6. Bố cục khoá luận
2.3. Sự gia tăng của loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long
Với những giá trị độc đáo của tài nguyên biển đảo, vịnh Hạ Long ngày càng phát huy vị trí, vai trò trong phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh, vùng biển đảo phía Bắc và của cả nước.
Sự phát triển du lịch vịnh Hạ Long không chỉ được khẳng định qua số liệu khách đến tham quan, lưu trú và thu nhập từ hoạt động du lịch mà còn là sự phát triển của các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long trong thời gian qua.
70
Tác giả đã phân chia quá trình phát triển du lịch vịnh Hạ Long làm bốn giai đoạn.
Giai đoạn 1 được tính từ trước khi vịnh Hạ Long được công nhận Di sản Thiên nhiên thế giới lần thứ nhất bởi các giá trị ngoại hạng về cảnh quan vào ngày 17/12/1994. Có thể nói đây là giai đoạn sơ khai của du lịch vịnh Hạ Long. Số lượng khách ít ỏi, chủ yếu là cán bộ nhân viên của các Tổng công ty đi tham quan, nghỉ mát vào mùa hè. Thời gian này, các hang động, bãi tắm, đảo trên Vịnh được khai thác tùy tiện, do nhiều đơn vị quản lý, khai thác, chủ yếu khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch, không quan tâm đến công tác quản lý, bảo tồn. Du khách đến vịnh Hạ Long chỉ với mục đích tắm biển và tham quan một số hang động, đảo như hang Đầu Gỗ, hang Bồ Nâu, hang Trinh Nữ, đảo Khỉ…
Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng giai đoạn này còn kém phát triển. Trên địa bàn thành phố Hạ Long chỉ có vài khách sạn của nhà nước như hệ thống khách sạn Hạ Long (bao gồm Hạ Long 1, Hạ Long 2, Hạ Long 3, Hạ Long 4, Sơn Long), khách sạn Suối Mơ, Công đoàn, nhà nghỉ Hải Quân…Tàu du lịch lúc này cũng không nhiều, chủ yếu thuộc là tàu của các cơ quan nhà nước như của khách sạn Hạ Long.
Giai đoạn 2 được tính từ ngày 17/12/1994 khi vịnh Hạ Long được ghi tên vào danh mục Di sản Thiên nhiên thế giới lần thứ nhất cho đến ngày 29/11/2000 vịnh Hạ Long được ghi vào danh mục Di sản Thiên nhiên thế giới lần thứ hai bởi các giá trị đặc biệt của địa chất, địa mạo.
Sau khi vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới được một năm thì đến ngày 9 tháng 12 năm 1995, Ban Quản lý vịnh Hạ Long được thành lập, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, bảo tồn và phát huy giá
71
trị di sản vịnh Hạ Long mà trọng tâm là khu vực di sản thiên nhiên thế giới đã từng bước đưa công tác quản lý di sản nói chung, hang động nói riêng đi vào nề nếp.
Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh thu hồi tất cả các hang động đưa về quản lý theo một đầu mối thống nhất; phối hợp cùng các cơ quan chức năng xây dựng các tuyến điểm tham quan du lịch dựa trên các tuyến điểm đã được khai thác từ trước và quyết định đưa vào khai thác 11 hang động gồm Thiên Cung, Đầu Gỗ, Sửng Sốt, Tam Cung, Mê Cung, Hồ Động Tiên, Kim Quy, hang Luồn, Hang Trống, hang Bồ Nâu, hang Trinh Nữ. Việc có một cơ quan quản lý Di sản Thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long cũng đã mở ra một giai đoạn mới cho du lịch vịnh Hạ Long. Trên Vịnh đã có đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ từ trung cấp trở lên thực hiện công tác thuyết minh, hướng dẫn tại điểm du lịch, nên các thông tin đến với du khách chính xác hơn, sinh động hơn. Các hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long bắt đầu được kiểm tra, giám sát bởi các cơ quan quản lý như Đội Kiểm tra xử lý vi phạm trên vịnh Hạ Long của Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Thanh tra Du lịch cùng đội ngũ thanh tra chuyên ngành có liên quan.
Đây là giai đoạn du lịch vịnh Hạ Long bắt đầu phát triển. Khách đến vịnh Hạ Long bắt đầu tăng cả về số lượng lẫn thành phần khách, kéo theo đó là sự gia tăng cả số lượng và chất lượng nhà hàng, khách sạn, tàu du lịch, các dịch vụ trên vịnh Hạ Long…Các sản phẩm du lịch, loại hình du lịch giai đoạn này bắt đầu hình thành, phổ biến nhất là sản phẩm tham quan cảnh Vịnh và thăm hang động, tắm biển. Hoạt động lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh cũng bắt đầu hình thành, chủ yếu dành cho những khách du lịch quốc tế ưu thích mạo hiểm và lúc này hoạt động lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh chưa được quản lý bởi các cơ quan chức năng.
72
Giai đoạn 3 được tính từ ngày 29/11/2000 đến ngày 27/4/2012- ngày mà vịnh Hạ Long được cả thế giới tôn vinh, bầu chọn là Kỳ quan Thiên nhiên mới của thế giới.
Giai đoạn này, du lịch vịnh Hạ Long phát triển mạnh mẽ. Nhiều loại hình du lịch được hình thành như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng. Sản phẩm du lịch ngày một phong phú, nhiều sản phẩm du lịch được coi là đặc trưng hấp dẫn của du lịch vịnh Hạ Long như nghỉ đêm trên Vịnh, chèo thuyền kayak, thăm các làng chài…
Nhằm ưu tiên cho công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học cũng như đánh giá những tác động từ các hoạt động khai thác du lịch đến các hang động, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã đóng cửa một số hang và chỉ tổ chức đầu tư khai thác 4 hang động Thiên Cung, Đầu Gỗ, Sửng Sốt, Mê Cung và xây dựng kế hoạch đầu tư, tôn tạo để đón khách tại hang Cỏ, hang Thầy.
Chất lượng các dịch vụ ngày càng tăng cao, khách đến Hạ Long ngày một đông, doanh thu du lịch tăng lên. Tuy nhiên, hoạt động du lịch phát triển cũng đã phát sinh các vấn đề liên quan đến môi trường và cảnh quan sinh thái, đặc biệt là môi trường nước biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn…
Giai đoạn 4 được tính từ sau thời điểm vịnh Hạ Long được công nhận là Kỳ quan Thiên nhiên thế giới. Ngày 27/4/2012, vịnh Hạ Long đã được tổ chức New Open Wonders chính thức công nhận là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Đó là sự thừa nhận và khẳng định của thế giới về một điểm du lịch có tầm cỡ quốc tế ở Việt Nam, đã mở ra cơ hội to lớn để chúng ta xây dựng Hạ Long trở thành thương hiệu và điểm đến hàng đầu của Du lịch Việt Nam.
Tác giả tóm tắt sự gia tăng của các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long theo bảng sau:
73
Bảng 2.2. Sự gia tăng các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long TT Loại hình du lịch của từng giai đoạn
Giai đoạn 1 Trước 1994 Giai đoạn 2 Từ 1994-2000 Giai đoạn 3 Từ 2000- 4/2012 Giai đoạn 4 Sau tháng 4/2012 1 Du lịch tham quan: sản phẩm chính là tắm biển; tham quan Vịnh và 4 hang động Du lịch tham quan: sản phẩm chính là tắm biển; tham quan Vịnh và 11 hang động Du lịch tham quan:sản phẩm chính là tắm biển;tham quan Vịnh và 4 hang động Du lịch tham quan:sản phẩm chính là tắm biển;tham quan Vịnh và 15 hang động 2 Bắt đầu hình thành loại hình lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh Phát triển loại hình lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh Loại hình lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh phát triển và được coi là loại hình du lịch đặc trưng của vịnh Hạ Long 3 Hình thành loại hình du lịch sinh thái với sản phẩm chủ yếu là chèo thuyền tham quan làng chài, khám phá các giá trị văn hóa - lịch sử của
Phát triển loại hình du lịch sinh thái với sản phẩm chủ yếu là chèo thuyền tham quan làng chài, trải nghiệm đánh cá, bắt cá, đan lưới…;
74 ngư dân Hạ Long khám phá các hệ sinh thái tùng áng; nghiên cứu giá trị lịch sử - văn hóa tại các hang động trên vịnh Hạ Long 4 Bắt đầu hình thành loại hình du lịch nghỉ dưỡng trên những du thuyền sang trọng ở vịnh Hạ Long. Đối tượng khách chủ yếu là khách nước ngoài. Phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng trên những du thuyền sang trọng ở vịnh Hạ Long. Mở rộng đối tượng khách Việt Nam cao cấp. 5 Bắt đầu hình thành loại hình du lịch mạo hiểm với các sản phẩm: chèo thuyền kayak, dù bay (có xuồng kéo), lái mô tô nước,
Phát triển loại hình du lịch mạo hiểm với các sản phẩm: chèo thuyền kayak, dù bay (có xuồng kéo), lái mô tô nước, thuê xuồng cao
75
thuê xuồng cao tốc “bay” trên Vịnh, kéo chuối (ngồi trên xuồng cao su do xuồng cao tốc kéo) hay tham gia vào các dịch vụ câu cá, đánh cá.
tốc “bay” trên Vịnh, kéo chuối (ngồi trên xuồng cao su do xuồng cao tốc kéo) hay tham gia vào các dịch vụ câu cá, đánh cá. Bắt đầu hình thành loại hình du lịch mạo hiểm với các sản phẩm: leo núi, lặn biển. 6 Hình thành loại hình du lịch văn hóa: tham quan các làng chài; tìm hiểu, khám phá văn hóa của ngư dân Hạ Long thông qua việc tham quan Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn
Phát triển loại hình du lịch văn hóa: tìm hiểu, khám phá văn hóa của ngư dân Hạ Long thông qua việc tham quan Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn
76