Nguồn lực phát triển du lịch biển Cát Bà

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng (Trang 30)

6. Bố cục luận văn

2.1.Nguồn lực phát triển du lịch biển Cát Bà

Đảo Cát Bà thuộc quần đảo Cát Bà (cùng với 366 đảo khác), huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Đảo nằm ở phía nam Vịnh Hạ Long, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30km và cách thành phố Hạ Long khoảng 25km. Tương truyền xưa kia tên đảo là Các Bà, là hậu phương cho Các Ông

theo Thánh Gióng đánh giặc Ân, sau này gọi lệch đi thành đảo Cát Bà.

Cát Bà là một trong những điểm du lịch biển nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp; khí hậu mát mẻ, trong lành; bãi biển thơ mộng hòa quyện với núi non trùng điệp và hệ thống sinh quyển đa dạng, đặc sắc. Tất cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, giúp giải tỏa mọi căng thẳng, ưu tư của cuộc sống hàng ngày.

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch Cát Bà

2.1.1.1. Đặc điểm địa hình

Đảo Cát Bà gồm 2 dạng cấu trúc cơ bản là đồi, núi đá trên đảo và bãi triều. Đảo Cát Bà có hình dạng chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có độ cao trung bình 50m – 200m, cao nhất là đỉnh Cao Vọng (322m), thấp nhất là áng Tôm (dưới mặt nước biển 10m – 30m). Độ dốc sườn núi trung bình 300. Xen kẽ hệ thống núi có một số thung lũng như Khe Sâu, Xuân Đám, Việt Hải, Hiền Hào, Trung Trang. Trên đảo còn có một số hang động đẹp, có giá trị phát triển du lịch như: Khẩu Quy (Thiên Long), Hang Luồn, động Hà Sen, Trung Trang, Đá Hoa, Quân Y…

Địa hình đảo Cát Bà rất phức tạp nhưng có một hệ thống luồn lạch dày đặc, liên hoàn cho phép tàu thuyền có mực nước 2m đi lại quanh đảo, luồn sâu vào các vũng vịnh tham quan hang động rất thuận tiện. Bãi triều khu vực phía Đông, Đông – Nam có cấu trúc các vỏ sinh vật từ mảnh san hô tạo thành

các bãi triều sạch đẹp, rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái biển. Khu vực bãi triều Đông – Bắc có cấu trúc bùn bột chứa các mảnh vô sinh vật phân bố trên các thềm san hô đã chết là điểm thuận lợi cho sinh trưởng của một số loài hải sản quý như: ngọc trai, tu hài, đồi mồi, hải sâm, bào ngư, tôm hùm…

2.1.1.2. Tài nguyên khí hậu

Đảo Cát Bà nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu đại dương. Khí hậu đảo nhìn chung ít khắc nghiệt hơn các vùng có cùng vĩ độ ở đất liền. Khí hậu đảo chịu ảnh hưởng của 4 mùa xuân, hạ, thu, đông nhưng chia làm 2 mùa chủ đạo: mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 9) và mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3). Nhiệt độ không khí trung bình là 23 – 24oC, tháng cao nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình 28 – 29o

C (cao nhất là 32oC), tháng thấp nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 16 – 17o

C (thấp nhất là 10o

C).

Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 86%. Lượng mưa bình quân đạt 1700 – 1800 mm, mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 7,8,9. Tổng số ngày nắng trong năm khoảng 150 – 160 ngày. Hướng gió thịnh hành về mùa khô là Đông, Đông Bắc; về mùa mưa là Đông, Đông Nam. Giông bão thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10, trung bình 2,6 trận bão/năm.

Nhìn chung, khí hậu Cát Bà trong lành, mát mẻ; không khí thoáng đãng, dễ chịu; rất lý tưởng cho hoạt động du lịch biển.

2.1.1.3. Tài nguyên biển

Cát Bà là khu vực có biên độ thủy triều cao nhất trong vùng ven biển Hải Phòng (cực đại tới 4,3m). Hoạt động hàng ngày của thủy triều là tác nhân xâm thực, mài mòn hệ thống đảo đá vôi, tạo nên sự đa dạng về địa hình.

Độ mặn của nước biển ổn định và tương đối đồng đều trong toàn đảo và đồng nhất theo chiều thẳng đứng với giá trị trung bình 31 – 32%0 trong mùa khô và 26 – 27%0 trong mùa mưa. Nhiệt độ nước biển trung bình từ tháng 4

đến tháng 11 là 230

C, phù hợp với tắm biển và sự phát triển của một số loài hải sản quý như: ngọc trai, cá song, tu hài, bào ngư…

Hàm lượng chất lơ lửng thấp từ 100 – 120gam/m. Nước biển trong xanh quanh năm. Các bãi tắm ở Cát Bà thường nhỏ nhưng tuyệt vời trên mọi phương diện: cảnh quan đẹp, nước biển trong, cát sạch mịn, độ an toàn cao, có thể tắm biển vào bất cứ lúc nào. Bãi biển kiểu này chỉ có ở khu vực Cát Bà vì đây là những bãi cát rìa rạn san hô, tựa lưng vào địa hình núi đá vôi, vật liệu cát tạo bãi là các mảnh vụn vỏ vôi sinh vật biển nên rất sạch, mịn và nhẹ.

2.1.1.4. Tài nguyên nước

Đảo Cát Bà có nguồn nước ngầm với trữ lượng khá lớn, tập trung dọc theo đứt gãy trung tâm đảo và tại các khe nứt kiến tạo. Khả năng khai thác nguồn nước khoáng ở đây có thể đạt hàng triệu lít/năm. Chất lượng nước khoáng ở đây có thể so với một số loại nước khoáng nổi tiếng trong nước. Các nguồn nước điển hình ở Cát Bà bao gồm: suối Thuồng Luồng, suối Hai Trung Trang, suối Treo Cơm, suối Việt Hai, nguồn nước Ao Ếch.

Tuy nhiên, Cát Bà lại gặp khó khăn về nguồn nước ngọt tại chỗ, đặc biệt thiếu trầm trọng khi nhu cầu sinh hoạt và du lịch ngày càng cao.

2.1.1.5. Tài nguyên sinh vật

Đảo Cát Bà có hệ thống động thực vật khá phong phú và đa dạng. Ở đây có sự kết hợp của nhiều hệ sinh thái khác nhau: hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng ngập nước trên núi cao, hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng duyên hải, hệ sinh thái vùng biển với các rạn san hô gần bờ, hệ thống hang động với đặc trưng riêng biệt là nơi cư trú của họ nhà Dơi và hệ canh tác nằm giữa các thung lũng như ở Khe Sâu hoặc các khu dân cư.

Cát Bà hiện có 745 loài thực vật, trong đó 350 loài có khả năng sử dụng làm thuốc chữa bệnh và nhiều loài nằm trong danh mục quý hiếm, cần bảo vệ như: kim giao, chò đãi, lát hoa, lim xẹt… Hệ động vật đa dạng với 282 loài,

bao gồm 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát là lưỡng cư, 11 loài ếch nhái. Động vật phù du có khoảng 98 loài, cá biển 196 loài, san hô 177 loài... Đặc biệt, đây là nơi cư trú duy nhất trên thế giới của loài voọc đầu trắng - một trong 5 loài linh trưởng của Việt Nam có tên trong 25 loài trên thế giới đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Với đa dạng sinh học cao, quần đảo Cát Bà đã được UNESCO chính thức công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 02/12/2004. Đây là cơ hội tuyệt vời để phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển.

2.1.1.6. Tài nguyên du lịch

Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo thuộc quần đảo Hạ Long - nơi được UNESCO công nhận là “di sản thiên nhiên thế giới”. Nơi đây nổi tiếng với cảnh quan núi đá vôi hấp dẫn, xen kẽ những bãi cát vàng, bãi san hô, là nơi có thể tổ chức các loại hình: tắm biển, tắm nắng, nghỉ dưỡng biển, thể thao biển, lặn biển, sinh thái biển…

Trên đảo có rừng nguyên sinh nhiệt đới đa dạng, có nhiều thung lũng, hang động. Xung quanh quần đảo Cát Bà có trên 100 bãi cát trắng muốt, thơ mộng, là các bãi tắm lý tưởng cho du khách.

Thiên nhiên Cát Bà còn giữ nguyên dấu ấn của quá trình vận động, kiến tạo dữ dội thời tiền sử nên có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách. Hệ sinh thái san hô ngầm dưới biển đặc sắc, được đánh giá là “độc nhất vô nhị” trên Vịnh Hạ Long là điều kiện để phát triển du lịch lặn biển, thám hiểm đáy biển.

Bên cạnh đó, Cát Bà là vùng đất trù phú, đã được khai phá từ lâu đời. Ở đây đã phát hiện được nhiều di tích khảo cổ thuộc thời kỳ đồ đá mới (di chỉ Cái Bèo), di tích văn hóa Hạ Long và dấu vết của người Việt cổ. Hiện nhà truyền thống huyện đã sưu tầm được 93 hiện vật thuộc các di chỉ khảo cổ học Cái Bèo, Cát Đồn, bến làng Hiền Hào, Phù Long và trên 50 ảnh tư liệu về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện qua các thời kỳ. Tính

đến hết năm 2011, toàn huyện có 2 công trình văn hóa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (nơi Bác Hồ về thăm làng cá và di chỉ khảo cổ học Cái Bèo) và 5 công trình di tích văn hóa cấp tỉnh. Đến với Cát Bà, du khách còn được hòa mình vào 15 lễ hội được tổ chức vào dịp đầu năm, trong đó có 14 lễ hội dân gian tại các đình, chùa và 1 lễ hội văn hóa, thể thao. Những yếu tố trên cũng góp phần thu hút khách du lịch đến với Cát Bà.

Nhìn chung, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Cát Bà khá đa dạng, đặc sắc. Đây là tiềm lực để phát triển du lịch Cát Bà nói chung và du lịch biển nói riêng.

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Huyện Cát Hải có diện tích 345 km2, dân số gần 30 ngàn người, mật độ 77 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giữ ở mức 0,15%. Giai đoạn 2005 – 2011, kinh tế Cát Bà luôn duy trì tốc độ phát triển ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, bình quân đạt 16%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tỷ trọng nhóm ngành du dịch vụ chiếm 62,3%, nhóm ngành nông nghiệp chiếm 23,9%, nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 13,8%. GDP bình quân đạt 14,8 triệu đồng/người.

Bên cạnh đó, với ngư trường rộng hơn 450 hải lí vuông, Cát Bà có thế mạnh đặc biệt trong hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ. Nghề cá Cát Bà đã trở thành hoạt động kinh tế chủ yếu, đem lại giá trị sản xuất lớn, góp phần phát triển kinh tế cho huyện đảo. Hiện nay, ở Cát Bà có hơn 900 tàu đánh cá với hơn 1200 ngư dân hoạt động. Nghề đánh bắt cá ven lộng và xa bờ thu hút hơn 80% lao động địa phương, đặc biệt là lao động trẻ, giải quyết việc làm cho hơn 600 lao động với mức thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/người/tháng. Ngư trường Cát Bà có trữ lượng và chủng loại hải sản phong phú như tôm (chủ yếu là tôm he, tôm sắt…), mực và nhiều loại cá quý (cá trích, cá hồng, cá

phèn…). Hải sản đánh bắt về không chỉ được bán trực tiếp cho các tư thương, các đại lí thu mua, mà còn được cung cấp tới các thị trường lân cận như Móng Cái, Lạng Sơn và xuất khẩu sang Trung Quốc. Một số lượng lớn khác được cung cấp cho các khách sạn, nhà hàng ngay tại khu du lịch Cát Bà, tạo thành những món đặc sản biển hấp dẫn, góp phần quảng bá thêm cho tiềm năng du lịch biển đảo của địa phương.

Cùng với sự phát triển kinh tế, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế cũng được quan tâm đầu tư và đạt nhiều kết quả tích cực: tỷ lệ hộ nghèo trên đảo giảm xuống còn 7,26%; 60% người dân đã được sử dụng nước sạch; 100% các xã, thị trấn đã có nhà văn hóa; có trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở; toàn huyện đảo có 1 bệnh viện, 3 phòng khám đa khoa, 15 trạm y tế phường với 135 cán bộ y tế...

Như vậy, có thể thấy, đời sống của người cư dân địa phương trên đảo căn bản được bảo đảm ổn định. Đây là nền tảng quan trọng để phát triển du lịch biển Cát Bà.

2.1.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Cát Bà cách Hà Nội 150km, từ Hà Nội đến đây thuận tiện nhất là đi bằng đường bộ hoặc đường sắt đến Hải Phòng, sau đó đi ra đảo bằng đường thủy. Du khách có thể lựa chọn cho mình 1 trong 3 cách: Cách thứ nhất đi bằng đường bộ thông qua tuyến đường xuyên đảo Đình Vũ – Cát Hải – Cát Bà qua 2 phà Đình Vũ, phà Gót. Ôtô sẽ đón khách tại bến Bính di chuyển tới Đình Vũ, sau đó đi tàu tới thẳng Cái Viềng, rồi tiếp tục hành trình bằng ôtô tới thị trấn Cát Bà. Cách thứ 2, du khách có thể đi tàu cao tốc đến thẳng Cát Bà từ bến Bính không qua đường bộ. Cách thứ 3, từ Tuần Châu – Quảng Ninh, du khách có thể đi phà tới Gia Luận. Việc phát triển đa dạng các dịch vụ vận chuyển đến Cát Bà đã góp phần quan trọng cho hoạt động du lịch nơi đây.

Đến Cát Bà, một điều dễ nhận ra là hệ thống giao thông nội đảo phục vụ phát triển du lịch tương đối hoàn chỉnh. Ngoài tuyến đường trung tâm du lịch 1/4; đường Núi Ngọc, đường Hà Sen được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả nhiều năm nay, còn một số dự án giao thông quan trọng mới được hoàn thành và đưa vào sử dụng như: đường du lịch Gia Luận - Vườn Quốc gia; đường du lịch Vườn Quốc gia - thị trấn Cát Bà, nhà chờ bến tàu du lịch Cát Bà. Những công trình này vừa phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trên đảo vừa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch cộng đồng, sinh thái cho các xã xa trung tâm huyện như Xuân Đám, Trân Châu, Gia Luận... Để nâng cấp, phát triển hơn nữa hệ thống giao thông, Cát Bà đang triển khai thực hiện dự án mở rộng đường xuyên đảo đoạn Cái Viềng - Mốc Trắng, dự án mở rộng đường Khe Sâu - Áng Sỏi và dự án xây dựng bến phà Gia Luận – Tuần Châu.

Dự án cấp nước sạch cho khu du lịch Cát Bà hoàn thành giai đoạn 1 đã góp phần giải quyết cơ bản tình trạng khan hiếm nước ngọt ở đây, đặc biệt là vào mùa cao điểm du lịch hè. Ngoài ra, việc thành phố đầu tư xây dựng hồ chứa nước ngọt Trân Châu (với công suất 450 nghìn m3/năm), dự án công trình thủy lợi và hồ chứa nước xã Xuân Đám cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch ở Cát Bà.

Dự án đường điện 110KV Chợ Rộc - Cát Bà đang trong quá trình triển khai thực hiện. Khi hoàn thành, nó không những hạn chế tình trạng mất điện vào giờ cao điểm, ngày cuối tuần mà còn giải quyết cơ bản tình trạng tốn kém, lãng phí do phải đầu tư máy nổ dự phòng và nhất là sự than phiền của du khách về một khu du lịch bất cập cả về nguồn điện và nước sinh hoạt.

Bên cạnh đó, Cát Bà đã được phủ sóng điện thoại di động, mạng internet đến hầu hết các khu vực trên đảo. Đồng thời, hệ thống bưu chính, ngân hàng, các dịch vụ bảo hiểm, chuyển tiền nhanh, giải đáp thông tin, tư vấn pháp

luật… cũng được mở rộng và trang bị hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan, công tác.

2.1.4. Đánh giá chung về nguồn lực phát triển du lịch biển Cát Bà

- Tài nguyên du lịch biển Cát Bà khá phong phú, đa dạng và có sức hấp dẫn với du khách. Tuy nhiên, du lịch biển Cát Bà vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.

- Định hướng ưu tiên phát triển của Cát Bà chưa rõ ràng, chưa xác định rõ du lịch hay nghề thủy sản là ngành kinh tế trọng điểm để tập trung đầu tư. Mặt khác, các “làng chài nổi” với các bè, các ô lồng nuôi cá đã và đang làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển và gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động du lịch biển tại đây.

- Đời sống cư dân huyện đảo cơ bản được đảm bảo. Đây là nền tảng quan trọng để thu hút sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng (Trang 30)