Về khách du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng (Trang 38)

6. Bố cục luận văn

2.2.1.Về khách du lịch

2.2.1.1. Số lượng khách Bảng 2.1: Hiện trạng khách du lịch đến Hải Phòng Đơn vị: ngàn lượt khách 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng khách 2.429 2.963 3.620 3.900,9 4.000 4.201 4.238 Khách QT 512 606,5 719 668,6 720 596,4 557 Khách NĐ 1.917 2.356,5 2.901 3.232,3 3,280 3.604,6 3.681

Nguồn: Sở VH – TT – DL Hải Phòng, năm 2011 A11

Trong những năm qua, lượng khách du lịch đến Cát Bà có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2005 có 450 ngàn lượt khách đến Cát Bà; năm 2007 đón 729 ngàn lượt khách (gấp 1,7 lần so với năm 2005); đến năm 2009 đón 1.005 ngàn lượt (gấp 2,3 lần so với năm 2005) và năm 2011 đón 1203 ngàn lượt (gấp 2,8 lần so với năm 2005). Bảng 2.2: Hiện trạng khách du lịch đến Cát Bà Đơn vị: ngàn lượt khách 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Cát Bà 435 500 729 760 1.005 1.126 1.203 CB/ HP 17,9% 16,9% 20,1% 19,5% 25,1% 26,8% 28,4%

Nguồn: Phòng VH – TT – TT – DL Cát Hải năm 2011 A14

Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn giai đoạn là 19,2%. Sự tăng trưởng này là do Cát Bà có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp; khí hậu mát mẻ, trong lành; bãi biển thơ mộng hòa quyện với núi non trùng điệp và hệ thống sinh quyển đa dạng, đặc sắc rất phù hợp cho du lịch biển, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Thêm vào đó, dịch vụ vận tải đến Cát Bà ngày càng được đa dạng hóa với giá cả phù hợp nên du khách có thể dễ dàng đến đảo bằng nhiều cách khác nhau. Trong cơ cấu khách đến Cát Bà, trên 95% là khách du lịch biển. Như vậy có thể thấy, du lịch biển là sản phẩm đặc trưng, có ý nghĩa chiến lược của Cát Bà.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng lượng khách đến Cát Bà

Nguồn: Phòng VH – TT – TT – DL Cát Hải năm 2011 A14

Tỷ lệ % số lượng khách đến Cát Bà so với toàn thành phố Hải Phòng cũng có sự tăng trưởng cao. Năm 2005, lượng khách đến Cát Bà chỉ chiếm 17,9% tổng lượng khách đến Hải Phòng. Đến năm 2007, tăng lên 20,1%; năm 2009 tăng lên 25,1% và năm 2011 là 28,4%. Như vậy, một lượng lớn khách du lịch đến đây đều lựa chọn Cát Bà làm điểm du lịch chính hoặc điểm du lịch kết hợp cho chuyến đi của mình.

2.2.1.2. Thị trường khách

*) Khách quốc tế

Lượng khách quốc tế đến Cát Bà chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng lượng khách du lịch đến Cát Bà và có sự tăng trưởng dần đều qua các năm. Năm 2005, có 122 ngàn lượt khách quốc tế đến Cát Bà (chiếm 28% tổng khách). Năm 2007, có 224 ngàn lượt (chiếm 30,7%). Năm 2009, có 286,2 ngàn lượt (chiếm 28,5%). Và năm 2011, có 310 ngàn lượt (chiếm 25,8%).

Nhìn vào bảng 2.3, có thể thấy lượng khách quốc tế đến Cát Bà chiếm phần lớn trong tổng lượng khách quốc tế đến Hải Phòng, đặc biệt trong những năm gần đây. Năm 2010 chiếm đến 50,8%; năm 2011 chiếm 55,7%. Kết quả

này chứng tỏ rằng Cát Bà ngày càng chứng tỏ được sức hấp dẫn của mình với du khách quốc tế và đây đang là trọng điểm du lịch của Hải Phòng.

Bảng 2.3: Thị trường khách du lịch đến Cát Bà Đơn vị: ngàn lượt khách 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Quốc tế 122 171 224 250 286,2 303 310 CB/HP 23,8% 28,2% 31,2% 37,4% 39,8% 50,8% 55,7% Nội địa 313 329 505 510 718,8 823 893 CB/HP 16,3% 14% 17,4% 15,8% 21,9% 22,8% 24,3%

Nguồn: Phòng VH – TT – TT – DL Cát Hải năm 2011 A14

Khách quốc tế đến Cát Bà đại đa số là nguồn khách từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Pháp, Anh, Đức, Mỹ, Canada… Khách quốc tế đến đây chủ yếu đến vào mùa hè với mục đích tắm biển, nghỉ dưỡng hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư, làm ăn. Họ thường không lưu trú dài ngày ở Cát Bà (ngày lưu trú bình quân khoảng 2,0 – 2,5 ngày) mà thường kết hợp đi du lịch Hạ Long và thích nghỉ trên các tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long. Mức chi tiêu trung bình của đối tượng khách này là từ 100$ – 130$/ngày.

*) Khách nội địa

Đây là thị trường khách chính của Cát Bà. Lượng khách nội địa hàng năm chiếm khoảng 72% tổng lượng khách du lịch đến Cát Bà. Từ năm 2000, việc khánh thành đường bộ xuyên đảo Cát Bà cùng với việc ngày nghỉ cuối tuần được tăng lên, người dân Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh phụ cận đã chọn Cát Bà làm điểm du lịch cuối tuần lý tưởng vì vậy lượng khách đến đây ngày một tăng, đặc biệt trong giai đoạn 2005 – 2011. Năm 2005, có 313 ngàn lượt khách nội địa đến Cát Bà; đến năm 2007 có 505 ngàn lượt (gấp 1,6 lần năm 2005); năm 2009 có 718,8 ngàn lượt (gấp 2,3 lần năm 2005) và năm 2011 có 893 ngàn lượt (gấp 2,8 lần năm 2005).

Biểu đồ 2.2: Lượng khách quốc tế, khách nội địa đến Cát Bà 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Khách quốc tế Khách nội địa

Nguồn: Phòng VH – TT – TT – DL Cát Hải năm 2011 A14

Hầu hết du khách đến Cát Bà vào dịp cuối tuần, dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 hoặc dịp nghỉ hè. Những khách này thường là thương nhân, công nhân viên chức và học sinh, sinh viên. Ngày lưu trú bình quân của khách nội địa khoảng từ 1,5 – 2,0 ngày. Mức chi tiêu bình quân từ 25$ - 35$/ngày.

Khách nội địa đến Cát Bà so với Hải Phòng chiếm tỷ lệ tương đối và tăng dần từng năm. Năm 2005, chiếm 16,3%. Năm 2007, chiếm 17,4%. Năm 2009, chiếm 21,9%. Và năm 2011, chiếm 24,3%. Như vậy, Cát Bà không chỉ là điểm thu hút khách quốc tế mà còn là lựa chọn của nhiều khách du lịch nội địa đến Hải Phòng, đặc biệt là đối tượng khách du lịch biển.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng (Trang 38)