Về doanh thu du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng (Trang 42)

6. Bố cục luận văn

2.2.2.Về doanh thu du lịch

2.2.2.1. Tổng doanh thu du lịch

Trong giai đoạn 2005 – 2011, tổng doanh thu du lịch của Hải Phòng có sự tăng trưởng đáng kể. Tốc độ tăng trưởng toàn giai đoạn đạt 17,1%. Đóng góp không nhỏ trong đó là doanh thu du lịch của Cát Bà. Năm 2005, Cát Bà đóng góp 13,6% cho tổng doanh thu du lịch Hải Phòng. Năm 2007, đóng góp 17,2%. Và năm 2011 đóng góp 31,7%. Điều này cho thấy Cát Bà là điểm du lịch biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Hải Phòng.

Bên cạnh đó, du lịch (trong đó chủ yếu là du lịch biển) đóng góp “53 – 55% trong tổng GDP của Cát Bà” 1. Nguồn thu này góp phần quan trọng trong việc nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục huyện đảo.

Chỉ tiêu “% giá trị hàng hóa địa phương/tổng giá trị hàng hóa tiêu dùng cho du lịch”ở Cát Bà đạt khoảng 40%” 2

Bảng 2.4: Hiện trạng doanh thu du lịch Cát Bà

Đơn vị: tỷ đồng

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Hải Phòng 550,9 729,3 986,7 1.160 1.207 1.353 1.704

Cát Bà 75 104,5 170 212,5 335,4 370 541

CB/HP 13,6% 14,3% 17,2% 18,3% 27,8% 27,3% 31,7%

Nguồn: Phòng VH – TT – TT – DL Cát Hải năm 2011 A14

Tính riêng Cát Bà, doanh thu du lịch tăng lên nhanh chóng, nhất là vài năm gần đây. Năm 2005, du lịch Cát Bà thu về 75 tỷ đồng, đến năm 2007 tăng lên 170 tỷ đồng (gấp 2,3 lần năm 2005), năm 2009 là 335,4 tỷ đồng (gấp 4,5 lần năm 2005) và năm 2011 đạt mốc 541 tỷ đồng (gấp 7,2 lần năm 2005). Nhưng nguồn thu này chưa được trích ra cho công tác bảo vệ môi trường biển

2.2.2.2. Cơ cấu doanh thu

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh thu du lịch Cát Bà

1

Lưu trú Ăn uống Lữ hành, vận chuyển Mua sắm

Nguồn: Sở VH – TT – DL Hải Phòng năm 2011

Theo số liệu của Sở VH – TT – DL Hải Phòng, khách du lịch quốc tế chi tiêu trung bình 100$ - 130$/ngày và khách du lịch nội địa chi tiêu từ 25$ - 35$/ngày. Mức chi tiêu này cao hơn so với bình quân chung của cả nước là 22$/ngày với khách nội địa và 91,24$/ngày với khách quốc tế (kết quả của Tổng cục Thống kê năm 2009). Có kết quả này là do sản phẩm, dịch vụ du lịch của Cát Bà đang được cải thiện và dần tạo được sức hút với khách. Trong cơ cấu chi tiêu của khách, chiếm phần lớn là chi tiêu cho dịch vụ lưu trú (trung bình 40%), ăn uống (trung bình 33%), sau đó đến chi tiêu cho mua sắm (trung bình 15%) và lữ hành, vận chuyển (trung bình 12%). Điều này cũng tương ứng với doanh thu du lịch của Việt Nam (chiếm phần lớn là doanh thu từ lưu trú, ăn uống). Tuy nhiên, để tăng cường doanh thu và tăng sức hấp dẫn cho du lịch Cát Bà, cần chú trọng hơn nữa đến các dịch vụ bổ sung.

2.2.3. Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

2.2.3.1. Cơ sở lưu trú

*) Số lượng

Trong giai đoạn 2005 – 2011, số lượng các cơ sở lưu trú ở Cát Bà tăng khá nhanh. Năm 2005 Cát Bà có 92 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với 1.700 buồng và 3.500 giường. Năm 2007, tăng lên 105 cơ sở với 1.875 buồng, 3.850 giường. Năm 2009, tăng lên 120 cơ sở với 2.138 buồng và 4.364 giường. Và

33%

40%

12%

năm 2011 là 148 cơ sở với 2.531 buồng và 4.942 giường. Sở dĩ có sự tăng trưởng này là do hoạt động du lịch biển Cát Bà ngày càng phát triển với lượng du khách ngày một tăng nên đã thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài thành phố đến đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú ở đây.

Bảng 2.5: Số lượng cơ sở lưu trú tại Cát Bà

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Số cơ sở 92 96 105 107 120 135 148

Số buồng 1.700 1.800 1.875 1.910 2.138 2.357 2.531

Số giƣờng 3.500 3.700 3.850 3.909 4.364 4.652 4.942

Nguồn: Phòng VH – TT – TT – DL Cát Hải năm 2011 A14

Tuy nhiên, theo báo cáo của Phòng VH – TT – TT – DL huyện Cát Hải thì số lượng phòng này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho số lượng khách đến Cát Bà. Đặc biệt vào mùa du lịch cao điểm tình trạng thiếu buồng vẫn diễn ra khá phổ biến và hệ quả của nó là sự tăng giá thuê buồng nhanh chóng, gây nhiều khó khăn, phiền toái cho khách du lịch.

*) Chất lượng

Nhìn vào bảng 2.6 có thể thấy, số cơ sở lưu trú ở Cát Bà chiếm phần lớn trong tổng số các cơ sở lưu trú của toàn thành phố Hải Phòng (48,7%). Tuy nhiên, hầu hết cơ sở lưu trú ở Cát Bà là các khách sạn, nhà nghỉ tư nhân với quy mô nhỏ, lượng phòng ít, trang thiết bị lạc hậu. Số lượng các cơ sở đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao còn khá ít, chỉ có 28 cơ sở (trong đó có 4 khách sạn 3 sao, 14 khách sạn 2 sao và 10 khách sạn 1 sao, chưa có khách sạn tiêu chuẩn 4 sao trở lên). Ngoài ra có 18 cơ sở chưa được thẩm định, xếp hạng nhưng có chất lượng tương đương 1 – 2 sao. Hiện, Cát Bà có 4 khách sạn 3 sao hiện đại gồm: Sunrise resort, Holiday View, Sea Pearl và Hùng Long. Những cơ sở này là lựa chọn chính cho du khách quốc tế và những khách nội địa có khả năng chi trả cao đồng thời yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ.

Bảng 2.6: Chất lượng cơ sở lưu trú ở Cát Bà năm 2011 STT Các chỉ tiêu chất lƣợng Số cơ sở 1 4 sao 0 2 3 sao 4 3 2 sao 14 4 1 sao 10

5 Cơ sở chưa thẩm định xếp hạng nhưng chất lượng tương đương 1 – 2 sao

18

6 Cơ sở không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng 102

7 Tổng 148

Nguồn: Phòng VH – TT – TT – DL Cát Hải năm 2011 A14

Hiện nay, các khách sạn, nhà nghỉ ở Cát Bà đều chú trọng bổ sung trang thiết bị, nâng cấp cơ sở kinh doanh nhằm tăng chất lượng phòng, qua đó tăng sức cạnh tranh. Song các nhà nghỉ, nhà dân kinh doanh dịch vụ lưu trú vì muốn tận thu, tiết kiệm chi phí nên chất lượng dịch vụ vẫn còn yếu kém. Đặc biệt, phần lớn các cơ sở chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho hệ thống thu gom, xử lý rác thải, nước thải. Điều này đang gây những tác hại nghiêm trọng cho môi trường du lịch biển Cát Bà.

Nhìn chung, chất lượng cơ sở lưu trú ở Cát Bà vẫn còn khá hạn chế, nhưng vào chính vụ du lịch biển (mùa hè), do nhu cầu của du khách tăng cao nên hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ ở đây đều “cháy” phòng, giá thuê buồng tăng lên chóng mặt, đặc biệt là tại các nhà nghỉ tư nhân. Điều này phần nào khiến cho du khách e ngại, lo sợ khi đến Cát Bà.

2.2.3.2. Cơ sở ăn uống

Dịch vụ ăn uống cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách đến Cát Bà. Các quán ăn ở đây có đủ loại, từ nhà hàng sang trọng tới quán bình quân. Chủ yếu các quán phục vụ các món hải sản tươi ngon, đặc sắc nhất là tu

hài, sam, cá song, mực, tôm hùm, cá hồng, bề bề… Tính đến năm 2011, Cát Bà có 40 nhà hàng với thực đơn phong phú và cách bài trí khá lịch sự, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của du khách. Buổi tối ở Cát Bà có dịch vụ ăn uống trên bè nổi, cách bờ khoảng 100 mét. Du khách vừa được chở miễn phí ra – vào bè, vừa được hóng gió, vừa được ngắm biển đêm trong khi thưởng thức các món ăn tuyệt vời. Bên cạnh đó, dịch vụ ăn uống ngay trên các tàu tham quan vịnh Lan Hạ cũng được du khách rất ưa thích. Trong quá trình tham quan vịnh, du khách được dừng chân ở các chợ nổi và thoải mái lựa chọn các loại hải sản tươi sống. Nếu muốn ăn ngay trên vịnh, du khách chỉ cần trả một chút phí cho chủ tàu, họ sẽ chế biến ngay một bữa ăn thịnh soạn từ các loại hải sản du khách đã mua. Những dịch vụ này là trải nghiệm thú vị với khách du lịch đến Cát Bà.

Tuy nhiên, giá cả dịch vụ ăn uống ở nhiều cơ sở tại Cát Bà không rõ ràng nên nhiều du khách bị “chặt chém” rất đắt, đặc biệt là trên các bè nổi. Điều này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của du lịch biển Cát Bà. Ngoài ra, các cơ sở ăn uống cũng chưa có các biện pháp hữu hiệu để hạn chế sự ô nhiễm từ chất thải với môi trường.

2.2.3.3. Cơ sở vui chơi, giải trí, thể thao

Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí được coi là yếu tố quan trọng giúp thu hút khách, kéo dài thời gian lưu trú và khuyến khích sự chi tiêu của du khách, đặc biệt với thị trường khách quốc tế. Để biến Cát Bà thành một thành phố du lịch hiện đại, các doanh nghiệp đã và đang triển khai các dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng; khu vui chơi, giải trí; trung tâm thương mại; trung tâm hội nghị quốc tế; nhà hàng, sân golf cao cấp; quán bar bãi biển; tổ hợp khách sạn 4 – 5 sao; các resort đẳng cấp quốc tế… tại đây. Tiêu biểu có thể kể đến: dự án Cát Bà Amatina, dự án xây dựng khu du lịch và vui

chơi giải trí Kinh Thành… Dự kiến sau khi hoàn thành vào năm 2015, các dự án này sẽ biến huyện đảo thành thiên đường du lịch của miền Bắc Việt Nam.

2.2.3.4. Phương tiện vận chuyển

Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng lượng khách du lịch, số lượng các phương tiện vận chuyển ở Cát Bà cũng gia tăng nhanh chóng. Năm 2005, Cát Bà có tổng số 39 phương tiện, trong đó có 13 xe ô tô và 26 tàu du lịch. Năm 2008, tăng lên 103 phương tiện với 47 xe ô tô và 56 tàu du lịch. Đến năm 2011, có 122 phương tiện với 60 xe ô tô và 62 tàu du lịch. Nhờ đó, du khách có thể đến Cát Bà dễ dàng hơn.

Bảng 2.7: Số lượng phương tiện vận chuyển tại Cát Bà

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số 39 60 94 103 112 119 122

Xe ô tô 13 20 42 47 53 58 60

Tàu du lịch 26 40 52 56 59 61 62

Nguồn: Phòng VH – TT – TT – DL Cát Hải năm 2011 A14

Tuy nhiên, hầu hết các ô tô và tàu du lịch ở Cát Bà đều thường xuyên chở quá số người quy định, trang bị về an toàn phòng cháy, chữa cháy và phao cứu sinh cũng chưa đảm bảo. Do đó, nếu gặp sự cố hay tai nạn (đặc biệt với các tàu du lịch trên đường biển) thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Nó có thể phá hủy toàn bộ danh tiếng, thương hiệu “đảo ngọc” mà du lịch Cát Bà đã dày công xây dựng nhiều năm nay.

2.2.4. Đánh giá chung

- Lượng khách du lịch đến Cát Bà có sự gia tăng đáng kể trong những năm qua và chiếm phần lớn trong tổng khách đến Hải Phòng, cho thấy Cát Bà là một trong những điểm du lịch biển trọng điểm của thành phố Hải Phòng.

- Doanh thu du lịch khá cao và tăng nhanh chóng. Hàng năm, du lịch (trong đó chủ yếu là du lịch biển) đóng góp “53 – 55% trong tổng GDP của

Cát Bà” 1. Nguồn thu này góp phần quan trọng trong việc nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục huyện đảo. Tuy nhiên nguồn thu từ du lịch chưa được trích ra cho công tác bảo vệ môi trường – yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch biển bền vững tại Cát Bà.

- Chỉ tiêu “% giá trị hàng hóa địa phương/tổng giá trị hàng hóa tiêu dùng cho du lịch”ở Cát Bà đạt khoảng 40%” 2

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được đầu tư khá nhiều. Song vẫn thiếu các cơ sở lưu trú vào mùa cao điểm, đặc biệt là các cơ sở đảm bảo chất lượng. Dịch vụ ăn uống đa dạng nhưng vẫn xảy ra tình trạng “chặt chém” du khách. Cơ sở vui chơi, giải trí, thể thao còn đơn giản, chưa tạo được sức hấp dẫn với du khách. Phương tiện vận chuyển gia tăng giúp du khách đến Cát Bà dễ dàng hơn, song hầu hết các phương tiện đều chở quá số người quy định, trang thiết bị phòng chữa cháy và phao cứu sinh chưa đảm bảo.

- Sự phân chia lợi ích giữa chính quyền – doanh nghiệp – người dân địa phương chưa thực sự hợp lý (phần lớn vẫn thuộc về doanh nghiệp).

2.3. Tác động của du lịch lên phân hệ xã hội nhân văn

2.3.1. Lao động du lịch

2.3.1.1. Số lượng lao động

Trong giai đoạn 2005 – 2011, số lượng lao động ngành du lịch ở Cát Bà có sự gia tăng mạnh mẽ. Năm 2005 mới chỉ có 800 lao động, đến năm 2008 tăng lên 2.000 lao động (gấp 2,5 lần năm 2005) và năm 2011 huyện đảo có 3.000 lao động (gấp 3,8 lần năm 2005). Bên cạnh lực lượng lao động trực tiếp, vào chính vụ du lịch, các cơ sở kinh doanh còn sử dụng khoảng 200 lao động ngắn hạn và lao động phổ thông tại địa phương. Ngoài ra còn một lực lượng khá đông lao động gián tiếp tham gia các hoạt động phục vụ khách du

1

lịch như chụp ảnh lưu niệm; trông giữ phương tiện; cho thuê phao, quần áo tắm; bán hàng lưu niệm… Những hoạt động này góp phần đáng kể trong việc tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư bản địa.

Bảng 2.8: Số lượng lao động du lịch tại Cát Bà

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số lao động 800 1.500 1.750 2.000 2.450 2.780 3.000

Nguồn: Phòng VH – TT – TT – DL Cát Hải năm 2011 A14

Tuy nhiên, số lượng lao động này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế, đặc biệt là đội ngũ lao động trực tiếp. Hiện Cát Bà còn thiếu khoảng 300 lao động du lịch trực tiếp. Do vậy, ở đây hiện tượng các nhân viên “nhảy” từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác diễn ra khá phổ biến, dẫn đến tình trạng khủng hoảng nhân lực vào mùa cao điểm.

Về cơ cấu, lao động du lịch ở Cát Bà chủ yếu là lao động trẻ, nằm trong độ tuổi từ 20 đến 50 (dưới 30 tuổi chiếm trên 50%) và đại đa số là lao động nữ (trên 65%).

2.3.1.2. Chất lượng lao động

Khan hiếm nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đang là hiện trạng phổ biến của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Cát Bà nói riêng. Hầu hết lao động phục vụ trong các cơ sở kinh doanh du lịch ở Cát Bà đều có trình độ thấp, đến nay chỉ có “khoảng 10% lao động được đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và khoảng 5% lao động biết ngoại ngữ, ngoài ra có trên 30% lao động chưa học hết lớp 12 (kể cả những người chủ khách sạn, nhà nghỉ)” 1

Việc các nhân viên không được đào tạo đến nơi đến chốn bắt đầu từ sự dễ dãi của doanh nghiệp. Vì thiếu lao động du lịch, đặc biệt vào mùa cao điểm nên các khách sạn chỉ cần có nhân viên là được, về sẽ tự đào tạo sau mà quên

1

mất rằng họ cần có cơ bản trước, đó là cái gốc để hình thành nên đội ngũ nhân viên giỏi. Bên cạnh đó, vì các nhân viên luôn “đứng núi này, trông núi nọ” nên các doanh nghiệp không muốn bỏ chi phí đào tạo vì sợ sau khi đào tạo xong họ sẽ bỏ đi làm nơi khác.

2.3.2. Các yếu tố khác

- Ý thức được những lợi ích do du lịch mang lại nên đại đa số người dân Cát Bà đều ủng hộ hoạt động du lịch và chủ động tham gia vào việc phục vụ du khách.

- Cho tới thời điểm này, chưa có một bệnh dịch nào liên quan với du lịch bùng phát ở Cát Bà, kể cả khi dịch SARS, dịch cúm H5N1, H1N1… bùng phát trên toàn cầu.

- Các di tích lịch sử - văn hóa của Cát Bà hầu như vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên bản, công tác bảo tồn di sản ở đây được thực hiện khá tốt.

- Các lễ hội nơi đây vẫn mang những nét thuần chất của cư dân miền

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng (Trang 42)