1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đóng góp của tự lực văn đoàn cho văn xuôi lãng mạn việt nam

34 2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 191 KB

Nội dung

Kết luận……… 5 Chương II Thực trạng của đề tài Đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi hiện đại Việt Nam……….. Vai trò của Tự lực văn đoàn trong cuộc cách tân Văn học ………...7 Chương II

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU

Trang

1 Lí do chọn đề tài………2

2 Mục đích nghiên cứu……….2

3 Đối tượng nghiên cứu………3

4 Phạm vi đề tài nghiên cứu……… 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu……….3

6 Phương pháp nghiên cứu………3

7 Thời gian nghiên cứu……….3

PHẦN THỨ 2: NỘI DUNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI

TRƯỜNG THPT TRẦN NHẬT DUẬT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“ ĐÓNG GÓP CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN CHO VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM”

TỔ NGỮ VĂN Nhóm tác giả: Bùi Thị Cúc Hoàng Thị Minh Thương

Ma Thị Hồng Thanh

Yên Bình, tháng 12 năm 2011

Trang 2

MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU

Trang

8 Lí do chọn đề tài………2

9 Mục đích nghiên cứu……….2

10.Đối tượng nghiên cứu………3

11.Phạm vi đề tài nghiên cứu……… 3

12.Nhiệm vụ nghiên cứu……….3

13.Phương pháp nghiên cứu………3

14.Thời gian nghiên cứu……….3

PHẦN THỨ 2: NỘI DUNG Chương I Cơ sở lí luận………4

1 Các khái niệm được nói tới trong đề tài………4

2 Kết luận……… 5

Chương II Thực trạng của đề tài Đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi hiện đại Việt Nam……… 5

1 Yêu cầu của lịch sử đối với cuộc cách tân văn học 5 2 Vai trò của Tự lực văn đoàn trong cuộc cách tân Văn học ……… 7

Chương III Giải quyết vấn đề Thứ nhất: Tìm hiểu yếu tố hiện thực và chất trữ tình Lãng mạn trong truyện ngắn của Thạch lam……… 14

1 Nhà văn Thạch Lam ……… 14

2 Yếu tố hiện thực và chất lãng mạn trữ tình trong Truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”……… 17

Thứ hai: Thiết kế bài giảng “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam……… 22

PHẦN THỨ 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 31 PHẦN THỨ 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 3

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tự lực văn đoàn ra đời vào thập kỉ ba mươi của nước ta, là kết quả của sựvận động xã hội ở Việt Nam, từ khi xã hội thuộc địa nửa phong kiến xuất hiệnmột giai tầng mới là tầng lớp thị dân và trí thức Nó ảnh hưởng nhất định đếnnền văn xuôi hiện đại Việt nam

Qua học tập và qua thực tế giảng dạy nhiều năm cho thấy: Khi giảng mộttác phẩm nào đó, người thầy cần phải có một kiến thức rộng thì mới có cáchkhai thác để hiểu đúng nội dung tác phẩm, mới tìm được một phương phápthích hợp, nhằm nâng cao trình độ nhận thức của học sinh

Với ý nghĩa đó, những người viết sáng kiến kinh nghiệm này muốn cungcấp một số kiến thức cơ bản về những đóng góp của nhóm Tự lực văn đoàncho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam Và khảo sát điều đó qua một tác phẩm cụthể của một thành viên nhóm “Tự lực văn đoàn” đó là truyện ngắn “ Hai đứatrẻ” của nhà văn Thạch Lam

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nội dung bài viết này không có tham vọng đi sâu, tỉ mỉ vào các đóng gópcủa TLVĐ, mà chủ yếu đi một cách khái quát về những đóng góp cơ bản của

tổ chức văn học này cho văn chương nước nhà và sự ảnh hưởng của nó trongviệc cách tân nền văn học nước nhà Từ đó đi sâu tìm hiểu một tác phẩm cụthể: truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, một thành viên chủ chốt củanhóm “ Tự lực văn đoàn” để chứng minh cho những cách tân nghệ thuật vàquan điểm về sự cách tân văn học, cũng như đóng góp của nó cho văn xuôihiện đại Việt Nam Từ đó có tính định hướng cho giáo viên và học sinh trongquá trình dạy và học có thêm những kiến thức cơ bản và cách khai thác tiếpnhận tác phẩm văn học của Thạch Lam

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đóng góp của TLVĐ đối với quá trình hiện đại hoá của văn học Việt nam.Phương pháp lãng mạn trong sáng tác văn học và ảnh hưởng của nó đối vớiViệt nam trong ba thập kỉ đầu của thế kỉ 20

Trang 4

Nhà văn Thạch Lam và truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”

4 GIỚI HẠN PHẠM VI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Bài viết này nghiên cứu trong phạm vi của văn học Việt nam trong cácgiai đoạn phát triển Đặc biệt đi sâu vào phần văn học giai đoạn từ đầu thế kỉ

20 đến cách mạng tháng Tám 1945 Đi một cách khái quát đại cương về vaitrò của nhóm “ Tự lực văn đoàn” đóng góp cho văn xuôi hiện đại Việt Nam vànhà văn Thạch Lam cùng truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” trong chương trình ngữvăn lớp 11 hiện hành

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về tính lí luận, tính khoa học và sự phát triển có tính qui luậtcủa văn học hiện đại Việt Nam, trong đó đi sâu trọng tâm vào phần kiến thứcvai trò cách tân nghệ thuật của nhóm “ Tự lực văn đoàn” cho văn xuôi hiện đạiViệt Nam thập kỉ 30 của thế kỉ XX Đặc biệt đi sâu tìm hiểu cách khai thác vàtiếp nhận tinh thần cách tân đó qua một tác phẩm cụ thể đó là chất hiện thực

và trữ tình lãng mạn trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đọc và tự nghiên cứu qua các tài liệu tham khảo của các giáo sư đầungành về lĩnh vực văn học Việt Nam

Qua thực tiễn giảng dạy nhiều năm để rút ra những đánh giá có tính tổng quát Qua việc tham khảo trắc nghiệm đối với học sinh trong nhận thức vấn đề

từ khái quát đại cương đến tiếp nhận một tác phẩm cụ thể

7 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Năm học 2009- 2010 và năm học 2010 -2011

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1 Các khái niệm được nói tới trong đề tài

- Chủ nghĩa lãng mạn: Chủ nghĩa lãng mạn là một khái niệm, một thuật ngữ văn

học nhằm chỉ một trường phái sáng tác văn học xuất hiện ở châu âu thế kỉ thứXIX Đó là trường phái nghệ thuật hình thành và phát triển trong hoàn cảnh củachủ nghĩa tư bản phát triển, có nguyên tác sáng tác riêng, nhằm giải phóng cáitôi cá nhân trong trí tưởng tượng lãng mạn bay bổng của nghệ thuật, thoả mãnđược giãi bày chân thực cái tôi nội cảm của nhà văn Chủ nghĩa lãng mạn nhanhchóng ảnh hưởng hầu khắp các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam- đó làkhi lịch sử nhân loại đã sang trang của thời kì hiện đại: sự thắng thế của tinh thầndân chủ trong xã hội tư bản khi chế độ quân chủ phong kiến nhanh chóng bịchôn vùi bởi các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới

- Tự lực văn đoàn: Là một tổ chức văn học công khai theo trường phái lãng

mạn của văn học Việt Nam ra đời từ 1939 đến cách mạng tháng tám 1945.Nhóm này hoạt động mạnh nhất, có nhà xuất bản riêng( Nhà xuất bản đờimới) kinh doanh phát đạt

- Phong cách nghệ thuật: Phong cách nghệ thuật là cá tính sáng tạo riêng của

mỗi nhà văn Phong cách nghệ thuật được hình thành từ quan điểm thẩm mĩnghệ thuật, tư tưởng nghệ thuật và biệt tài ngôn ngữ riêng cùng những cảmhứng sáng tác riêng, đề tài quen thuộc của mỗi nhà văn Phong cách nghệthuật cá nhân còn ảnh hưởng bởi phong cách nghệ thuật thời đại như: Trườngphái văn học, phương pháp sáng tác…

- Truyện ngắn hiện đại: Truyện ngắn hiện đại là truyện được ra đời và phát

triển ở thời kì văn học đã có sự cách tân nghệ thuật theo xu hướng hiện đại

Nó có đặc điểm khác biệt so với truyện ngắn cổ điển ở chỗ: tính sáng tạo riêngbiệt theo phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn,nó không bị ảnh hưởng bởinhững tính ước lệ qui phạm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật Nóđược viết theo thể văn xuôi, những câu văn xuôi co duỗi nhịp nhàng theo điệucủa cảm xúc tâm trạng nhân vật Đặc biệt nó đi sâu khai thác tâm lí nhân vật,

Trang 6

với những rung động mong manh tinh tế nhẹ nhàng nhất, hoặc bi đát đau khổquằn quại nhất…

- Chất hiện thực trong một tác phẩm văn học: Là những yếu tố hiện thực đời

sống được nhà văn đưa vào tác phẩm, tái hiện nó một cách chính xác tinh vinhất, bản chất nhất và khaí quát nhất, điển hình nhất

- Chất lãng mạn trong một tác phẩm nghệ thuật: Là yếu tố của cảm xúc nghệ

thuật được thăng hoa bay bổng được biểu hiện chủ yếu là hiện thực của tâmtrạng nhân vật với những rung động tinh tế nhẹ nhàng, hay mơ hồ, hay sayđắm mãnh liệt, thiết tha hoặc khổ đau quằn quại…Nó chính là hiện thực củathế giới nội tâm vô cùng tinh tế sâu sắc của con người Đây cũng là nét nổibật của yếu tố lãng mạn của chủ nghĩa lãng mạn: Nhà văn lãng mạn thông quahình tượng nghệ thuật trong tác phẩm của mình mà nhằm giãi bày cái tôi nộicảm của mình một cách tài hoa nhất, riêng biệt nhất

2 Kết luận

Với những khái niệm trên đây, hi vọng sẽ giúp các bạn đồng nghiệp cóđiều kiện để tiếp nhận một cách đầy đủ, chính xác kiến thức mà chúng tôitrình bày trong bài viết này

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI Đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi hiện đại Việt Nam

Khi đọc hiểu một văn bản văn học, người đọc văn cần có kiến thức sâurộng về vấn đề đó như: Yếu tố lịch sử tác động như thế nào đến sự phát triểncủa hiện tượng văn học, bản chất của hiện tượng văn học đó đã tồn tại và pháttriển như thế nào trong quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc? Bảnchất nội dung và nghệ thuật cùng những qui tắc nghệ thuật của hiện tượng vănhọc hoặc trào lưu văn học…Từ sự hiểu đó mới có cơ sở đi sâu khám phá tácphẩm cụ thể của một nhà văn cụ thể Tiếp nhận văn học có nhiều cấp độ, song

để hiểu sâu sắc tác phẩm văn học ở góc độ lí luận khoa học thì nhất thiếtngười đọc văn phải có kiến thức cơ bản về cội nguồn nảy sinh ra nó, đó là trào

Trang 7

của nhà văn Khai thác tác phẩm văn học phải dựa trên cơ sở lí luận đó mớimong có sự tiếp nhận đúng đắn, sâu sắc.

1 Yêu cầu của lịch sử đối với cuộc cách tân văn học.

Hiện thực đời sống xã hội không chỉ là đối tượng phản ánh của một nềnvăn học nhất định, mà còn là một nhân tố làm nảy sinh chính nền văn học ấy.tronh mối quan hệ biện chứng này, ở đầu thế kỉ 20 ở nước ta đã xuất hiện đầy

đủ tiền đề cho một nền văn học hiện đại ra đời

Đầu thập kỉ 20 của thế kỉ 20, thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam haicuộc khai thác thuộc địa để bù đắp vào lỗ hổng kinh tế trong nước do cuộc đạichiến thế giới thứ hai gây ra Xã hội Việt Nam do đó cũng biến đổi theo Giaicấp tư sản Việt Nam tuy còn yếu ớt, hình thành từ cuộc khai thác lần thứ nhất,đến giữa thập kỉ 20 bắt đầu hoạt động khá mạnh Một số đơn vị kinh doanhnổi tiếng xuất hiện ở ba miền Nam, Trung, Bắc Các đô thị mọc lên rất nhanhtheo đà phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Việc buôn bán cũng bắtđầu sôi động ở các thành phố lớn Bộ máy viên chức của thực dân và phongkiến đã có một qui mô hoàn chỉnh Một tầng lớp tiểu tư sản đến đầu thập kỉ 30

đã chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong dân số đô thị tầng lớp này bao gồm cáctiểu thương, tiểu chủ, viên chức, giáo viên, học sinh, sinh viên, những ngườilàm nghề tự do ( luật sư, nhà báo, nhà văn ) lên tới 35 vạn người Hầu hết cáctầng lớp và giai cấp trên đây đều sống ở đô thị Một lối sống tư sản hoá đượcgọi là “ văn minh thành thị” lan tràn trong tầng lớp tư sản và tiểu tư sản trên Năm 1915 Thực dân Pháp bắt buộc bãi bỏ khoa thi Hương ở Bắc kì, năm

1919 khoa thi hội cuối cùng cũng bác bỏ ở Huế, kết thúc một khoa cử nặng nềthối nát Từ đây trong các trường học người ta say sưa học tiếng Pháp, văn họcpháp

Sự tiếp xúc văn hoá trên đây đã đem đến cho tầng lớp thanh niên tiểu tư sảnnhững tình cảm mới, rung động mới họ yêu đương mơ mộng, vui buồn khônggiống các cụ ngày xưa Điều mà ông Lưu Trọng Lư nêu lên công khai trongbuổi diễn thuyết tại nhà học Qui Nhơn hồi tháng 6 năm 1943 : “ Các cụ ta ưacác màu đỏ choét, ta thì ưa các màu xanh nhạt Nhìn một cô gái ngây thơ xinh

Trang 8

đẹp , các cụ cho là tội lỗi, ta thì như dược đứng trước một cánh đồng xanh mát

mẻ Cái ái tình của các cụ chỉ là hôn nhân, ta thì đủ muôn hình vạn trạng: Cáitình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình trong giây lát, cái tình ngàn thu ”

Sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây và lối sống đô thị hoá cũng làm cho

ý thức cá nhân nảy nở và phát triển khá nhanh lấn át ý thức cộng đồng xưa cũ

Họ muốn khẳng định cái tôi cá nhân trong gia đình và ngoài xã hội, và muốnkhẳng định điều đó trong văn chương Họ có quan điểm hoàn toàn khác vớithế hệ trước về cái đẹp, về đạo đức nhân sinh, đặc biệt là về văn học nghệthuật Họ cho rằng những qui phạm chặt chẽ của nền văn học cổ đã là vật cảntrên chặng đường tự do dân chủ hoá nền văn học nước nhà Họ lên tiếngchống lại sự trói buộc của thi pháp cổ mang tính phi ngã một thời đã là mẫumực của văn học nghệ thuật Họ đòi hỏi phải cách tân để thoả mãn nhu cầuthẩm mĩ mới, và kích thích cá tính sáng tạo trong văn học nghệ thuật

2 Vai trò của Tự lực văn đoàn trong cuộc cánh tân văn học Việt Nam 2.1 Tinh thần chung

Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn học ra đời năm 1939, và tồn tại cho

đến trước cách mạng tháng Tám Trụ sở đặt tại 80 đường Quán Thánh Hà Nội

Số thành viên gồm: Nguyễn Tường Tam( Nhất Linh ; Bảo Sơn: Truyện ngắn;Đông Sơn: vẽ ; Tân Việt: thơ) Nguyễn Tường Long( Hoàng Đạo, Tứ Li)Nguyễn Tường Lân ( Thạch lam), Trần Khánh Dư (Khái Hưng, Nhị linh), Hồtrọng Hiếu (Tú Mỡ), Nguyễn Thứ Lễ(Thế lữ, Lê Ta), về sau thêm Ngô XuânDiệu và Trần Tiêu

Ngoài số thành viên này ra còn có sự cộng tác của nhiều văn nghệ sĩ nổitiếng khác như: Trần Phú Tứ, Thanh Tịnh, Huy Cận,Tô Ngọc Vân, Cát Tường

Tôn chỉ của tự lực văn đoàn gồm 10 điểm sau

1 Tự sức mình làm ra những giá trị văn chương chứ không phiên dịchsách nước ngoài, mục đích làm giàu thêm văn hoá nước nhà

2 Soạn hay dịch những sách có tư tưởng xã hội, chú ý làm cho con người

và xã hội ngày một hay hơn

Trang 9

3 Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những sách có tính cách bình dân, và cổđộng người khác có tư tưởng bình dân.

4 Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn có tính cách

An Nam

5 Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ

6 Ca tụng những nét hay, vẻ đẹp của nước ta mà có tính cách bình dân,khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân, không có tínhcách trưởng giả quí phái

7 Trọng tự do cá nhân

8 Làm cho người ta hiểu rằng đạo Khổng không hợp nữa

9 Đem những phương pháp văn học Thái Tây áp dụng vào văn chương

An Nam

10 Theo 1 trong 9 điều này cũng được, miễn là đừng trái với những điều khác Tôn chỉ của TLVĐ đã thể hiện hoài bão về văn hoá dân tộc Đặc biệt là đềcao cá tính sáng tạo và quyền tự do cá nhân Trong lịch sử phát triển nhân loại,chủ nghĩa cá nhân là một một bước tiến bộ trong quá trình con người giànhquyền sống

Đa sầu, đa cảm trở thành cái mốt trong sáng tác thơ văn: Không ốm màrên, không đau cũng khóc, người ta gọi đó là căn bệnh thời đại Chủ trươngcủa TLVĐ là nhằm xua tan căn bệnh đó

Chủ trương của TLVĐ phấn đấu cho sự tiến bộ của văn học.

- Cổ vũ phong trào Thơ Mới:

Nhà làm thơ cũ cân nhắc từng chữ, cốt ý để câu văn được chuẩn, đọc lênnghe cho kêu, có những chữ đối chọi thần tình, khéo léo Nhà làm thơ mới cânnhắc từng chữ xem chữ nào diễn dạt được cái cảm của mình, tả được cái ý củamình đúng hơn hết xem phải cần đến chữ nào, câu thơ mới có điệu khả dĩ tảđược sự rung động của linh hồn

Thơ cũ chưa bao giờ tả được như thơ mới những cảnh vui hay buồn, âmthầm hay lộng lẫy, những nỗi yêu thương nhớ tiếc hay lo sợ, những tính tìnhtrong lòng người, cao hơn nữa những sự nhiệm màu huyền bí của đời người,

Trang 10

của vũ trụ Những bài thơ của Thế lữ đã chứng tỏ rằng thơ mới đã vượt qua sựchật hẹp của thơ cũ mà đi vào con đường khác rộng rãi tốt đẹp hơn.

Trong một bài viết Lê Ta đã thẳng thắn bênh vực thơ mới: “ Các ông không biết rằng thơ bao giờ cũng phải có luật không phải cái luật hẹp hòi, hạn câu, chọn chữ là một lối rất tiện cho những người khúm múm thi thố cái tiểu xảo của mình Nhưng thơ phải có luật cao siêu hơn, thiêng liêng hơn: Mình biểu lộ tâm trạng mình một cách êm ái hay tha thiết, hùng tráng du dương theo cái bản lĩnh của riêng mình, không bao giờ chịu theo tư tưởng tình cảm của người khác”

2.2 Những đóng góp về nội dung tư tưởng của văn xuôi Tự lực văn đoàn.

a Đấu tranh nhằm giải phóng cái tôi cá nhân ra khỏi sự ràng buộc của lễ giáo và chế độ đại gia đình phong kiến.

Phẩm chất tư tưởng nổi bật trong tiểu thuyết của TLVĐ là chống lễ giáophong kiến khẳng định bản ngã xã hội Phần lớn các tác phẩm của Khái hưng,Nhất linh đều nhằm khẳng định cái tôi cá nhân của những con người hấp thụnền văn minh Âu hoá Đòi tự do yêu đương, tự do kết hôn, chống lại sự canthiệp thô bạo của lễ giáo đại gia đình phong kiến

Thực ra, ý thức cá nhân từ trước đã xuất hiện trong lớp nhà Nho tài tử phóngkhoáng Đó là loại Nho sĩ quí trọng tài tình, sắc đẹp hơn phúc ấm công danh.Mong ước gặp giai nhân hơn cả minh quân lương tướng Chính “những đứa conhư” của giai cấp phong kiến đó đã sáng tác ra những khúc ngâm chứa chan tìnhcảm, những truyện nôm ca tụng tình yêu, những bài ca trù phóng khoáng

Trong thực tế, lễ giáo phong kiến tồn tại bao đời bám rễ rất sâu vào ý thứccủa nhiều thế hệ thời đại gia đình phong kiến, vẫn còn là lực cản của ý thức cá

nhân Điều này đã được phản ánh trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc phách Đạm

Thuỷ và Tố Tâm yêu nhau nồng nàn say đắm tưởng có thể vượt qua được lễgiáo phong kiến để tiến đến cái đích cuối cùng của tình yêu Nhưng họ đã bị lễgiáo phong kiến chặn đứng ý thức cá nhân hồi đầu thế kỉ 20 chưa đủ mạnh đểbắt lễ giáo khuất phục Cuối cùng Đạm Thuỷ đã khuyên Tố Tâm đầu hàng Tố

Trang 11

Tâm phải miễn cưỡng xuất giá lấy người chồng mà nàng không yêu Sau đó

ốm tương tư mà chết

Đến vai trò của TLVĐ, mở màn cho cuộc đấu tranh này là Khái Hưng với

“Hồn bướm mơ tiên” Là câu chuyện tình lãng mạn của đôi trai gái Lan là

một thiếu nữ xinh đẹp, mồ côi cha mẹ từ bé, phải ở với người chú Ông nàybắt Lan phải lấy con một nhà giàu trong làng Nàng không chịu nên đã đi tu ởchùa Long giáng Tại đây, Lan gặp Ngọc, là cháu của sư cụ trụ trì ngôi chùanày hai người yêu nhau và chỉ nguyện yêu nhau trong tâm ttưởng Một tìnhyêu thoát tục nấp dưới bóng của từ bi phật tổ Tiếp truyện này Khái Hưng viết

tiếp “ Nửa chừng xuân” với nhân vật cô Mai, đã khẳng định ý thức cá nhân rất

rõ rệt, một tinh thần đấu tranh chống lễ giáo phong kiến tương đối quyết liệt.Mai và Lộc yêu nhau, lúc đầu họ bất chấp sự ngăn cản của bà Phán- mẹ Lộc.Mai có thai, bà Phán đã tìm cách chia rẽ đôi tình nhân bằng cách mạo một bứcthư tình của một chàng trai khác viết cho Mai và cố tình để cho Lộc nhìn thấy.Lộc ghen, hiểu lầm Mai Mai cùng em trai bỏ lên Phú Thọ sinh sống Bà Phánbắt Lộc lấy vợ khác, đáng tiếc vợ Lộc lại vô sinh Khi biết Mai có con trai vớiLộc, bà Phán đã lên Phú Thọ định bắt cháu nội về Mai kiên quyết không cho

bà Phán bắt Lộc hiểu ra vấn đề, đau khổ có ý nối lại duyên tình với Mai, song

cô kiên quýêt từ chối Mai nói với Lộc lời chia tay vĩnh viễn “ Hai ta tuy ở hainơi, nhưng tâm hồn luôn nhớ về nhau là được rồi” Qua nhân vật Mai ta thấytruyện của Khái Hưng đã đề cao tinh thần tự do yêu đương, dám yêu và dámvượt lễ giáo phong kiến để thoả mãn nhu cầu hạnh phúc lứa đôi không cònthuần tuý trong tâm tưởng mà đã vượt rào phong kiến để hưởng thụ hạnh phúcđích thực cả về tâm hồn lẫn thể xác Một mặt ta thấy ý thức về cái tôi cá nhâncủa Mai rất cao Mai dám làm dám chịu, Mai không cam chịu làm vợ bé nhưbao người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến

Tiểu thuyết “Lạnh lùng” và “Đoạn tuyệt” của Nhất Linh được xem là bản

tuyên ngôn của lớp thanh niên mới chống chế độ đại gia đình phong kiến lúc

bấy giờ Một số cuốn tiểu thuyết của tự lực văn đoàn như “Nửa chừng xuân”,

“Đoạn tuyệt”, “Lạnh lùng” một mặt đã phản ánh khát vọng cháy bỏng được

Trang 12

tự do trong tình yêu và hôn nhân của tuổi trẻ, mặt khác cổ vũ họ trong cuộc

đấu tranh đòi bản ngã và quyền sống Vì vậy một số tác phẩm của Tự lực văn đoàn vừa có tính chiến đấu, tính hiện thực và tinh thần nhân văn.

b Những biểu hiện của tinh thần dân tộc.

Tinh thần dân tộc là một trong những vẻ đẹp tâm hồn Việt Nam.Tinh thần

ấy được phản ánh trong nghệ thuật, là nét đặc trưng nghệ thuật nổi bật của vănhọc chân chính từ trước đến nay Đó là niềm tự hào về đất nước Việt Nam tươiđẹp, về truyền thống văn hoá độc đáo, là lòng thương yêu đùm bọc lẫn nhautrong cuộc sống sản xuất và chiến đấu, là ý thức tự chủ tự cường, ý chí bấtkhuất trước kẻ thù xâm lược Những yếu tố trên đây của tinh thần dân tộc ítnhiều đều tìm thấy trong tác phẩm của TLVĐ

Thực ra trước khi TLVĐ ra đời, Nguyễn Tường Tam đã bộc lộ thái độ phêphán gay gắt đối với chế độ thuộc địa đương thời qua truyện ngắn “Ngườiquay tơ”và “nô lệ” Đó là câu chuyện về một thanh niên trí thức tham giaphong trào yêu nước bị thực dân Pháp bắt đầy ra Côn Đảo Người vợ ở nhàquay tơ dệt lụa nuôi dưỡng mẹ chồng Mẹ mất, nàng xin nhà nước ra Côn Đảovới chồng và sinh được một đứa con trai Nghe lời khuyên của chồng, nàngđưa con về quê, ít lâu sau được tin chồng tự tử, rồi tiếp đến con chết, nàng quáđau khổ hoá điên Tác phẩm là lời lên án chế độ thực dân đương thời Tấtnhiên, dưới sự kiểm duyệt gắt gao của thực dân, nên nhà văn chỉ dùng cáchnói ám chỉ

Tinh thần dân tộc cũng dễ dàng nhận thấy ở những trang phóng sự củaHoàng Đạo trong “ Trước vành móng ngựa” Đây là tập phóng sự vừa có tínhhài biếm, vừa có giọng điệu bi thương Sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, HoàngĐạo được bổ làm tham tán lục sự ở toà án Có lẽ trong thời gian này ông đãthu thập được nhiều điều tai nghe mắt thấy ở các phiên toà để dựng nên phóng

sự này.Những trang viết của ông đề cập đến nhiều vấn đề xã hội đương thời:

Từ tội ác của thực dân đầu độc và bần cùng hoá nhân dân, cho đến nỗi thốngkhổ mà nhân dân lao động phải chịu

Trang 13

Chỉ điểm qua một vài tác phẩm ta cùng thấy rõ tiếng nói yêu nước, tinhthần dân tộc của văn xuôi TLVĐ.

2.3 Những cách tân trong nghệ thuật văn xuôi.

a Một bước tổng hợp mới giữa ảnh hưởng của văn hoá Đông, Tây và truyền thống văn học dân tộc.

Trong cuốn “ Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh đã viết: Sự gặp gỡ với các nước phương Tây là một cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam trong mấy mươi thế kỉ”.

Các nhà tiểu thuyết Việt Nam tiếp thu được những tư tưởng tiến bộ của cácnhà tư tưởng Pháp Học tập được ở các nhà văn lớn của pháp cách tiếp cận hiệnthực, cách kết cấu tác phẩm cho đến cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ diễn tả

Họ hướng đề tài vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, quan tâm tới từng

số phận của mỗi cá nhân trong cộng đồng Kết cấu tiểu thuyết hiện đại đã xa rờivới lối tiểu thuyết chương hồi thời phong kiến Thời gian nghệ thuật khôngtuân theo trình tự vật lí mà đan xen, phức tạp Tiểu thuyết hiện đại quan tâmdựng tính cách nhân vật nhiều hơn là mô tả các sự kiện xã hội Đi sâu vào miêu

tả tâm lí nhiều hơn là nói về các mối quan hệ đơn thuần.Ngôn ngữ gần gũi vớiđời sống hàng ngày trong cuộc sống thực Cách diễn đạt trong sáng, không cònlối văn biền ngẫu, những ước lệ qui phạm nặng nề

b Một bước tiến mới trong nghệ thuật miêu tả nhân vật và thiên nhiên.

Với tiểu thuyết, nhân vật là phương tiện chủ yếu để nhà văn khái quátcuộc sống, là yếu tố cơ bản để thể hiện tư tưởng chủ đề

- Tiểu thuyết của TLVĐ đã cách tân trong việc miêu tả nhân vật ở nhiềuphương diện

- Tả vẻ đẹp thể chất- Ngoại hình nhân vật thường đẹp dù nhân vật đó làloại người nào trong xã hội

- Đi sâu tả thế giới nội tâm nhân vật, với những biến thái tinh tế của cảmxúc, suy nghĩ

- Miêu tả thiên nhiên trong mối quan hệ hoà hợp với con người

c Sự đổi mới cốt truyện và kết cấu trong các thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn.

Trang 14

Cốt truyện là một chuỗi các sự kiện liên quan với nhau một cách nghệthuật, phản ánh cuộc sống và các xung đột xã hội Qua đó tính cách được hìnhthành và phát triển trong các mối quan hệ qua lại nhằm làm sáng tỏ chủ đề và

tư tưởng tác phẩm

Kết cấu của văn xuôi TLVĐ chú ý tới từng chi tiết của tính cách nhân vật

để góp phần bộc lộ rõ nhất tính cách nhân vật

d Sự đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu văn xuôi.

Ngay từ khi thành lập TLVĐ đã chủ trương mộ lối văn bình dân, có tínhcách An Nam Câu văn xuôi co xuỗi nhịp nhàng theo điệu của cảm xúc và tínhcách nhân vật, chứ không khuôn mẫu cứng nhắc như văn học cổ Ngôn ngữ làlời ăn tiếng nói của cuộc sống đời thực

Kết luận.

Những kiến thức khái lược trên đây sẽ gợi ý cho học sinh và giáo viên cócách tiếp cận tốt hơn với văn xuôi lãng mạn Việt nam một thời đã làm sayđắm bao trái tim độc giả và cho đến ngày nay nó vẫn còn nguyên giá trị

Việc áp dụng những kiến thức văn học trên đây đã đem lại cho giáo viênkhi giảng dạy có một độ thoáng nhất định trong quá trình hướng dẫn học sinhtiếp cận các tác phẩm trong chương trình học Bản thân học sinh cảm thấyhứng thú khi tiếp xúc với những kiến thức mới, tạo được độ gợi mở trong tưduy nghệ thuật Đặc biệt là với đối tượng học sinh khá giỏi Các em sẽ có mộtcái nhìn tổng quát về một vấn đề văn học Do vậy việc nghiên cứu trên đâykhông chỉ bổ ích cho thầy dạy mà còn có ích cho học sinh trong quá trình họctập và thi cử

Trang 15

CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỨ NHẤT: TÌM HIỂU YẾU TỐ HIỆN THỰC VÀ CHẤT TRỮ TÌNH LÃNG MẠN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA THẠCH LAM

Để rõ hơn cho đóng góp của Tự lực văn đoàn đối với văn xuôi Việt Namhiện đại, phần tiếp theo chúng ta sẽ xét một truyện ngắn xuất sắc của mộtthành viên của nhóm- nhà văn Thạch Lam với truyện ngắn Hai đứa trẻ

Bài viết không tham vọng đi sâu làm rõ cho những vấn đề như : cách tân

về nghệ thuật; những biểu hiện của tinh thần dân tộc; vấn đề đấu tranh giảiphóng cái tôi cá nhân ra khỏi lễ giáo phong kiến Biết rằng đây là nhữngđóng góp lớn của Tự lực văn đoàn và cũng là của trào lưu văn học lãng mạn

30 – 45 nói chung đối với văn xuôi Việt Nam hiện đại Song trong khuôn khổcủa một bài tập nhỏ, hơn nữa tính thiết thực cho việc giảng dạy ở nhà trườngphổ thông là cần thiết.Vì thế bài viết này, tập trung đi sâu tìm hiểu và làm rõ :

“Yếu tố hiện thực và chất trữ tình lãng mạn trong một truyện ngắn của ThạchLam” Đây cũng là nét riêng mới mẻ góp phần làm nên diện mạo chungphong phú cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại mà nhóm Tự lực văn đoàn đãđưa lại Hơn nữa, vấn đề đưa ra để tìm hiểu trong bài viết này cũng là mộttrong những định hướng quan trọng,đúng đắn và thiết thực cho việc thiết kế

bài giảng về truyện ngắn Hai đứa trẻ trong chương trình giảng dạy lớp 11 ở cả

chuẩn và nâng cao

1 Nhà văn Thạch Lam

Thạch Lam ( 1909 – 1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành

Nguyễn Tường Lân, quê nội làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam Quê ngoạiCẩm Giàng, Hải Dương Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đình ở quê ngoại,sau đó theo cha chuyển sang Thái Bình tiếp tục bậc tiểu học Lớn lên, ôngcùng gia đình chuyển ra Hà Nội, học trường Canh nông Thạch Lam bắt đầuhoạt động văn học từ 1932, thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn Ông thamgia biên tập các tờ tuần báo Phong hoá, ngày nay Thạch Lam mất vì bệnh laotại Hà Nội

Trang 16

Tác phẩm chính: Các tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938) Sợi tóc (1942), tiểu thuyết Ngày mới ( 1939) tập tiểu luận Theo dòng ( 1941)

Văn chương của Thạch Lam là những trang đẹp Cho đến nay nó càng lôicuốn tâm hồn những con người đương đại, những con người đã trải qua haicuộc chiến có và lửa thảm khốc Thoát ra khỏi không gian, thời gian của

“ Vầng trăng quầng lửa” Con người hôm nay tìm về Thạch Lam như nhu cầutìm về một cõi hiền hoà, yên tĩnh, dịu dàng… về một cõi mình có thể lắngnghe mình, về thời gian của “ Gió đầu mùa” Về không gian của “ Nắng trongvườn”, hương vị của “ Hà Nội băm sáu phố phường”

Văn chương của Thạch Lam là những trang hiện thực thoáng qua, nhữngdấu ấn còn lại trong cảm nhận của ta sau một cơn gió nhẹ…dấu ấn miên man

đó là chủ nghĩa hiện thực không tả thực, một chủ nghĩa hiện thực mĩ thuật ởđây không có rùng rợn và bão tố, không có sần sùi gồ ghề kịch tính…tất cảchỉ đẹp và tinh tế; Những “ Dưới bóng hoàng lan” “ Đứa con đầu lòng”…đinhẹ vào tâm thức ta, sâu lắng, khó quên

Thời văn học Việt Nam thập kỉ 30- 40, các tư tưởng nghệ thuật dẫu đứngphía nào, ở nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh, ở chủ nghĩahiện thực hay chủ nghĩa lãng mạn…cũng đều ở trình độ giản đơn Các nhà tưtưởng nghệ thuật thuở ấy mang cấu trúc tư duy tam đoạn luận Do vậy tínhbiện chứng bị vắng bóng Họ chưa thấy được nghệ thuật và văn chương làhoạt động nhiều chiều và có khi chúng ngược nhau, đan dệt vào nhau Chonên các cuộc tranh cãi bất phân thắng bại

Trong bối cảnh ấy, Thạch Lam xuất hiện như một tư tưởng về sứ mệnhcủa văn chương Thạch Lam đặt văn chương đối diện với một sứ mệnh toàn

vẹn Trong lời tựa “ Gió đầu mùa” ông viết: “ Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là thứ khí giới thanh cao đắc lực mà chúng ta có, để và tố cáo và thay đổi một cái thế giới đầy giả dối và tàn ác,vừa làm cho lòng người thêm trong

Trang 17

của Thạch Lam tỏ ra hiểu văn chương hơn cả Thạch Lam sống và làm việcvới những ngưòi bạn chí thân trong “ Tự lực văn đoàn”, những Thế Lữ (tôi chỉ

là người bộ hành phiêu lãng, đường trần gian xuôi ngược thú vui chơi) nhữngXuân Diệu( tôi là con chim, đến từ núi lạ, ngứa cổ hót chơi…) thế mà ông vẫn

cứ lắc đầu!

Trong một cảm nhận thú vị và khâm phục về thơ mới, nhà phê bình HoàiThanh đã viết: “ Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu trường tình cùng LưuTrọng Lư, ta điên cuồng cùng với Hàn MặcTử – Chế Lan Viên, ta đắm saycùng Xuân Diệu Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồngrồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ… ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận” (thi nhân Việt Nam) Thoát li và quên lãng, xét cho cùng cũng là một thái độphản kháng thực tại Nhưng nó không nhập cuộc, Thạch Lam muốn có mộtcái thế nhập cuộc của văn chương Văn chương, với Thạch Lam phải là mộtthứ khí giới

Con người sinh ra văn chương, mong muốn nó trở thành một công cụchiêbs đấu cho hạnh phúc của con người Văn chương Thạch Lam là thứ khígiới thanh cao, vì nó đến nơi thanh cao của tâm hồn con người mà trú ngụ Không như nhiều nhà văn lãng mạn thời đó mải mê với những ước vọngcải lương về một “ con đường sáng” hoặc say cảnh “hồn bướm mơ tiên” thoát

ly thực tế,Thạch Lam hướng ngòi bút của mìnhvào hiện thực đời sống để pháthiện “Những cảnh ngộ nghịch trái, đồng thời cũng là để đi sâu vào những tâmtrạng, tâm tình, cảm xúc, cảm giác” (Nguyễn Tuân) Bằng các sáng tác như :Gió lạnh đầu mùa; Nhà mẹ Lê; Cô hàng xén và Hai đứa trẻ Thạch Lam đãchứng minh cho quan niệm văn chương rất đỗi lành mạnh và tiến bộ của mình

“Đối với tôi, văn chương không là một cách đem đến cho người đọc sự thoát lihay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, màchúng ta có được để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác,vừa làm cho người được thêm trong sạch và phong phú hơn”

Sở trường của Thạch Lam là truyện ngắn, nhưng là truyện dường nhưkhông có chuyện – là loại truyện tâm tình, nhà văn chú trọng khai thác thế giới

Ngày đăng: 20/03/2015, 21:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w