1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân loại hệ thống biểu đồ địa lý và kĩ thuật vẽ biểu đồ hình tròn cho học sinh lớp 9

29 2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 534,5 KB

Nội dung

Chính vì vậy việc phân loại các dạng biểu đồ và kĩ thuật vẽ biểu đồ, đặcbiệt là vẽ biểu đồ hình tròn và biểu đồ miền cho học sinh lớp 9 đã trở thànhmột yêu cầu không thể thiếu và rất cần

Trang 1

Có thể nói biểu đồ là một trong những ngôn ngữ đặc thù của khoa học địa

lý Chính vì vậy việc phân loại các dạng biểu đồ và kĩ thuật vẽ biểu đồ, đặcbiệt là vẽ biểu đồ hình tròn và biểu đồ miền cho học sinh lớp 9 đã trở thànhmột yêu cầu không thể thiếu và rất cần thiết trong môn học địa lý

Thực tế qua các bài kiểm tra của học sinh lớp 9 trong nhiều năm mà tôiphụ trách, qua các kì thi tuyển sinh và thi HSG lớp 9, điểm bài thực hành vẽbiểu đồ của học sinh thường thấp do kĩ năng thực hành địa lý của các em cònyếu

Trong đề thi HSG địa lý phần vẽ biểu đồ thường chiếm từ 1.5-2.0 điểm.Đây có thể coi là phần dễ kiếm điểm nhất và tốn thời gian ít nhất của bài thi.Tuy nhiên, do nhận định sai dạng biểu đồ cần vẽ hoặc vẽ biểu đồ khôngchuẩn xác nên các học sinh những điểm số rất đáng tiếc

Xuất phát từ những lí do trên, và trên cơ sở vận dụng những nguyên tắctoán học, khoa học thống kê,… và tham khảo các cuốn sách về địa lý, ý kiếncủa các đồng nghiệp cùng với kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạyhọc nên tôi viết sáng kiến kinh nghiệm về: "Phân loại hệ thống biểu đồ địa lý

và kĩ thuật vẽ biểu đồ hình tròn cho học sinh lớp 9"

Trang 2

nhằm giúp học sinh có kinh nghiệm vẽ biểu đồ nhanh chóng, chính xác vàhiệu quả.

B PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ:

- Phân loại hệ thống biểu đồ địa lý

- Kĩ thuật vẽ biểu đồ hình tròn

Đối tượng nghiên cứu là GV dạy địa lý và học sinh lớp 9

Mục đích: Nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phân loại các dạng biểu

đồ và kĩ thuật vẽ biểu đồ tròn, biểu đồ miền nhanh nhất, tốt nhất

PHẦN II NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

A NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÍ LUẬN KHOA HỌC

1 Biểu đồ là một hình vẽ có tính trực quan cao, cho phép mô tả:

- Động thái phát triển của một hiện tượng địa lý: " biểu về tình hình phát triểndân số của nước ta qua các năm…"

- Thể hiện quy mô, độ lớn của môt đại lượng nào đó như ‘biểu đồ diện tíchgieo trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm…’

- So sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng như "biểu đồ về mứclương thực trên đầu người một năm của cả nước, ĐB S.Hồng và ĐB S.CửuLong…"

- Thể hiện tỉ lệ cơ cấu thành phần trong một tổng thể hoặc nhiều tổng thể cócùng một đại lượng Như ‘Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp’

Trang 3

- Thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần qua một số năm

“Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế từ năm 1996 đến năm 2002của nước ta”

2 Trong môn học địa lý, biểu đồ trở thành một phần quan trọng không thểthiếu trong kênh hình Có thể nói, biểu đồ là một trong những ngôn ngữ đặcthù của khoa học địa lý Chính vì vậy mà kĩ năng thể hiện biểu đồ đã trởthành một yêu cầu không thể thiếu đối với người dạy và học địa lý

Hiện nay việc thực hiện chương trình và SGK mới cũng như việc cải tiến,đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học nói chung và ở môn địa lý nóiriêng đang được triển khai có hiệu quả Tuy nhiên ở các trường THCS tronghuyện việc thống nhất về tiêu chuẩn phân loại, quy tắc thể hiện biểu đồ vẫncòn mập mờ chưa thống nhất rõ, trong khi các tài liệu tham khảo lại chưa thểhiện nhất quán trong việc phân loại biểu đồ và kĩ thuật vẽ biểu đồ nên gâylúng túng cho giáo viên trong các giờ thực hành vẽ biểu đồ ở trên lớp, giáoviên còn phân vân về việc lựa chọn biểu đồ thích hợp

Đối với học sinh lớp 9 phần kĩ năng vẽ biểu đồ còn yếu Thường thì các

em không xác định được yêu cầu đề bài, không xác định được loại biểu đồthích hợp để chọn chính xác và kĩ năng vẽ biểu đồ nói chung và biểu đồ hìnhtròn và biểu đồ miền nói riêng còn lúng túng không theo các bước cụ thể.Bằng kinh nghiệm của bản thân qua trao đổi với các đồng nghiệp và tìm hiểuđối tượng học sinh, tôi nhận thấy nguyên nhân của việc yếu kém về kĩ năng

vẽ biểu đồ trên là:

- Do học sinh không tập trung theo dõi bài dạy trên lớp, không đọc kĩ đềbài, không tìm ra được các từ gợi mở để chọn dạng biểu đồ, không hiểu mỗiloại biểu đồ biểu thị điều gì, không tuân thủ các bước và các quy tắc khi vẽbiểu đồ

Trang 4

- Do tâm lý học sinh coi thường môn địa lý.

- Do học sinh còn lười học chưa dành thời gian thích đáng cho học tập

bộ môn

II ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh lớp 9 đặc biệt là học sinh dự HSG môn địa các cấp

2 Phạm vi nghiên cứu:

Sáng kiến kinh nghiệm này nghiên cứu 3 nội dung:

- Phân loại 7 dạng biểu đồ được thể hiện ở các tiểu chí: Yêu cầu thể hiện

và các dạng biểu đồ chủ yếu

- Kĩ thuật vẽ biểu đồ hình tròn

III NÔI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

1 Nội dung đề tài.

1.1 Phân loại hệ thống biểu đồ địa lý

Hiện có rất nhiều dạng biểu đồ, chúng ta có thể thấy sự đa dạng đó trên rấtnhiều sách, báo nhất là các sách báo về lĩnh vực kinh tế Tuy nhiên, để đápứng yêu cẩu dạy học của các giáo viên phổ thông và yêu cầu rèn luyện kĩnăng thể hiện biểu đồ của học sinh, tôI xin giới hạn và trình bày bảng hệthống biểu đồ với 7 loại gồm 20 dạng, dùng trong các trường học như sau:

a Hệ thống các biểu đồ thể hiện quy mô và động thái phát triển

Yêu cầu thể hiện Loại biểu đồ Dạng biểu đồ chủ yếu

Trang 5

I Thể hiện tiến

trình động thái

phát triển của các

hiện tượng theo

chuỗi thời gian

đường biểudiễn(Đồ thị)

1 Biểu đồ một đường biểu diễn

2 Biểu đồ nhiều đường biểudiễn(có cùng một đại lượng)

3 Biểu đồ có nhiều đường biểudiễn (có 2 đại lượng khác nhau)

4 Biểu đồ đường chỉ số phát triển

II Thể hiện quy

mô, khối lượng

của một đại lượng

1 Biểu đồ một dãy cột đơn

2 Biểu đồ 2-3… cột gộp nhóm(cùng một đại lượng)

1 Biểu đồ cột và 2 đại lượng (có 2đại

lượng khác nhau)

b Hệ thống các biểu đồ cơ cấu

Yêu cầu thể hiện Loại biểu

Trang 6

IV Thể hiện cơ

1 Một biểu đồ hình tròn

2 2-3 biểu đồ hình tròn (kích thướcbằng nhau)

3 2-3 biểu đồ hình tròn (kích thướckhác nhau)

1 Biểu đồ một cột chồng

2 Biểu đồ 2-3… cột chồng (cùngmột đại lượng)

VI Thể hiện đồng

thời cả hai mặt: cơ

cấu và động tháI

phát triển của đối

tượng qua nhiều

thời điểm

Biểu đồmiền

1 Biểu đồ ‘chồng nối tiếp’ (cùngmột đại lượng)

2 Biểu đồ ‘chồng từ gốc tọa độ’(cùng một đại lượng)

Trang 7

Biểu đồ hình tròn dùng để thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể vàquy mô của đối tượng cần trình bày trực quan (qua kích thước các biểu đồhình tròn).

Biểu đồ hình tròn được thể hiện qua các tỉ lệ giá trị đại lượng tương đối (%)

và chỉ thực hiện được khi giá trị các thành phần cộng lại = 100%

Như ta đã biết, biểu đồ cơ cấu có một số loại như: biểu đồ hình tròn, biểu đồmiền, biểu đồ cột trồng, biểu đồ ô vuông; các loại biểu đồ trên có thể sử dụngthay thế nhau, tùy theo đặc điểm của các số liệu và yêu cầu của đề bài:

- Nếu một tổng thể có tỉ lệ các thành phần là các đại lượng tương đối diễn ra

từ một đến ba thời điểm, ta sẽ sử dụng loại biểu đồ hình tròn để thể hiện

- Nếu bảng số liệu cho thấy các đối tượng (có giá trị tuyệt đối hay tương đối)diễn qua nhiều thời điểm (từ 4 thời điểm trở lên) nếu vẽ một dãy quá nhiềubiểu đồ hình tròn chưa hẳn là giải pháp tối ưu mà cần chuyển sang vẽ biểu đồmiền

- Nếu trong tổng thể có những thành phần chiếm tỉ trọng quá nhỏ hoặc trongtổng thể có quá nhiều cơ cấu thành phần (ví như: cơ cấu giá trị tổng sảnlượng công nghiệp của toàn bộ 19 nhóm ngành công nghiệp nước ta) thì rấtkhó vẽ trên biểu đồ hình tròn Trường hợp này cần chuyển sang vẽ biểu đồcột chồng, bởi vì ta có thể vẽ chiều cao cột tùy theo nhu cầu thể hiện

1.2 1 Kỹ thuật thể hiện biểu đồ hình tròn.

Trang 8

- Tính quy đổi tỉ lệ (%) ra góc độ hình quạt trong biểu đồ hình tròn.

- Tính bán kính các biểu đồ hình tròn khi các tổng thể có giá trị đại lượngtuyệt đối khác nhau

Tùy theo đặc điểm của bảng số liệu ở đề bài mà ta cần phải xử lý bằng 1, 2hay cả 3 phép tính trên

b Quy trình và một số quy tắc thể hiện biểu đồ hình tròn:

Bước 1: - Nghiên cứu đề bài của bài tập nhất là đặc điểm của chuỗi số liệu để

xác định lựa chọn biểu đồ hình tròn Xác định cần vẽ bao nhiêu hình tròn? Vẽcác hình tròn bằng nhau hay vẽ to nhỏ khác nhau?

Bước 2: - Thực hiện các phép tính khi cần thiết (Cần chú ý phảI ghi vào bài

làm phép tính bán kính và bảng chuyển đổi giá trị đại lượng tuyệt đối sangtương đối Phần tính quy % ra độ góc hình quạt chỉ ghi ra nháp để dùng khi

vẽ bằng thước đo độ)

Bước 3: - Vạch đường tròn của biểu đồ Cần sử dụng compa và kẻ đường

vòng tròn bằng nét mực thanh mảnh Nên bố trí cho cân xứng so với tranggiấy Trường hợp có tới 3 hình tròn to nhỏ khác nhau thì các tâm của hìnhtròn đó cần đặt cùng trên một đường thẳng ngang

Bước 4: - Tiến hành vẽ các thành phần cơ cấu (hình quạt) trong biểu đồ, cần

áp dụng theo quy trình, quy tắc sau

+ Sử dụng thước đo độ để vẽ các góc hình quạt cho chính xác

+ Trình tự thao tác tốt nhất là vẽ từ tia 12 giờ (trên mặt đồng hồ, vẽ thuậnchiều kim đồng hồ)

+ Vẽ lần lượt các thành phần như bảng số liệu sắp xếp (Vẽ theo thứ tự từ trênxuống hoặc từ trái sang phải của bảng số liệu)

Trang 9

+ Vẽ xong thành phần thứ nhất, cần chú ý thể hiện ký hiệu (kẻ vạch hay nétchấm) cho thành phần này, sau đó lại tiếp tục thao tác vẽ các thành phần cònlại.

+ Khi kẻ vạch các hình quạt để phân biệt, nên lưu ý: các hình quạt có diệntích lớn thì kẻ nét thưa, hình quạt nhỏ thì kẻ nét mau hoặc kẻ ô vuông nhưvậy vừa tiết kiệm thời gian mà hình vẽ không gây cảm giác nặng nề…

Bước 5: - Bước hoàn chỉnh phần vẽ biểu đồ cần thực hiện đủ 4 động tác:

+ Ghi tỉ lệ giá trị cơ cấu (%) cho từng thành phần lên hình quạt tương ứng(chú ý không ghi số giá trị độ góc hình quạt)

+ Dưới mỗi biểu đồ, ghi năm… hoặc ngành hay vùng miền…

+ Lập bảng chú giải (vẽ ký hiệu các thành phần là hình quạt hay hình chữnhật nhỏ, đều nhau, có vạch đánh dấu như đã ghi chú trên biểu đồ)

+ Ghi tên biểu đồ ở trên hay dưới biểu đồ Tên biểu đồ cần được viết rõ ràng.Nội dung cần đủ ý và rõ chủ đề

c Ghi nhận xét và phân tích:

Nội dung nhận xét của biểu đồ cơ cấu gồm 2 phần

- Nhận xét:

+ So sánh tỷ trọng giá trị các thành phần trong một tổng thể

+ So sánh tỷ trọng của từng thành phần qua các thời điểm

+ Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu, tìm ra xu hướng phát triển, sự thay đổi vịtrí của các thành phần trong cơ cấu qua thời gian

- Phân tích:

Tìm ra nguyên nhân của các hiện tượng trên

Trang 10

1.2.2 Tóm tắt tiêu chí đánh giá chung về thể hiện biểu đồ hình tròn.

1 Chọn đúng dạng biểu đồ thích hợp nhất

2 Vẽ chính xác theo số liệu đã qua xử lý

+ Đúng kích thước bán kính các hình tròn

+ Đúng độ góc các hình quạt

+ Vẽ lần lượt và đúng thứ tự các góc trên biểu đồ

3 Thể hiện cơ cấu:

+ Có ghi chú tỉ lệ (%) trên các góc hình quạt

+ Vạch ký hiệu phân biệt các thành phần

4 Dưới các biểu đồ ghi thời điểm… hoặc vùng miền hay đối tượng

5 Ghi đầy đủ tên của biểu đồ

* Giá trị tỷ lệ cơ cấu thành phần là số tương đối

* Tính quy đổi tỷ lệ % ra số độ góc trong hình tròn

Trang 11

- Quá trình tiến hành thể hiện một biểu đồ hình tròn cần tuân thủ quy trình,các quy tắc và đáp ứng được những tiêu chí đánh giá chung trong việc thểhiện biểu đồ hình tròn được nêu ở phần trên.

1 Hãy vẽ biểu đồ cơ cấu các loại đất năm 2000

2 Nhận xét về cơ cấu vốn đất trên

Bài giải:

1 Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ cơ cấu các loại đất năm 2000

2 Nhận xét:

- Diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế 28,5% đang có chiều hướng giảm đi

do phát triển đất thổ cư và chuyên dùng ở các vùng đồng bằng

Trang 12

- Đất lâm nghiệp hiện có 35,1% chưa thực tương ứng với đặc điểm địa hìnhnước ta 3/4 là đồi núi Nếu không có kế hoạch bảo vệ đất thì diện tích đấtrừng sẽ bị thu hẹp do diện tích đất trồng rừng mới không đủ bù đắp được diệntích rừng bị phá.

- Diện tích đất rừng chuyên dùng và thổ cư hiện chưa nhiều (6,0%) nhưng sẽtăng lên nhanh chóng do nu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Đất chưa sử dụng có diện tích còn lớn (30,5%) và đang có xu hướng giảm

đi trước phong trào phủ xanh đất trống đồi núi trọc

- Bên cạnh việc tuân thủ các quy trình, quy tắc chung, khi thể hiện dạng biểu

đồ này cần lưu ý thêm một số kỹ thuật sau:

* Các biểu đồ đều vẽ dàn hàng ngang trang giấy, nếu vẽ 3 biểu đồ thì cần tíchkích thước sao cho 3 hình cách đều nhau và vừa khổ giấy làm bài

* Cả 2-3 biểu đồ phải có sự nhất quán về vạch ký hiệu, về thứ tự hình quạt và

có chung phần chú giải và tên biểu đồ

Bài tập ứng dụng

Cho số liệu về cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của nước ta như sau:

Trang 13

1 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu sử dụng đất của nước ta năm 1985, 2000

2 Nhận xét về tình hình sử dụng đất hàng năm ở nước ta.

Diện tích đất nông nghiệp 1985 2000

Trang 14

Biểu đồ cơ cấu các loại đất nông nghiệp năm 1985, năm 2000

1985 2000

2 Nhận xét: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp hàng năm như sau:

- Hầu hết đất nông nghiệp dùng để trồng cây hàng năm (cây lương thực thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm) tỷ lệ chiếm từ 65,5% đến 81,2% Tuy vậy diện tích trồng cây hàng năm đã giảm đi (chủ yếu là lúa) do phát triển cây khác

- Đất nông nghiệp dùng để trồng cây lâu năm không nhiều 11,6%-16,3% và

có tỷ lệ tăng tương đối nhanh (do sản phẩm được tiêu thụ thuận lợi)

- Diện tích đất trồng cỏ để chăn nuôi tăng không đáng kể vì trong giai đoạn trên ngành chăn nuôi gia súc lớn chưa phát triển

- Diện tích mặt nước để nuôi thủy sản tăng khá vì lúc này phong trào VAC đang phát triển

c Dạng 2-3 biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau.

Dạng 2-3 biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau được thực hiện khi:

- Bảng số liệu có đầy đủ giá trị cơ cấu (%) các thành phần và giá trị tổng thể

- Các tổng thể phải thể hiện qua giá trị tuyệt đối, để có đủ số liệu tính toánbán kính khác nhau giữa các hình tròn

Trang 15

- Có trường hợp câu hỏi cũng chỉ đưa ra các giá trị tương đối của các tổngthể, nhưng cuối câu hỏi lại có ghi về mức độ phát triển, ví dụ: ‘Sau khi nêulời dẫn và cho bảng số liệu giá trị tương đối (%) về sản lượng công nghiệpphân theo vùng ở nước ta năm 1992, 1999, câu hỏi nêu tiếp…

(… biết rằng sản lượng công nghiệp năm 1999 gấp 2,4 lần giá trị sản lượngcông nghiệp năm 1992…)

- Với bài tập trên ta lại có đủ dữ kiện để tính bán kính biểu đồ hình tròn năm

+ Quy đổi tỷ lệ % thành góc các hình quạt trong biểu đồ

- Nếu có 2-3 biểu đồ hình tròn thì khi thể hiện, chỉ vẽ có các bán kính là khácnhau, còn tất cả các phần nhử thứ tự các hình quạt, phần vạch ký hiệu cácthành phần trong mỗi biểu đồ đều phải có một sự nhất quán giữa các biểu đồ,đồng thời chỉ có một bảng chú giải chung và một tên chung cho 2-3 biểu đồđó

- Dạng biểu đồ cũng còn có hai kiểu khác nhau đó là:

+ Kiểu có một đối tượng nhưng giá trị tổng thể thay đổi qua 2-3 thờiđiểm

+ Kiểu có 2-3 đối tượng (cùng một đại lượng) có giá trị tuyệt đối khácnhau thể hiện trong một thời điểm

Tôi sẽ nêu lên hai bài tập ứng dụng đối cả hai kiểu biểu đồ đó

Trang 16

1 Hãy vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu GDP các năm 1990, 2000.

2 Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu từ 1990-2000 qua các số liệu đãcho

Trang 17

Bán kình vòng tròn 2002 = 3,24

- Quy đổi % ra góc hình quạt của biểu đồ (1% = 3,6%)

2 Vẽ biểu đồ Biểu đồ qui mô cơ cấu GDP của nước ta từ năm 1990 đến năm 2002

1990 2002

3 Nhận xét:

- Trong thời gian từ 1990-2002, GDP đã không ngừng tăng lên.

- Nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng của các ngành

nông-lâm-ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp-xây dựng

Trang 18

- Công nghiệp – xây dựng: tăng nhanh từ 22,67% năm 1990 lên 36,6% năm

2002 Do ngành công nghiệp – xây dựng dần dần thích ứng với cơ chế thịtrường và nhu cầu hiện đại hóa nền kinh tế nên ngành xây dựng tăng trưởngnhanh

- Dịch vụ: tỷ trọng còn thấp nhưng cũng không ngừng tăng, năm 2002 đã đạt

tỷ trọng là 39,1% cao nhất trong cơ cấu GDP

B PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Bước 1: Chọn đúng dạng biểu đồ thíh hợp, số lượng hình tròn cần vẽ.

- Bước 2: đã thực hiện các phép tính toán cần thiết: Sử lý số liệu, tính bán

kính

- Bước 3: Vẽ biểu đồ hình tròn theo đúng quy tắc

- Bước 4: Hoàn chỉnh phần vẽ biểu đồ như là ghi phần trưăm, chú giải, ghitên biểu đồ

Ngày đăng: 21/03/2015, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w