1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945_luận án tiến sĩ ngữ văn

201 1,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 853 KB

Nội dung

Đồng thời, thấy rõ hơn tính phức tạp nhiều mặt, sự ảnh hưởng qua lạicủa khuynh hướng lãng mạn với khuynh hướng hiện thực về tư tưởng và nghệ thuật.Song chưa có công trình chuyên biệt nào

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 3

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

1- PGS.TS LÊ THỊ DỤC TÚ 2- PGS.TS LÊ QUANG HƯNG

HÀ NỘI - 2013

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trìnhnào khác

Tác giả luận án

THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG

Trang 6

MỤC LỤC

3.2 Phương pháp tiếp cận hệ thống 3 3.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp 3

4.2 Về phương diện thực tiễn 4

1.1 Những ý kiến liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở giai đoạn trước 1975 5 1.2 Những ý kiến liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở giai đoạn sau 1975 10 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ XÃ HỘI, VĂN HÓA CỦA SỰ GIAO THOA VĂN HỌC

17 2.1 Khái niệm giao thoa, giao thoa văn học 17

2.1.2 Khái niệm giao thoa văn học 17

2.2 Kết cấu xã hội và những tư tưởng tình cảm mới 18

2.2.2 Sự nảy nở những tư tưởng, tình cảm mới 23

Trang 7

2.3 Sự tiếp nhận văn hóa, văn học phương Tây 26

2.3.1 Sự bừng tỉnh ý thức cá nhân 27 2.3.2 Sự thay đổi quan điểm thẩm mĩ 30 2.3.3 Tiếp nhận tinh thần dân chủ, tư tưởng khoa học 33

2.4 Sự tác động của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh

3.2 Giao thoa trong quan niệm nghệ thuật về con người 71

3.2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân 72 3.2.2 Con người gắn với hoàn cảnh, chịu sự chi phối của hoàn cảnh 79

CHƯƠNG 4 GIAO THOA VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT 85 4.1 Giao thoa trong kết cấu hiện đại và tình huống nghệ thuật 85

4.1.1 Kết cấu truyện mang tính hiện đại 85 4.1.2 Giao thoa trong nghệ thuật tạo dựng tình huống 97

4.2 Giao thoa trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật 107

4.2.1 Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hiện 108 4.2.2 Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm 118

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 149

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX phát triển sôi động, phong phú vàvận động ngày càng nhanh chóng theo tiến trình hiện đại hóa Đây là thời kì đánhdấu bước chuyển mình của văn học dân tộc từ hình thái, tính chất của văn học trungđại sang hình thái và tính chất của văn học hiện đại Nghiên cứu thời kì văn học này,các nhà nghiên cứu chia ra các chặng, các bộ phận, khuynh hướng, trào lưu nhằmmục đích khái quát, chỉ ra các đặc điểm, đặc trưng và quá trình vận động, phát triểnmang tính quy luật của nó Văn học thời kì này được chia thành hai bộ phận dựa vàothái độ chính trị của người cầm bút đối với chính quyền thực dân: bộ phận văn họccông khai (hợp pháp) và bộ phận văn học bí mật (bất hợp pháp) Gắn với bộ phậnvăn học công khai, nổi bật là hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực Sự phân chianhư trên rất cần thiết trong nghiên cứu lý luận văn học Song, trong thực tiễn đờisống văn học thời kỳ này, theo quan sát của chúng tôi, giữa các khuynh hướng vănhọc không có ranh giới tuyệt đối và luôn có sự giao thoa, ảnh hưởng qua lại, đan xenlẫn nhau ở nhiều cấp độ, từ cái nhìn hiện thực tới phương thức phản ánh Sự giaothoa này đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nội dung và hình thức thể hiện của cáckhuynh hướng văn học

1.2 Nhìn nhận, phân tích, đánh giá sự giao thoa này là cần thiết, đặc biệt ởlĩnh vực văn xuôi Một mặt, chúng ta có thể thấy rõ hơn thực tế sinh động của vănxuôi nói riêng cũng như văn học nói chung Tác phẩm văn học không chỉ bó hẹptrong các khuynh hướng, trào lưu mà luôn vận động trong sự gặp gỡ, tác động qua lạilẫn nhau, có sự kế thừa, phát triển trong nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện Mặtkhác, tránh được cái nhìn cơ giới hóa vẫn còn tồn tại rải rác trong một số giáo trìnhbằng việc cắt nghĩa, lý giải sự phong phú, đa dạng, phức tạp, từ đó đưa ra các đánhgiá, nhận định một cách khách quan, khoa học về tác giả cũng như tác phẩm văn học

Trang 9

1.3 Đây là thời kì văn học phát triển triển rực rỡ với những thành tựu phongphú, những vấn đề mang ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội, đánh dấu bước tiếnquan trọng trong tiến trình vận động, phát triển của lịch sử văn học Tìm hiểu sự giaothoa về tư tưởng và nghệ thuật giữa hai khuynh hướng này cũng chính là tìm hiểu sựgặp gỡ, kế thừa giữa các tác giả của hai khuynh hướng, giữa truyền thống và hiệnđại, giữa Đông và Tây, thấy rõ hơn được những giá trị bất biến, những giá trị mớitrong quá trình vận động hòa nhập với văn học hiện đại thế giới

1.4 Trong thực tế, quá trình nghiên cứu và giảng dạy văn học thời kỳ nàytrước 1986, các nhà nghiên cứu với nhiều lý do thường chỉ tập trung chú ý tớikhuynh hướng văn học hiện thực Sau 1986, vị trí, giá trị của văn học lãng mạn (đặcbiệt là văn xuôi khuynh hướng lãng mạn) được chú ý nghiên cứu trên tinh thần kháchquan, khoa học và các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những đóng góp nổi bật của khuynhhướng này trong tiến trình vận động, phát triển của văn xuôi nói riêng, văn học dântộc nói chung Đồng thời, thấy rõ hơn tính phức tạp nhiều mặt, sự ảnh hưởng qua lạicủa khuynh hướng lãng mạn với khuynh hướng hiện thực về tư tưởng và nghệ thuật.Song chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu giao thoa giữa hai khuynhhướng một cách hệ thống mà chỉ là những ý kiến, nhận định riêng trong các bài viết,các giáo trình

1.5 Xuất phát từ thực tế giảng dạy trong nhà trường, văn xuôi thời kỳ 1932

-1945 chiếm một dung lượng lớn, là một trong những nội dung cơ bản tạo nên giá trịđặc sắc, góp phần hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam Tiếp đó là sự xuất hiện của nhiềutác giả lớn với những kiệt tác và hình tượng nghệ thuật bất hủ, độc đáo Do đó, tìmhiểu sự giao thoa về tư tưởng và nghệ thuật gữa hai khuynh hướng văn xuôi trên làrất cần thiết, có giá trị thực tiễn cao đối với quá trình giảng dạy Tìm hiểu, nghiêncứu theo hướng này giúp cho người giáo viên hiểu thấu đáo hơn về diện mạo, tínhchất của giai đoạn văn học Từ đó, hiểu sâu sắc hơn về tác giả, tác phẩm tiêu biểu củahọ

Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: Giao

thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945.

2 Nhiệm vụ và giới hạn của đề tài

1 Nhiệm vụ của đề tài

Trang 10

Luận án hướng tới tìm hiểu và phân tích những yếu tố giao thoa, những biểuhiện gần gũi, tương đồng giữa khuynh hướng lãng mạn và khuynh hướng hiện thựctrong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945 ở các cấp độ:

 Giao thoa về tư tưởng nghệ thuật

 Giao thoa về hình thức nghệ thuật

2 Giới hạn của đề tài

Đề tài tập trung tìm hiểu sự giao thoa giữa hai khuynh hướng lãng mạn vàhiện thực trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945, khảo sát qua một số cây búttiêu biểu: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Trần Tiêu, Hồ Dzếnh,Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, NamCao, Nguyên Hồng

3 Phương pháp nghiên cứu

3 Phương pháp lịch sử

Khuynh hướng lãng mạn và khuynh hướng hiện thực trong văn học Việt Nam

ra đời và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa cụ thể thời kì 1932

-1945 Vận dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu sự giao thoa giữa văn xuôi lãngmạn và hiện thực sẽ giúp chúng tôi thấy được những nguyên nhân tất yếu tạo nênhiện tượng độc đáo này Qua đó khẳng định được những yếu tố tích cực cũng nhưnhững đóng góp của văn xuôi thuộc hai khuynh hướng này đối với lịch sử văn học

4 Phương pháp tiếp cận hệ thống

Chúng tôi quan niệm khuynh hướng văn học là một hệ thống hoàn chỉnh, có

mở đầu, kết thúc cũng như quá trình vận động và phát triển với những đặc trưng, đặcđiểm riêng trong một thời điểm lịch sử cụ thể Phương pháp tiếp cận hệ thống giúpchúng tôi tìm hiểu, phân tích yếu tố giao thoa trong văn xuôi giữa hai khuynh hướnglãng mạn và hiện thực trên từng cấp độ cụ thể, từ giao thoa về tư tưởng nghệ thuật,giao thoa về hình thức nghệ thuật tới các cấp độ tác phẩm, hình tượng nghệ thuật…

5 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp phân tích, tổng hợp được vận dụng trong việc phân tích nộidung tác phẩm, hình tượng nghệ thuật, các biện pháp nghệ thuật để thấy được cácyếu tố giao thoa giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và hiện thực Qua sosánh, đối chiếu, khẳng định những yếu tố gặp gỡ, tương đồng người viết sẽ tổng hợp

Trang 11

và đưa ra nhận xét, đánh giá.

6 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được vận dụng nhiều trong luận án.Phương pháp này được chúng tôi vận dụng so sánh tư tưởng nghệ thuật cũng như cácyếu tố thuộc hình thức nghệ thuật giữa các tác giả, tác phẩm văn xuôi của hai khuynhhướng lãng mạn và hiện thực để tìm được sự giao thoa

4 Đóng góp của luận án

7 Về phương diện lí luận

Luận án là công trình chuyên biệt đầu tiên đi sâu tìm hiểu sự giao thoa nghệthuật giữa hai khuynh hướng văn học lãng mạn và hiện thực trong văn xuôi thời kì

1932 – 1945 Qua đó, góp phần khẳng định thêm về lí thuyết về sự cộng hưởng, tácđộng lẫn nhau giữa các khuynh hướng, các hiện tượng văn học

8 Về phương diện thực tiễn

 Từ việc tìm hiểu này, luận án chỉ ra những đặc trưng lịch sử của văn học ViệtNam nửa đầu thế kỷ XX, những đặc trưng này có ý nghĩa chi phối tiến trình pháttriển của một giai đoạn văn học dân tộc nhất định

 Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên về văn vănxuôi thời kỳ 1932 - 1945 nói riêng và văn học thời kì này nói chung

5 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án gồm có bốn chương:

 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

 Chương 2: Những tiền đề văn hóa xã hội - cơ sở của sự giao thoa văn học

 Chương 3: Giao thoa về tư tưởng nghệ thuật

 Chương 4: Giao thoa về hình thức nghệ thuật

Trang 12

1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong quá trình tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của hai khuynhhướng văn xuôi lãng mạn và hiện thực trước cách mạng, đã có một số ý kiến của cácnhà khoa học bàn về những yếu tố gặp gỡ, tương đồng giữa các tác giả, giữa haikhuynh hướng sáng tác trên Mặc dù số lượng không nhiều, các ý kiến đưa ra ở góc

độ gợi mở song đều dựa trên cơ sở khoa học có được từ cái nhìn khách quan, từ sựphân tích, lý giải về diện mạo và thực tiễn văn xuôi thời kì này Theo dòng thời gian,cùng với sự vận động của xã hội và văn học, các nhà nghiên cứu đã chú ý nhiều hơntới vấn đề này

1 Những ý kiến liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở giai đoạn trước 1975

Ngay từ 1939, trong Dưới mắt tôi, nhà phê bình Trương Chính đã đề cao giá trị

hiện thực khi phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của Nhất Linh và Khái Hưng

Khi phân tích Đoạn tuyệt, Lạnh lùng và tập truyện ngắn Tối tăm của Nhất

Linh, nhà phê bình Trương Chính chú ý nhiều và đề cao giá trị xã hội, giá trị hiện

thực và “giá trị tâm lý” trong mỗi tác phẩm Ông đề cao Đoạn tuyệt của Nhất Linh khi khẳng định: Đoạn tuyệt là một kiệt tác trong văn học Việt Nam hiện đại vì

“Đoạn tuyệt không chỉ có một giá trị xã hội” mà “còn có một giá trị tâm lý không ai chối cãi được”[74; tr 629] Khi bàn về tác phẩm Lạnh lùng, ông cho rằng đó là “mũi tên độc thứ hai” mà Nhất Linh bắn vào Khổng giáo vì: “Trong Lạnh lùng, nạn nhân

của chế độ cũ cũng đáng thương như Loan Nhung một người đàn bà trẻ tuổi, góabụa, nhưng không đi lấy chồng, hay không thể, không dám đi lấy chồng vì Luân lý,

vì Đạo đức, vì Danh dự

Tác giả sẽ cho ta hiểu rằng Luân lý ấy là luân lý áp bức, đạo đức ấy là đạo đứcgiả dối, danh dự ấy là danh dự hão huyền…”[74; tr 630]

Giá trị tố cáo, kết án xã hội được ông khẳng định khi kết luận về nội dung của

tiểu thuyết Lạnh lùng: “Đọc Lạnh lùng, ta cũng thấy cần đạp đổ những chế độ cũ

nặng nề, eo hẹp, trong đó Nhung mà có lẽ cả ta nữa đương rẫy rụa, đương ngắcngoải… Đến trang cuối cùng, ta có một cảm giác rùng rợn, khủng khiếp Cảm giác

ấy là cảm giác của Nhung khi nàng nghĩ đến tương lai của nàng, một tương lai hắc

ám, ghê sợ.”[74; tr 633]

Trang 13

Nhận định về các tác phẩm Nửa chừng xuân và Gia đình của Khái Hưng,

Trương Chính cũng đặc biệt chú ý tới hiện thực về chế độ đại gia đình đang hiện hữu

trong xã hội như một thứ ung nhọt, cần phải xóa bỏ Với ông, “Nửa chừng xuân là

một cuốn truyện ghi sự phấn đấu giữa cá nhân và chế độ ấy”, chế độ đại gia đình

luôn “đặt luân thường lên trên nhân đạo, đặt lễ nghi lên trên tự do cá nhân ” - một

chế độ vô nghĩa vì “vô nhân đạo”[74; tr 641,642] Lời kết án chế độ đại gia đình của

Trương Chính mạnh mẽ hơn khi phân tích tác phẩm Gia đình của Khái Hưng Từ

việc chỉ ra rằng: chế độ đại gia đình không chỉ làm “lung lay” hạnh phúc của nhữngcặp vợ chồng trẻ và khỏe mạnh mà còn biến họ thành nạn nhân và đẩy họ vào cuộcsống dục vọng thấp hèn với những thói đố kị, hiềm khích và ghen tị hay lối sống phómặc, chán chường, liều lĩnh… Trương Chính khẳng định giá trị tố cáo mạnh mẽ của

tác phẩm: “Gia đình là nhát búa cuối cùng vào bức tượng khổng lồ nhưng đã mục nát

của thế hệ trước: chế độ đại gia đình.”[74; tr 655]

Những ý kiến, nhận định của nhà phê bình Trương Chính trong Dưới mắt tôi

không trực tiếp đề cập tới những yếu tố giao thoa trong văn xuôi giữa hai khuynhhướng lãng mạn và hiện thực, song đặc biệt chú ý tới giá trị hiện thực trong sáng táccủa các cây bút lãng mạn tiêu biểu - Nhất Linh và Khái Hưng: phê phán, tố cáo mạnh

mẽ chế độ đại gia đình mục ruỗng, thối nát đang tồn tại trong xã hội Trương Chính

đã ghi nhận công lao của Nhất Linh khi phơi bày sự áp bức, giả dối, hão huyền đangnúp sau những luân lí, danh dự, đạo đức của lễ giáo phong kiến lạc hậu, lỗi thời

Trang 14

Trong Nhà văn hiện đại, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan dựa vào tiêu chí riêng của mình đã xếp Nhất Linh vào mục Tiểu thuyết luận đề, Khái Hưng vào mục Tiểu

thuyết phong tục và Thạch Lam trong hệ thống các cây bút Tiểu thuyết xã hội.

Ông xếp cuốn Nửa chừng xuân vào các “tiểu thuyết lí tưởng” và còn có “khuynh

hướng về phong tục” khi cho rằng: “Vai bà Án cho người ta được thấy quyềnhành của một người mẹ trong một gia đình Việt Nam quý phái và cả những cáihay cái dở của quyền hành ghê gớm ấy; vai Hàn Thanh cho người ta biết sơ quanhững thủ đoạn tàn ác của bọn cường hào ở các nơi thôn quê Việt Nam ”[110; tập2; tr 220] Theo Vũ Ngọc Phan: “người ta thấy ông (Khái Hưng) mới đầu chútrọng vào lý tưởng, rồi dần dần ông lưu tâm đến thực tế và viết rặt những tiểuthuyết tả thực về phong tục, lấy sự chân xác làm điều cốt yếu…”[110; tập 2; tr244] Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã chú ý tới một mảng hiện thực xã hội đangtồn tại - những phong tục lỗi thời đã tạo nên giá trị trong nội dung các tiểu thuyếtphong tục của Khái Hưng Về tác giả Nhất Linh, Vũ Ngọc Phan xếp vào mục

Tiểu thuyết luận đề và cũng đề chú ý tới yếu tố phong tục trong nội dung phản

ánh trên tinh thần cải cách rõ rệt: “Ông là một tiểu thuyết gia muốn trừ bỏ nhữngcái xấu xa trong gia đình và trong xã hội, mà bất kỳ ở giai cấp nào chứ khôngphải chỉ ở hạng thợ thuyền và dân quê; ông là một nhà văn viết về những tục xấucủa người Việt Nam và có cái tư tưởng khuyến khích người ta sửa đổi.”[110; tập2; tr 300]

Khi bàn về truyện ngắn Thạch Lam, Vũ Ngọc Phan đặc biệt đề cao biệt tàimiêu tả cảm giác vừa tỉ mỉ vừa tinh tế của ông Bên cạnh đó, nhà phê bình cũng phát

hiện trong Gió đầu mùa, bên cạnh những cảm giác thiết tha, nhẹ nhàng, có duyên còn

là các cảm giác “chua chát và cảm động như Một cơn giận”, “thê thảm và nhạo đời như Đói”, “bi thương và chán ngán như Người lính cũ, lầm than và thảm thương như

Hai lần chết”[110; tập 2; tr 573] Nhận định về Tối ba mươi - một trong những

truyện “vào hạng những đoản thiên tiểu thuyết đáng kể là hay nhất trong văn chươngViệt Nam”, Vũ Ngọc Phan đặc biệt tán dương tài năng của Thạch Lam: “Tả cái phútcay đắng của bọn gái giang hồ đến như thế thì khéo tuyệt Cái cốc, vài lời nói kínđáo, vài cử chỉ nhẹ nhàng, đủ phô bày hết cả cái cảnh thối tha…” và cái gật đầu củaLiên “thảm hơn cả tiếng khóc, đau xót hơn cả những tiếng thở dài”[110; tập 2; tr579] Phải chăng, đây là nguyên nhân khiến Vũ Ngọc Phan xếp Thạch Lam vào mục

Tiểu thuyết xã hội

Trang 15

Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan khi nghiên cứu về các cây bút tiêu biểu của Tự

lực văn đoàn cũng đã gặp gỡ với nhà phê bình Trương Chính khi chú ý tới một mảng

hiện thực trong tiểu thuyết của họ Đó là hiện thực cuộc sống nghèo nàn, tù túng vớinhững số phận bất hạnh, những hủ tục đang tồn tại trong xã hội như một căn bệnhcần phải xóa bỏ Trong cái nhìn của hai nhà phê bình có tiếng đương thời, hiện thực

xã hội cũng là nội dung quan trọng trong tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng vàThạch Lam Dù chưa phải là hiện thực nóng bỏng với những mâu thuẫn cơ bản, songyếu tố hiện thực về cuộc sống của con người gắn với lễ giáo, hủ tục phong kiến cũng

được đề cập và ghi nhận và tạo dấu ấn trong tác phẩm của các cây bút Tự lực văn

đoàn

 Vào thập niên 60 của thế kỉ XX, tình hình nghiên cứu văn học thời kì 1932 - 1945vẫn tiếp tục diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt (đất nước bị chia cắt) và đãthu được kết quả nhất định

Năm 1960, ở miền Nam, nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ đã trình bày công

trình nghiên cứu công phu, đầy đặn về Tự lực văn đoàn cũng như các cây bút nổi bật của tổ chức văn học này trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, Văn

học hiện đại 1862-1945 Trong mục Tổng luận về Tự lực văn đoàn, ông khẳng định

thành công to lớn của tổ chức văn học này ở thể loại tiểu thuyết khi nhận định: “Có

thể nói chỉ với Tự lực văn đoàn chúng ta mới bắt đầu có tiểu thuyết Việt Nam” Và

cho rằng những nhân vật như “Mai và Lộc, Lan và Ngọc, Minh và Liên, Loan vàDũng xuất hiện trên đường phố Hà Nội… hay trên những đồi chè Phú Thọ đã chongười đọc 1932 cảm tưởng là những người bạn rất gần, những mảnh đời rất quenthuộc.”[74; tr 29] Trong cái nhìn khái quát của nhà nghiên cứu, nhân vật của tiểu

thuyết của Tự lực văn đoàn cũng có những yếu tố chân thực chứ không hoàn toàn xa

lạ, dù họ là những thanh niên thuộc tầng lớp trên trong xã hội

Khi bàn về hai cuốn Đoạn tuyệt và Lạnh lùng của Nhất Linh, Phạm Thế Ngũ

chú ý tới thái độ mạnh mẽ, quyết liệt đến dữ dội khi phê phán lễ giáo phong kiến:

“Nhất Linh đả kích dữ dội gia đình cũ, luân lý cũ”[74; tr 177] Và theo ông, đây cũng

là nguyên nhân “gây ra nhiều xôn xao cho dư luận” khi hai cuốn tiểu thuyết này liên

tiếp xuất hiện trên hai tờ Phong Hóa rồi Ngày Nay.

Trang 16

Phạm Thế Ngũ xếp các cuốn tiểu thuyết Gia đình, Thừa tự, Thoát ly của Khái

Hưng vào nhóm những tiểu thuyết về gia đình Việt Nam, “chuyên chú mô tả nhữngkhía cạnh phong tục của gia đình cũ Việt Nam.” Qua phân tích, ông chỉ ra đầy đủ

những bi hài trong những tiểu thuyết trên của Khái Hưng Gia đình là bản “cáo trạng

dữ dội phanh phui tất cả bề trong nhơ nhớp” trong “cái gia đình Việt Nam mà trước

1932 phái cựu học ca tụng như một nền tảng xã hội, nơi nảy nở những đức tính tốtđẹp của nước Nam xưa”[74; tr 342] Đó là thói háo danh, lòng ghen tuông đố kị đãbiến ruột thịt thành cừu thù, là “cái óc gia đình” - “một người làm quan cả họ đượcnhờ” đã đẩy con người tới cái ác, sự tàn nhẫn vô liêm sỉ với lối sống kèn cựa, luồncúi, chơi bời trụy lạc

Viết về Thạch Lam, Phạm Thế Ngũ gặp gỡ Vũ Ngọc Phan khi cho rằng:Thạch Lam là nhà văn có khuynh hướng xã hội Về nhân vật, Thạch Lam hướng ngòibút về “những người tầm thường trong xã hội” và không dừng ở bên ngoài “xem xétthương hại, mơ tưởng những công trình cứu giúp to tát, như trường hợp của NhấtLinh hay Hoàng Đạo Ông đi ngay vào cuộc sống của họ, dùng giọng thân mật vạch

vẽ những nỗi khốn khổ eo hẹp của họ”[74; tr 467] Về ý này, Phạm Thế Ngũ đưa rakết luận rất tinh tế và chính xác về nét riêng khi hướng tới phản ánh hiện thực củaThạch Lam: “Ta thấy tác giả không có ý bi thảm hóa bức tranh xã hội mà muốn giữmột ngòi bút chừng mực và trung thực, làm một thứ nghệ thuật “hiện thực nhânbản””[74; tr 467]

Nhà phê bình Phạm Thế Ngũ rất chú ý tới giá trị hiện thực trong nội dung

phản ánh của các cây bút tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn Tự lực văn đoàn, đặc

biệt là các tiểu thuyết hướng tới tố cáo, đả kích lễ giáo phong kiến

Trang 17

 Năm 1961, ở miền Bắc, văn học lãng mạn và văn học hiện thực được nghiên cứu

có hệ thống hơn và được đưa vào giáo trình bậc đại học: Văn học Việt Nam

1930-1945 [30] Nhà nghiên cứu Bạch Năng Thi đã chú ý tới sự đan xen giữa những

yếu tố lãng mạn và hiện thực trong văn xuôi của Tự lực văn đoàn Theo ông, sức hấp dẫn của các nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn có được vì đó là

những nhân vật “tiêu biểu cho một vài tầng lớp “tồn tại thực sự” trong xã hội ViệtNam khi ấy”[74; tr 594] Theo quan điểm “trong văn học, cái gì lâu quên là cáichẳng những có nghệ thuật mà còn phải có cơ sở hiện thực”, nhà nghiên cứuBạch Năng Thi có ý thức gạn đục khơi trong - “tước bỏ cái cốt duy tâm đi, cái vỏ

mĩ miều đi để lấy cái hiện thực nằm trong đó”, từ đó khẳng định giá trị tích cực

của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn[74; tr 371] Phân tích tiểu thuyết Nửa chừng

xuân (Khái Hưng), ông làm rõ, bên cạnh nội dung về một mối tình lí tưởng là nội

dung hiện thực và chính xác khi cho rằng: “Những cái hiện thực mà tác phẩmphản ánh còn mạnh hơn ý muốn của tác giả” và “Được như thế, không phải tại tácgiả đã nhìn thấu suốt nhân vật phong kiến, đã lột trần được cái bản chất phongkiến của bà Án đâu Chính là nhờ ý nghĩa của một số chi tiết hiện thực”[74; tr607] Nhận xét về nhân vật phụ Hàn Thanh, ông cũng cho rằng đây là nhân vật

“tiêu biểu cho cường hào gian ác, một tai nạn ở thôn quê trước cải cách ruộngđất.”[74; tr 609] Trên tinh thần ấy, ông mạnh mẽ khẳng định: “Giá trị tiểu thuyết

Gia đình chính là ở chỗ nó miêu tả những sự thật xấu xa của đại gia đình phong

kiến và của quan trường Pháp thuộc

Nó còn nói lên được rằng trong xã hội thực dân phong kiến, người thanh niêntrí thức như An thường là nạn nhân của sự tha hóa trầm trọng”[74; tr 618]

Chú ý tới yếu tố hiện thực trong truyện ngắn Thạch Lam, Bạch Năng Thimuốn nhấn mạnh: phản ánh hiện thực trở thành nhiệm vụ của văn học trong quan

niệm và ý thức của Thạch Lam khi nhắc tới Lời nói đầu trong tập truyện ngắn Gió

đầu mùa Và khi so sánh với các cây bút lãng mạn khác, ông thấy rằng: “Gió đầu mùa có yếu tố hiện thực hơn nhiều tác phẩm lãng mạn, và Thạch Lam có xu hướng

“bình dân” thành thực hơn nhiều nhà văn lãng mạn khác”.[74; tr 618]

Trang 18

Có thể thấy rằng, trong những công trình nghiên cứu trước 1975 về văn xuôilãng mạn, các nhà phê bình không chỉ nhấn mạnh tới những nội dung lãng mạn, “lítưởng” mà còn khẳng định được nội dung hiện thực là nội dung làm nên giá trị củatác phẩm Có nhà nghiên cứu đã nêu lên những nguyên nhân tạo nên giá trị hiện thựctrong tác phẩm của các cây bút lãng mạn như:

“Do nhu cầu đấu tranh chống giáo lí và tập quán phong kiến khiến tác giả phảilấy tài liệu trong những môi trường và những con người phong kiến để phục vụ chocái chủ đề sáng tác…”

Hay do “Phong trào bình dân, cái thị hiếu của độc giả có đổi thay, sự tấn côngcủa văn phái hiện thực chủ nghĩa và của những người tiến bộ…và đả kích chủ nghĩalãng mạn”

Hoặc “Có phần nào hiện thực là hiện thực vì yêu cầu của nghệ thuật, chứkhông phải là vì xu hướng hiện thực chủ nghĩa”[74; tr 370]

Các nguyên nhân trên không phải không chính xác, song nhà phê bình mới chỉchú ý tới những yếu tố tác động từ bên ngoài tới văn xuôi lãng mạn mà chưa chú ýtới những yếu tố bên trong như: thái độ bất hòa của các cây bút lãng mạn đối vớihiện thực xã hội thối nát, tinh thần dân tộc, thái độ cảm thông, tình cảm chân thànhđối với những người lao động nghèo

2 Những ý kiến liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở giai đoạn sau 1975

Từ 1975 đến nay, tình hình nghiên cứu về văn học thời kì 1932 - 1945 ngàycàng toàn diện, khách quan Mỗi một vấn đề được tìm hiểu, phân tích, soi chiếu từnhiều góc độ và đã có được những thành tựu đáng kể Từ các giáo trình đến các bàiviết về văn học thời kì này đã chú ý tới lịch sử, quá trình hình thành cũng như sự ảnhhưởng tác động qua lại lẫn nhau giữa các khuynh hướng để từ đó khẳng định nhữnggiá trị nhiều mặt của các khuynh hướng, trào lưu cũng như các tác giả, tác phẩm tiêubiểu ở từng thể loại Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú ý tới những ý kiến, nhận địnhliên quan tới nội dung của đề tài nghiên cứu

Năm 1978, trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam (tập V, 1930-1945,

phần I), tác giả Nguyễn Trác đã chú ý tới sự tác động qua lại giữa dòng văn học lãngmạn và dòng văn học hiện thực phê phán: “Ở nước ta, văn học hiện thực phê phánphát triển song song với văn học lãng mạn và có sự tác động qua lại giữa hai dòngvăn học”[94; tr 184]

Trang 19

Năm 1981, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã chú ý tới những yếu tố khóphân định rạch ròi khi xếp một số nhà văn vào các khuynh hướng sáng tác: “Trongthực tế, có những cây bút không thuộc hẳn một “dòng” nào một cách rõ ràng và nhấtquán Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân, Trần Tiêu, và cả Xuân Diệu…tuy cónhiều nét khác nhau, đều có thể xem như thuộc vào số những cây bút “trung gian”như thế.”[96].

Năm 1988, nhóm tác giả Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức, Nguyễn Hoành Khung

trong Lịch sử Văn học Việt Nam cho rằng: “Không nhất thiết, các nhà văn chỉ sử

dụng một phương pháp sáng tác Hơn thế nữa, các khuynh hướng văn học lại khôngthuần nhất và xuất hiện gần như đồng thời nên có những ảnh hưởng qua lại rất phứctạp”.[32; tr 66]

Khi nhận định về văn học hiện thực phê phán, các tác giả đã chỉ ra sự phatrộn, không thuần nhất trong tư tưởng: “Nhìn chung, văn học hiện thực phê phán ViệtNam là một hiện tượng không thuần nhất Trong quá trình phát triển, đôi khi nó bịpha trộn bởi những khuynh hướng lãng mạn và tự nhiên chủ nghĩa” Và “Do có sựtác động qua lại giữa các dòng văn học nên trong văn xuôi hiện thực phê phán cũng

có những yếu tố lãng mạn cách mạng (Những mầm sống, Những giọt sữa của Nguyên Hồng, đôi khi là những yếu tố lãng mạn tiến bộ, Lá ngọc cành vàng của Nguyễn Công Hoan), thậm chí có lúc lại rơi rớt những quan điểm bảo thủ hoặc cải lương phong kiến của chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực (Lấy nhau vì tình của Vũ Trọng Phụng, Cô giáo Minh của Nguyễn Công Hoan)”.[32; tr 96, 97].

Trang 20

Nhận định về công thức “ba dòng” trong các sách văn học sử và các sách giáokhoa Việt Nam trước 1989, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung nhấn mạnh: “Vănhọc lãng mạn và văn học hiện thực phê phán tuy có chỗ khác nhau về chất, có khichống đối nhau gay gắt, song vẫn có những cơ sở thống nhất chung, nên thường cómối liên hệ qua lại, chịu ảnh hưởng của nhau, thâm nhập lẫn nhau tới mức khó phân

ranh giới giữa chúng.”[86; tr 9) Ông cũng đưa ra dẫn chứng: Thời kỳ đầu văn học

lãng mạn có sự phân biệt với khuynh hướng “tả chân”, song “văn học ngày càng pháttriển phức tạp, các dòng đều có sự phân hóa và chúng giao lưu, thâm nhập vào nhau,

có lúc rất khó phân biệt Rõ nhất là trong những năm cao trào Mặt trận Dân chủ ” Nhiều nhà văn lãng mạn đã “hơn một lần” vượt qua ranh giới của dòng lãng mạn để

“nhập vào văn học hiện thực phê phán (Lan Khai, Thạch Lam, Trần Tiêu, Nguyễn

Tuân)” Theo ông, điều đó không xảy ra một cách ngẫu nhiên, cá biệt bởi: “Nhân tố

hiện thực, nhân đạo vẫn có cơ sở trong chiều sâu tư tưởng nghệ thuật của nhiều nhàvăn, nhà thơ lãng mạn”[86; tr 9]

Khi nhận định, đánh giá về sự giao thoa, tương đồng giữa hai khuynh hướng,

đã có sự thống nhất của các nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, NguyễnĐăng Mạnh Từ sự khẳng định ranh giới khó phân định giữa hai khuynh hướng, họcho rằng: không có sự đối lập tuyệt đối và không nên đối lập một cách cực đoan giữahai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực Nhà nghiên cứu HàMinh Đức đã chỉ ra các hiện tượng phát triển xen kẽ giữa hai phương pháp, hai cảmhứng sáng tác hiện thực và lãng mạn trong cùng một tác giả, thậm chí cùng một tácphẩm trong văn học Việt Nam thời kỳ 1930-1945: “Không ai gọi Vũ Trọng Phụng,

Nguyễn Công Hoan là nhà văn lãng mạn nhưng rõ ràng “Dứt tình” của Vũ Trọng Phụng, “Tắt lửa lòng” của Nguyễn Công Hoan lại thiên về tác phẩm lãng mạn Ở

Thạch Lam cũng khó phân biệt qua một số truyện, đâu là hiện thực, đâu là lãng mạn.Ranh giới giữa hai phạm vi này không phải lúc nào cũng rõ rệt, và càng không nênđối lập một cách cực đoan.”[40]

Trang 21

Chú ý tới sự khác nhau trong cách giải quyết mâu thuẫn đời thường qua tácphẩm của một số tác giả trong văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực, nhà nghiêncứu Phan Cự Đệ cho rằng: “Trong sáng tạo nghệ thuật, không có một sự đối lập tuyệt

đối giữa chủ nghĩa lãng mạn tiến bộ và chủ nghĩa hiện thực… Nửa chừng xuân,

Đoạn tuyệt, Đôi bạn… có những cảnh gia đình, những bức tranh xã hội, những chân

dung được quan sát chính xác đến từng chi tiết mà các nhà tiểu thuyết hiện thực cũngkhó lòng vượt qua được” Khi hướng tới phê phán bọn quan lại, trọc phú ở nông thôn

và lễ giáo đại gia đình thì tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn “cũng có những nhân vật được xây dựng bằng bút pháp hiện thực (bà Án, Hàn Thanh trong Nửa chừng xuân,

bà Ba, sư cụ trong Thừa tự, bà Tuần trong Gia đình, bà Phán trong Thoát ly)” Không

chỉ dừng lại ở đó, ông khẳng định: Những yếu tố hiện thực có chiều hướng tăng lên

trong một số tác phẩm trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ mà tiêu biểu là Thạch Lam, Trần Tiêu Truyện ngắn và tiểu thuyết của họ “đánh dấu sự giao lưu giữa văn học

lãng mạn và văn học hiện thực phê phán.”[35; tr 550, 551]

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Giáo trình Lịch sử văn học

Việt Nam 1930-1945 đưa ra ý kiến: “Không nên đối lập và phân cách quá tách bạch,

dứt khoát chủ nghĩa hiện thực với chủ nghĩa lãng mạn trong văn học” và đó chỉ là

“hai khuynh hướng thẩm mỹ khác nhau mà thôi”, mà có thể cả hai khuynh hướng đó

tồn tại trong một tác giả, một tác phẩm.[99; tr 180]

Trần Đình Hượu trong bài viết: Tự lực văn đoàn, nhìn từ góc độ tính liên tục

của lịch sử, qua bước ngoặt hiện đại hóa trong lịch sử văn học phương Đông cũng

đã đề cập tới những yếu tố hiện thực trong cách đặt vấn đề và ý thức nhất quán trong

sáng tác của Tự lực văn đoàn: “TLVĐ lúc đầu cũng nói đến một tình yêu ảo mộng và cao thượng (Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa, và cả Nửa chừng xuân nữa) nhưng

từ Nửa chừng xuân, Lạnh lùng, Đoạn tuyệt vấn đề xung đột giữa tự do yêu đương, tự

do kết hôn với lễ giáo gia đình nổi lên ngày càng gay gắt TLVĐ có ý thức rất nhất

quán trong việc tố cáo việc ràng buộc của gia đình và họ hàng Nếu chỉ nhìn việc chế

riễu Bang Bạnh, Lý Toét, Xã Xệ trên báo Phong Hóa, trao giải thưởng TLVĐ cho

Con trâu, Làm lẽ, Nằm vạ (?) và cách nói đến cảnh tối tăm của những người dân quê

thì thế không phải là họ chỉ nói chuyện yêu đương “chàng” và “nàng” mà đặt ra cảnhững vấn đề của thực tế xã hội khá tiêu biểu Chắc chắn họ không am hiểu việc làngbằng Ngô Tất Tố, không am hiểu phố huyện bằng Nguyễn Công Hoan, nhưng những

vấn đề họ đặt ra không phải vô can, vô bổ, không phải xa thực tế.”[74; tr 48]

Trang 22

Không chỉ dừng lại ở những nhận định chung về những yếu tố giao thoa giữahai khuynh hướng, khi nghiên cứu về các tác giả cụ thể, các nhà nghiên cứu cũng chỉ

ra những yếu tố giao thoa về tư tưởng và nghệ thuật

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh gặp gỡ nhautrong những ý kiến bàn về Thạch Lam

Nguyễn Hoành Khung cho rằng: “Cho đến nay, việc xếp Thạch Lam vào dòngvăn học lãng mạn hay hiện thực phê phán vẫn còn làm phân vân các nhà văn học sử”.Ông cũng chỉ ra nguyên nhân của sự “phân vân” đó: Viết về xã hội nghèo khổ,những sáng tác của Thạch Lam “vừa là hiện thực phê phán, vừa man mác ý nghĩa

nhân bản.” Và “trong thế giới nghệ thuật của Thạch Lam còn có những bức tranh

buồn thảm về số phận khốn khổ của người lao động nghèo… Thạch Lam đặc biệtquan tâm, cảm thông và xót thương đối với cuộc đời vất vả mòn mỏi của người phụ

nữ nghèo.”[86; tr34]

Nguyễn Đăng Mạnh xếp Thạch Lam vào những cây bút “trung gian”, đứnggiữa ranh giới của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn: “Thạch Lam là tác giả

để lại nhiều tác phẩm xuất sắc ở hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực Khuynh

hướng nổi trội hơn của nhà văn này là lãng mạn, nhưng những truyện: Nhà mẹ Lê,

Một đời người, Đói, Một cơn giận lại là những tác phẩm hiện thực - một chủ nghĩa

hiện thực trữ tình”[99; tr 63]

Trang 23

Nhận định về tiểu thuyết của Khái Hưng, nhà nghiên cứu Nguyễn HoànhKhung khẳng định: Khi tuyên chiến mạnh mẽ với lễ giáo phong tục phong kiến chàđạp tình yêu, hạnh phúc cá nhân, tác phẩm phản ánh mối xung đột “mới - cũ” đangtrở nên gay gắt, lan rộng trong đời sống thành thị khi đó Ở mảng tiểu thuyết đi vào

sinh hoạt phong tục gia đình phong kiến (Gia đình, Thừa tự, Thoát ly), “ngòi bút

quan sát tinh tế, sắc sảo, vốn sống tự nhiên phong phú… được phát huy để lại nhữngchương sách giàu chất hiện thực, có giá trị như những thước phim tư liệu cần thiết vềlối sống của những gia đình Việt Nam hủ lậu trước kia.” Về một số nhân vật phảndiện tiêu biểu, ông nhấn mạnh: Khái Hưng “đặc biệt thành công trong các nhân vậtphụ nữ, chẳng những ở những nhân vật “gái mới”… mà cả những nhân vật phụ nữphái cũ, tiêu biểu cho tâm lý, lối sống gia đình cũ, với vai trò chi phối gia đình của

họ Những bà Án (Nửa chừng xuân), Nga (Gia đình), bà Ba (Thừa tự), bà phán Trinh (Thoát ly) đều rất thật, rất sống Đó là những hình tượng của chủ nghĩa hiện thực.”[86; tr 28,29,30].

Nhận định về những sáng tác “lạc dòng” của Nguyễn Công Hoan - kiện tướngcủa trào lưu hiện thực phê phán, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung cũng chỉ ra

sự giao thoa giữa hai yếu tố lãng mạn và hiện thực: Tiểu thuyết Tắt lửa lòng của Nguyễn Công Hoan “là một truyện tình lãng mạn lâm ly đầm nước mắt, song Tắt lửa

lòng còn có khuynh hướng phê phán xã hội rõ rệt”[86; tr 44].

Trang 24

Nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền với công trình Chủ nghĩa hiện thực trong

văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, đã có những kết luận xác đáng, khẳng định

những thành tựu nổi bật và đóng góp quan trọng của các nhà văn hiện thực trong quátrình hiện đại hóa văn học dân tộc Chúng tôi đặc biệt chú ý tới các nhận định chínhxác, tinh tế về Nam Cao – cây bút xuất sắc nhất trào lưu hiện thực phê phán ở chặngcuối (1940-1945) Ông nêu bật những cách tân về nội dung và nghệ thuật phản ánh

cuộc sống trong tiểu thuyết Sống mòn: Chú ý tới tính cách và thân phận những trí

thức nghèo trong xã hội cũ, cốt truyện nới lỏng, kết cấu độc đáo (kết hợp linh hoạtnhiều kiểu kết cấu: kết cấu lắp ghép, kết cấu đa tuyến, kết cấu mở, trong đó kiểu kếtcấu dựa trên cơ sở quá trình phát triển tâm lí nhân vật giữ vai trò chủ đạo) Chú ý tớiyếu tố nghệ thuật nổi bật của Nam Cao, ông cho rằng: “Phân tích tâm lý là một trongnhững phương diện quan trọng của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa” Từ

đó đưa ra kết luận quan trọng: “Nam Cao, một mặt, có thể là đã thừa kế được thành

tựu của nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du qua Truyện Kiều, của các nhà văn

lãng mạn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam… qua những tiểu thuyết và truyệnngắn với những trang phân tích tâm lý tinh tế, hấp dẫn Mặt khác, hiển nhiên là ôngcũng tiếp thu được những thành tựu nghệ thuật miêu tả tâm lý của các nhà văn lớn

trên thế giới.”[123; tr 480] Ở cấp độ khác, ông khẳng định: “Theo dõi quá trình hiện

đại hóa của tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam, thì trào lưu văn học lãng mạn cũng

có những tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó, nghệ thuật miêu tả tâm lý đạt đến một

trình độ cao Tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn với những Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng

xuân,… của Khái Hưng một thời làm say đắm lòng người bởi những trang phân tích,

diễn tả tinh tế và tài hoa những cảm xúc yêu đương, những cảm giác bâng khuâng,

thoáng vui, thoáng buồn trong tâm hồn nhân vật Bướm trắng của Nhất Linh được

coi là cuốn tiểu thuyết rất hiện đại trong cách thể hiện tâm lý con người Tác giả đãlấy tâm lý nhân vật làm đối tượng trực tiếp của sự miêu tả, đã diễn tả và phân tíchnhững diễn biến phức tạp của những mảnh tâm trạng cá nhân Thế giới nội tâm củacon người cá nhân hiện lên khá phong phú và phức tạp.”[123; tr 481] Theo Trần

Đăng Suyền: “Với Sống mòn, Nam Cao đã hoàn thiện qua trình hiện đại hóa của tiểu

thuyết hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 Đến đây, về phương diện nghệ thuật,

có sự gặp gỡ giữa tiểu thuyết hiện thực phê phán với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn Tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh, Đẹp của Khái Hưng cùng với tiểu thuyết Cai

của Vũ Bằng”[123; tr 283, 284]

Trang 25

Nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền cho rằng, ngòi bút Nam Cao vừa phát huyđược thế mạnh của chủ nghĩa hiện thực vừa đặc biệt nhạy cảm với vấn đề con người

- miêu tả và phân tích tinh tế, sâu sắc thế giới nội tâm của nhân vật, cái vốn là ưu thế,

là “sở trường của các cây bút lãng mạn chủ nghĩa” Nam Cao là nhà văn đã “kết tinhđược những thành tựu và thế mạnh của cả chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thựctrong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX”[123; tr 482]

Sự chuyển hướng trong cảm quan hiện thực đã được nhà nghiên cứu Lê ThịDục Tú phát hiện khi chú ý tới truyện ngắn của Khái Hưng trong những năm 1939-1940: “Bên cạnh tình yêu, đề tài về người bình dân cũng là một mảng đề tài chínhtrong truyện ngắn Khái Hưng Phần lớn các truyện ngắn viết về đề tài này ra đời

trong thời kì cao trào đấu tranh Mặt trận Dân chủ diễn ra sôi nổi Quần chúng lao

động dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đứng lên đòi quyền tự do dân chủ, đòi cơm áo.Người lao động đã bước lên vũ đài chính trị một cách công khai Vai trò, vị trí củangười lao động trở nên quan trọng trong xã hội Vì thế vấn đề người lao động, ngườibình dân, được nhiều nhà văn chú ý Chân dung “người lao động, người nhà quê"xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học và báo chí thời kỳ này Chịu sự tác

động (trực tiếp hoặc gián tiếp) của phong trào, Tự lực văn đoàn phân hoá theo hướng tiến bộ Báo Ngày Nay của Tự lực văn đoàn mở mục Bùn lầy nước đọng đăng một số

phóng sự điều tra về nông thôn, sau đó đăng một số truyện ngắn về nông thôn và

người nông dân như Con trâu, Sau lũy tre Các cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn

chuyển từ lãng mạn sang hiện thực Khái Hưng viết một loạt truyện mang đậm chất

hiện thực: Cái Ve, Anh phải sống, Người vợ mù, Dưới ánh trăng, Đào mơ, Hòn Gay,

Biến đổi, Cô hàng nước đều đề cập đến số phận của những người dân nghèo”.

[135]

Gần đây, một số nhà nghiên cứu hải ngoại cũng chú ý tới sự giao thoa giữacác khuynh hướng văn học Đáng lưu ý là những ý kiến của Nguyễn Hưng Quốc khinhìn nhận sự xâm nhập của các khuynh hướng là một thực tế trong đời sống văn học.Với cách nhìn ấy, giao thoa giữa các khuynh hướng nghệ thuật như một hiện tượng

“xâm lấn”, “tràn bờ” và giao thoa như một ý thức nghệ thuật tự giác

Tiểu kết chương 1

Trang 26

Từ những khảo sát có tính chất tổng thuật trên đây, chúng tôi nhận thấy vấn đềtìm hiểu sự giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn học lãng mạn và vănhọc hiện thực trong văn xuôi 1932 - 1945 đã được đề cập rải rác trong một số côngtrình nghiên cứu Song rõ ràng, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nêu vấn đề màchưa tập trung lý giải một cách cặn kẽ, có hệ thống Tiếp thu thành quả nghiên cứucủa những người đi trước, chúng tôi lựa chọn và triển khai đề tài này mong muốn tìmhiểu toàn diện, cụ thể và hệ thống một vấn đề khoa học còn khá mới mẻ và hấp dẫn.

Trang 27

2

CƠ SỞ XÃ HỘI, VĂN HÓA CỦA SỰ GIAO THOA VĂN HỌC

3 Khái niệm giao thoa, giao thoa văn học

1 Khái niệm giao thoa

Giao thoa là một khái niệm được sử dụng trong vật lí chỉ sự chồng chập của

hai hay nhiều sóng mà tạo ra một hình ảnh sóng mới Giao thoa thông thường liên quan đến sự tương tác giữa các sóng mà sự tương quan hoặc kết hợp với nhau có thể

là do chúng cùng được tạo ra từ một nguồn hoặc do chúng có cùng tần số hoặc tần số

rất gần nhau Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, Giao thoa là “Hiện tượng xảy

ra khi hai chấn động có tần số bằng nhau chồng lên nhau, có thể làm cho ánh sánghay âm mạnh lên, hoặc yếu đi đến triệt tiêu.” (tr 432, Nxb KHXH, HN, 1977) Trong

thực tế cuộc sống, thuật ngữ Giao thoa cũng được sử dụng rộng rãi hơn khi nói tới sự

gặp gỡ, tương đồng trong hình thức, tính chất khi so sánh các sự vật, hiện tượng Một

thuật ngữ khác rất gần với thuật ngữ giao thoa cũng thường được sử dụng là Giao

lưu Thuật ngữ Giao lưu chú ý nhiều tới yếu tố bên ngoài, ý muốn của chủ thể trong

hoạt động giao tiếp (giao lưu để học hỏi, hoặc thể hiện mình), chưa chú ý tới phảnánh được yếu tố ngẫu nhiên bên trong Vì vậy, trong luận án, chúng tôi vận dụng

thuật ngữ Giao thoa với ý thức làm sáng rõ những yếu tố tương đồng, gặp gỡ trên

tinh thần chú ý tới các yếu tố chủ quan và khách quan mang tính quy luật

2 Khái niệm giao thoa văn học

Trang 28

Giao thoa trong văn học là một hiện tượng xuất hiện trong quá trình tiếp nhận,

hấp thụ và kết tinh giữa các nền văn học Nó diễn ra ở các cấp độ khác nhau Có thểxuất hiện giữa văn học của các châu lục, các khu vực, các nước, các vùng, miền…hoặc trong một nước giữa các thời kì văn học khác nhau Nó có cả trong văn học dângian và văn học viết Theo nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh, ta có thể bắt gặp kiểu

truyện Tấm Cám trong truyện cổ tích của nhiều nước trên thế giới như: truyện Cô bé

lọ lem (Pháp), truyện Cô tro bếp (Đức), truyện Nêang Kantoc (Căm-pu-chia), truyện Nàng Diệp Hạn (Trung Quốc), truyện Con cá vàng (Thái Lan)… Trong văn học Việt

Nam, kiểu truyện Tấm Cám có trong văn học của dân tộc Tày (truyện Tua Gia Tua

Nhi), dân tộc Thái (truyện Ý Ưởi Ý Noọng), dân tộc Mông (truyện Gầu Nà Gầu Rềnh), dân tộc H’ Rê (truyện Ú và Cao)… [78] Ta cũng dễ thấy mối liên hệ gần gũi

giữa các tác gia lớn trong văn học Việt Nam qua các thời kì khác nhau trong lịch sửphát triển văn học như: Phạm Thái, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,Tản Đà, Nguyễn Tuân Cũng có thể thấy được sự gặp gỡ trong tác phẩm của Vũ

Trọng Phụng (Giông Tố) với tác phẩm của Tào Ngu (Lôi Vũ), mặc dù Vũ Trọng

Phụng chưa từng tiếp cận với tác phẩm của tác giả Trung Quốc này Có nhà nghiêncứu cho rằng, có thể do hai tác giả này có hoàn cảnh sống giống nhau (dù cách xanhau về thời gian và ở hai quốc gia khác nhau) nên có sự gặp gỡ trong cảm hứngsáng tạo và ý thức phản ánh xã hội Giao thoa nghệ thuật là một hiện tượng phức tạp,khó có thể đưa ra một quan niệm đầy đủ về hiện tượng này Theo cách hiểu của

mình, trên cơ sở của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi quan niệm về Giao thoa

văn học như sau:

Giao thoa văn học là một hiện tượng phức tạp diễn ra trong đời sống văn học.

Ở đó có sự gặp gỡ, sự trùng hợp về cái nhìn và cách thể hiện đời sống, con người của

những nghệ sĩ Giao thoa văn học thường được biểu hiện trên các phương diện

xuyên suốt quá trình sáng tạo sau: Sự gặp gỡ, trùng hợp về cảm hứng sáng tạo, nộidung phản ánh, kiểu nhân vật và phương thức, biện pháp nghệ thuật phản ánh

Trang 29

Giao thoa văn học không đơn giản, một mặt xuất phát từ ý thức của những

người nghệ sĩ, mặt khác đó còn là sự gặp gỡ ngẫu nhiên - gặp gỡ trong vô thức, tự

nhiên Giao thoa văn học không phải là quá trình đánh mất hay phá vỡ những

nguyên tắc phản ánh cuộc sống của mỗi khuynh hướng mà là sự thâm nhập lẫn nhaumột cách tự nhiên Cũng có khi là sự xâm lấn “tràn bờ” giữa các khuynh hướng, cáctác giả do tác động của bối cảnh lịch sử, xã hội cụ thể hay do sự vận động, trảinghiệm trong quá trình chiếm lĩnh cuộc sống của các nhà văn Không phải thời điểmnào cũng xuất hiện hiện tượng giao thoa giữa các khuynh hướng trong văn học, điềunày chỉ diễn ra khi gặp những điều kiện thích hợp Cũng không phải hiện tượng giaothoa văn học nào cũng sẽ tạo ra những hiệu ứng tốt đẹp, tích cực mà chỉ khi các yếu

tố giao thoa cùng hướng tới những giá trị nhân bản

4 Kết cấu xã hội và những tư tưởng tình cảm mới

Chính sách cai trị của thực dân đã tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội, ảnhhưởng và chi phối ngày càng sâu rộng tới đời sống sinh hoạt, tư tưởng tình cảm vàquan điểm thẩm mỹ của các tầng lớp trong xã hội từ thành thị tới nông thôn Sự thayđổi này mang tính quy luật, phù hợp với thực tế khách quan của đời sống

3 Kết cấu xã hội mới

Trang 30

Những năm 30 của thế kỉ XX, ở Việt Nam, giai cấp phong kiến đã mất vai tròlãnh đạo đất nước và trở thành tay sai đắc lực của thực dân Đến thời điểm này, chínhquyền thực dân đã can thiệp khá sâu vào Đông Dương nói chung và Việt Nam nóiriêng Nhằm đặt cơ sở cho chương trình khai thác lâu dài, thực dân Pháp vừa duy trìgiai cấp phong kiến, vừa thi hành một loạt các biện pháp tài chính, kinh tế áp đặt, độcquyền đối với xứ thuộc địa Để phục vụ công cuộc khai thác, vơ vét kinh tế, thực dânchủ trương mở rộng mạng lưới giao thông giữa các vùng miền Việc mở mang giaothông đã tạo đà cho sự phát triển nhiều mặt của xã hội Sự trao đổi trong quá trìnhthông thương, buôn bán hàng hóa đã hình thành nhiều thành thị tư bản chủ nghĩa (SàiGòn, Hà Nội, Hải Phòng), các thành phố công nghiệp mới (Nam Định, Vinh), các thịtrấn lớn nhỏ thuộc huyện, tỉnh lị Khác với đô thị cũ của nhà nước phong kiến, nhữngchợ lớn trao đổi hàng hóa có tính chất địa phương (tự cung tự cấp), phục vụ cho mộtnhóm quý tộc quan lại với lối sống phong kiến vương giả, đây là những đô thị kiểumới có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực, phương diện Đôthị giờ đây là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự… của nhà nước thực dânvới tính chất và nhịp sống mới.

Trước hết, đô thị là thị trường trao đổi, lưu thông hàng hóa giữa các vùngmiền Thị trường này ngày càng phát triển mạnh mẽ với việc nhập khẩu và phân bốnhững mặt hàng công nghiệp, công nghiệp phẩm của phương Tây mà chủ yếu là củathực dân Pháp Đồng thời đô thị là trung tâm xuất khẩu tài nguyên và hàng nông sản,thủ công mỹ nghệ của Việt Nam Từ đây, công nghiệp phẩm, hàng tiêu dùng đượcđưa về nông thôn, hoặc các thị xã, thị trấn… và ngược lại Chỉ xét trong lĩnh vựckinh tế, đô thị cũng đã giữ vai trò quan trọng, chi phối mạnh tới đời sống xã hội vàngày càng thay đổi theo hướng tư sản hóa để phù hợp với công cuộc khai thác thuộcđịa của thực dân

Trang 31

Không chỉ giữ vai trò chi phối trong lĩnh vực kinh tế, đô thị trở thành trungtâm quân sự, chắnh trị, văn hóa của cả nước Đô thị đã khác trước về bản chất Đókhông chỉ là nơi sống của tầng lớp quý tộc phong kiến mà đã trở thành trung tâmquyền lực của thực dân, chi phối nhiều mặt đời sống xã hội Xã hội thị thành thay đổinhanh chóng, mạnh mẽ trong đời sống chắnh trị, văn hóa, kinh tế Về chắnh trị, vănhóa, cuộc sống người dân đô thị chịu ảnh hưởng trực tiếp chắnh sách bảo hộ của thựcdân Làm quen và tiếp thu với lối sống ngày càng hiện đại, cái nhìn và quan điểm của

họ về cuộc sốngẦ có sự đổi mới rõ rệt theo chiều hướng vận động của xã hội tư sản,

xã hội đồng tiền Ảnh hưởng của triều đình phong kiến đối với cuộc sống đô thị đãtrở nên mờ nhạt Quan hệ xã hội bề bộn đã làm mờ nhạt quan hệ trật tự thứ bậc củatôn ti họ hàng Giờ đây, chi phối trực tiếp cuộc sống của họ là những ông chủ tư bản,

là đồng tiền và khả năng thắch ứng mau lẹ trong xã hội đồng tiền Ộngười khôn củakhóỢ

Xã hội Việt Nam trước cách mạng cùng song song tồn tại hai chế độ: thực dân

và phong kiến, quyền lực tập trung trong tay thực dân Tuy nhiên, sự chi phối và sứcảnh hưởng của chắnh quyền thực dân tới đời sống chắnh trị, văn hóaẦ đối với từngvùng (nông thôn và thành thị), từng miền (Bắc, Trung, Nam) có sự khác nhau Ởnông thôn, vai trò và ảnh hưởng của triều đình phong kiến vẫn chi phối nặng nề đờisống xã hội bởi sự tồn tại của cả hệ thống cường hào, quan lại, địa phương Ở bìnhdiện xã hội, nông thôn vẫn tồn tại mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến và người nôngdân Ở bình diện văn hóa, nông thôn Việt Nam là thành lũy vững chắc của lễ giáo cổ

hủ Những hủ tục, lề thói quái gở đã trở thành một trong những nguyên nhân cơ bảnđẩy cuộc sống người nông dân vào bước đường cùng Bên cạnh đó, giai cấp phongkiến địa phương vận dụng và duy trì những hủ tục đó như một phương tiện kiếm ănhiệu quả cũng là nguyên nhân khiến cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng thêthảm hơn Song cũng không thể phủ nhận, diện mạo đời sống văn hóa nông thôn đãdần thay đổi (dù rất chậm) bởi ảnh hưởng của đô thị và sự xuất hiện ngày càng nhiềuhàng hóa phương Tây Đô thị với lối sống theo chiều hướng hiện đại trở thành môitrường hấp dẫn người nông dân với nhiều điều mới lạ Từ cách xưng hô, cách ăn mặcđến cách hưởng thụ, kiếm tiềnẦ của đô thị đã trở thành tiêu chắ học đòi của những

kẻ có tiền ở nông thôn Không tồn tại được ở làng quê, những nông dân nghèo đãphải ra đô thị kiếm sống bằng nhiều thứ nghề khác nhau như cu li, chạy bàn, buônbán vặtẦ, có chân trong tầng lớp thị dân

Trang 32

Như quy luật tất yếu, chính sách khai thác thuộc địa và sự ra đời của những đôthị mới kéo theo những biến động lớn trong kết cấu xã hội Kết cấu xã hội phongkiến vẫn tồn tại và được duy trì chủ yếu ở nông thôn Kết cấu xã hội theo hướng tưsản xuất hiện và được duy trì chủ yếu ở các đô thị kiểu mới Cả hai được thực dân vàphong kiến chấp nhận, bảo vệ tương ứng với vị trí của nó trong thể chế mà quyền lựctập trung trong tay thực dân Chính vì vậy, xã hội xuất hiện nhiều giai tầng mới, cóquan hệ phụ thuộc vào thực dân và quan hệ khác trước với triều đình phong kiến

Để phục vụ cho bộ máy cai trị, thực dân cần đến những người bản xứ giúpviệc (công chức, môi giới buôn bán, cung cấp thực phẩm…) và đối tượng này ngàycàng phát triển đông đảo trong hai cuộc khai thác thuộc địa, hình thành nhiều giaitầng mới trong xã hội Tư sản hình thành từ tầng lớp thị dân phát triển lên do buônbán, hoặc từ quý tộc phong kiến phát triển lên và tồn tại yếu ớt, phụ thuộc vào thựcdân bởi chính sách độc quyền kinh tế Do cuộc sống và quyền lợi phụ thuộc vào thựcdân, do có mối quan hệ mật thiết với phong kiến, giai cấp tư sản đã cấu kết với thựcdân, phong kiến để đàn áp phong trào cách mạng, bóc lột người lao động Về cơ bản,bản chất của giai cấp này là phản động

Trang 33

Do nhu cầu của chế độ thực dân nửa phong kiến, tầng lớp tiểu tư sản xuất hiện

và tác động mạnh tới sự biến động của xã hội thị thành Đây là tầng lớp đông đảo,phức tạp bao gồm những trí thức (học sinh, văn sĩ, giáo chức trường tư, viên chức),những tiểu thương, thợ thủ công…, những bồi bàn, kép hát, con sen, gái điếm… vàluôn phân hóa, phức tạp bởi đời sống bấp bênh, bữa no bữa đói Một bộ phận củagiai tầng này có xuất thân từ nông thôn Cuộc sống chốn làng quê ngày càng kiệtquệ, tiêu điều bởi thực dân phong kiến, một số người phải rời bỏ gia đình, làng mạc

để kiếm sống Kẻ đi phu, người đi lính và không ít người ra chốn thị thành trở thànhthị dân nghèo Phần đông, giai tầng này là trí thức làm việc trong các công sở củathực dân… Đây là giai tầng phát triển mạnh mẽ, ngày càng đông đảo trong xã hội(thống kê niên giám của Đông Dương, năm 1932-1933 số trí thức tân học bao gồmhọc sinh, sinh viên, viên chức đã lên tới trên 35 vạn người) Tính chất phức tạp củagiai cấp này thể hiện ở nhiều mặt trong đời sống và có ảnh hưởng nhiều đến thái độchính trị của họ Về kinh tế: mức độ sinh hoạt, địa vị xã hội ít nhiều khác nhau, cókhoảng cách khác nhau trong đời sống đã ảnh hưởng tới thái độ đối với giai cấpthống trị, đối với giai cấp nông dân, với phong trào cách mạng Về chính trị cũngnhư về văn hoá… tầng lớp tiểu tư sản là môi trường của nhiều xu hướng khác nhau

và ngay ở từng xu hướng cũng có sự bấp bênh, không thuần nhất Trước sự tàn bạocủa thực dân phong kiến, những con người mang nặng ý thức hệ tư sản trở nên hoangmang và tìm cách thoả thiệp với thực dân hoặc hướng tới giải phóng dân tộc "bằngmấy câu thơ ca, một bài văn chương… một vài tờ báo có tính chất tư sản cải lương"(Lê Duẩn) Cuộc sống của họ phụ thuộc vào xã hội thị thành, vào chính quyền bảo

hộ và “ít nhiều có quyền tự do của đời sống thành thị tư sản”[32; tr 12]

Giai cấp công nhân ra đời cùng với công cuộc khai thác thuộc địa của thựcdân Đây là giai cấp có quan hệ ruột thịt với nông dân, vô sản và chịu nhiều tầng lớp

áp bức bóc lột nhất Giai cấp công nhân ngày càng phát triển đông về số lượng, mạnh

về chất lượng bởi công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Mặc dù bị bóc lột,hành hạ tàn bạo, song họ là giai cấp lao động và sinh hoạt có tổ chức, có kỷ luật vàluôn tiếp cận với giai cấp vô sản thế giới… Những yếu tố trên đã tạo phẩm chất đặcbiệt và thái độ căm thù thực dân phong kiến của giai cấp công nhân Đặc biệt, khiĐảng ra đời, giai cấp công nhân trở thành giai cấp tiên phong trong phong trào đấutranh giải phóng dân tộc, xóa bỏ phong kiến

Trang 34

Hiện diện ở nông thôn là cuộc sống của giai cấp phong kiến và nông dân Về

cơ bản, quan hệ sản xuất phong kiến, gia trưởng vẫn tồn tại với sự đối lập chủ yếugiữa quyền lợi của giai cấp nông dân và quyền lợi của giai cấp phong kiến Song với

sự tác động mạnh mẽ của biến động xã hội, nông thôn cũng có sự biến đổi đáng kể.Cuộc sống của nông dân ngày càng bần cùng bởi chính sách vơ vét kinh tế của thựcdân và sự bóc lột của cường hào địa phương Họ phải đối diện với những tai họa dosưu cao thuế nặng, cường hào ức hiếp, do vay nặng lãi, hạn hán, lũ lụt…, mê tín dịđoan Nhiều người không chống chọi được phải rời bỏ quê hương để đi phu, đi línhhoặc ra đô thị kiếm sống bằng nhiều nghề mạt hạng

Giai cấp phong kiến khiếp nhược trước sức mạnh của thực dân, trở thành taysai đắc lực và ngày càng thối nát Quan lại, từ trên xuống dưới ra sức làm việc chochính quyền thực dân để giữ được phẩm hàm và quyền lợi Con đường tiến thân củaquan lại giờ đây gắn liền với hành động bán nước, đút lót, xu nịnh… Giai cấp phongkiến đã mất vai trò lãnh đạo đất nước, lung lay tới tận gốc rễ, mục ruỗng tới tậnxương tủy và ngày càng lạc hậu, lỗi thời Chốn làng quê, những lý trưởng, chánhtổng trước đây chỉ là những kẻ giúp việc cho thân hào, quan lại thì giờ đây trở thànhnhững nhân vật có quyền lực thật sự, được quan Tây bảo vệ và dung túng Quan lạiđịa phương xuất thân từ nho học chịu cảnh lép vế trước bọn quan lại mới (quan lạitiến thân bằng đồng tiền…) Quyền lực của nhà nước phong kiến thực chất đã rơi vàotay thực dân và kéo theo đó là sự rạn vỡ, thay đổi trong đời sống sinh hoạt nông thôn.Những tôn ti, trật tự ở chốn làng quê thay đổi phụ thuộc vào sức mạnh của đồng tiền,tập trung trong tay những kẻ có tiền, có quyền Có tiền, người ta có thể mua được

chức lí cựu (Góc chiếu giữa đình), mua được quyền lực, phẩm hàm, vào viện dân

biểu, trở thành nghị viên… Giờ đây, những kẻ dốt nát nhưng có tiền, chấp nhận làmtay sai đã trở thành ông, thành bà, những đấng bậc được vị nể Và ngược lại, nhữngngười có học, những thân hào nặng lòng với truyền thống trở nên lép vế, lỗi thời

Trang 35

Xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đang chuyển mình một cách đau đớnsang hướng tư sản Đó là xã hội đầy biến động, phù hợp với chính sách cai trị lâu dài,

vơ vét của cải của thực dân Nhân dân lao động là giai tầng phải gánh chịu nhữnghậu quả thê thảm nhất do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân phong kiến Bêncạnh đó, sự biến động của xã hội vô hình chung cũng đã tạo nên những chuyển biếntích cực trên một số mặt Sự ra đời của những đô thị kiểu mới, những trung tâm kinh

tế có sức hút mạnh mẽ và chi phối sâu rộng đời sống xã hội Việc buôn bán và pháttriển giao thông không chỉ tạo ra một thị trường thống nhất mà còn phá vỡ chính sách

bế quan tỏa cảng của phong kiến Cùng với đó, sự ra đời của nhiều giai tầng mới làmbiến đổi kết cấu xã hội, tạo điều kiện cho xã hội dần thoát khỏi cái lạc hậu, bảo thủ,

mở ra cơ hội cho cái mới phát triển theo hướng đổi mới, hiện đại

4 Sự nảy nở những tư tưởng, tình cảm mới

Với chính sách kinh tế vơ vét của cải tài nguyên, thực dân đã biến Việt Namthành xứ “bờ xôi ruộng mật” và là một thị trường lớn tiêu thụ hàng hóa của chúng.Các đô thị mới ra đời trở thành những thị trường lớn, thông thương suốt ba miềnBắc, Trung, Nam Ở các đô thị lớn, các thị xã, thị trấn, người dân đã tiếp xúc với lốisống văn minh tư sản và lối sống này đã tạo ra những biến đổi lớn trong sinh hoạt.Các chàng trai thị thành giàu sang đua nhau mặc Âu phục với những đôi giày da đen

bóng Các cô gái Bắc kỳ trước kia “đội nón thúng quai thao, bỏ tóc đuôi gà, dép sơn cong cớn, quần áo thâm lượt thượt, bộ xà tích bạc bên hông với hàng tá chìa khóa”, thì nay đã “bỏ dép, bỏ nón, dùng giày mõm nhái, ô đen…” Cuối thập kỷ 20, “người

ta thấy xuất hiện nhiều cô thiếu nữ Hà thành mặt đánh phấn, đôi mày vọng nguyệt kẻbằng mực bút tàu, giày cao gót, những cô “tân tiến” nhất còn đi “xe lếch”, chơi pinhpông, ten nít…”[79; tr 22]

Trang 36

Nhịp sống trong xã hội thay đổi theo sự vận động của cơ chế mới - cơ chế của

xã hội đồng tiền và quyền lực, phù hợp với chính sách vơ vét kinh tế của thực dân.Giờ đây, thay cho nhịp sống bình lặng là cuộc sống sôi động, bon chen, gấp gáp củanhiều giai tầng trong thị trường buôn bán lớn Để có tiền, người ta phải tạo dựngnhiều mối quan hệ, phải làm nhiều nghề để kiếm sống Tầng lớp trí thức, kẻ thì làmcông chức phục vụ cho bộ máy thực dân, giúp việc cho các hãng buôn, người thì làmbáo, viết văn, gia sư… Cuộc sống của người nông dân lưu tán đến chốn thị thànhbám vào gánh hàng rong, cửa hàng nhỏ hoặc sống qua ngày bằng nghề bồi bàn, phu

xe, vú em, và không ít người trở thành lưu manh, gái điếm Dù làm nghề gì, để mưusinh trong xã hội mà quyền lực và đồng tiền ngự trị, những cư dân mới của thành thịphải thích ứng với nhịp sống mới, phải luôn luôn động, chạy theo guồng máy nhộnnhịp, xô bồ với các mối quan hệ chằng chịt của xã hội thị thành

Những đổi thay đó diễn ra từ đô thị tới nông thôn ở các mức độ khác nhau, vớicác tốc độ khác nhau song không phải không có sự kháng cự (dù là nhỏ) của ngườidân vốn mang nặng ý thức hệ tư tưởng phong kiến Trong quan niệm và cách nhìnnhận của một số nhà nho có tinh thần dân tộc thì cái mới xuất hiện cùng với sự xâmlược của thực dân nên không được ủng hộ, bị bài bác Song văn hóa, văn minhphương Tây với sức hấp dẫn của nó, thâm nhập, phát triển ngày càng mạnh mẽ đãtạo ra cuộc cách mạng trong đời sống tinh thần của người dân Nhà phê bình HoàiThanh đã lý giải quá trình thâm nhập và tác động này một cách chính xác: “…nóilàm sao cho xiết những điều thay đổi về vật chất, phương Tây đã đưa tới giữa chúngta! Cho đến những nơi hang cùng ngõ hẻm, cuộc sống cũng không còn giữ nguyênhình ngày trước Nào dầu tây, diêm tây, nào vải tây, chỉ tây, kim tây, đinh tây Đừngtưởng tôi ngụy biện Một cái đinh cũng mang theo nó một chút quan niệm củaphương Tây về nhân sinh, về vũ trụ, và có ngày ta sẽ thấy thay đổi cả quan niệm củaphương Đông.”[131; tr 16]

Trang 37

Trước 1930, nhà nho - đại diện tiêu biểu cho hệ tư tưởng phong kiến (lựclượng sáng tác chủ yếu) đã mất niềm tin vào triều đình, hoài nghi với sách vở thánhhiền trước sức mạnh của thực dân và xã hội đồng tiền Bên cạnh đó, do được tiếp xúc

với Tân thư, tầm mắt được mở rộng đã dần nhận ra sự lỗi thời của tư tưởng phong

kiến trong sự so sánh với thế giới Với họ, đạo Khổng với những giáo huấn về đạotrời, đạo quân - thần, thầy - trò, cha - con giờ đã không hợp thời và ngày càng trở nên

xa vời, sáo rỗng Thay vào đó là những quan niệm mới, thể hiện tư tưởng duy tântheo chiều hướng dân chủ tư sản Những nhà nho tiến bộ có tinh thần dân tộc, yêunước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền… đã đoạn tuyệthoặc xa rời tư tưởng trung quân ái quốc để đến với tư tưởng yêu nước mới: Duy tân

để tự cường Tư tưởng yêu nước giờ đây là hành động chống thực dân, là ý thức duytân với các hành động cách mạng, cải cách xã hội trên tinh thần dân chủ Trước họangoại xâm, họ kêu gọi người dân đoàn kết, đấu tranh giành độc lập với ý thức nhấtquán về quyền làm chủ: Nước là sản nghiệp của cha ông gây dựng nên bằng xươngmáu, mồ hôi, nước mắt:

“Nghìn, muôn, ức, triệu người chung góp,

Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà,

Người dân ta, của dân ta,

Dân là dân nước, nước là nước dân.”

Và niềm lạc quan vào tương lai: Cốt người trong nước cùng nhau một lòng:

“Nếu cả nước đồng lòng như thế,

Việc gì coi cũng dễ như không

Không việc gì việc không xong,

Nếu không xong, quyết là không có trời.” (Hải ngoại huyết thư - Phan Bội

Châu)

Trang 38

Một số khác gửi gắm tinh thần yêu nước của mình vào hành động bài bác triệt

để tất cả những gì liên quan tới thực dân (cấm con cái không được học tiếng Pháp,học trường của Pháp…), nhưng họ cũng thấy rõ sự thất thế, lỗi thời của đạo Khổngtrước sự xâm nhập, phát triển của lối sống văn minh tư sản Do sợ hãi, nhiều ngườilặng lẽ lui về ở ẩn, nuối tiếc về một thời vàng son trong quá khứ, sống vô tráchnhiệm với thời cuộc Cũng có người bước vào cuộc sống sôi động với cách làm quenvới các nghề viết văn, làm báo, dịch thuật… như những cây bút Tây học đương thời

Có tinh thần dân tộc song chưa dám làm cách mạng nên họ thường gửi gắm, thể hiệnkhéo léo thái độ bất hòa với xã hội của mình qua sáng tác văn học và báo chí Cũngkhông ít nhà nho, vì mưu cầu danh lợi, địa vị đã vứt bỏ khí tiết, danh dự hùa vào cangợi, tâng bốc và trở thành tay sai đắc lực cho bộ máy tuyên truyền của thực dân.Với bọn nho này, tư tưởng bán nước, phản động đã thấm vào máu, đồng tiền vàquyền lực đã trở thành mục đích sống, bạc nhược, xu nịnh trở thành lẽ sống, phươngchâm hành động sống

Trang 39

Từ 1930, tư tưởng dân chủ ngày càng ngấm sâu và thể hiện trên nhiều phươngdiện trong xã hội, đặc biệt là ở xã hội tư sản thị thành, nơi tập trung các giai tầngmới Các tầng lớp quay cuồng chạy theo lối sống hưởng thụ văn minh vật chất Giaicấp tư sản và tiểu tư sản đề cao, ca ngợi văn minh Âu - Mỹ, chống lại tư tưởng phongkiến bảo thủ lạc hậu đang kìm hãm sự phát triển của đời sống cá nhân con người Đặttrong hoàn cảnh cụ thể (để truyền bá văn minh tư sản, để che đậy bản chất xấu xa,tâm địa độc ác và nhằm mị dân), thực dân đưa ra các chiêu bài như: khai hóa vănminh; tự do, bình đẳng, bác ái… cổ vũ khích lệ ý thức chống lễ giáo phong kiến.Trong hoàn cảnh đó, tư tưởng dân chủ tư sản được đề cao, trở thành trào lưu và pháttriển mạnh mẽ trong thời kỳ 1932 - 1945 Tư tưởng dân chủ tư sản phù hợp lối sốngvăn minh vật chất thị thành, được số đông thanh niên, trí thức - đón nhận và hưởngứng, đặc biệt là những trí thức Tây học chưa biết tới “cửa Khổng sân Trình” Quanniệm nhân sinh trong họ thay đổi, cùng với đó là sự mở rộng trong quan niệm đạođức Trong quan niệm và cái nhìn của họ, lễ giáo phong kiến hà khắc với những tậptục cổ hủ là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra nỗi khổ của con người,

là ung nhọt trong xã hội cần phải xóa bỏ Họ lên tiếng đấu tranh đòi tự do cá nhân,đua nhau tự do yêu đương, đua nhau làm đẹp, đua nhau hưởng thụ của ngon vật lạ…Với họ, tình yêu lứa đôi phải thoát khỏi sự ràng buộc, định đoạt của quan niệm lỗithời “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, của những định kiến cổ hủ “Môn đăng hộđối”… Những cô gái đã biết bảo vệ, đấu tranh cho quyền làm người, cho tình yêucủa mình trước những quan niệm cổ hủ lạc hậu, bằng cách chấp nhận cuộc sống “nửachừng xuân” chứ nhất định không chịu làm lẽ, sẵn sàng “đoạn tuyệt” với gia đìnhbằng thái độ quyết liệt nhất Bên cạnh ý thức đấu tranh cho tự do yêu đương thì sựtiếp xúc với văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa lãng mạn Pháp đem đến chotầng lớp thanh niên thành thị những cảm xúc mới, rung cảm mới Trong buổi diễnthuyết ở nhà Học hội Quy Nhơn tháng 6 năm 1934, Lưu Trọng Lư trực tiếp phát biểu

về sự thay đổi này: “Các cụ ta ưa những màu đỏ choét; ta lại ưa những màu xanhnhạt… Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya; ta nao nao vì tiếng gà lúc đúngngọ Nhìn một cô gái xinh xắn ngây thơ, các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi; ta thìcho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh Cái ái tình của các cụ thì chỉ là

sự hôn nhân, nhưng với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoángqua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi… cái tình trong giây phút, cái tình ngànthu…”[131; tr 17]

Trang 40

5 Sự tiếp nhận văn hóa, văn học phương Tây

Văn hóa phương Tây đã du nhập vào Việt Nam từ trước những năm 1930 và

được xã hội đón nhận ngày càng mạnh mẽ Tân thư là dấu mốc quan trọng khi truyền

bá những luồng tư tưởng mới, kêu gọi dân chủ và học tập văn hóa, văn minh phươngTây Song quá trình tiếp nhận văn hóa, văn học phương Tây ở nước ta diễn ra không

hề đơn giản bởi nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan: Chính sách văn hóathực dân, thời điểm, đối tượng và lực lượng tiếp nhận… Cũng vì vậy, từ 1930 trở đi,tiếp nhận văn hóa, văn học phương Tây trở thành ý thức tự giác, thường trực trongđời sống văn hóa, xã hội Việt Nam Sự bừng tỉnh ý thức cá nhân, thay đổi quan niệmthẩm mĩ, ý thức học hỏi tinh thần dân chủ, tư tưởng khoa học là những biểu hiện nổibật trong quá trình tiếp nhận

5 Sự bừng tỉnh ý thức cá nhân

Thực tế cuộc sống thành thị với lối sống cạnh tranh kiếm lời của xã hội tư sản,với quyền lực ngày càng mạnh mẽ của đồng tiền đã buộc con người phải thay đổicách nghĩ, quan niệm để tồn tại, thích nghi với cuộc sống hiện đại tư sản Số phậncủa con người giờ đây luôn phải đối diện với xã hội đồng tiền khắc nghiệt, với cuộcsống xô bồ cùng các mối quan hệ phức tạp, không đơn giản như trong trật tự, tôn ticủa lễ giáo phong kiến Cũng vì sống trong xã hội đó, con người thấy được giá trị tựthân của mình, không chịu sự bó buộc của đẳng cấp, địa vị được xác lập trong xã hộiphong kiến Đó không còn là con người yên phận theo chuẩn mực phong kiến mà làcon người cá nhân, luôn phải đối diện với chính mình trong cuộc sống bấp bênh đầy

sự may rủi do xã hội đồng tiền mang lại Chính lúc này, cá nhân được khẳng định và

nó tự xem mình có quyền chính đáng tham gia giành giật cuộc sống và thể hiện bảnthân Sự thay đổi về ý thức cá nhân là vấn đề mang tính quy luật được ý thức trong

xã hội và văn học

Ngày đăng: 08/02/2015, 09:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aristote (1997), Nghệ thuật thơ ca (người dịch: Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Báy; người hiệu đính: Đoàn Tử Huyến). Tạp chí Văn học nước ngoài (1), tr.180-221 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Aristote
Năm: 1997
2. Hoàng Anh (1986), Thạch Lam trong những trang văn xanh màu cốm non, Tạp chí Văn, (56), Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam trong những trang văn xanh màu cốm non
Tác giả: Hoàng Anh
Năm: 1986
3. Vũ Tuấn Anh (chủ biên) (1995), Thạch Lam - văn chương và cái đẹp, Kỉ yếu Hội thảo khoa học về Thạch Lam nhân 50 năm ngày mất của nhà văn tổ chức tại Hà Nội tháng 7 năm 1992, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam - văn chương và cái đẹp
Tác giả: Vũ Tuấn Anh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1995
4. Vũ Tuấn Anh (2012), Những sự kiện Văn học Việt Nam (Từ 1865 đến 1945), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những sự kiện Văn học Việt Nam (Từ 1865 đến 1945)
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: NxbKhoa học xã hội
Năm: 2012
5. Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú (tuyển chọn, giới thiệu)(2003), Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam về tác giavà tác phẩm
Tác giả: Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú (tuyển chọn, giới thiệu)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
6. Huỳnh Phan Anh (2001), Thạch Lam tiểu thuyết gia, “Thạch Lam về tác gia và tác phẩm”, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam tiểu thuyết gia", “Thạch Lam về tác gia vàtác phẩm
Tác giả: Huỳnh Phan Anh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
7. Lại Nguyên Ân (sưu tầm, biên soạn)(1997), Vũ Trọng Phụng - tài năng và sự thật, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Trọng Phụng - tài năng và sựthật
Tác giả: Lại Nguyên Ân (sưu tầm, biên soạn)
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1997
8. Lại Nguyên Ân (2001), Giải pháp điều hòa xã hội trong văn Thạch Lam, “Thạch Lam về tác gia và tác phẩm”, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp điều hòa xã hội trong văn Thạch Lam", “ThạchLam về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
9. Bakhtin, M (1992) (người dịch: Phạm Vĩnh Cư), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
10. Bakhtin, M (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, (người dịch: Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki
Tác giả: Bakhtin, M
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
11. Barthes, R (2004). Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể (người dịch: Tôn Quang Cường). http://evan.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể
Tác giả: Barthes, R
Năm: 2004
12. Vũ Bằng (1969), Bốn mươi năm nói láo, Phạm Quang Khai xuất bản, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bốn mươi năm nói láo
Tác giả: Vũ Bằng
Năm: 1969
13. Vũ Bằng (1972), Bình “Đào Lê Mĩ Tửu” của Thạch Lam, Tạp chí Giao điểm, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình “Đào Lê Mĩ Tửu” của Thạch Lam
Tác giả: Vũ Bằng
Năm: 1972
14. Nam Cao (1977), Nam Cao tác phẩm, tập II, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao tác phẩm
Tác giả: Nam Cao
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1977
15. Tân Chi (tuyển soạn) (1999), Thạch Lam văn và đời, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam văn và đời
Tác giả: Tân Chi (tuyển soạn)
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1999
16. Trương Chính (1939), Dưới mắt tôi, Nxb Thụy Ký, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dưới mắt tôi
Tác giả: Trương Chính
Nhà XB: Nxb Thụy Ký
Năm: 1939
17. Nguyễn Đình Chú (1991), Về giai đoạn văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX -1945, Tài liệu bồi dưỡng môn văn học lớp 11, Vụ Giáo viên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về giai đoạn văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX -1945
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 1991
18. Nguyễn Nhật Duật (1972), Thạch Lam hương thơm và nỗi u hoài, Tạp chí Giao điểm, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam hương thơm và nỗi u hoài
Tác giả: Nguyễn Nhật Duật
Năm: 1972
19. Trần Ngọc Dung (1994), Phong cách truyện ngắn Thạch Lam, “Thạch Lam - Văn chương và cái đẹp”, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách truyện ngắn Thạch Lam, “Thạch Lam -Văn chương và cái đẹp”
Tác giả: Trần Ngọc Dung
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1994
20. Trần Ngọc Dung (1992), Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam thời kì từ đầu những năm 1930 đến 1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Luận án PTS Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Namthời kì từ đầu những năm 1930 đến 1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, NamCao
Tác giả: Trần Ngọc Dung
Năm: 1992

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w