6. Bố cục luận văn
2.3. Tác động của du lịch lên phân hệ xã hội nhân văn
2.3.1. Lao động du lịch
2.3.1.1. Số lượng lao động
Trong giai đoạn 2005 – 2011, số lượng lao động ngành du lịch ở Cát Bà có sự gia tăng mạnh mẽ. Năm 2005 mới chỉ có 800 lao động, đến năm 2008 tăng lên 2.000 lao động (gấp 2,5 lần năm 2005) và năm 2011 huyện đảo có 3.000 lao động (gấp 3,8 lần năm 2005). Bên cạnh lực lượng lao động trực tiếp, vào chính vụ du lịch, các cơ sở kinh doanh còn sử dụng khoảng 200 lao động ngắn hạn và lao động phổ thông tại địa phương. Ngoài ra còn một lực lượng khá đông lao động gián tiếp tham gia các hoạt động phục vụ khách du
1
lịch như chụp ảnh lưu niệm; trông giữ phương tiện; cho thuê phao, quần áo tắm; bán hàng lưu niệm… Những hoạt động này góp phần đáng kể trong việc tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư bản địa.
Bảng 2.8: Số lượng lao động du lịch tại Cát Bà
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số lao động 800 1.500 1.750 2.000 2.450 2.780 3.000
Nguồn: Phòng VH – TT – TT – DL Cát Hải năm 2011 A14
Tuy nhiên, số lượng lao động này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế, đặc biệt là đội ngũ lao động trực tiếp. Hiện Cát Bà còn thiếu khoảng 300 lao động du lịch trực tiếp. Do vậy, ở đây hiện tượng các nhân viên “nhảy” từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác diễn ra khá phổ biến, dẫn đến tình trạng khủng hoảng nhân lực vào mùa cao điểm.
Về cơ cấu, lao động du lịch ở Cát Bà chủ yếu là lao động trẻ, nằm trong độ tuổi từ 20 đến 50 (dưới 30 tuổi chiếm trên 50%) và đại đa số là lao động nữ (trên 65%).
2.3.1.2. Chất lượng lao động
Khan hiếm nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đang là hiện trạng phổ biến của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Cát Bà nói riêng. Hầu hết lao động phục vụ trong các cơ sở kinh doanh du lịch ở Cát Bà đều có trình độ thấp, đến nay chỉ có “khoảng 10% lao động được đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và khoảng 5% lao động biết ngoại ngữ, ngoài ra có trên 30% lao động chưa học hết lớp 12 (kể cả những người chủ khách sạn, nhà nghỉ)” 1
Việc các nhân viên không được đào tạo đến nơi đến chốn bắt đầu từ sự dễ dãi của doanh nghiệp. Vì thiếu lao động du lịch, đặc biệt vào mùa cao điểm nên các khách sạn chỉ cần có nhân viên là được, về sẽ tự đào tạo sau mà quên
1
mất rằng họ cần có cơ bản trước, đó là cái gốc để hình thành nên đội ngũ nhân viên giỏi. Bên cạnh đó, vì các nhân viên luôn “đứng núi này, trông núi nọ” nên các doanh nghiệp không muốn bỏ chi phí đào tạo vì sợ sau khi đào tạo xong họ sẽ bỏ đi làm nơi khác.
2.3.2. Các yếu tố khác
- Ý thức được những lợi ích do du lịch mang lại nên đại đa số người dân Cát Bà đều ủng hộ hoạt động du lịch và chủ động tham gia vào việc phục vụ du khách.
- Cho tới thời điểm này, chưa có một bệnh dịch nào liên quan với du lịch bùng phát ở Cát Bà, kể cả khi dịch SARS, dịch cúm H5N1, H1N1… bùng phát trên toàn cầu.
- Các di tích lịch sử - văn hóa của Cát Bà hầu như vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên bản, công tác bảo tồn di sản ở đây được thực hiện khá tốt.
- Các lễ hội nơi đây vẫn mang những nét thuần chất của cư dân miền biển, chưa bị các yếu tố thị trường tác động nhiều.
- Theo thông tin của phòng Cảnh sát hình sự huyện Cát Hải, các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch hầu như chưa phổ biến tại Cát Bà, đặc biệt là nạn mại dâm. Chính quyền Cát Bà rất nghiêm túc, mạnh tay trong việc quản lý các nhà hàng karaoke, các quán bar, các khách sạn, nhà nghỉ để tránh bước theo vết xe đổ ở Đồ Sơn – từ lâu đã nổi tiếng là điểm sex tour của miền Bắc.
- Du khách tới đây không phải lo về việc bị những người ăn xin bám theo làm phiền, bởi ở Cát Bà không hề có ăn xin như một số nơi khác.
- Tuy nhiên, do sự quá tải lượng du khách trong những tháng cao điểm nên tỷ lệ mất giá đồng tiền ở Cát Bà cũng rất cao, khoảng 30% đến 50%
- Du lịch cũng góp phần làm gia tăng chênh lệch về mức sống của người dân trên đảo, đặc biệt giữa thị trấn Cát Bà và các xã lân cận như Việt Hải,
Xuân Đám, Hiền Hào, Gia Luận… Điều này là nguy cơ tiềm ẩn tạo sự rạn nứt trong cộng đồng vốn rất gắn kết trước đây (khi du lịch chưa phát triển).
2.3.3. Đánh giá chung
- Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở VH – TT – DL Hải Phòng năm 2011, có khoảng 46% lao động du lịch là người dân địa phương (chưa kể số lao động gián tiếp). Họ tham gia phục vụ khách du lịch như chạy xe ôm, chụp ảnh, cho thuê phao… Nhìn chung du lịch đã góp phần giải quyết một lượng khá lớn công ăn việc làm cho người địa phương. Tuy nhiên, chất lượng lao động kém là một hạn chế khá lớn của hoạt động du lịch biển Cát Bà.
- Du lịch biển ở Cát Bà nhận được sự ủng hộ tích cực từ cộng đồng địa phương và có sự phát triển khá đúng hướng khi có ít tệ nạn xã hội, không đi theo vết xe đổ của nhiều khu du lịch biển khác là phát triển sex tour. Nhưng sự leo thang giá dịch vụ trong mùa du lịch đã gây cản trở đến quyết định đi du lịch và quyết định tiêu dùng của du khách.
2.4. Tác động của du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên
2.4.1. Ô nhiễm môi trường biển ngày càng trầm trọng
Tình trạng ô nhiễm môi trường biển ở Cát Bà trở nên trầm trọng bởi các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, các tàu bè ra vào vịnh Lan Hạ quá nhiều mỗi ngày đã khiến mặt biển bị ô nhiễm do dầu loang. Trầm tích bãi triều Phù Long cũng đã bị ô nhiễm đồng, thủy ngân, 4,4'DDD và nguy cơ ô nhiễm cả kẽm và Dieldrin” 1.
Thứ hai, số lượng các lồng bè nuôi cá trên vịnh quá lớn, mỗi bè nuôi lại có một kiểu chăm sóc cá riêng nên cá sống, cá chết, rồi tinh bột, rau tươi… bị người nuôi thả bừa xuống biển. Nghề nuôi cá lồng bè ở Cát Bà bắt đầu từ năm 2000 khi việc đánh bắt gặp khó khăn bởi nguồn hải sản đang dần cạn kiệt;
1
một số người đã khảo sát, nuôi thử nghiệm cá lồng bè và thu được kết quả tốt. Theo đó, người dân đảo đầu tư lắp đặt lồng bè nuôi cá ngày một tăng, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, mức sống được nâng cao đáng kể. Hiện nay, trên biển Cát Bà có tới 571 bè với hơn mười nghìn ô lồng nuôi cá, tăng hơn ba nghìn ô lồng so với năm 2005. Nhiều nhất là ở vịnh Bến Bèo có “305 bè nuôi với 6.478 ô lồng; vịnh Cát Bà với 165 bè nuôi với 2.158 ô lồng; vịnh Lan Hạ có 101 bè nuôi với 1.773 ô lồng. “Theo ước tính, để mỗi năm trên các vịnh của Cát Bà có thể thu được 2.000 tấn cá thương phẩm phải thả xuống nước 8.000 tấn thức ăn” 1. Ngoài ra, sau mỗi lần thu hoạch toàn bộ lồng nhựa trong quá trình nuôi bị gãy, hỏng sẽ bị vứt ngay dưới vịnh.Các chủ hộ do tiết kiệm kinh phí đầu tư đã không sử dụng vật liệu nâng nổi bè bằng hợp chất composit mà dùng các phao xốp rẻ tiền, phân hủy nhanh nên càng làm cho môi trường biển thêm ô nhiễm, đặc biệt là vào mùa hè.
Thứ ba, để khai thác cá con làm thức ăn cho cá ở các bè nuôi, nhiều hộ đã sử dụng te kích điện, chất nổ, lưới mắt nhỏ. Đây là những hình thức khai thác mang tính hủy diệt với môi trường biển.
Thứ tư, là do các tàu đánh cá dùng túi ni lông to để ướp cá, khi chuyển cá lên bờ, họ cào rách túi ni lông rồi vứt luôn xuống biển.
Thứ năm, trong quá trình sản xuất, chế biến sứa, toàn bộ lượng nước thải (bao gồm cả hóa chất, phèn chua muối sứa…) bị đổ tràn lan xuống biển hàng ngày. Trong khi chế biến, sứa chỉ được cắt lấy đầu, còn phần thân thì công nhân "tiện tay" quăng luôn xuống biển, khiến vùng biển Cát Bà, nhất là khu vực Bến Bèo nước chuyển màu đen đục, bốc mùi hôi rất khó chịu.
Thứ sáu, là do rác thải, nước thải từ các quán nhậu ven bờ biển, các bè nuôi hải sản, các hộ dân sống trên bè, các bè kinh doanh ăn uống cùng hàng
1
trăm khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và hàng nghìn lượt khách du lịch. Ở Cát Bà, ngoài hai trục đường chính ở trung tâm thị trấn, các khu vực khác đều chưa có hệ thống thoát nước. Do vậy khi trời mưa thường xuất hiện hiện tượng nước tràn cuốn mọi chất thải và đưa xuống vùng biển quanh đảo
2.4.2. Gia tăng chất thải rắn
Ô nhiễm chất thải rắn đang là vấn đề bức xúc ở Cát Bà. Cùng với sự phát triển của thị trấn và hoạt động du lịch là sự gia tăng của lượng chất thải rắn với tính chất độc hại ngày càng cao. Ở thị trấn Cát Bà hiện nay, “lượng rác thải ra khoảng 40 – 50m3/ngày, trung bình lượng chất thải rắn khoảng 0,6 – 0,8kg/người/ngày”1. Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ, lượng rác thu gom được mới chỉ đạt 60 – 70% nên rác vẫn còn tồn đọng ở nhiều địa điểm trong thị trấn, làm mất mỹ quan và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của cư dân và du khách.
Ước tính mỗi năm lượng rác thải, nước thải ở Cát Bà tăng khoảng 15% đến 20% lần, lượng chất thải rắn tăng 1,18 lần. Theo dự báo của Phòng VH – TT – TT – DL Cát Hải, đến năm 2020, dân số toàn đảo đạt khoảng hơn 20,4 vạn người sẽ làm tăng lượng rác và nước thải, gây ô nhiễm lên 1,6 lần. Hoạt động du lịch biển với lượng khách dự báo lên tới 1,9 triệu lượt, cũng sẽ làm tăng lượng chất thải từ khách du lịch gấp 6 lần so với hiện nay. Tương tự, lượng chất thải rắn phát sinh trên đảo khoảng 19.600m3, tăng 2,51 lần. Trong khi đó, bãi rác Đồng Trong đã quá tải. Trông vào khu xử lý rác tổng hợp Áng Chà Chà được xây dựng năm nay, thì với lượng rác thải được dự báo như vậy, cũng sẽ quá tải vào năm 2020. Chưa kể, chỉ riêng về sức chứa du lịch, theo tính toán, Cát Bà có thể tiếp nhận khoảng 1,6 triệu khách/năm. Tuy nhiên, chỉ
1
với hơn 900.000 lượt khách từ đầu năm đến nay, Cát Bà cũng đã có dấu hiệu quá tải.
Rác thải trên bờ sau khi thu gom được vận chuyển bằng xe công nông – một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí – đến bãi rác chung cách thị trấn 4km. Ở đó, hàng tuần rác được xử lý bằng cách phun thuốc và đốt nên rác thải thường xuyên trong tình trạng cháy âm ỉ suốt ngày đêm, gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm và ô nhiễm không khí (do mùi rác thải lâu ngày tích tụ, đặc biệt khó chịu trong khi chuyển mùa).
Bảng 2.9: Phân loại chất thải rắn tại Cát Bà
Chỉ tiêu Loại Thành Phần
1 Hữu cơ Vỏ hoa quả, thức ăn thừa, hoa và lá cây
2 Giấy Túi giấy, vỏ hộp cacton
3 Kim loại Vỏ đồ hộp, lon nước
4 Nhựa Túi nilon, vỏ chai nước
5 Thủy tinh Vỏ chai
Nguồn: Phạm Trung Lương B7, tr.78
Chất thải trên mặt vịnh cũng là vấn đề đáng lo ngại. Lượng chất thải này rất lớn và khó kiểm soát do hoạt động đổ chất thải thường xuyên diễn ra vào ban đêm, là thời gian hoạt động của các tàu cá. Các chất thải chủ yếu là túi ni lông bảo quản hải sản và dầu mỡ từ các tàu thuyền. Ước chừng, mỗi đêm có vài chục kg túi ni lông bị vứt bừa bãi trên biển, ngoài ra là các chai lọ và chất thải hữu cơ khác. Bên cạnh đó, hầu hết các nhà bè phục vụ ăn uống, các tàu tham quan, các hộ gia đình sinh sống trên bè đều có thói quen xả thẳng rác xuống biển. Những hoạt động này càng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường vịnh Cát Bà – vốn đã xuống cấp từ lâu.
Theo tác giả tham khảo ý kiến của 20 chủ khách sạn, nhà nghỉ ở Cát Bà thì vào mùa du lịch, lượng điện tiêu thụ của du khách vào khoảng 4,0 kwh/người/ngày. Trước, con số này giao động ở mức 3,6 – 3,8 kwh/người/ngày, song từ khi mạng wifi được phủ sóng và cung cấp miễn phí cho đảo Cát Bà, lượng điện tiêu thụ của du khách cũng tăng lên. Vào mùa hè, ở Cát Bà thường xảy ra tình trạng mất điện lưới, mất điện điều hòa, gây nhiều phiền toái cho khách du lịch.
Lượng nước tiêu thụ của du khách vào khoảng 300 lít/người/ngày. Do lượng khách du lịch tập trung quá đông vào mùa cao điểm nên ước tính nhu cầu sử dụng nước của thị trấn Cát Bà vào khoảng 1,2 triệu m3 nước ngọt, song nguồn nước cung cấp vận hành hết công suất cũng chỉ đạt từ 800 đến 900 m3
. Vì vậy, vào chính vụ du lịch Cát Bà luôn thiếu nước ngọt trầm trọng.
2.4.4. Môi trường cảnh quan bị phá vỡ
Ở Cát Bà, hiện có đến trên 30% diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng các công trình phục vụ du lịch. Cát Bà hiện có khoảng 20 dự án đầu tư lớn, chủ yếu là các dự án phát triển du lịch. Sau khi được cấp phép, các chủ đầu tư đều “cải tạo” cảnh quan tự nhiên bằng cách phá núi, lấp vịnh… để xây dựng khách sạn, biệt thự, tuy nhiên hầu hết các dự án đều chậm tiến độ hoặc “đắp chiếu” để đấy. Sau vụng Cái Giá bị lấp cách đây 6 năm để thực hiện dự án Cát Bà Amatina, sắp tới lại có thêm một vụng nữa bị lấp để phục vụ cho dự án xây dựng khách sạn 5 sao và khu vui chơi giải trí Kinh Thành – vụng Đồng Hồ. Vụng Đồng Hồ nằm cuối thị trấn Cát Bà với làn nước trong biếc, in hình hai khối đá núi vươn ra biển. Khách muốn tham quan bãi tắm Cát Cò 3 phải đi qua khu vực này. Vì thế có thể nói, vụng Đồng Hồ giống như là cánh cửa vươn ra biển của thị trấn Cát Bà. Vụng cũng là nơi hàng trăm tàu thuyền neo đậu mỗi khi từ ngoài khơi trở về. Do đó, việc lấp vụng không những làm
ảnh hưởng tới các ngư dân mà còn làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, môi trường và hủy hoại các sinh vật ở tầng đáy.
Các bãi tắm Cát Cò 1, Cát Cò 2, Cát Cò 3 cũng đang bị xâm hại bởi nạn khai thác cát trái phép 1
. Ngay giữa ban ngày, người ta có thể tận mắt chứng kiến những “đội quân” ngang nhiên xúc cát lên xà lan và tàu nhỏ để chở đi nơi khác mà không gặp bất kỳ sự phản ứng hay ngăn cản gì. Đối tượng chủ yếu là những cư dân địa phương hành nghề nuôi thủy sản. Họ lén lút đưa cát từ khắp nơi trong vịnh về các bãi để chứa, sau đó mang dần đi nuôi tu hài. Lượng tu hài càng nhiều thì nhu cầu cát càng cao. Do đó, nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả ngay lập tức thì rất có thể dẫn đến nguy cơ các bãi cát ở Cát Bà trở nên nhếch nhác hoặc biến mất hoàn toàn.
Phần lớn (khoảng 60%) các công trình kiến trúc đều xây dựng theo hướng hoàng tráng hóa, hiện đại hóa ít nhiều đã phá vỡ cảnh quan hoang sơ,