Kinh nghiệm phát triển du lịch biển bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng (Trang 27)

6. Bố cục luận văn

1.3.Kinh nghiệm phát triển du lịch biển bền vững

1.3.1. Phát triển du lịch biển ở Hawaii (Mỹ)

Hawaii là mô ̣t quẩn đảo của Mỹ , trong đó có 4 đảo lớn có người sinh sống và khách du li ̣ch thường đến là Oahu, Honolulu, Maiu, Kauai. Thổ dân ở đây xưa kia sống bằng nghề đánh cá và mò ngo ̣c trai nhưng bây giờ , họ là công nhân chính thức cho công nghiê ̣p du li ̣ch của hòn đảo này. Cát ở các bãi biễn Hawaii có thể không trắng nhưng bờ biển la ̣i sa ̣ch sẽ, không có mô ̣t cọng rác. Khách du lịch đến đây không được câu , bắt cá và không được uống bia tại bãi tắm để bảo đảm môi trường tự nhiên cũng như sự an toàn . Các vòi tắm nước ngo ̣t cũng được thiết kế lô ̣ thiên cùng các nhà vê ̣ sinh miễn phí được xây dọc theo bờ biển . Phong cảnh tuyê ̣t đe ̣p cùng đi ̣nh hướng phát triển phù hợp là lý do Hawaii luôn được xếp trong những hòn đảo hấp dẫn nhất thế giới với lượng du khách đến đây không dưới 3 triệu khách mỗi năm.

Cho đến nay, vẫn chưa có địa danh nào trên thế giới vượt qua Hawaii trong các cuộc bình chọn “điểm du lịch trăng mật quyến rũ nhất” ( năm 2006 cũng là lần thứ 10, Hawaii nhận được danh hiệu này ), đảo Maui của Hawaii còn được Tạp chí Forbes bình chọn là “Hòn đảo tuyệt vời nhất hành tinh”. Ở đây, du khách có thể tìm thấy những liều thuốc bổ cho tinh thần rất hiệu quả: Một chuyến đi bộ quanh trang trại trồng toàn thảo dược và cây ăn trái trĩu quả hay đi bách bộ theo con đường mòn ven biển, lướt ván trên sóng nước, ngồi trên thuyền độc mộc, cưỡi trên lưng mấy chú cá voi hoặc bơi lặn giữa đàn cá nhiệt đới. Cưỡi xe đạp dã ngoại hoặc leo núi cũng là những chuyến đi thú vị. Maui còn nổi tiếng với cây Macadania - một loại cây cho hạt ăn bùi bùi, giống

như hạt đào của Việt Nam - được trồng thành rừng khắp đảo. Đặc biệt, Hawaii còn là tiểu bang duy nhất ở Mỹ vẫn đang “ mọc ” lên do các dòng dung nham chuyển động dưới lòng các núi lửa. Đến nay , du khách s ẽ được mục kích cảnh núi lửa đang phun trào nham thạch tại Công viên Núi lửa Quốc gia - nơi đặt trạm quan sát núi lửa ở Hawaii - một cảnh tượng “độc nhất vô nhị” mà bạn không thể mục kích được bất cứ nơi đâu trên thế giới.

1.3.2. Phát triển du lịch biển ở Bunaken (Inđônêxia)

Nằm về phía Bắc Sulawesi - hòn đảo hình bạch tuộc thuộc Indonesia, Công viên Quốc gia Bunaken bao gồm 5 hòn đảo nhỏ là Manado Tua, Siladen, Mantehage, Nain và hòn đảo cùng tên Bunaken, trải rộng trên diện tích gần 90.000 hecta. Năm 2003, Công viên Quốc gia Bunaken giành được giải thưởng "Điểm du lịch của ngày mai" (Tourism for Tomorrow) do hãng hàng không Anh Quốc trao tặng, trở thành dấu chấm son trên bản đồ du lịch châu Á và thế giới. Bunaken hiện là một ví dụ điển hình trong nỗ lực phát triển du lịch bền vững, vốn luôn gắn liền với việc bảo vệ sự đa dạng của môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa.

Hơn mô ̣t thâ ̣p niên trước , Bunaken là mô ̣t làng chài hoang sơ . Nhưng chính quyền địa phương đã kết hợp với hiệp hội các môn thể thao dưới nước Bắc Sulawesi và kêu go ̣i người dân tham gia vào kế ho ạch biến Bunaken thành điểm du lịch lặn hấp dẫn thế giới . Chính nhờ nỗ lực này mà ngày nay Bunaken và Sulawesi được xem là khu dự trữ sinh quyển đại dương lớn nhất thế giới với hơn l.000 loài cá và 350 loài san hô.

Từ tháng 3-2001, mỗi du khách đến Bunaken phải trả phí 6$ tham gia vào hoạt động lặn biển hoă ̣c trả 17$ nếu muốn trở thành hội viên của công viên quốc gia để được hưởng những ưu đãi đặc biệt. Một phần số tiền thu được (ước tính mỗi năm khoảng 150.000$) được dùng để trả lương cho các cư dân nơi đây, phần còn lại được sử dụng cho công việc bảo tồn công viên và

các chương trình phát triển cộng đồng. Ngoài ra, mỗi năm ban Quản lý Công viên Quốc gia Bunaken nhận được 20.000$ từ Seacology để thực hiện dự án khôi phục các rặng san hô bị tàn phá bởi hóa chất và thuốc nổ bằng cách áp dụng công nghệ EcoReef (tái tạo các rặng san hô bằng cách sử dụng gốm). Dự án này hướng đến mục tiêu khôi phục toàn bộ hệ san hô ở Sulawesi, Indonesia và xa hơn sẽ là các khu bảo tồn sinh vật biển thuộc các quốc gia trong khu vực. Bunaken còn thành công trong việc phát động chiến dịch chống lại nạn tham nhũng, quan liêu của quan chức chính quyền địa phương để thu hút đầu tư vào việc phát triển du lịch nhằm ngày càng tăng lượng khách du lịch nước ngoài đến với Sulawesi.

Tiểu kết chƣơng 1

Sau khi tổng hợp cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển du lịch biển bền vững, người viết rút ra các kết luận sau:

- Du lịch càng phát triển , du khách càng quan tâm đến yếu tố môi trường.

- Với hoạt động du lịch biển, môi trườ ng biển sạch sẽ, phong cảnh hoang sơ, không khí trong lành là yếu tố quan trọng hàng đầu trong viê ̣c thu hút khách.

- Các loại hình dịch vụ thân thiện với thiên nhiên luôn nhận được sự quan tâm của du khách . Nhiều du khách sẵn sàng trả thêm tiền tour để đảm bảo các tiêu chuẩn về đạo đức như mức lương công bằng hay đảo ngược sự ô nhiễm môi trường do hoạt động du li ̣ch gây nên.

- Du lịch tình dục (sex tour) có thể mang lại nguồn lợi lớn nh ưng cũng nhanh chóng hủy hoại các khu du li ̣ch biển cả về mặt môi trường và xã hội.

- Cộng đồng đi ̣a phương và cá c yếu tố văn hóa bản địa cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du li ̣ch biển.

- Chú trọng khai thác tính “biệt lập”, “riêng tư” cùng môi trường sinh thái trong lành của đảo. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa du lịch biển ở đảo và du lịch biển ở vùng ven biển, giáp biển.

CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN BỀN VỮNG TẠI CÁT BÀ (HẢI PHÕNG)

2.1. Nguồn lực phát triển du lịch biển Cát Bà

Đảo Cát Bà thuộc quần đảo Cát Bà (cùng với 366 đảo khác), huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Đảo nằm ở phía nam Vịnh Hạ Long, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30km và cách thành phố Hạ Long khoảng 25km. Tương truyền xưa kia tên đảo là Các Bà, là hậu phương cho Các Ông

theo Thánh Gióng đánh giặc Ân, sau này gọi lệch đi thành đảo Cát Bà.

Cát Bà là một trong những điểm du lịch biển nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp; khí hậu mát mẻ, trong lành; bãi biển thơ mộng hòa quyện với núi non trùng điệp và hệ thống sinh quyển đa dạng, đặc sắc. Tất cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, giúp giải tỏa mọi căng thẳng, ưu tư của cuộc sống hàng ngày.

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch Cát Bà

2.1.1.1. Đặc điểm địa hình

Đảo Cát Bà gồm 2 dạng cấu trúc cơ bản là đồi, núi đá trên đảo và bãi triều. Đảo Cát Bà có hình dạng chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có độ cao trung bình 50m – 200m, cao nhất là đỉnh Cao Vọng (322m), thấp nhất là áng Tôm (dưới mặt nước biển 10m – 30m). Độ dốc sườn núi trung bình 300. Xen kẽ hệ thống núi có một số thung lũng như Khe Sâu, Xuân Đám, Việt Hải, Hiền Hào, Trung Trang. Trên đảo còn có một số hang động đẹp, có giá trị phát triển du lịch như: Khẩu Quy (Thiên Long), Hang Luồn, động Hà Sen, Trung Trang, Đá Hoa, Quân Y…

Địa hình đảo Cát Bà rất phức tạp nhưng có một hệ thống luồn lạch dày đặc, liên hoàn cho phép tàu thuyền có mực nước 2m đi lại quanh đảo, luồn sâu vào các vũng vịnh tham quan hang động rất thuận tiện. Bãi triều khu vực phía Đông, Đông – Nam có cấu trúc các vỏ sinh vật từ mảnh san hô tạo thành

các bãi triều sạch đẹp, rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái biển. Khu vực bãi triều Đông – Bắc có cấu trúc bùn bột chứa các mảnh vô sinh vật phân bố trên các thềm san hô đã chết là điểm thuận lợi cho sinh trưởng của một số loài hải sản quý như: ngọc trai, tu hài, đồi mồi, hải sâm, bào ngư, tôm hùm…

2.1.1.2. Tài nguyên khí hậu

Đảo Cát Bà nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu đại dương. Khí hậu đảo nhìn chung ít khắc nghiệt hơn các vùng có cùng vĩ độ ở đất liền. Khí hậu đảo chịu ảnh hưởng của 4 mùa xuân, hạ, thu, đông nhưng chia làm 2 mùa chủ đạo: mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 9) và mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3). Nhiệt độ không khí trung bình là 23 – 24oC, tháng cao nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình 28 – 29o

C (cao nhất là 32oC), tháng thấp nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 16 – 17o

C (thấp nhất là 10o

C).

Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 86%. Lượng mưa bình quân đạt 1700 – 1800 mm, mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 7,8,9. Tổng số ngày nắng trong năm khoảng 150 – 160 ngày. Hướng gió thịnh hành về mùa khô là Đông, Đông Bắc; về mùa mưa là Đông, Đông Nam. Giông bão thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10, trung bình 2,6 trận bão/năm.

Nhìn chung, khí hậu Cát Bà trong lành, mát mẻ; không khí thoáng đãng, dễ chịu; rất lý tưởng cho hoạt động du lịch biển.

2.1.1.3. Tài nguyên biển

Cát Bà là khu vực có biên độ thủy triều cao nhất trong vùng ven biển Hải Phòng (cực đại tới 4,3m). Hoạt động hàng ngày của thủy triều là tác nhân xâm thực, mài mòn hệ thống đảo đá vôi, tạo nên sự đa dạng về địa hình.

Độ mặn của nước biển ổn định và tương đối đồng đều trong toàn đảo và đồng nhất theo chiều thẳng đứng với giá trị trung bình 31 – 32%0 trong mùa khô và 26 – 27%0 trong mùa mưa. Nhiệt độ nước biển trung bình từ tháng 4

đến tháng 11 là 230

C, phù hợp với tắm biển và sự phát triển của một số loài hải sản quý như: ngọc trai, cá song, tu hài, bào ngư…

Hàm lượng chất lơ lửng thấp từ 100 – 120gam/m. Nước biển trong xanh quanh năm. Các bãi tắm ở Cát Bà thường nhỏ nhưng tuyệt vời trên mọi phương diện: cảnh quan đẹp, nước biển trong, cát sạch mịn, độ an toàn cao, có thể tắm biển vào bất cứ lúc nào. Bãi biển kiểu này chỉ có ở khu vực Cát Bà vì đây là những bãi cát rìa rạn san hô, tựa lưng vào địa hình núi đá vôi, vật liệu cát tạo bãi là các mảnh vụn vỏ vôi sinh vật biển nên rất sạch, mịn và nhẹ.

2.1.1.4. Tài nguyên nước

Đảo Cát Bà có nguồn nước ngầm với trữ lượng khá lớn, tập trung dọc theo đứt gãy trung tâm đảo và tại các khe nứt kiến tạo. Khả năng khai thác nguồn nước khoáng ở đây có thể đạt hàng triệu lít/năm. Chất lượng nước khoáng ở đây có thể so với một số loại nước khoáng nổi tiếng trong nước. Các nguồn nước điển hình ở Cát Bà bao gồm: suối Thuồng Luồng, suối Hai Trung Trang, suối Treo Cơm, suối Việt Hai, nguồn nước Ao Ếch.

Tuy nhiên, Cát Bà lại gặp khó khăn về nguồn nước ngọt tại chỗ, đặc biệt thiếu trầm trọng khi nhu cầu sinh hoạt và du lịch ngày càng cao.

2.1.1.5. Tài nguyên sinh vật

Đảo Cát Bà có hệ thống động thực vật khá phong phú và đa dạng. Ở đây có sự kết hợp của nhiều hệ sinh thái khác nhau: hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng ngập nước trên núi cao, hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng duyên hải, hệ sinh thái vùng biển với các rạn san hô gần bờ, hệ thống hang động với đặc trưng riêng biệt là nơi cư trú của họ nhà Dơi và hệ canh tác nằm giữa các thung lũng như ở Khe Sâu hoặc các khu dân cư.

Cát Bà hiện có 745 loài thực vật, trong đó 350 loài có khả năng sử dụng làm thuốc chữa bệnh và nhiều loài nằm trong danh mục quý hiếm, cần bảo vệ như: kim giao, chò đãi, lát hoa, lim xẹt… Hệ động vật đa dạng với 282 loài,

bao gồm 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát là lưỡng cư, 11 loài ếch nhái. Động vật phù du có khoảng 98 loài, cá biển 196 loài, san hô 177 loài... Đặc biệt, đây là nơi cư trú duy nhất trên thế giới của loài voọc đầu trắng - một trong 5 loài linh trưởng của Việt Nam có tên trong 25 loài trên thế giới đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Với đa dạng sinh học cao, quần đảo Cát Bà đã được UNESCO chính thức công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 02/12/2004. Đây là cơ hội tuyệt vời để phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển.

2.1.1.6. Tài nguyên du lịch

Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo thuộc quần đảo Hạ Long - nơi được UNESCO công nhận là “di sản thiên nhiên thế giới”. Nơi đây nổi tiếng với cảnh quan núi đá vôi hấp dẫn, xen kẽ những bãi cát vàng, bãi san hô, là nơi có thể tổ chức các loại hình: tắm biển, tắm nắng, nghỉ dưỡng biển, thể thao biển, lặn biển, sinh thái biển…

Trên đảo có rừng nguyên sinh nhiệt đới đa dạng, có nhiều thung lũng, hang động. Xung quanh quần đảo Cát Bà có trên 100 bãi cát trắng muốt, thơ mộng, là các bãi tắm lý tưởng cho du khách.

Thiên nhiên Cát Bà còn giữ nguyên dấu ấn của quá trình vận động, kiến tạo dữ dội thời tiền sử nên có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách. Hệ sinh thái san hô ngầm dưới biển đặc sắc, được đánh giá là “độc nhất vô nhị” trên Vịnh Hạ Long là điều kiện để phát triển du lịch lặn biển, thám hiểm đáy biển.

Bên cạnh đó, Cát Bà là vùng đất trù phú, đã được khai phá từ lâu đời. Ở đây đã phát hiện được nhiều di tích khảo cổ thuộc thời kỳ đồ đá mới (di chỉ Cái Bèo), di tích văn hóa Hạ Long và dấu vết của người Việt cổ. Hiện nhà truyền thống huyện đã sưu tầm được 93 hiện vật thuộc các di chỉ khảo cổ học Cái Bèo, Cát Đồn, bến làng Hiền Hào, Phù Long và trên 50 ảnh tư liệu về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện qua các thời kỳ. Tính

đến hết năm 2011, toàn huyện có 2 công trình văn hóa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (nơi Bác Hồ về thăm làng cá và di chỉ khảo cổ học Cái Bèo) và 5 công trình di tích văn hóa cấp tỉnh. Đến với Cát Bà, du khách còn được hòa mình vào 15 lễ hội được tổ chức vào dịp đầu năm, trong đó có 14 lễ hội dân gian tại các đình, chùa và 1 lễ hội văn hóa, thể thao. Những yếu tố trên cũng góp phần thu hút khách du lịch đến với Cát Bà.

Nhìn chung, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Cát Bà khá đa dạng, đặc sắc. Đây là tiềm lực để phát triển du lịch Cát Bà nói chung và du lịch biển nói riêng.

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Huyện Cát Hải có diện tích 345 km2, dân số gần 30 ngàn người, mật độ 77 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giữ ở mức 0,15%. Giai đoạn 2005 – 2011, kinh tế Cát Bà luôn duy trì tốc độ phát triển ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, bình quân đạt 16%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tỷ trọng nhóm ngành du dịch vụ chiếm 62,3%, nhóm ngành nông nghiệp chiếm 23,9%, nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng (Trang 27)