bài hát vì bài hát cótính nhịp đi, hùng mạnh

Trang 10

GV giải thích: Cơ bản một bài hát có thể sử dụng nhiều tiết tấu và tempokhác nhau tuy nhiên dựa vào tính chất của bài để lựa chọn tiết tấu và tempo phùhợp như thế mới truyền tải được sắc thái cũng như ý tưởng của tác giả.

Với cách trình bày như vậy chắc chắn từng ngày HS sẽ có những cảm nhậnmới trong mỗi lần hát và nghe hát

b- Học sinh phát biểu cảm nhận về bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau.

Trong học tập, so với bắt chước thì tìm tòi sáng tạo là hình thức cao nhấtthể hiện tính tích cực học tập của HS, hãy bắt đầu khuyến khích các em mạnh dạnnói lên những cảm nhận của mình về môn học, về bài hát HS có thể không ủng

hộ ý kiến của GV, của bạn bè, có thể trình bày những ý kiến, tư tưởng của mình

Đó là cơ sở để có kĩ năng sáng tạo lớn hơn GV cần tạo điều kiện để HS tự nhậnxét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo hướng tích cực

*Ví dụ:

Cách 1:

- Sau khi cho HS nghe hát mẫu và đọc lời ca, GV đặt câu hỏi:

Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ?

HS sẽ trả lời qua phần gợi mở của GV VD: Nội dung bài hát nói lên điều

gì? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát này bản thân em học tập được gì?

Em sẽ phải làm gì để xứng với những điều mà nội dung bài hát muốn chuyển tảitới…?

Có thể HS trả lời chưa được trôi chảy hoặc ý tứ chưa được sâu sắc song quanhận xét và khắc hoạ của giáo viên thì học sinh từ chỗ hiểu nội dung bài hát còn

mơ hồ sẽ hiểu sâu sắc hơn và đặc biệt là sẽ có trách nhiệm hơn trong việc học tậpcũng như rèn luyện

Trang 11

Trẻ em trên trái đất đều mơ ước được học hành, được sống trong tình yêuthương của cha mẹ, thầy cô và bạn bè - một cuộc sống yên vui, hòa bình, hữu nghịđoàn kết và đầy tình thân ái giữa các dân tộc trên toàn thề giới Chúng em mongsao trên trái đất sẽ không còn chiến tranh, không còn tiếng đạn bom đau thương,chia lìa Hành tinh của chúng em sẽ tràn ngập màu xanh của hoà bình và hạnhphúc.

Hôm nay chúng em xin được gửi đến thầy giáo và các bạn ca khúc Tiếng chuông và ngọn cờ (Nhạc và lời: Phạm Tuyên) đó là tất cả những gì mà tuổi thơ

trên toàn thế giới của chúng em hằng mong ước!

+ Lời giới thiệu nhóm 2:

Bác Hồ đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành - biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” Vậy mà nay trên thế giới vẫn đang còn hàng triệu trẻ em còn

phải chịu nhiều vất vả khổ cực, không đủ ăn đủ mặc không được đến trường dochiến tranh gây nên Chúng ta cần phải làm gì để giúp đỡ những bạn ấy, làm gì đểkhông còn cảnh chiến tranh chia lìa? Các bạn ơi chúng ta hãy hát vang bài ca

Tiếng chuông và ngọn cờ (Nhạc và lời: Phạm Tuyên) cầu mong cho mọi người

trên thế giới được sống trong hoà bình hữu nghị và đầy tình nhân ái!

c- Hướng dẫn học sinh biểu diễn bài hát.

Thông thường mỗi bài hát giáo viên đều hướng dẫn học sinh hát kết hợpvận động giúp cho các em tự nhiên khi hát Tuy nhiên, ở một số bài GV có thểdạy HS một vài động tác tay hoặc múa đơn giản, phù hợp để các em có thêmnhững lựa chọn khi biểu diễn bài hát

Ngày đăng: 21/03/2015, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w