1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC LỚP 6, 7 Ở TRƯỜNG THCS

26 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 229 KB

Nội dung

Dạy học sinh học ở trường THCS là một vấn đề có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn đối với nghề nghiệp và tương lai của mỗi người và toàn xã hội. Là người thầy ai cũng muốn mình được mọi người tôn vinh, kính trọng, ai cũng muốn mình là niềm tin là chỗ dựa vững chắc cho học sinh (HS) của mình, ai cũng muốn học sinh đạt được kết quả cao, vận dụng tốt kiến thức của bộ môn mình giảng dạy. Đặc biệt đối với môn sinh học – Môn khoa học thực nghiệm, môn khoa học mở, luôn luôn mới và rất trừu tượng. Mỗi một tiết học, một kiểu bài lên lớp đòi hỏi phải có những phương pháp khác nhau, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của bài. Làm sao để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỸ ĐỨC

TRƯỜNG THCS AN TIẾN -*** -

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên tác giả : TRẦN QUYẾT THẮNG

Giáo viên môn : SINH HỌC

Năm học: 2011 – 2012

Trang 2

PHÒNG GD&ĐT MỸ ĐỨC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS AN TIẾN ĐỘC LẬP -TỰ DO -HẠNH PHÚC - _ o0o _

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SƠ YẾU LÝ LICH:

- Trình độ chuyên môn : Đại học

- Hệ đào tạo : Tại chức

- Trình độ chính trị : Sơ cấp

- Khen thưởng : Lao động tiến tiến xuất sắc

- Kỷ luật : Không

Trang 3

Lời nói đầu.

Sinh học là một trong những bộ môn khoa học, có vị trí vô cùng quan trọng Sinh học nghiên cứu tìm hiểu thế giới sinh vật trên trái đất Để tiếp cận nguồn khoa học cho thế hệ trẻ, được xác lập trên cơ sở phương pháp dạy học của giáo viên Trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ của nhà trường xã hội chủ nghĩa; nội dung chương trình sinh học giúp các em tiếp thu nguồn tri thức sinh học từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống

Dạy học sinh học ở trường THCS là một vấn đề có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn đối với nghề nghiệp và tương lai của mỗi người và toàn xã hội

Là người thầy ai cũng muốn mình được mọi người tôn vinh, kính trọng,

ai cũng muốn mình là niềm tin là chỗ dựa vững chắc cho học sinh (HS) của mình, ai cũng muốn học sinh đạt được kết quả cao, vận dụng tốt kiến thức của

bộ môn mình giảng dạy

Đặc biệt đối với môn sinh học – Môn khoa học thực nghiệm, môn khoa học mở, luôn luôn mới và rất trừu tượng Mỗi một tiết học, một kiểu bài lên lớp đòi hỏi phải có những phương pháp khác nhau, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của bài Làm sao để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

Để đạt được mục tiêu đó, hiện nay việc đổi mới chương trình và phương pháp dạy học ở các trường THCS đã và đang được quan tâm rất lớn

NỘI DUNG

A ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH – NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH

Do nhu cầu phát triển xã hội ngày càng cao, đặc biệt là khi nước ta đang chuyển mình bước vào thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hoá, thì vị trí của ngành giáo dục càng được nâng lên và chú trọng hơn nhằm mục đích đào tạo ra những con người mới XHCN có đức, có tài, có năng lực để đáp ứng được nhu cầu phát triển của toàn xã hội

Trang 4

Trước thực tiễn đó, từ năm học 2002 – 2003 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã tiến hành đổi mới chương trình sách giáo khoa ở tất cả các môn học, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục để đáp ứng nhu cầu của thực tế Riêng môn Sinh học là một môn khoa học tự nhiên luôn luôn gắn liền với thực tế Muốn các em học sinh học tốt môn học này đòi hỏi người giáo viên phải cố gắng tìm tòi, học hỏi để làm thế nào cho các em học sinh nắm được kiến thức một cách vững chắc và ngày càng say mê yêu thích môn học hơn và tạo sự hứng thú học tập cho các em học sinh để các em lĩnh hội được kiến thức của môn học một cách chủ động sáng tạo phù hợp với chương trình đổi mới sách giáo khoa

Song để tạo hứng thú học tập môn sinh học ở trường THCS là việc làm khó khăn Chính vì lẽ đó trong thời gian qua, với trách nhiệm của người giáo viên tôi đã nghiên cứu, tìm tòi ra những cách thức Dạy – Học để tạo ra hứng thú học tập môn Sinh học cho học sinh trong Trường THCS

B THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.

I Thuận lợi

- Nhà trường đã được trang bị một số thiết bị dạy học hiện đại như : Kính hiển vi, máy chiếu, đầu VCD, Tivi … và những đồ dùng dạy học, dụng cụ thí nghiệm đặc trưng của bộ môn

- Môn sinh học là môn học gần gũi với thiên nhiên chứa đựng kiến thức sinh động, phong phú, hấp dẫn kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh Đó cũng chính là thuận lợi rất lớn cho việc hình thành động cơ học tập, nhu cầu nhận thức, hứng thú học tập cho học sinh

- Học sinh trong trường có đầy đủ sách giáo khoa của các môn học đảm bảo cho học sinh có thể nghiên cứu bài trước ở nhà

- Thư viện nhà trường có rất nhiều loại sách tham khảo, các em có thể mượn đọc để mở mang thêm kiến thức về môn học

- Giáo viên nhiệt tình có tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi nghiên cứu về phương pháp dạy, về đồ dùng dạy học để giờ học thêm sinh động và học sinh nắm chắc kiến thức bài học

- Được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng Giáo Dục và Ban giám hiệu nhà trường trong việc nâng cao tay nghề cho giáo viên bằng các hình thức : học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, mở chuyên đề tập huấn, tổ chức xem băng, tổ

Trang 5

chức cho giáo viên dạy giỏi dạy mẫu để đồng nghiệp rút kinh nghiệm, học hỏi…

II Khó khăn

- Đại đa số các em đều sinh sống ở vùng nông thôn nghèo trình độ kiến thức không đồng đều, nhiều em lười nghiên cứu, ngại tư duy dẫn đến thiếu tính sáng tạo trong học tập

- Đồ dùng dạy học được cung cấp nhưng nhìn chung vẫn chưa đồng bộ để đáp ứng được nhu cầu của tiết dạy

- Phần lớn phụ huynh học sinh của các em chưa quan tâm đến vấn đề học tập, mọi hoạt động và học tập của các em phụ huynh thường khoán trắng toàn bộ cho nhà trường

- Hệ thực vật và động vật ở xung quanh nhà trường nghèo nàn cũng ảnh hưởng đến việc sưu tầm, nghiên cứu, làm thí nghiệm …

Sau khi tìm hiểu thực trạng học sinh lớp 6, 7 của trường, tôi tiến hành thực hiện các biện pháp nhằm giúp học sinh hứng thú học tập môn Sinh trong suốt quá trình giảng dạy của mình, để từng bước nâng cao chất lượng Dạy – Học, nhất là môn sinh học 6, 7 Cụ thể nội dung được trình bày như sau:

I Chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước giờ lên lớp

1 Chuẩn bị của giáo viên:

a Giáo án :

Muốn tiết dạy đạt hiệu quả cao thì sự chuẩn bị của giáo viên là rất quan trọng Đặc biệt là giáo án khi lên lớp, để có một giáo án tốt đòi hỏi người giáo viên phải :

- Soạn giáo án một cách khoa học, sâu sắc tạo tiết dạy hấp dẫn không bị khô khan như đặc trưng của những môn học tự nhiên khác Phải hình dung được

Trang 6

diễn biến của tiết dạy trong trí tưởng tượng của mình để chuẩn bị giáo án có tính logic khoa học.

- Xác định kiến thức cơ bản của mỗi bài học, lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất để có thể vận dụng những phương pháp nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh Để làm được điều đó giáo viên phải nghiên cứu thật kĩ bài học trong sách giáo khoa, sách tham khỏ… nhằm nắm được nội dung kiến thức cơ bản mình cần truyền đạt và khối lượng kiến thức học sinh có thể chiếm lĩnh Từ

đó đưa ra những phương pháp cụ thể để học sinh tiếp cận

Ví dụ : Soạn bài đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim, phần I : “Các

nhóm chim” ta cần xác định kiến thức cơ bản của phần này là đặc điểm điểm

của các nhóm chim thích nghi với đời sống khác nhau của chúng, sau khi cho các nhóm học sinh thảo luận tìm ra đặc điểm cấu tạo, đời sống của các nhóm chim chạy, nhóm chim bơi và nhóm chim bay Tôi cho các nhóm học sinh tiếp tục thảo luận so sánh giữa các nhóm chim Khi so sánh học sinh tìm ra được điểm khác nhau giữa các nhóm chim càng làm cho học sinh khắc sâu kiến thức hơn về đặc điểm của các nhóm chim Còn học sinh tìm ra được những chỗ giống nhau thì đó là đặc điểm chung của lớp chim Vậy thì vào hoạt động sau tìm đặc điểm chung của lớp chim giáo viên không phải mất nhiều thời gian để trình bày hoạt động này Mặt khác trong quá trình học sinh thực hiện so sánh tôi tiến hành treo tranh vẽ về ba nhóm chim để học sinh quan sát tự tìm ra kiến thức Như vậy ta đạt được cả hai mặt vừa làm cho học sinh tích cực vừa làm cho học sinh dễ dàng hiểu bài hơn

- Với những kiến thức đã từng học, kiến thức mang tính chất giới thiệu hoặc

dễ hiểu hơn có thể hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu trong sách giáo khoa, kết hợp với những hiểu biết của các em, hỏi bạn bè … và vào tiết sau có thể cho các

tự đứng trước lớp thuyết trình nhằm kích thích tính độc lập sáng tạo trong mỗi học sinh và còn rèn cho mỗi học sinh khả năng tự tin khi trình bày một vấn đề trước đám đông Đó là tạo cho tạo cho học sinh một tm lý tự tin trước đám đông

Ví dụ : Khi soạn bài: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát, trong

chương trình sinh học lớp 7 Ơ phần các loài khủng long Tôi giao cho bốn nhóm học sinh về nhà viết một bài thuyết trình trình bày sự ra đời phồn thịnh và

Trang 7

diệt vong của khủng long Các nhóm sẽ tiến hành viết bài thuyết trình tiết sau chọn một trong các nhóm trình bày trước lớp Các nhóm khác theo dõi đặt câu hỏi yêu cầu nhóm thuyết trình trả lời Cuối cùng từ những câu trả lời yêu cầu học sinh rút ra kết luận Giáo viên chỉ việc chỉnh sửa hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh Làm như vậy giúp các em có thể tự lĩnh hội được kiến thức một cách chủ động hơn Nếu như giáo viên thực hiện bằng cách đặt câu hỏi cho học sinh trả lời và rút ra kết luận cho các em thì các em chỉ tiếp thu một các thụ động và rất nhanh quên

- Xác định con đường thích hợp giúp học sinh tự tìm tòi phát hiện kiến thức theo logíc của quá trình hình thành các kiến thức đó Mỗi loại kiến thức cần phải có quá trình tiếp cận phù hợp

Những kiến thức về hình thái của thực vật, về cấu tạo ngoài của động vật cần cho học sinh quan sát trên nhiều phương tiện dạy học như : mẫu vật thật, tranh vẽ, mô hình, tiêu bản quan sát trên kính hiển vi … để tự phát hiện ra kiến thức Đối với những kiến thức về giải phẫu cần cho học sinh tự tay giải phẫu trên mẫu động vật, nếu không có điều kiện học sinh tự tay mổ thì cũng phải quan sát trên mẫu mổ và chú thích những bộ phận quan sát được

Ví dụ: Khi soạn bài quan sát cấu tạo trong của ếch đồng, của chim bồ câu

hay của thỏ, muốn gây sự chú ý cao độ cho học sinh và khơi dậy tính tìm tòi của học sinh, giáo viên nên cho học sinh quan sát và chú thích trên mẫu mổ dựa vào hình vẽ trong sách giáo khoa

Nếu có điều kiện tốt hơn trong giờ sinh học ngoại khóa, tôi thường hướng dẫn cho học sinh tự tay mổ mẫu vật thật và quan sát Sau đó tự học sinh vận dụng những kiến thức đã học chú thích trực tiếp trên mẫu mổ Khi đó giáo viên

đã trực tiếp rèn cho học sinh đồng thời một lúc rất nhiều kĩ năng như : Kỹ năng

mổ mẫu thật, kỹ năng quan sát, kỹ năng phân tích, kỹ năng hợp tác giữa các bạn trong cùng một nhóm Được như thế càng làm cho học sinh yêu thích môn học hơn

- Còn khi xác định về vai trò của động thực vật, tôi tự cho học sinh vận dụng những hiểu biết sẵn có của mình trong cuộc sống để tìm ra vai trò của chúng

Ví dụ: Khi nói về vai trò những loài sinh vật cho học sinh thảo luận nhóm

với những câu hỏi sau :

Trang 8

+ Hãy trình bày những lợi ích mà ngành thân mềm đã đem lại cho đời sống của con người và trong tự nhiên?

+ Hãy kể ra những tác hại của thân mềm đối với đời sống của con người

và trong tự nhiên?

Học sinh tiến hành thảo luận nhóm nêu được mặt lợi, mặt hại của thân mềm đối với đời sống con người và trong tự nhiên từ những hiểu biết trong cuộc sống của học sinh

- Xác định mục tiêu của từng hoạt động học tập và hình thức tổ chức học tập trong mỗi bài soạn từ đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức của kiến thức mới của bài học Đây là việc làm quan trọng nhất trong quá trình soạn một giáo án, do

đó đòi hỏi người giáo viên cần phải lựa chọn những phương pháp phù hợp với mỗi loại hoạt động và từng loại đối tượng học sinh

Ví dụ: Bài đặc điểm cấu tạo ngoài của lá

Hoạt động 1 :Tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của lá

Tôi cho học sinh làm việc nhóm để có điều kiện tập trung tất cả các loại lá của các nhóm đã sưu tầm, học sinh có điều kiện quan sát nhiều loại lá hơn Từ đó các em thảo luận và dễ dàng hình thành nên những khái niệm về phiến lá, gân

lá, lá đơn, lá kép

Hoạt động 2 : Phân biệt các kiểu xếp lá trên cây

Tôi giao nhiệm vụ cho học sinh độc lập tự quan sát hình vẽ và trên mẫu vật thật

về kiểu xếp lá trên cây hoàn thành bảng

1

2

3

4

Sau khi học sinh hoàn thành bảng, tôi yêu cầu học sinh tự rút ra kết luận

về cách xếp lá trên cây Học sinh dựa vào bảng mới hoàn thành dễ dàng rút ra cách xếp lá trên cây

Có như vậy mới kích thích sự tìm tòi, say mê nghiên cứu của học sinh, từ

đó gây cho học sinh sự hứng thú trong học tập

-Nghiên cứu những tài liệu tham khảo, nắm những nội dung có liên quan đến bài học

Trang 9

Ví dụ : Bài “rêu, cây rêu”

Giáo viên cần phải nắm vững những bài có liên quan như : bài thụ tinh, kết quả

và tạo hạt, bài vận chuyển các chất trong thân… các khái niệm về mạch rây, mạch gỗ…

-Khi soạn giáo án giáo viên cũng cần phải dự đoán được những tình huống sai lầm của học sinh có thể xảy ra trong tiết dạy để có thể chỉnh sửa kịp thời

Ví dụ : Dạy về lớp chim giáo viên mở rộng vấn đề cho học sinh tìm thêm

những ví dụ về các nhóm chim có thể học sinh nhầm tưởng dơi cũng thuộc lớp chim, khi đó giáo viên cần phải giải thích cho học sinh hiểu dơi cũng biết bay nhưng không phải thuộc lớp chim

- Chuẩn bị những đồ dùng dạy học phải phù hợp với nội dung của bài giảng

đó Giáo viên cần phải làm những thí nghiệm để minh hoạ tiết dạy để tiết dạy thêm phong phú

Ví dụ : Khi dạy bài : Vận chuyển các chất trong thân Giáo viên buộc

phải làm được hai thí nghiệm vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan, thí nghiệm vận chuyển chất hữu cơ phải làm trước một thời gian lâu Hay thí nghiệm trong bài quang hợp lá cây chế tạo ra chất hữu cơ khi có ánh sáng mặt trời giáo viên cũng phải thực hiện khi ở nhà sau đó đem đến lớp giới thiệu cho học sinh

b Sử dụng phương pháp giảng dạy.

Trong dạy học sinh học việc sử dụng phương pháp chính xác khoa học là điều cực kỳ quan trọng giúp học sinh lĩnh hội được tri thức Nhưng việc vận dụng phương pháp nào vào dạng bài nào để giảng dạy có hiệu quả là một điều không dễ Để thực hiện tốt việc vận dụng phương pháp vào từng dạng bài học đòi hỏi người giáo viên phải hiểu được những ưu nhược điểm của từng phương pháp để áp dụng có hiệu quả

Những phương pháp trong những năm qua tôi đã áp dụng giảng dạy và đem lại hiểu quả đó là: phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, thực hành thí nghiệm … Trong những phương pháp đó tôi thấy học sinh hứng thú học tập nhất là phương pháp dạy học theo nhóm và phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề

*Phương pháp dạy học bằng hoạt động nhóm.

Trang 10

 Tác dụng của phương pháp

Tác dụng của phương pháp này là các em học sinh được hướng dẫn bởi giáo viên thông qua các hoạt động học tập, được khuyến khích trao đổi các kiến thức, các kinh nghiệm và được bày tỏ ý kiến của mình trước các bạn thông qua quá trình học tập Đây là cách tiếp cận để dạy học tích cực

Từ việc thảo luận nhóm, các thành viên của nhóm có thể nhận được thêm thông tin từ bạn bè, được biểu lộ những quan điểm khác nhau và phát triển các

kỹ năng giao tiếp

Hoạt động nhóm nhỏ được tổ chức tốt sẽ làm tăng hứng thú học tập, gắn

bó Trong từng nhóm, các ý kiến của mỗi cá nhân được đánh giá chấp nhận, có

sự cảm thông chia sẻ, tin cậy và ủng hộ giữa học sinh với nhau, giúp các em hình thành và phát triển khả năng làm việc hợp tác

Dạy học theo nhóm giáo viên sẽ thu nhận được những kinh nghiệm, sự sáng tạo của học sinh

Để đạt được hiệu quả trong phương pháp thảo luận nhóm cần thực hiện những yêu cầu sau:

 Cách thành lập nhóm:

Khi tổ chức hoạt động nhóm giáo viên cần phải quan tâm đến số học sinh trong nhóm Số học sinh trong nhóm phải đủ để trao đổi luận nhau, phải giải quyết được các vấn đề giao viên đưa ra, nếu quá đông sẽ không sử dụng hết nguồn lực, nếu quá ít sẽ không đủ để giải quyết nhiệm vụ Theo tôi trung bình mỗi nhóm khoảng 4 – 6 học sinh Mỗi nhóm cần phải có một nhóm trưởng, một thư kí và nhóm trưởng phải điều khiển cuộc thảo luận

Có nhiều cách thảo luận nhóm, nhưng theo tôi xét về đặc trưng môn sinh học thì chủ yếu tập trung vào các kiểu thành lập nhóm sau đây:

+ Thành lập nhóm thường xuyên: để duy trì hoạt động nhóm có thể phân công nhóm thường xuyên theo từng bản hoạt 2 bàn ghép lại và đặt tên cụ thể nhóm I, nhóm II, nhóm III … nhóm thường xuyên nào thường để giải quyết những công việc cụ thể của những tiết học

VD: Tôi thường sử dụng nhóm thường xuyên như sau: Khi thực hiện song phần nội dung mỗi tiết dạy tôi cho những bài tập hoặc câu hỏi củng cố để học sinh khắc sâu kiến thức Những hoạt động như vậy tôi cho các em học sinh

Trang 11

thực hiện hình thức thảo luận theo nhóm thường xuyên Ngoài ra nhóm thường xuyên còn được giao nhiệm vụ thực hiện nội dung các yêu cầu thường xuyên trong bài học.

+ Thành lập nhóm ngẫu nhiên: bằng đến học sinh theo số thứ tự 1, 2, 3, 4… và lặp lại cho đến hết số học sinh của lớp Tất cả số học sinh có cùng số thứ

tự vào một nhóm Cách chia nhóm này thường được tôi sử dụng trong các tiết thực hành hoặc thực hiện những trò chơi học tập nhằm củng cố kiến thức …

VD: Để củng cố kiến thức chương: Thân

Tôi cho học sinh chơi một trò chơi và thực hiện việc chia nhóm như sau : đếm

số thứ tự học sinh trong lớp 1, 2, 3,4 và lặp lại cho đến hết số học sinh trong lớp Khi đó ta được 3 nhóm học sinh là nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, sau

đó cho 4 nhóm học sinh tiến hành từng thành viên một lên bảng ghi ra những loại thân đã học Nhóm nào ghi đúng và ghi được nhiều loại cây thì nhóm đó thắng Trong trò chơi này giúp cho học sinh thư gian trong tiết học và còn làm cho học sinh nhớ lại các kiến thức trong chương thân như : các loại thân có thân đứng, thân leo, thân bò

+ Thành lập nhóm chuyên biệt: đối với hình thức này thường ít khi sử dụng, chỉ khi nào nhóm thường xuyên thảo luận gặp những vấn đề khó thì nhóm chuyên biệt mới sử dụng Cách thực hiện như sau: từ những nhóm thường xuyên tôi chọn 1-2 học sinh khá giỏi trong nhóm để thành lập nhóm chuyên biệt Nhóm này sẽ được giáo viên giao cho những câu hỏi khó, những vấn đề khó, thảo luận trước để linh hội được kiến thức sau đó trở về nhóm thường xuyên của mình phổ biến lại cho các bạn trong nhóm Còn các bạn trong nhóm thường xuyên vẫn duy trì để giải quyết những vấn đề đơn giải song song với nhóm chuyên biệt

 Kỹ thuật quản lý nhóm:

 Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- Nêu mục tiêu của hoạt động nhóm: giáo viên thông báo rõ ràng mục tiêu của hoạt động Sau hoạt động nhóm, học sinh cần thu nhận được những kiến thức và kỹ năng gì

- Tóm tắt khái quát toàn bộ hoạt động: Giáo viện mô tả khái quát toàn bộ hoạt động, có những công việc gì, làm như thế nào

Trang 12

- Nêu câu hỏi, nêu vấn đề: Giáo viên nêu nhiệm vụ thảo luận cho cả lớp, hoặc cho mỗi nhóm.

- Dành thời gian để học sinh hỏi học sinh: kiểm tra lại xem các em đã rõ nhiệm vụ chưa, hoặc các em có thắc mắc không

 Bước 3: Làm việc theo nhóm

- Bắt đầu làm việc theo nhóm: Sau khi hoàn thành các bước trên, giáo viên yêu cầu các em tiến hành làm việc theo nhóm Các nhóm thảo luận nhiệm vụ dưới sự điều khiển của nhóm trưởng Thư ký ghi chép những ý kiến thảo luận …

- Theo dõi tiến độ của nhóm: Điều chỉnh thời gian cần thiết, giải quyết những thắc mắc của học sinh, những khó khăn các nhóm gặp phải

- Thông báo thời gian: Giáo viên nhắc nhở học sinh về thời gian cho học sinh đảm bảo đúng thời gian như kế hoặc đã dự kiến Tránh bị động và quá giờ thảo luận, ảnh hưởng đến kế hoạch của bài học

- Hỗ trợ các nhóm làm báo cáo: Trong khi học sinh báo cáo, giáo viên có thể đến từng nhóm và hướng dẫn học sinh viết báo cáo theo yêu cầu của giáo viên

 Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả

Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả của từng nhóm mình, các nhóm khác nêu câu hỏi và ý kiến thắc mắc

 Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm

Trong hoạt động rút kinh nghiệm, giáo viện thực hiện cá sự phối hợp của học sinh Những kết luận về kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần tiếp thu cần được tổng kết, tóm tắt, hệ thống sau hoạt động nhóm Đồng thời trong bước này, giáo viên cần rút kinh nghiệm về tinh thần, thái độ tham

Trang 13

gia hoạt động của các nhóm, từng cá nhân Đây cũng là những điều kiện cần thiết cho giao viên để tổ chức hoạt động tương tự.

Tôi xin lấy một ví dụ khi dạy bài “Biến dạng của rễ” trong chương trình sinh học lớp 6 Trung Học Cơ Sở

Trước tiết học này giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm mẫu vật như:

củ cà rốt, củ cải, củ sắn, cành trầu không, cây hồ tiêu, cây tầm gởi, dây tơ hồng… hoặc tranh vẽ ảnh chụp các loại cây: cây bần, cây bụt mọc, cây vạn liên thanh, cây mắm có bộ rễ thở trên mặt đất …

 Bước 1: dựa trên những vật thật và tranh ảnh mà em sưu tầm hoặc giao viên cung cấp sao cho đủ các loại củ để thực hiện nhiệm vụ Giáo viện giao nhiệm vụ cho học sinh: “Tìm hiểu đặc điểm hình thái và chức năng của các loại rễ biến dạng” bằng các quan sát mẫu vật hoặc tranh vẽ và điền vào bảng sau những thông tin cần thiết

TT Tên về biến dạng Tên cây Đặc điểm hình thái

của biến dạng

Chức năng đối với cây

Giáo viên hướng dẫn các làm bài tập:

Thảo luận phân loại các loại củ, cây theo những đặc điểm mà học sinh đã phát hiện ra

Cử đại diện lên trình bày kết quả của nhóm về phân loại và giải thích lý

do của việc phân loại, và giải hích lý do của việc phân loại đó (để tìm ra những đặc điểm hình thái và chức năng của mỗi loại) Thời gian trình bày của mỗi nhóm là 3 phút

 Bước 2: giáo viên chia lớp thành 6 nhóm theo cách chia ngẫu nhiên

 Bước 3: sau khi chia nhóm học sinh về chỗ ngồi theo nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký Bắt đầu thao luận theo nhiệm vụ được giao Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận và phân loại Các thành viên tham gia góp ý kiến giải thích tại sao lại phân loại như vậy Để cử đại diện nhóm lên trình bày

 Bước 4: Đại diện của nhóm lên trình bày: Nhóm đã phân thành 4 loại rễ

và nêu lý do vì sao lại phân thành 4 loại Trong khi một nhóm lên trình

Ngày đăng: 21/03/2015, 09:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w