Du lịch tham quan

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình du lịch ở Hạ Long, Quảng Ninh (Trang 54)

6. Bố cục khoá luận

2.3.1. Du lịch tham quan

Trong các loại hình nói trên, hoạt động tham quan vịnh Hạ Long và một số hang động điển hình với mục đích khám phá các giá trị thẩm mỹ của vịnh Hạ Long là chủ yếu và sôi động nhất với sự tham gia thường xuyên của khoảng 500 tàu thuyền các loại có khả năng vận chuyển 30.000 lượt khách du lịch/ngày thăm Vịnh. Hoạt động tham quan vịnh Hạ Long được coi là sản phẩm du lịch lớn nhất, điển hình nhất tại Di sản Hạ Long.

Theo thống kê, số lượng khách du lịch đến vịnh Hạ Long ngày một tăng. Năm 2006, tổng số khách du lịch đạt 1.819.743 lượt khách, tăng 28 % so với năm 2005 trong đó khách quốc tế tăng 43%; năm 2007 đạt

53

1.788.329 lượt, giảm 1.7% so với năm 2006, nhưng lượng khách quốc tế lại giảm đến 11.5%; năm 2008 là 2.622.190 lượt, tăng 46.6% so với năm 2007, nhưng khách quốc tế lại chỉ tăng có 16.5%. Tuy nhiên, do suy thoái kinh tế, số lượng khách đến thăm vịnh Hạ Long năm 2009 chỉ có là 2.418.431lượt, bằng 92.2% so với năm 2008, lượng khách quốc tế giảm 38.8%; đến năm 2010 số lượng khách đến vịnh Hạ Long tăng mạnh đạt 2.792.608 lượt, khách quốc tế đạt 1.356.215 lượt. Lượng khách đến tham quan vịnh Hạ Long duy trì ổn định trong năm 2012, đạt 2.737.047 lượt, khách quốc tế đạt` 1.259.015 lượt khách, khách Việt Nam đạt 1.478.032. Dự báo đến năm 2015, tổng số khách đến vịnh Hạ Long đạt 4,5 triệu lượt khách, năm 2020 sẽ là 5 triệu lượt khách. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch đạt 16%/ năm, trong đó khách quốc tế tăng trưởng 15%/năm và khách du lịch nội địa tăng 17%/năm. Tốc độ tăng doanh thu trung bình trong 4 năm đạt 26%, đem lại nhiều công ăn việc làm và thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành liên quan.

Biểu đồ 2.1. Khách du lịch đến vịnh Hạ Long từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2012

Đơn vị tính: lượt người

54

Hệ thống tàu thuyền du lịch tại đây cũng được đánh giá cao về hình thức và giá trị, nhiều tàu có đẳng cấp cao.

Hệ thống cảng, bến tàu du lịch được đầu tư để phát triển du lịch biển. Trên vịnh Hạ Long hiện có 8 cảng, bến du lịch được đầu tư khai thác phục vụ du khách, như Cảng tàu du lịch quốc tế Tuần Châu, Cảng tàu du lịch Bãi Cháy, Cảng khách Hòn Gai - Vinashin... Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng, số lượng bến bãi neo đậu và hệ thống dịch vụ đi kèm của cảng, bến tàu du lịch còn nhiều hạn chế.

Đối tượng khai thác phục vụ khách du lịch là hệ thống hang động, đảo đá, bãi biển, làng chài và một số điểm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, trong số nhiều đảo đá, hang động, bãi biển trên vịnh Hạ Long hiện nay hoạt động du lịch mới chủ yếu tập trung khai thác các giá trị đặc trưng tại 15 hang động điển hình là động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng sốt, động Mê Cung, hang Bồ Nâu, hang Luồn, hang Trống, hang Trinh Nữ, hang Ba Hang, hang Tiên Ông, hang Cỏ, hang Thầy, hang Cặp La, hang Hồ Động Tiên và hang Hồ Ba Hầm. Có thể nói, trong không gian vịnh Hạ Long còn nhiều hang động khác có giá trị, nhưng hiện nay chưa có điều kiện tổ chức khai thác.

Tương tự như vậy, trong số hàng trăm đảo đá trên vịnh Hạ Long, hiện mới có khoảng 15 đảo đá có giá trị điển hình thường xuyên được đưa vào chương trình giới thiệu tham quan trực tiếp trên các du lịch là: hòn Trống Mái (Gà chọi), hòn Đỉnh Hương, hòn Chó đá, hòn Xếp, hòn Đầu Người, hòn Ngón Tay, hòn Yên Ngựa, hòn Con Rùa, hòn Đũa hòn Cóc, hòn Ông Cụ, hòn Ấm, hòn Đầu Rồng, hòn Thiên Nga, hòn Gà Ấp… Phần còn lại, rất nhiều đảo chưa có điều kiện lập trình khai thác du lịch, nhiều đảo chưa có tên gọi, chưa có hồ sơ giới thiệu và chưa được nghiên cứu quy hoạch một cách có hệ thống.

55

Trong số 7 làng chài hiện có trên vịnh Hạ Long thì có 5 làng chài tiêu biểu được đưa vào chương trình các tour du lịch là làng chài Cửa Vạn, Vông Viêng, Ba Hang, Cống Đầm và làng chài Hoa Cương. Tuy nhiên, việc khai thác giá trị các làng chài hiện nay cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm.

Tại Di sản Hạ Long, các bãi tắm điển hình hiện nay đang được khai thác phục vụ khách du lịch tắm biển là bãi biển đảo Ti Tốp, bãi biển Bải Cháy, các bãi biển nhân tạo trên đảo Tuần Châu, bãi biển đảo Soi Sim và một số bãi biển mini như hang Cỏ, Trăng Lưỡi Liềm, Ba Trái đào… Nhìn chung, dịch vụ tắm biển tại Hạ Long chưa tương xứng với tầm vóc Di sản thế giới. Một phần vì những bãi biển thực sự có giá trị tự nhiên không nằm trong không gian Di sản - vùng bảo vệ tuyệt đối, một phần do công tác quản lý đầu tư và tổ chức khai thác còn đơn giản.

Hiện nay, Di sản - Kỳ quan Thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đang tổ chức khai thác chính thức 5 tuyến du lịch (theo Quyết định số 3620/2011/QĐ-UBND ngày 18/11/2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh):

- Tuyến 1: Cảng tàu du lịch - động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hòn Chó Đá, làng chài Ba Hang, hòn Trống Mái, làng chài Hoa Cương.

- Tuyến 2: Cảng tàu du lịch - bãi tắm Ti Tốp, Soi Sim, hang Sửng Sốt, động Mê Cung, hang Bồ Nâu, hang Luồn, hang Trống, hang Trinh Nữ, hồ Động Tiên.

- Tuyến 3: Cảng tàu du lịch - làng chài Cửa Vạn, Trung tâm văn hoá nổi Cửa Vạn, hang Tiên Ông, hồ Ba Hầm, đền Bà Men, Áng Dù, rừng Trúc.

- Tuyến 4: Cảng tàu Du lịch - hang Cỏ, hang Thầy, Cống Đỏ, hang Cặp La, làng chài Vông Viêng, làng chài Cống Đầm, khu sinh thái Tùng áng Cống Đỏ, công viên Hòn Xếp.

- Tuyến 5: Cảng tàu Du lịch - hòn Chó Đá, làng chài Ba Hang, hòn Trống Mái, làng chài Hoa Cương - bến Gia Luận, Cát Bà, Hải Phòng.

56

Theo đó, trên mỗi tuyến hành trình, chương trình du lịch được lồng ghép đan xen giữa các nội dung tham quan giá trị thẩm mỹ tổng thể của cảnh quan vịnh Hạ Long, vẻ đẹp riêng của một số hang động, đảo đá điển hình, tham quan một số làng chài, điểm du lịch sinh thái, tắm biển và nghỉ đêm trên Vịnh.

2.3.2. Lưu trú nghỉ đêm

Hoạt động nghỉ đêm trên Vịnh có từ năm 2000, để đáp ứng nhu cầu của du khách, thì từ năm 2003 tàu nghỉ đêm phục vụ cho du khách đã được tăng lên đáng kể. Cùng với sự gia tăng về số lượng thì chất lượng của tàu nghỉ đêm cũng tăng lên đáng kể. Để đưa hoạt động kinh doanh lưu trú nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long phát triển theo đúng định hướng, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh, hạn chế các tồn tại, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số Quyết định số 410/2006/QĐ - UBND ngày 26/01/2006 về quản lý hoạt động tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long, sau này là Quyết định số 716/2011/QĐ-UBND ngày 15/3/2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh về quản lý hoạt động tàu vận chuyển khách tham quan du lịch và tàu lưu trú nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long.

Hiện nay, trên vịnh Hạ Long có 159 tàu lưu trú du lịch với 1587 phòng và 3.442 giường. Tầu lưu trú du lịch là một loại hình phương tiện được đầu tư cao. Vốn đầu tư cho một phương tiện trung bình từ 2 - 2,5 tỷ đồng, đặc biệt có phương tiện đã đầu tư trên 20 tỷ đồng, đạt các tiêu chuẩn xếp hạng tàu từ hạng bốn đến hạng một. Theo thống kê, trong số 159 tàu kể trên thì có 3 tàu = 1,9% đạt tiêu chuẩn hạng một; 45 tàu = 28,3% đạt tiêu chuẩn hạng hai; 91 tàu = 57,2% đạt tiêu chuẩn hạng ba; 20 tàu = 12,8% đạt tiêu chuẩn hạng tư. Doanh thu từ hoạt động lưu trú nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long đạt khoảng 200 tỷ đồng/năm.

57

Bảng 2.1. Số lƣợt tàu và khách nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long

Năm Số lƣợt tàu nghỉ đêm ĐVT: tàu Số lƣợt khách nghỉ đêm Tổng ĐVT: người Nước ngoài ĐVT: người Việt Nam ĐVT: người 2006 13.397 152.538 131.984 20.554 2007 20.300 258.610 225.326 33.284 2008 20.845 266.833 237.912 28.921 2009 16.970 232.276 203.451 28.825 2010 18.715 273.632 260.030 13.602 2011 23.063 388.573 363.147 25.426 9 tháng 2012 13.684 213.088 201.053 12.035 Tổng cộng 126.974 1.758.550 1.622.903 162.647

Nguồn: Ban Quản lý vịnh Hạ Long

Đây là hoạt động lưu trú mang đặc thù riêng khác với những cơ sở lưu trú trên bờ, phần lớn một đoàn khách thuê trọn gói cả tàu, trong đó có những đoàn có số lượng khách ít hơn số phòng nên đôi khi công suất phòng đạt thấp. Giá bán tour trọn gói cho một khách cho một ngày một đêm có nhiều loại, loại thấp từ 70 - 960USD; loại trung bình 150 - 200USD, loại cao lên đến 1.000 - 2.000 USD khách/1 ngày 1 đêm. Giá cả tuy có cao hơn so với trên bờ nhưng đã thu hút một số lượng lớn khách du lịch sử dụng dịch vụ, đối tượng khách quốc tế chủ yếu là khách đến từ thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ; thời gian gần đây có thêm khách du lịch nội địa và một số khách là người nước ngoài làm tại các doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

Nhìn chung chất lượng của những phương tiện này ngày càng được nâng cao. Những tàu này được thiết kế với kiểu dáng, kiến trúc đẹp, đảm

58

bảo an toàn, có nội ngoại thất trang nhã, hài hòa; đầy đủ các phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách, bar, boong dạo... đặc biệt là các phương tiện phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, thông tin liên lạc với đất liền và dự báo thời tiết được trang bị hiện đại, sẽ đảm bảo an toàn cho du khách.

Trên thực tế thì để phục vụ nhu cầu du lịch đêm trên Vịnh cho du khách trên Vịnh thì ngoài những phương tiện lưu tú trên Vinh có chất lượng cao, Ban Quản lý vịnh Hạ Long cũng đã tổ chức một số tour thăm Vịnh theo nhu cầu của du khách như ngắm hoàng hôn trên Vịnh, thăm một số đảo và khảo sát cuộc sống của người dân trên đảo về đêm… Tất cả những hoạt động trên đều nhằm mục đích đa dạng hóa hơn nữa loại hình du lịch Hạ Long và thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Di sản thiên nhiên thế giới này.

2.3.3. Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái được phát triển rất mạnh ở các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới và ở Việt Nam.

Vịnh Hạ Long là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Đến vịnh Hạ Long, du khách có thể tham gia một trong các hoạt động sau:

Tham quan, ngắm cảnh làng chài Cửa Vạn, Vông Viêng, Ba Hang, Cống Đầm, Hoa Cương: Du khách được tham quan, tìm hiểu các nét văn hoá của người dân chài trên Vịnh Hạ Long, tái hiện lại các lễ hội đua thuyền, hạ thuyền, hát đối, hò biển, đan lưới, vá lưới... Hoặc du khách cũng có thể tham gia Tour du lịch trải nghiệm đánh cá cùng ngư dân. Tour du lịch này kéo dài từ 2-3 ngày, du khách được đi biển đánh cá cùng ngư dân, được bàn luận về thời tiết, về các loài cá, cách đánh bắt và trực tiếp kéo lưới, giặt lưới, vá lưới và thú vị hơn cả là tự chế biến và thưởng thức những sản phẩm do mình tự đánh bắt.

59

Tham quan Trung tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn, tìm hiểu văn hóa bản địa, giới thiệu một số ấn phẩm tuyên truyền, sản phẩm lưu niệm địa phương. Trung tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn là một trong 12 dự án thành phần của Bảo tàng sinh thái Hạ Long được khánh thành và đi vào hoạt động từ 19/5/2006. Trung tâm là nơi trưng bày, giới thiệu về đời sống vật chất, tinh thần của ngư dân làng chài Cửa Vạn nói riêng và cộng đồng ngư dân trên vịnh Hạ Long nói chung thông qua 6 chủ đề: tự nhiên và con người, phương thức kiếm sống của ngư dân, đời sống vật chất, thủy cư với cuộc sống đời người, tâm linh và cuộc sống tinh thần, cho hôm nay và cho muôn đời sau. Tại đây, du khách có thể xem hát giao duyên - loại hình văn hóa độc đáo của ngư dân Hạ Long dưới hình thức biểu diễn trên thuyền hoặc tại Trung tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn tùy từng thời điểm, thời tiết và nhu cầu của khách. Trung tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn là một mô hình bảo tàng sinh thái đầu tiên của Việt Nam, hàng năm được sưu tầm bổ sung tài liệu hiện vật và tổ chức triển lãm trưng bày chuyên đề, thuận lợi để phát triển các tuyến du lịch văn hóa. Tuy nhiên quy hoạch chi tiết còn triển khai chậm, quy mô còn nhỏ, chưa xứng tầm với mô hình của một làng chài đặc trưng vùng biển, chưa có các công trình phụ trợ xung quanh để tạo thành một quần thể văn hóa phong phú, hấp dẫn (các mô hình thuyền, nhà bè để trình diễn...).

Thăm gia đình truyền thống ngư dân để tìm hiểu về văn hóa, tri thức dân gian, xem biểu diễn cách thức làm các ngư cụ như lưỡi câu, đan vá lưới..., các hoạt động trải nghiệm, thực hành, tham gia câu cá giải trí. Tại đây khách sẽ được thưởng thức một số món ăn, thức uống dân giã như nước chè xanh, ốc.. Tìm hiểu về phương thức nuôi trồng hải sản của ngư dân thông qua việc tham quan một số mô hình nuôi cá lồng bè, nuôi tù hài.

60

Tham quan tìm hiểu giá trị lịch sử văn hóa tại một số hang động nổi tiếng như hang Tiên Ông, động Mê Cung, hang Đầu Gỗ... Hang Tiên Ông với những tư liệu vật chất phong phú và độc đáo (gồm một khối lượng lớn trầm tích nhuyễn thể cùng các di vật đồ đá, đồ xương, đồ gốm), có giá trị cao về khoa học lịch sử được nghiên cứu phát hiện từ một di tích khảo cổ. Hang Tiên Ông chính là một trong những điểm cư trú, sinh sống của người Việt cổ thuộc nền văn hoá Soi Nhụ trên vịnh Hạ Long. Di tích có niên đại cách ngày nay khoảng từ 10.000 - 8.000 năm, thuộc giai đoạn văn hóa Hoà Bình - Bắc Sơn.

Động Mê Cung lại hấp dẫn du khách bởi di chỉ khảo cổ học thời đồ đá mới, thuộc nền văn hoá Soi Nhụ, với những hiện vật sống động, thông qua khối trầm tích vỏ ốc đã bị Cacbonat hoá màu trắng ta có thể biết được rằng, chính nơi đây từ 14.000 đến 7.000 năm về trước đã là cái nôi của con người, họ đã sinh sống, cư trú, bằng phương thức săn bắn hái lượm, một trong những tàn tích thức ăn của họ kiếm được là những vỏ ốc còn lại cho tới ngày nay

Hang Đầu Gỗ là nơi quân sĩ nhà Trần đã cất giấu những chiếc cọc gỗ trước khi đem cắm xuống lòng sông Bạch Đằng (Yên Hưng) để xây dựng trận địa cọc tiêu diệt binh thuyền giặc Nguyên - Mông thế kỉ XIII.

Ngoài ra, du khách cũng rất thích thú khi được tham quan cơ sở nuôi và chế tác ngọc trai liên doanh với Nhật Bản tại khu vực Vông Viêng. Tại đây du khách sẽ tận mắt thấy những công việc như nuôi, cấy ngọc trai, chế tác ngọc trai thành những sản phẩm độc đáo của Hạ Long.

Có thể nói, hoạt động du lịch sinh thái ở vịnh Hạ Long đã có sự phát triển manh nha, song còn manh mún, chưa thành một hệ thống bài bản và chưa được nhân rộng, phần lớn người dân tham gia là do nhận thấy họ có lợi nhuận, có thể đảm bảo về cuộc sống nhưng chưa nhận

61

thức rõ vai trò của mình trong việc phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, có thể tăng thu nhập, tăng tiếp

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình du lịch ở Hạ Long, Quảng Ninh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)