Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng (Trang 68)

6. Bố cục luận văn

3.1.1.Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

- Ở cấp tỉnh, cần nhanh chóng bổ sung thêm nhân lực cho phòng nghiệp vụ du lịch. Ở cấp huyện, cần thành lập bộ phận chuyên trách về du lịch trong phòng VH – TT – TT – DL huyện Cát Hải. Thực hiện chế độ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (đặc biệt là những kiến thức về phát triển du lịch biển bền vững) luân phiên đối với công chức, viên chức, cán bộ quản lý du lịch cấp thành phố, cấp huyện.

Bảng 3.1: Nguồn gốc xung đột giữa du lịch và các hoạt động kinh tế xã hội ở vùng ven biển do sử dụng cùng loại tài nguyên – môi trường

Sinh cảnh Hoạt động kinh tế chủ yếu Rừng ngập mặn Ám tiêu san hô Đảo Bãi biển cát Đáy biển bùn Vùng đất thấp ven bờ Công nghiệp X X X Nông nghiệp X X X Phát triển đô thị X X X Nuôi thủy sản X X X Đánh bắt thủy sản X X X X DU LỊCH X X X X X Khai thác động thực vật X X X X Khai thác khoáng sản X X X X X Lâm nghiệp X X

Nguồn: Nguyễn Đình Hòe, A4, tr.120

- Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong quản lý: bởi tài nguyên du lịch biển là dạng tài nguyên chia sẻ và thường bị khai thác tự do. Vì thế, hoạt

động du lịch rất thường mâu thuẫn với hoạt động kinh tế địa phương vì cả hai sử dụng chung không gian môi trường nhưng với phương hướng khác nhau.

- Nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương ở Cát Bà về sự cần thiết của việc tăng cường mối quan hệ giữa phát triển du lịch và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

3.1.2. Thành lập quỹ môi trường

Doanh thu từ hoạt động du lịch ở Cát Bà có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm. Song hầu hết nguồn thu này đều thuộc về các doanh nghiệp hoặc cá nhân nhất định, và chưa có một khoản nhỏ nào dành cho hoạt động bảo vệ môi trường – yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch biển bền bền vững ở Cát Bà. Do đó, việc thành lập quỹ bảo vệ môi trường dựa trên sự đóng góp của các doanh nghiệp và của khách du lịch là việc làm cần thiết.

Bảng 3.2: Sự quan tâm của du khách đến phát triển du lịch biển bền vững ở Cát Bà

Lựa chọn Khách trong nƣớc Khách nƣớc ngoài

Có 68 % 92 %

Không 32 % 8 %

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2011,2012

Theo ý kiến của người viết, trong các chương trình tour du lịch biển đến Cát Bà nên quy định một mức phí nhất định dành cho công tác bảo vệ môi trường (giống như gợi ý về tiền tip cho hướng dẫn viên), mức phí này có thể là 1$/1 khách/1 tour. Khoản phí này có thể tính luôn vào giá tour hoặc giá bán các sản phẩm, dịch vụ tại điểm du lịch. Cũng có thể thiết lập các hòm đóng góp tự nguyện ở trước mỗi điểm thăm quan. Theo tham khảo của người viết (bảng 3.9), phần lớn du khách đều thể hiện sự quan tâm đến vấn đề phát triển du lịch biển bền vững và sẵn sàng có các hành động hưởng ứng, hỗ trợ công cuộc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển ở Cát Bà. Do đó, nếu

chúng ta tuyên truyền, vận động tốt, du khách sẽ hoàn toàn thoải mái khi trả mức phí 1$/1 khách/1 tour để góp phần nguồn vốn sinh thái quý giá của du lịch biển Cát Bà.

Còn với các doanh nghiệp du lịch, theo người viết nên quy định một mức đóng góp nhất định trên tổng doanh thu (như thu phí VAT), mức thu có thể là 0,05% doanh thu từ hoạt động du lịch biển. Theo kết quả phỏng vấn của người viết với 25 chủ khách sạn, nhà hàng, tàu du lịch ở Cát Bà và 7 giám đốc công ty du lịch ở Hà Nội thường tổ chức tour du lịch biển đến Cát Bà (năm 2011), có đến 27 người trả lời họ đồng ý mức phí 0,05%/ tổng doanh thu dành cho công tác bảo vệ môi trường, miễn là họ phải được xem kế hoạch hoạt động cụ thể và phải nhìn thấy triển vọng cải thiện môi trường biển từ hoạt động đó.

3.1.3. Quy hoạch vùng nuôi thủy sản cụ thể

- Tiến hành điều tra, thống kê các lồng bè nuôi thủy sản, sau đó khảo sát, đo đạc, vẽ sơ đồ vị trí neo đậu cho các bè nuôi tại 10 điểm đã được quy hoạch như Vịnh Lan Hạ, Bù Nâu, Vụng Trâu Nằm, Vạn Bội, Vạn Tà, Trà Báu, Tai Kéo, áng Kê, Hòn Thoi Quýt ….

- Tổ chức các buổi nói chuyện trực tiếp với chủ bè và vận động 100% chủ bè ký cam kết thực hiện việc di dời về địa điểm mới.

- Vận động nhân dân không cơi nới, đóng bè nuôi mới.

- Ban hành hướng dẫn cụ thể về việc chăn thả thức ăn cho cá, quy định loại thức ăn cho cá… để chấm dứt tình trạng thức ăn được thả tự do xuống biển gây ô nhiễm môi trường nước.

- Có kế hoạch di dời 70 lồng bè nuôi tu hài bị bỏ không trên vịnh Lan Hạ (do những trận dịch liên tiếp trong mấy năm qua nên nhiều hộ gia đình không còn khả năng huy động vốn tái sản xuất nên đã bỏ không các bè nuôi để lên bờ làm việc khác).

- Tổ chức thu gom rác thải đều đặn hàng ngày trên các vịnh. Vận động các chủ bè tự trang bị dụng cụ chứa rác trên thuyền, bè của mình để đội thu gom rác đưa về nơi tập kết quy theo quy định để xử lý.

- Nghiêm cấm các hộ gia đình sinh sống trên các bè xả rác trực tiếp xuống biển. Vận động các hộ dân tự nguyện đóng góp tiền hàng tháng để đội thu gom rác có kinh phí duy trì hoạt động đều đặn.

3.1.4. Xây dựng và thực hiện quy chế quản lý môi trường riêng cho Cát Bà

- Tổ chức triển khai tốt chỉ thị 07/2000/CT-TTg ngày 30/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giữ gìn trật tự, trị an, và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch.

- Xây dựng các quy định về việc áp dụng công nghệ xử lý nước thải, giám sát các nguồn thải. Các ngành chức năng và huyện Cát Hải cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường. Ngoài việc thường xuyên xử lý phun hóa chất, chôn lấp rác của huyện đảo, còn cần tham mưu giải pháp để thành phố cấp kinh phí khắc phục tình trạng ô nhiễm do các bãi rác, trong đó có bãi Đồng Trong gây nên.

- Thực hiện quan trắc chất lượng môi trường thường xuyên, xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường, kinh tế - xã hội cho toàn đảo.

- Xây dựng phương án ứng cứu sự cố tràn dầu và hoá chất: dùng phao quây dầu (phao quây dầu tự động, phao bơm khí, phao quay cố định 24/24, phao tự nổi dạng tròn, phao tự nổi dạng dẹp, phao quây dầu trên bãi biển); dùng bơm hút dầu (loại disk, loại drum, loại brush, loại multi, loại weir, loại băng chuyền); dùng thùng chứa dầu thu gom; dùng ca nô ứng cứu dầu. Ngoài ra có thể dùng chất phân tán, chất hấp thụ dầu…

- Hạn chế các tàu bè ra vào vịnh mỗi ngày để giảm bớt tình trạng ô nhiễm dầu trên mặt nước biển. Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp dùng các chất hoạt hoá bề mặt sinh học do các vi sinh vật tạo ra để tăng cường khả

năng phân huỷ các hydrocacbon của dầu mỏ. Phương pháp này đang được đánh giá cao bởi các đặc tính ưu việt của nó như: xử lí triệt để, an toàn cho môi trường và giá thành thấp.

- Kiểm tra thường xuyên các tàu thuyền nhằm ngăn chặn khai thác cát trái phép ở các bờ biển Cát Bà để cung cấp cho các hộ nuôi tu hài nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái cho biển Cát Bà.

- Ra quy định nghiêm ngặt với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến sứa để chấm dứt hoàn toàn tình trạng chỉ thu gom đầu sứa còn mình và thân sứa thẳng tay quẳng xuống biển.

- Không cho phép xây dựng các cơ sở sản xuất và chế biến có các chất thải chứa các tác nhân độc hại (kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật...).

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng để thực hiện thu phí và xử phạt hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

- Quy hoạch cụ thể các dự án phát triển du lịch và dự án các ngành khác để không làm phá vỡ môi trường cảnh quan vụng, vịnh, núi, biển Cát Bà. Đồng thời phải thường xuyên giám sát tác động của các dự án này đối với môi trường.

- Không nên phát triển đô thị trong thị trấn Cát Bà vì các vụng, vịnh đã quá tải.

- Yêu cầu các công trình xây dựng ven biển, hoạt động du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí ven biển, trên biển bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo đảm nước thải không gây ô nhiễm theo quy định.

- Hàng năm, vào các vụ du lịch, Sở VH – TT – DL Hải Phòng cần phải phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng để tiến hành lấy mẫu quan trắc đánh giá mức độ ô nhiễm tại Cát Bà.

- Cần đào tạo nguồn nhân lực du lịch có kiến thức về bảo vệ môi trường bằng cách: lồng ghép các kiến thức về bảo vệ môi trường trong các chương

trình đào tạo của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyện nghiệp chuyên về du lịch; định kỳ mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tài nguyên, môi trường cho đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang làm việc trong ngành du lịch tại Hải Phòng và Cát Bà.

- Cần tăng cường hoạt động của Ban quản lý Vịnh Cát Bà (thành lập tháng 5/2010 với vai trò chính là tham mưu giúp UBND huyện quản lý, sắp xếp lại trật tự neo đậu các bè nuôi thuỷ sản, quản lý công tác vệ sinh môi trường và thu phí thăm quan Vịnh).

- Tìm kiếm và sử dụng kịp thời sự trợ giúp quốc tế thông qua các hội nghị, hội thảo về vấn đề môi trường.

- Tăng cường hệ thống thông tin về môi trường nhằm hướng dẫn khách thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, đồng thời cảnh báo cho khách biết tình trạng ô nhiễm môi trường ở Cát Bà và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc giải quyết vấn nạn đó. Cần lắp đặt thêm các biển hướng dẫn, nhắc nhở khách bỏ rác đúng nơi quy định, đặt thêm các thùng thu gom rác thải tại các điểm du lịch, bố trí thêm các khu vệ sinh công cộng. Bên cạnh đó, nên thu hút khách du lịch tham gia vào các chương trình bảo vệ, giữ gìn môi trường sạch đẹp như cho rác vào túi giấy, thi tìm hiểu về môi trường...

3.1.5 Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ môi trường du lịch

Hiện nay sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc bảo vệ môi trường trên đảo Cát Bà cỏn rất hạn chế, chủ yếu là không tham gia (mức 1) hoặc tham gia một cách thụ động (mức 2). Công tác bảo vệ môi trường là do chính quyền địa phương chỉ đạo, tổ chức rồi thuê các các nhân trong cộng đồng thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu là người dân chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường cũng như chưa được trao quyền lợi, trách nhiệm từ công tác này.

Biểu đồ 3.1: Thực trạng tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường ở Cát Bà

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Giám sát quyết định MT Phong trào BVMT Thu gom rác thải Trồng rừng Vệ sinh MT nơi công cộng Mục tiêu

Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch B7 (Mức độ tham gia: 1: Không tham gia, 2: Tham gia thụ động, 3: Thông tin, 4: Tư vấn,

5: Khuyến khích, 6: Chức năng, 7: Tương tác, 8: Chủ động).

Để tăng cường hiệu quả bảo vệ môi trường, mục tiêu đề ra là phải tăng cường sự tham gia của cộng đồng lên mức 8 (chủ động, tích cực). Cụ thể là:

- Tăng cường quyền lực cho cộng đồng (bao gồm cả khả năng kiểm soát và khả năng tiếp cận với các vấn đề cần giải quyết về môi trường): khi lập các dự án, kế hoạch phát triển du lịch, nhất thiết phải có sự tham gia đóng góp ý kiến của đại diện cộng đồng địa phương, để họ hiểu rõ ràng những tác động của ô nhiễm môi trường đến cuộc sống của mình, từ đó tự ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, có thể giao quyền quản lý (toàn bộ hoặc một phần) các bãi tắm, các điểm thăm quan, các công viên, khu phố... cho các đoàn thể địa phương như: đoàn thanh niên, hội phụ nữ...

- Đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng khi tham gia bảo vệ môi trường du lịch: có chế độ ưu đãi về vốn vay để trồng rừng và làm thêm nghề phụ; hỗ trợ mặt bằng để tổ chức các quầy bán hàng lưu niệm, đặc sản địa phương, dịch vụ

giải khát... tại các điểm du lịch; tổ chức thi đua, khen thưởng với những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao..

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường du lịch: cần tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi, tọa đàm để phổ biến các kiến thức về bảo vệ môi trường, về kỹ năng động người dân trồng rừng, trồng cây, xử lý rác thải... cho người dân địa phương.

- Vận động người dân tự thu dọn vệ sinh, rác thải ở nơi cư trú, nơi công cộng và các điểm thăm quan du lịch; tự hạn chế các chất thải sinh hoạt đổ ra môi trường; tự hạn chế và kiểm soát hoạt động khai thác nguồn nước ngầ; tự hạn chế việc khai thác rừng, kiểm soát việc khai thác gỗ trái phép, tích cực trồng rừng; tự hạn chế và kiểm soát hoạt động săn bắt động thực vật hoang dã, khai thác, đánh bắt có tính chất hủy diệt sinh vật biển ven bờ.

- Hỗ trợ các trang thiết bị bảo vệ môi trường cơ bản như: thùng đựng rác, công cụ trồng cây xanh, các biển chỉ dẫn bảo vệ môi trường...

- Cấp chứng chỉ cho các khách sạn, nhà hàng thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường để tạo ưu thế cạnh tranh cho những đơn vị này.

- Lồng ghép kế hoạch bảo vệ môi trường du lịch với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

3.2. Nhóm giải pháp trong ngành du lịch

3.2.1 Xây dựng bản tin dự báo thời tiết riêng cho Cát Bà

Hiện tại, trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương mới chỉ có thông tin về thời tiết cho toàn thành phố Hải Phòng với các thông số chung như: thời tiết mưa hay nắng hay âm u, nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, độ ẩm, hướng gió. Những thông tin này có sai số nhất định so với thời tiết cụ thể của riêng huyện đảo Cát Hải và chưa đáp ứng được hết thông tin cần thiết cho hoạt động du lịch biển Cát Bà. Như đã biết, hoạt động du lịch biển phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, đặc biệt là các sự cố như bão, lũ, lốc xoáy, thủy triều dâng

cao... Do đó, du lịch biển Cát Bà rất cần những thông tin dự báo thời tiết cụ thể, độc lập với những thông số chính xác nhất và được cập nhật liên tục.

Hiện mới chỉ có ngành hàng không có đơn đặt hàng riêng cho trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương để nắm bắt được tình hình thời tiết cập nhật dành riêng cho hàng không. Còn ngành du lịch hầu như vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này.

Trung tâm cũng đang liên kết với một số báo đài và các cơ quan thông tấn này có thể khai thác bản tin cập nhật thời tiết tại wedsite của trung tâm theo hợp đồng thỏa thuận. Đây là một gợi ý cho ngành du lịch nói chung và du lịch biển Cát Bà nói riêng. Theo ý kiến chủ quan của người viết, Sở VH –

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng (Trang 68)