sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm tạo hứng thú học tập môn sinh học lớp 6 7 ở trường PT dân tộc nội trú

21 818 0
sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm tạo hứng thú học tập môn sinh học lớp 6 7 ở trường PT dân tộc nội trú

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC LỚP 6, 7 Ở TRƯỜNG PT DTNT” PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH – NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH Do nhu cầu phát triển xã hội ngày càng cao, đặc biệt là khi nước ta đang chuyển mình bước vào thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hoá, thì vò trí của ngành giáo dục càng được nâng lên và chú trọng hơn nhằm mục đích đào tạo ra những con người mới XHCN có đức, có tài, có năng lực để đáp ứng được nhu cầu phát triển của toàn xã hội. Trước thực tiễn đó, từ năm học 2002 – 2003 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã tiến hành đổi mới chương trình sách giáo khoa ở tất cả các môn học, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục để đáp ứng nhu cầu của thực tế. Riêng môn Sinh học là một môn khoa học tự nhiên luôn luôn gắn liền với thực tế. Muốn các em học sinh học tốt môn học này đòi hỏi người giáo viên phải cố gắng tìm tòi, học hỏi để làm thế nào cho các em học sinh nắm được kiến thức một cách vững chắc và ngày càng say mê yêu thích môn học hơn và tạo sự hứng thú học tập cho các em học sinh để các em lónh hội được kiến thức của môn học một cách chủ động sáng tạo phù hợp với chương trình đổi mới sách giáo khoa. Song để tạo hứng thú học tập môn sinh học ở trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú là việc làm khó khăn vì đối tượng học sinh là người dân tộc Khmer còn hạn chế về ngôn ngữ Tiếng Việt. Chính vì lẽ đó trong thời gian qua, với trách nhiệm của người giáo viên tôi đã nghiên cứu, tìm tòi ra những cách thức Dạy – Học để tạo ra hứng thú học tập môn Sinh học cho học sinh trong Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú. B. THUẬN LI VÀ KHÓ KHĂN. I. Thuận lợi -Nhà trường đã được trang bò một số thiết bò dạy học hiện đại như : Kính hiển vi, máy chiếu, đầu VCD, Tivi … và những đồ dùng dạy học, dụng cụ thí nghiệm đặc trưng của bộ môn. -Môn sinh học là môn học gần gũi với thiên nhiên chứa đựng kiến thức sinh động, phong phú, hấp dẫn kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh. Đó cũng chính là thuận lợi rất lớn cho việc hình thành động cơ học tập, nhu cầu nhận thức, hứng thú học tập cho học sinh. Trang 1 -Học sinh trong trường có đầy đủ sách giáo khoa của các môn học đảm bảo cho học sinh có thể nghiên cứu bài trước ở nhà. - Thư viện nhà trường có rất nhiều loại sách tham khảo, các em có thể mượn đọc để mở mang thêm kiến thức về môn học. -Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú là trường chuyên biệt các em được học ngày hai buổi có nhiều thời gian dành cho việc học tập. -Giáo viên nhiệt tình có tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi nghiên cứu về phương pháp dạy, về đồ dùng dạy học để giờ học thêm sinh động và học sinh nắm chắc kiến thức bài học. -Được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng Giáo Dục và Ban giám hiệu nhà trường trong việc nâng cao tay nghề cho giáo viên bằng các hình thức : học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, mở chuyên đề tập huấn, tổ chức xem băng, tổ chức cho giáo viên dạy giỏi dạy mẫu để đồng nghiệp rút kinh nghiệm, học hỏi… II. Khó khăn -Đại đa số các em đều sinh sống ở vùng sâu vùng xa, vốn Tiếng Việt còn hạn chế nên việc nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu còn hạn chế dẫn đến việc chuẩn bò bài ở nhà của các em chưa đạt yêu cầu. Ảnh hưởng lớn đến tiết dạy bài mới. -Học sinh trong trường được tuyển từ nhiều nơi, vùng sâu, vùng xa khác nhau với nhiều hình thức đào tạo đặc biệt là các lớp Phổ cập tiểu học dẫn đến trình độ kiến thức không đồng đều, nhiều em lười nghiên cứu, ngại tư duy dẫn đến thiếu tính sáng tạo trong học tập. -Đồ dùng dạy học được cung cấp nhưng nhìn chung vẫn chưa đồng bộ để đáp ứng được nhu cầu của tiết dạy. -Những học sinh ở ngoại trú ngoài giờ học về nhà phụ giúp gia đình nên thời gian tự học còn lại rất ít. Hơn nữa, phần lớn phụ huynh học sinh của các em không quan tâm đến vấn đề học tập, mọi hoạt động và học tập của các em phụ huynh thường khoán trắng toàn bộ cho nhà trường. -Đại đa số các em rất nhút nhát trong việc bày tỏ ý kiến của mình trước đám đông, trước các bạn đồng trang lứa. Chính điều đó là cho các em ngại bày tỏ ý kiến của mình trước lớp và thế là khả năng chủ động sáng tạo chiếm lónh kiến thức của các em trở nên hạn chế. -Hệ thực vật và động vật ở xung quanh nhà trường nghèo nàn cũng ảnh hưởng đến việc sưu tầm, nghiên cứu, làm thí nghiệm … -Do sự hiểu biết về ngôn ngữ Khmer của giáo viên còn hạn hẹp nên giải thích vấn đề cho học sinh hiểu là việc hết sức khó khăn. C. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Trang 2 Để tạo hứng thú cho học sinh học môn sinh học, đặc biệt là học sinh ở lớp 6,7 của Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú, người giáo viên phải có cái nhìn tổng quát toàn bộ chương trình cấp học từ đó rút ra những kiến thức cơ bản để học sinh thấy được các mạch kiến thức liên quan với nhau như thế nào? Vai trò và ý nghóa của chúng ra sao? Sau đó giáo viên vận dụng các biện pháp để giúp học sinh hệ thống được kiến thức, khi đó, hứng thú khi học tập của các em sẽ được nâng lên. Sau khi tìm hiểu thực trạng học sinh lớp 6, 7 của trường, tôi tiến hành thực hiện các biện pháp nhằm giúp học sinh hứng thú học tập môn Sinh trong suốt quá trình giảng dạy của mình, để từng bước nâng cao chất lượng Dạy – Học, nhất là môn sinh học 6, 7. Cụ thể nội dung được trình bày như sau: I. Tìm hiểu và học ngôn ngữ dân tộc. Học sinh ở Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú thường được tuyển từ vùng biên giới, nông thôn khi giao tiếp các em chủ yếu sử dụng ngôn ngữ Khmer giao tiếp là chủ yếu và ít có sự giao tiếp giữa người Khmer với người kinh nên phần lớn các em ít hiểu biết ngôn ngữ tiếng Việt. Do vậy, việc người giáo viên cần phải làm điều đầu tiên là tự học tiếng dân tộc. Điều đó giúp ích rất nhiều trong việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Ví dụ: Khi nói “Cây sao” học sinh sẽ không biết là cây gì, nhưng khi bạn giải thích tiếng Khmer gọi là “Côô ki” thì học sinh hiểu ngay. Hay bạn muốn nói đến một sinh vật nào đó thì bạn nên kèm theo việc giải thích bằng song ngữ như : Đơm nhôô – cây nhào; Cưk cay cô – ve bò; Ngheo – Con sò; Giải phẫu – Vé cắt Điều ấy sẽ gần gũi hơn giữa thầy và trò cũng như học sinh sẽ dễ dàng đi vào bài học hơn. II. Làm giàu thêm ngôn ngữ tiếng việt cho học sinh Đại đa số các em học sinh dân tộc khi ở chung với gia đình thường giao tiếp bằng tiếng Khmer do đó vốn hiểu ngôn ngữ Tiếng Việt còn ít ỏi. Đây cũng là khó khăn cho các em trong việc tiếp thu kiến thức môn sinh học. Vì vậy khi giảng dạy tôi thường lồng ghép ngôn ngữ Tiếng Việt trong từng tiết dạy, trong lời giảng và sửa chữa những từ ngữ nhận thức sai của học sinh khi các em giao tiếp với nhau và phát biểu ý kiến xây dựng bài. Khi đã hiểu được ngôn ngữ Tiếng Việt thì các em nhận thức vấn đề sâu sắc hơn nắm nội dung bài học cặn kẽ hơn. Ví dụ : Khi dạy Sinh học lớp 6 bài “Các loại hoa” về phần Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. Có một số thuật ngữ như : Hoa lưỡng tính, hoa đơn tính. Giáo viên cần phải giải thích rõ cho các em biết lưỡng có nghóa là hai, đơn có nghóa là một. Cho các em hiểu từ đó giáo viên mới có thể hướng dẫn cho các em hiểu được thế nào là hoa lưỡng tính thế nào là hoa đơn tính. Trang 3 Chẳng hạn như dạy phần đời sống của cá chép trong chương trình Sinh học lớp 7 giáo viên cần giải thích rõ từ “biến nhiệt” khi dạy phần đời sống của chim bồ câu thì có từ “hằng nhiệt”. Do vậy trong mỗi tiết dạy giáo viên cần dùng một ít thời gian để hướng dẫn các em tìm hiểu nghóa của từ trong bài học là rất cần thiết. III. Chuẩn bò của giáo viên và học sinh trước giờ lên lớp 1. Chuẩn bò của giáo viên: a. Giáo án : Muốn tiết dạy đạt hiệu quả cao thì sự chuẩn bò của giáo viên là rất quan trọng. Đặc biệt là giáo án khi lên lớp, để có một giáo án tốt đòi hỏi người giáo viên phải : - Soạn giáo án một cách khoa học, sâu sắc tạo tiết dạy hấp dẫn không bò khô khan như đặc trưng của những môn học tự nhiên khác. Phải hình dung được diễn biến của tiết dạy trong trí tưởng tượng của mình để chuẩn bò giáo án có tính logic khoa học. - Xác đònh kiến thức cơ bản của mỗi bài học, lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất để có thể vận dụng những phương pháp nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh. Để làm được điều đó giáo viên phải nghiên cứu thật kó bài học trong sách giáo khoa, sách tham khỏ… nhằm nắm được nội dung kiến thức cơ bản mình cần truyền đạt và khối lượng kiến thức học sinh có thể chiếm lónh. Từ đó đưa ra những phương pháp cụ thể để học sinh tiếp cận. Ví dụ : Soạn bài đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim, phần I : “Các nhóm chim” ta cần xác đònh kiến thức cơ bản của phần này là đặc điểm điểm của các nhóm chim thích nghi với đời sống khác nhau của chúng, sau khi cho các nhóm học sinh thảo luận tìm ra đặc điểm cấu tạo, đời sống của các nhóm chim chạy, nhóm chim bơi và nhóm chim bay. Tôi cho các nhóm học sinh tiếp tục thảo luận so sánh giữa các nhóm chim. Khi so sánh học sinh tìm ra được điểm khác nhau giữa các nhóm chim càng làm cho học sinh khắc sâu kiến thức hơn về đặc điểm của các nhóm chim. Còn học sinh tìm ra được những chỗ giống nhau thì đó là đặc điểm chung của lớp chim. Vậy thì vào hoạt động sau tìm đặc điểm chung của lớp chim giáo viên không phải mất nhiều thời gian để trình bày hoạt động này. Mặt khác trong quá trình học sinh thực hiện so sánh tôi tiến hành treo tranh vẽ về ba nhóm chim để học sinh quan sát tự tìm ra kiến thức. Như vậy ta đạt được cả hai mặt vừa làm cho học sinh tích cực vừa làm cho học sinh dễ dàng hiểu bài hơn. - Với những kiến thức đã từng học, kiến thức mang tính chất giới thiệu hoặc dễ hiểu hơn có thể hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu trong sách giáo khoa, kết hợp với những hiểu biết của các em, hỏi bạn bè … và vào tiết sau có thể cho các tự đứng trước lớp thuyết trình nhằm kích thích tính độc lập sáng tạo trong mỗi học sinh và còn rèn cho mỗi học sinh khả năng tự tin khi trình bày một vấn đề trước đám đông. Đó là tạo cho tạo cho học sinh một tâm lý tự tin trước đám đơng. Trang 4 Ví dụ : Khi soạn bài: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát, trong chương trình sinh học lớp 7. phần các loài khủng long. Tôi giao cho bốn nhóm học sinh về nhà viết một bài thuyết trình trình bày sự ra đời phồn thònh và diệt vong của khủng long. Các nhóm sẽ tiến hành viết bài thuyết trình tiết sau chọn một trong các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác theo dõi đặt câu hỏi yêu cầu nhóm thuyết trình trả lời. Cuối cùng từ những câu trả lời yêu cầu học sinh rút ra kết luận. Giáo viên chỉ việc chỉnh sửa hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh. Làm như vậy giúp các em có thể tự lónh hội được kiến thức một cách chủ động hơn. Nếu như giáo viên thực hiện bằng cách đặt câu hỏi cho học sinh trả lời và rút ra kết luận cho các em thì các em chỉ tiếp thu một các thụ động và rất nhanh quên. -Xác đònh con đường thích hợp giúp học sinh tự tìm tòi phát hiện kiến thức theo logíc của quá trình hình thành các kiến thức đó. Mỗi loại kiến thức cần phải có quá trình tiếp cận phù hợp. Những kiến thức về hình thái của thực vật, về cấu tạo ngoài của động vật cần cho học sinh quan sát trên nhiều phương tiện dạy học như : mẫu vật thật, tranh vẽ, mô hình, tiêu bản quan sát trên kính hiển vi … để tự phát hiện ra kiến thức. Đối với những kiến thức về giải phẫu cần cho học sinh tự tay giải phẫu trên mẫu động vật, nếu không có điều kiện học sinh tự tay mổ thì cũng phải quan sát trên mẫu mổ và chú thích những bộ phận quan sát được. Ví dụ: Khi soạn bài quan sát cấu tạo trong của ếch đồng, của chim bồ câu hay của thỏ, muốn gây sự chú ý cao độ cho học sinh và khơi dậy tính tìm tòi của học sinh, giáo viên nên cho học sinh quan sát và chú thích trên mẫu mổ dựa vào hình vẽ trong sách giáo khoa. Nếu có điều kiện tốt hơn trong giờ sinh học ngoại khóa, tôi thường hướng dẫn cho học sinh tự tay mổ mẫu vật thật và quan sát. Sau đó tự học sinh vận dụng những kiến thức đã học chú thích trực tiếp trên mẫu mổ. Khi đó giáo viên đã trực tiếp rèn cho học sinh đồng thời một lúc rất nhiều kó năng như : Kỹ năng mổ mẫu thật, kỹ năng quan sát, kỹ năng phân tích, kỹ năng hợp tác giữa các bạn trong cùng một nhóm. Được như thế càng làm cho học sinh yêu thích môn học hơn. - Còn khi xác đònh về vai trò của động thực vật, tôi tự cho học sinh vận dụng những hiểu biết sẵn có của mình trong cuộc sống để tìm ra vai trò của chúng. Ví dụ: Khi nói về vai trò những loài sinh vật cho học sinh thảo luận nhóm với những câu hỏi sau : + Hãy trình bày những lợi ích mà ngành thân mềm đã đem lại cho đời sống của con người và trong tự nhiên? + Hãy kể ra những tác hại của thân mềm đối với đời sống của con người và trong tự nhiên? Học sinh tiến hành thảo luận nhóm nêu được mặt lợi, mặt hại của thân mềm đối với đời sống con người và trong tự nhiên từ những hiểu biết trong cuộc sống của học sinh. Trang 5 -Xác đònh mục tiêu của từng hoạt động học tập và hình thức tổ chức học tập trong mỗi bài soạn từ đó giúp học sinh lónh hội kiến thức của kiến thức mới của bài học. Đây là việc làm quan trọng nhất trong quá trình soạn một giáo án, do đó đòi hỏi người giáo viên cần phải lựa chọn những phương pháp phù hợp với mỗi loại hoạt động và từng loại đối tượng học sinh. Ví dụ: Bài đặc điểm cấu tạo ngoài của lá Hoạt động 1 :Tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của lá Tôi cho học sinh làm việc nhóm để có điều kiện tập trung tất cả các loại lá của các nhóm đã sưu tầm, học sinh có điều kiện quan sát nhiều loại lá hơn. Từ đó các em thảo luận và dễ dàng hình thành nên những khái niệm về phiến lá, gân lá, lá đơn, lá kép. Hoạt động 2 : Phân biệt các kiểu xếp lá trên cây Tôi giao nhiệm vụ cho học sinh độc lập tự quan sát hình vẽ và trên mẫu vật thật về kiểu xếp lá trên cây hoàn thành bảng STT Tên cây Kiểu xếp lá trên cây Có mấy lá mọc từ một mấu thân Kiểu xếp lá 1 2 3 4 Sau khi học sinh hoàn thành bảng, tôi yêu cầu học sinh tự rút ra kết luận về cách xếp lá trên cây. Học sinh dựa vào bảng mới hoàn thành dễ dàng rút ra cách xếp lá trên cây. Có như vậy mới kích thích sự tìm tòi, say mê nghiên cứu của học sinh, từ đó gây cho học sinh sự hứng thú trong học tập. -Nghiên cứu những tài liệu tham khảo, nắm những nội dung có liên quan đến bài học. Ví dụ : Bài “rêu, cây rêu” Giáo viên cần phải nắm vững những bài có liên quan như : bài thụ tinh, kết quả và tạo hạt, bài vận chuyển các chất trong thân… các khái niệm về mạch rây, mạch gỗ…. -Khi soạn giáo án giáo viên cũng cần phải dự đoán được những tình huống sai lầm của học sinh có thể xảy ra trong tiết dạy để có thể chỉnh sửa kòp thời. Ví dụ : Dạy về lớp chim giáo viên mở rộng vấn đề cho học sinh tìm thêm những ví dụ về các nhóm chim có thể học sinh nhầm tưởng dơi cũng thuộc lớp chim, khi đó giáo viên cần phải giải thích cho học sinh hiểu dơi cũng biết bay nhưng không phải thuộc lớp chim. -Chuẩn bò những đồ dùng dạy học phải phù hợp với nội dung của bài giảng đó. Giáo viên cần phải làm những thí nghiệm để minh hoạ tiết dạy để tiết dạy thêm phong phú. Trang 6 Ví dụ : Khi dạy bài : Vận chuyển các chất trong thân. Giáo viên buộc phải làm được hai thí nghiệm vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan, thí nghiệm vận chuyển chất hữu cơ phải làm trước một thời gian lâu. Hay thí nghiệm trong bài quang hợp lá cây chế tạo ra chất hữu cơ khi có ánh sáng mặt trời giáo viên cũng phải thực hiện khi ở nhà sau đó đem đến lớp giới thiệu cho học sinh. b. Sử dụng phương pháp giảng dạy. Trong dạy học sinh học việc sử dụng phương pháp chính xác khoa học là điều cực kỳ quan trọng giúp học sinh lónh hội được tri thức. Nhưng việc vận dụng phương pháp nào vào dạng bài nào để giảng dạy có hiệu quả là một điều không dễ. Để thực hiện tốt việc vận dụng phương pháp vào từng dạng bài học đòi hỏi người giáo viên phải hiểu được những ưu nhược điểm của từng phương pháp để áp dụng có hiệu quả. Những phương pháp trong những năm qua tôi đã áp dụng giảng dạy và đem lại hiểu quả đó là: phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, thực hành thí nghiệm … Trong những phương pháp đó tôi thấy học sinh hứng thú học tập nhất là phương pháp dạy học theo nhóm và phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. *Phương pháp dạy học bằng hoạt động nhóm.  Tác dụng của phương pháp Tác dụng của phương pháp này là các em học sinh được hướng dẫn bởi giáo viên thông qua các hoạt động học tập, được khuyến khích trao đổi các kiến thức, các kinh nghiệm và được bày tỏ ý kiến của mình trước các bạn thông qua quá trình học tập. Đây là cách tiếp cận để dạy học tích cực. Từ việc thảo luận nhóm, các thành viên của nhóm có thể nhận được thêm thông tin từ bạn bè, được biểu lộ những quan điểm khác nhau và phát triển các kỹ năng giao tiếp. Hoạt động nhóm nhỏ được tổ chức tốt sẽ làm tăng hứng thú học tập, gắn bó. Trong từng nhóm, các ý kiến của mỗi cá nhân được đánh giá chấp nhận, có sự cảm thông chia sẻ, tin cậy và ủng hộ giữa học sinh với nhau, giúp các em hình thành và phát triển khả năng làm việc hợp tác. Dạy học theo nhóm giáo viên sẽ thu nhận được những kinh nghiệm, sự sáng tạo của học sinh. Để đạt được hiệu quả trong phương pháp thảo luận nhóm cần thực hiện những yêu cầu sau:  Cách thành lập nhóm: Khi tổ chức hoạt động nhóm giáo viên cần phải quan tâm đến số học sinh trong nhóm. Số học sinh trong nhóm phải đủ để trao đổi luận nhau, phải giải quyết được các vấn đề giao viên đưa ra, nếu quá đông sẽ không sử dụng hết nguồn lực, nếu quá ít sẽ không đủ để giải quyết nhiệm vụ. Theo tôi trung bình mỗi nhóm khoảng 4 – 6 học sinh. Mỗi nhóm cần phải có một nhóm trưởng, một thư kí và nhóm trưởng phải điều khiển cuộc thảo luận. Trang 7 Có nhiều cách thảo luận nhóm, nhưng theo tôi xét về đặc trưng môn sinh học thì chủ yếu tập trung vào các kiểu thành lập nhóm sau đây: +Thành lập nhóm thường xuyên: để duy trì hoạt động nhóm có thể phân công nhóm thường xuyên theo từng bản hoạt 2 bàn ghép lại và đặt tên cụ thể nhóm I, nhóm II, nhóm III … nhóm thường xuyên nào thường để giải quyết những công việc cụ thể của những tiết học. VD: Tôi thường sử dụng nhóm thường xuyên như sau: Khi thực hiện song phần nội dung mỗi tiết dạy tôi cho những bài tập hoặc câu hỏi củng cố để học sinh khắc sâu kiến thức. Những hoạt động như vậy tôi cho các em học sinh thực hiện hình thức thảo luận theo nhóm thường xuyên. Ngoài ra nhóm thường xuyên còn được giao nhiệm vụ thực hiện nội dung các yêu cầu thường xuyên trong bài học. +Thành lập nhóm ngẫu nhiên: bằng đến học sinh theo số thứ tự 1, 2, 3, 4… và lặp lại cho đến hết số học sinh của lớp. Tất cả số học sinh có cùng số thứ tự vào một nhóm. Cách chia nhóm này thường được tôi sử dụng trong các tiết thực hành hoặc thực hiện những trò chơi học tập nhằm củng cố kiến thức … VD: Để củng cố kiến thức chương: Thân Tôi cho học sinh chơi một trò chơi và thực hiện việc chia nhóm như sau : đếm số thứ tự học sinh trong lớp 1, 2, 3,4 và lặp lại cho đến hết số học sinh trong lớp. Khi đó ta được 3 nhóm học sinh là nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, sau đó cho 4 nhóm học sinh tiến hành từng thành viên một lên bảng ghi ra những loại thân đã học. Nhóm nào ghi đúng và ghi được nhiều loại cây thì nhóm đó thắng. Trong trò chơi này giúp cho học sinh thư gian trong tiết học và còn làm cho học sinh nhớ lại các kiến thức trong chương thân như : các loại thân có thân đứng, thân leo, thân bò. +Thành lập nhóm chuyên biệt: đối với hình thức này thường ít khi sử dụng, chỉ khi nào nhóm thường xuyên thảo luận gặp những vấn đề khó thì nhóm chuyên biệt mới sử dụng. Cách thực hiện như sau: từ những nhóm thường xuyên tôi chọn 1-2 học sinh khá giỏi trong nhóm để thành lập nhóm chuyên biệt. Nhóm này sẽ được giáo viên giao cho những câu hỏi khó, những vấn đề khó, thảo luận trước để linh hội được kiến thức sau đó trở về nhóm thường xuyên của mình phổ biến lại cho các bạn trong nhóm. Còn các bạn trong nhóm thường xuyên vẫn duy trì để giải quyết những vấn đề đơn giải song song với nhóm chuyên biệt.  Kỹ thuật quản lý nhóm:  Bước 1: Giao nhiệm vụ: -Nêu mục tiêu của hoạt động nhóm: giáo viên thông báo rõ ràng mục tiêu của hoạt động. Sau hoạt động nhóm, học sinh cần thu nhận được những kiến thức và kỹ năng gì. -Tóm tắt khái quát toàn bộ hoạt động: Giáo viện mô tả khái quát toàn bộ hoạt động, có những công việc gì, làm như thế nào. Trang 8 -Nêu câu hỏi, nêu vấn đề: Giáo viên nêu nhiệm vụ thảo luận cho cả lớp, hoặc cho mỗi nhóm.  Bước 2: Thành lập nhóm -Chia nhóm: Thông báo số nhóm, mỗi nhóm bao nhiêu người và cách chia nhóm. Cung cấp thông tin về các điều kiện đảm bảo cho nhóm hoạt động. Nơi làm việc của nhóm, bao nhiêu thời gian, kết quả cuối cùng, ai sẽ chỉ đạo nhóm, tiến hành ra sao, nguồn vật tư, dụng cụ, … -Dành thời gian để học sinh hỏi học sinh: kiểm tra lại xem các em đã rõ nhiệm vụ chưa, hoặc các em có thắc mắc không.  Bước 3: Làm việc theo nhóm -Bắt đầu làm việc theo nhóm: Sau khi hoàn thành các bước trên, giáo viên yêu cầu các em tiến hành làm việc theo nhóm. Các nhóm thảo luận nhiệm vụ dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. Thư ký ghi chép những ý kiến thảo luận … -Theo dõi tiến độ của nhóm: Điều chỉnh thời gian cần thiết, giải quyết những thắc mắc của học sinh, những khó khăn các nhóm gặp phải. -Thông báo thời gian: Giáo viên nhắc nhở học sinh về thời gian cho học sinh đảm bảo đúng thời gian như kế hoặc đã dự kiến. Tránh bò động và quá giờ thảo luận, ảnh hưởng đến kế hoạch của bài học. -Hỗ trợ các nhóm làm báo cáo: Trong khi học sinh báo cáo, giáo viên có thể đến từng nhóm và hướng dẫn học sinh viết báo cáo theo yêu cầu của giáo viên.  Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả của từng nhóm mình, các nhóm khác nêu câu hỏi và ý kiến thắc mắc.  Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm Trong hoạt động rút kinh nghiệm, giáo viện thực hiện cá sự phối hợp của học sinh. Những kết luận về kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần tiếp thu cần được tổng kết, tóm tắt, hệ thống sau hoạt động nhóm. Đồng thời trong bước này, giáo viên cần rút kinh nghiệm về tinh thần, thái độ tham gia hoạt động của các nhóm, từng cá nhân. Đây cũng là những điều kiện cần thiết cho giao viên để tổ chức hoạt động tương tự. Tôi xin lấy một ví dụ khi dạy bài “Biến dạng của rễ” trong chương trình sinh học lớp 6 Trung Học Cơ Sở. Trước tiết học này giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm mẫu vật như: củ cà rốt, củ cải, củ sắn, cành trầu không, cây hồ tiêu, cây tầm gởi, dây tơ hồng… hoặc tranh vẽ ảnh chụp các loại cây: cây bần, cây bụt mọc, cây vạn liên thanh, cây mắm có bộ rễ thở trên mặt đất …  Bước 1: dựa trên những vật thật và tranh ảnh mà em sưu tầm hoặc giao viên cung cấp sao cho đủ các loại củ để thực hiện nhiệm vụ. Giáo viện giao nhiệm vụ cho học sinh: “Tìm hiểu đặc điểm hình thái và chức năng Trang 9 của các loại rễ biến dạng” bằng các quan sát mẫu vật hoặc tranh vẽ và điền vào bảng sau những thông tin cần thiết. TT Tên về biến dạng Tên cây Đặc điểm hình thái của biến dạng Chức năng đối với cây Giáo viên hướng dẫn các làm bài tập: Thảo luận phân loại các loại củ, cây theo những đặc điểm mà học sinh đã phát hiện ra. Cử đại diện lên trình bày kết quả của nhóm về phân loại và giải thích lý do của việc phân loại, và giải hích lý do của việc phân loại đó (để tìm ra những đặc điểm hình thái và chức năng của mỗi loại). Thời gian trình bày của mỗi nhóm là 3 phút.  Bước 2: giáo viên chia lớp thành 6 nhóm theo cách chia ngẫu nhiên  Bước 3: sau khi chia nhóm học sinh về chỗ ngồi theo nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký. Bắt đầu thao luận theo nhiệm vụ được giao. Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận và phân loại. Các thành viên tham gia góp ý kiến giải thích tại sao lại phân loại như vậy. Để cử đại diện nhóm lên trình bày.  Bước 4: Đại diện của nhóm lên trình bày: Nhóm đã phân thành 4 loại rễ và nêu lý do vì sao lại phân thành 4 loại. Trong khi một nhóm lên trình bày thì các nhóm khác nêu câu hỏi. Nhóm trình bày phải trả lời câu hỏi của nhóm khác và của giáo viên.  Bước 5: Giáo viện tổng kết rút kinh nghiệm Qua làm việc theo nhóm chúng ta đã phân loại rễ của các cây, củ thành 4 loại đặc điểm và chức năng được mô tả trong bảng dưới đây: TT Tên về biến dạng Tên cây Đặc điểm hình thái của biến dạng Chức năng đối với cây 1 Rễ củ Củ cải, cà rót… Rễ phình to Chức chất dư trữ cho cây ra hoa, tạo quả 2 Rễ móc Trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh… Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám… Giúp cây leo lên 3 Rễ thở Bụt mọc, mắm, bần… Sống lâu trong điều kiện thiếu không khí. Rễ mọc ngược lên Lấy oxi trong không khí cung cấp cho các phần Trang 10 [...]... thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng được nâng cao Các học sinh học tốt môn sinh học cũng được tăng lên Tính từ năm học 2003 – 2004 trở lại đây kết quả đạt được như sau : Trang 19 Năm học 2003 – 2004 Khối lớp Giỏi Khối 6 12 % Khối 7 13% Năm học 2004 – 2005 Khối lớp Giỏi Khối 6 14% Khối 7 14,8% Khá 28% 29% Trung bình 55% 58% Yếu 5% Khá 27% 28,5% Trung bình 55 ,6% 56, 7% Yếu 3,4% Khá 32 ,7% 31,2% Trung... 4% 2,1% Khá 29 ,6% 41,4% Trung bình 48,2% 37, 9% Yếu 7, 4% Năm học 2005 – 20 06 Khối lớp Khối 6 Khối 7 Giỏi 15,3% 16, 7% Hoc kì I năm học 20 06 – 20 07 Khối lớp Khối 6 Khối 7 Giỏi 14,8% 20 ,7% E BÀI HỌC KINH NGHIỆM -Người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, chòu khó học hỏi, không ngừng nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn -Giáo viên không nên dạy theo cách truyền đạt một chiều, mà luôn tạo tình huống... hiện tượng đó -Nội dung của mỗi tiết học cần được giáo viên lựa chọn kỹ, tránh tham lam để có đủ thời gian cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập -Chuẩn bò đồ dùng dạy học khi lên lớp và những thí nghiệm học sinh tự làm ở nhà là việc làm hết sức quan trọng để cung cấp tri thức cho học mà còn tạo hứng thú trong học tập và lòng say mê môn học cho học sinh -Cần tạo không khí cởi mở trong từng tiết... Từ đó giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, tình yêu môn học và bảo vệ thiên nhiên *Tóm lại : Ngoài những biện pháp chuyên môn trên cần có sự phối hợp tích cực giữa gia đình và nhà trường để học sinh tích cực hơn trong học tập Đối với trường phổ thông dân tộc nội trú phụ huynh thường khoán trắng việc học tập của học sinh cho nhà trường, nên ngoài việc giảng dạy các em học sinh trên lớp tôi thường... vấn đề làm xuất hiện nhu cầu học hỏi, tìm tòi kiến thức mới ở học sinh -Giáo viên không chỉ là người truyền kiến thức cho học sinh mà là người tổ chức hướng dẫn học sinh phát hiện và chiếm lónh kiến thức mới -Khi soạn bài nên chú ý vào những hoạt động của học sinh nhằm giúp học sinh tự phát hiện ra kiến thức bài học -Học sinh biết quan sát, ghi nhận những hiện tượng sinh học trong tự nhiên và biết cách... chú ý của học sinh Sau khi sử dụng cần lưu trữ kỹ càng để còn sử dụng những tiết dạy sau Ngoài việc chuẩn bò nội dung tiết dạy thì khi lên lớp, giáo viên luôn giữ một tâm trạng vui vẻ, thoái mái.Việc đó cũng giúp cho học sinh học tốt hơn Không nên đem những chuyện riêng trút giận lên học sinh, hoặc đem một tâm trạng chán trường lên lớp học d Chuẩn bò phiếu học tập Trong chương trình sinh học 6, 7 đổi mới... điều kiện cần cho hạt nẩy mầm học sinh cần phải làm thí nghiệm 1, 2 trong sách giáo khoa trước ở nhà Trong lúc làm những thí nghiệm như vậy học sinh đã lónh hội một phần kiến thức, khi đến lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên thì học sinh chủ động tiếp thu bài một cách dễ dàng Mặt khác làm được thí nghiệm thành công học sinh càng thích thú hơn với môn học IV Các hoạt động trên lớp Là thực hiện truyền đạt... 2004 Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Hà Tiên đã thành lập câu lạc bộ sinh học Bao gồm những học sinh yêu thích môn Sinh học Hình thức hoạt động chia ra thành nhiều nhóm : - Mỗi nhóm nghiên cứu một chủ đề do giáo viên hằng tháng đưa ra - Giáo viên đưa những câu hỏi, bài tập nhằm hướng học sinh vào mục đích củng cố và nâng cao những kiến thức đã học Ngoài ra giáo viên còn cho học sinh tự tìm hiểu những... mới phiếu học tập giúp ích rất nhiều cho học sinh trong việc tìm ra kiến thức mới của bài học, so sánh những kiến thức của những bài đã học và bài đang học Từ đó có thể giúp cho học sinh nhớ lại kiến thức cũ và khắc sâu kiến thức mới Trang 11 * Dạng phiếu học tập so sánh kiến thức cũ và kiến thức mới Từ đó thấy được sự giống và khác nhau giữa các đối tượng đem so sánh và là cách tốt giúp học sinh nhớ... phong trào này giáo viên hướng dẫn học sinh cách trồng, quan sát theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây, cách chăm sóc cây… so sánh với những kiến thức học sinh đã được học trên lớp từ đó tìm ra những cái mới trong thực tế 3 Hướng dẫn học sinh tự làm thí nghiệm Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm là một việc làm hết sức cần thiết vì nó không những giúp cho học sinh rèn kỹ năng thực hành mà còn . – Học để tạo ra hứng thú học tập môn Sinh học cho học sinh trong Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú. B. THUẬN LI VÀ KHÓ KHĂN. I. Thuận lợi -Nhà trường đã được trang bò một số thiết bò dạy học. cho học sinh hiểu là việc hết sức khó khăn. C. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Trang 2 Để tạo hứng thú cho học sinh học môn sinh học, đặc biệt là học sinh ở lớp 6,7 của Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú, . “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC LỚP 6, 7 Ở TRƯỜNG PT DTNT” PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH – NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH Do nhu cầu phát triển

Ngày đăng: 20/12/2014, 15:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH – NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH

  • Bộ lông

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan