Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình du lịch ở Hạ Long, Quảng Ninh (Trang 38)

6. Bố cục khoá luận

2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vị trí địa lý

(Nguồn: Ban Quản lý vịnh Hạ Long)

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ, bộ phận của vịnh Bắc Bộ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam. Đây là vùng biển đảo được xác định trong tọa độ từ 106°56' đến 107°37' kinh độ Đông và 20°43' đến 21°09' vĩ độ Bắc với diện tích 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo, trong đó 90% là đảo đá vôi [16,9]. Vịnh Hạ Long được giới hạn với

37

phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120km kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ.

Khu vực trung tâm vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận có diện tích rộng 434 km², gồm 775 hòn đảo trong đó có 411 đảo có tên, được xác định trong tọa độ 106°59'24'' đến 107°20'30'' kinh độ Đông và 20°43' 24'' đến 20°56'12'' vĩ độ Bắc, giới hạn bởi ba điểm: đảo Đầu Gỗ (phía Tây), đảo Đầu Bê (phía Nam) và đảo Cống Đỏ (phía Đông) [16,9]. Đây cũng là khu vực giới hạn được nhắc đến trong khái niệm vịnh Hạ Long dưới đây.

Khí hậu

Khí hậu vịnh Hạ Long là nhiệt đới, nóng ẩm, chia làm 2 mùa chính và 2 mùa chuyển tiếp: Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9. Hai mùa chuyển tiếp: Mùa xuân vào tháng 4 và mùa thu vào tháng 10 có khí hậu mát mẻ ôn hoà. Mùa hè có nhiệt độ trung bình 26oC-27oC. Mùa đông có nhiệt độ trung bình 15oC - 20oC. Nhiệt độ trung bình năm 18o

C - 19oC [16,12].

Những đặc trưng khí hậu quan trọng nhất của các mùa trong năm ở Hạ Long:

Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau: Từ các khối không khí cực đới ở phương Bắc tràn xuống, gió mùa Đông Bắc lạnh và khô xuất hiện với tần suất tương đối lớn và đến được những vĩ độ thấp nhất của nước ta. Tuy vậy, sự khống chế của nó không phải là thường xuyên. Giữa các đợt gió mùa Đông Bắc lạnh là các khối không khí nhiệt đới. Mùa Đông là mùa lạnh và ít mưa.

38

Vào thời kỳ đầu đông, từ tháng 11 đến giữa tháng 12, ảnh hưởng đến Quảng Ninh thường là từ rìa áp cao. Gió màu Đông Bắc lạnh chưa nhiều, trời ít mưa và khô. Đôi khi rãnh phía Tây xuất hiện kết hợp lưỡi áp cao tạo nên sương mù, mưa nhỏ hoặc mưa phùn.

Thời kỳ giữa mùa, từ tháng 2 đến cuối tháng 3 thường ít có gió mùa Đông Bắc hơn, thời tiết thường âm u, ẩm thấp, mưa phùn nhiều. Đây là khoảng thời gian có nhiều mưa phùn nhất trong năm.

Mùa xuân (tháng 4). Thực chất đây là khoảng thời gian quá độ từ đông sang hè, vì vậy thời tiết trong khoảng thời gian này có sự giao tranh giữa không khí cực đới và không khí nhiệt đới, trời bắt đầu có mưa going.

Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, thường xuất hiện khối không khí nhiệt đới xích đạo, áp cao Thái Bình Dương, bão xoáy thấp xuất hiện khá nhiều nhất là vào giữa mùa. Nửa đầu mùa thường có mưa giông và mưa rào, nửa cuối mùa ít dần đi. Thỉnh thoảng có gió mùa Đông Bắc yếu làm nhiệt độ giảm đi chút ít. Đây là khoảng thời gian nóng nhất trong năm, có nhiều giông bão và lượng mưa lớn.

Mùa thu (tháng 10) là thời gian ảnh hưởng của áp cao đã yếu dần đi và rút dần ra biển. Bão và giải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh ở các vĩ độ thấp ở nước ta. Không khí cực đới bắt đầu phát triển, Quảng Ninh thường chịu ảnh hưởng của rìa áp cao lạnh. Vào khoảng thời gian này, tuy không thường xuyên song thỉnh thoảng Hạ Long vẫn có mưa lớn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Nhìn chung, khí hậu Hạ Long thích hợp cho phát triển du lịch đặc biệt là du lịch tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao và du lịch sinh thái. Tuy nhiên, do có mùa đông lạnh và có nhiều ngày thời tiết xấu nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch và chính điều đó tạo nên tính mùa vụ trong du lịch vịnh Hạ Long. Mùa hè là thời kỳ hoạt động của giông

39

bão và các trận mưa lớn nên ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân, nhu cầu đi lại của khách du lịch và gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh du lịch của vịnh Hạ Long. Vì vậy, cần phải lợi dụng xu thế nổi trội theo mùa để phát triển các sản phẩm du lịch, loại hình du lịch đảm bảo sự hoạt động đồng đều của du lịch vịnh Hạ Long trong cả năm.

Hải văn

Vịnh Hạ Long có lượng mưa trung bình năm từ 2.000mm - 2.200mm. Độ mặn của nước biển chia làm 2 mùa tương ứng: Mùa mưa đạt 21‰ - 22‰, mùa khô đạt 32‰ - 33‰. Địa hình đáy Vịnh tương đối bằng phẳng, với độ sâu trung bình 5 - 10m, một số luồng lạch có độ sâu từ 15 - 29m, như: Vùng trũng Cửa Lục sâu 20m, lạch Thẻ Vàng sâu 22 - 27m, các lạch khác có độ sâu trung bình 9 - 10m. Do có một hệ thống đảo phía ngoài che chắn nên sóng ở vịnh Hạ Long tương đối nhỏ, ở đây có chế độ nhật triều thuần nhất với độ lớn từ 3,5m - 4m, triều thấp vào các tháng 3, 4, 8 và 9, triều cao vào các tháng 1, 6, 7 và 12 [16,12].

Giá trị địa chất, địa mạo:

Vịnh Hạ Long có dạng địa hình đồi núi ven biển, đặc biệt là các đảo núi đá vôi sót lại trên và dưới mực nước biển tạo nên các kiều karst, hang động nổi tiếng thế giới. Đây là một mẫu hình tuyệt vời với cảnh quan karst trưởng thành nhờ có tầng đá vôi dày khoảng 1000m khá thuần nhất, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và trên nền tổng thể nâng tân kiến tạo chậm chạp, dưới sự tác động tương hỗ biển, đất trời. Quá trình tiến hoá hang động karst ở đây được tính từ khoảng 200 triệu năm đến nay, trải qua 5 giai đoạn đó là:

+ Tạo đồng bằng cổ

+ Tạo phễu, thung lũng karst

40

+ Hình thành các cụm đồi hình chóp, hình nón liên kết nhau

+ Tạo ra đồng bằng mới đặc trưng cho karst đá vôi nhiệt đới bị biến tiến. Các hố sụt, phễu karst và thung lũng kín rất phổ biến, có hình dáng thước, bầu dục hay bán nguyên với kích thước khác nhau, đáy nằm độ cao dưới 5m. Do biển ngập, cho nên phần lớn biến thành các hố nước và vũng, vịnh nhỏ, dân địa phương gọi là áng và Tùng. Áng là hồ karst kín nằm giữa các đảo thường có độ sâu 1 -3m. Tùng là các vũng vịnh nhỏ ăn sâu vào các đảo đá vôi, nguyên là các thung lũng, hẻm vực, hố sụt karst bị ngập nước biển. Vịnh Hạ Long có 57 tùng và 62 áng.

Hệ thống các hang động hết sức phong phú, đến nay đã phát hiện ra khoảng gần 30 hang động trên vịnh Hạ Long. Các hang động trên vịnh Hạ Long có chiều dài khác nhau, thường dài từ vài chục đến vài trăm mét; các độ cao ở mỗi hang động tương đối khác nhau và chia làm 3 tầng (tầng 1 cao 3 - 4m liên quan đến mực nước biển hện tại; tầng 2 cao 5 - 15m thường có kích thưứoc lớn hơn cả; tầng 3 cao 25 - 50m như một số hang động Thiên Cung, Đầu Gỗ, Sửng Sốt). Hang động trên vịnh Hạ Long thuộc 3 nhóm chính.

+ Nhóm hang ngầm cổ: Phần lớn là những lối thông thoát nước từ các phễu karst cổ, có lối đi dốc và có khoảng chênh cao đáng kể. Hang Sửng Sốt ở đảo Bồ Hòn, động Tam Cung, động Thiên Cung và hang Đầu Gỗ là di tích của cùng một hệ thống hang động cổ nằm ở độ cao khoảng 20 - 50m trên mực nước biển.

+ Nhóm hang nền karst cổ: Hình thành khi xâm thực mở rộng ngang tại mức cơ sở, có lối thông gần như nằm ngang liên quan với các thềm biển bào mòn hoặc tích tụ nằm ngang mực cơ sở như: hang Trinh nữ có trần cao 12m trên mực nước biển, dài 80m và phát triển qua nhiều giai đoạn; hang Bồ Nâu nằm ngang có chiều dài 70m với nhiều nhũ đá cổ.

41

+ Nhóm hang hàm ếch: Hình thành do quá trình hoà tan của nước biển, sóng và thuỷ triều, thường có mái trần nằm ngang tạo ra ở mức biển hiện tại và cả trong thời kỳ biển tiến dao động trong Holocen (cách đây 10000 năm), thậm chí cả Pleistocen (cách đây hàng trăm nghìn năm). Ví dụ như hồ Ba Hầm gồm tổ hợp 3 hang thông 3 hồ nước với nhau ra biển và hang Luồn ở đảo Ba Hòn chỉ dài 50m, có mái trần cách mực triều khoảng 2m.

Ngấn biển: Dấu ngấn ăn lõm vào vách đá do sóng vỗ và gặm mòn của nước biển làm cho các đảo có dạng nón, tháp... có đáy thắt nhỏ lại tạo hang luồn, hàm ếch góp phần làm tăng vẻ đẹp độc đáo của cảnh quan karst vùng vịnh.

Thung lũng và đồng bằng karst bị ngập: Các thung lũng karst bị ngập tạo thành các luồng lạch, phần lớn có độ sâu khoảng 10-20m. Đáy vịnh Hạ Long thuộc đồng bằng karst bị ngập sâu từ 3-20m, có bề mặt đáy phức tạp với nhiều mô sót, luồng, rãnh ngầm có tính phân bậc khá rõ. Đồng bằng karst này được tạo thành cách ngày nay khoảng từ 5.000 - 7.000 năm, có hệ thống đảo chắn ngoài nên ngăn được tác động mạnh mẽ của sóng. nhưng do biên độ thuỷ triều cao nên có cả tích tụ lẫn xâm thực [14].

Giá trị thẩm mỹ

Vịnh Hạ Long là một vùng biển đảo rộng lớn với hàng ngàn đảo đá muôn hình muôn vẻ nhô lên từ mặt nước cùng với vô số hang động đẹp độc và kỳ lạ luôn biến đổi theo góc nhìn và thời gian. Vẻ đẹp vịnh Hạ Long luôn thay đổi theo không gian, thời gian và tâm trạng của người ngoạn cảnh. Đến với Hạ Long ta như lạc vào cõi thần tiên, cảm giác bồng bềnh du dương ấy đã làm đắm say lòng du khách.

Ngày 17/12/1994, tại kỳ họp thứ 18 Uỷ Ban Di sản Thế giới đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục Di sản thiên nhiên thế

42

giới với giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mỹ theo tiêu chuẩn thứ 3 với số phiếu biểu quyết 100%.

Cảnh đẹp vịnh Hạ Long từ góc độ tổng thể là sự kết hợp hài hoà giữa dáng núi và biển trời, với sắc nước, màu mây dường như tất cả được hoà quyện vào nhau tạo ra một một cảnh bức tranh thuỷ mặc khổng lồ giữa biển khơi. Hạ Long giống như một tác phẩm nghệ thuật tạo hình kỳ thú của tạo hoá, có sự kết hợp tinh tế giữa điêu khắc và hội hoạ, bố cục và màu sắc, giữa tính hoành tráng khỏe khoắn và sự duyên dáng thơ mộng…

Hạ Long với vẻ đẹp muôn hình vạn trạng núi non, đi giữa Hạ Long ta có cảm giác như đang lạc vào thế giới thiên nhiên vô cùng huyền bí, ta cảm giác như mình đang đi giữa một thế giới sinh linh sống động.

Cảnh đẹp Hạ Long không chỉ phô bày ở dáng núi sắc trời, những hòn đảo đá cũng chứa đựng trong lòng những tác phẩm điêu khắc tinh xảo, độc đáo. Đó là hệ thống hang động vô cùng phong phú, mỗi hang động có một vẻ đẹp diệu kỳ khác nhau, gắn với mỗi truyền thuyết, mỗi câu truyện cổ tích, sự kiện lịch sử và văn hoá truyền thống của người Việt Nam và là đề tài vô tận cho trí tưởng tượng của mỗi du khách khi đặt chân vãn cảnh thưởng ngoạn nơi đây. Động Thiên Cung chau chuốt, lộng lẫy như được chạm khắc từ pha lê, hang Đầu Gỗ được mệnh danh là "động của các kỳ quan" với kiến trúc khoẻ khoắn và hoành tráng, hang Sửng Sốt như mở ra một thế giới cổ tích, thần thoại...

Sự biến đổi cảnh quan: Cảnh đẹp Hạ Long luôn thay đổi theo góc nhìn, thời gian và tâm trạng của người ngoạn cảnh. Từ bờ trông ra, đảo đá như những bước tường thành vững chãi ngăn đất liền với biển khơi, nhưng khi đến gần bức tường ấy mở ra nhường lối và đảo đá lại hiện ra, gần xa thấp thoáng. Cứ thế Hạ Long luôn cuốn hút người ta mải mê kiếm tìm, khám phá. Đi giữa Hạ Long với muôn nghìn đảo đá người ta dễ dàng tìm

43

thấy những nét phác thảo của vạn vật, của tạo hoá. Hai chú gà hướng mỏ vào nhau (hòn Gà Chọi), chú đại bàng đậu trên mỏm đá rình mồi (hòn Đại bàng) hay ông già đang ngồi câu cá (hòn Lã Vọng)...Nhưng khi thuyền qua, ngoảnh đầu lại những hình ảnh ấy thoắt biến mất, làm bất ngờ và bối rối lòng du khách.

Vẻ đẹp vịnh Hạ Long được tô điểm thêm bởi màu xanh của núi, màu xanh của đa dạng của hệ sinh thái: với những thảm thực vật trên núi đá, ven chân đảo, vùng triều rừng ngập mặn đã tạo nên muôn màu muôn vẻ núi non.

Nhưng nếu chỉ là một tác phẩm thuần tuý tự nhiên, Hạ Long không hấp dẫn du khách đến thế, cũng không đủ thuyết phục 1000

/0 thành viên các nước trong ủy Ban Di sản thế giới. Hạ Long - vùng thiên nhiên duyên dáng, thơ mộng ấy còn là một thế giới có tâm hồn, lịch sử, buồn vui và hạnh phúc...

Giá trị đa dạng sinh học

Vịnh Hạ Long là một biển đảo được bao bọc bởi các dải ven bờ thuộc Vân Đồn, Hoành Bồ, Yên Hưng, Hạ Long, Cẩm Phả, Tiên Yên, Móng Cái và một phần huyện đảo Cát Bà. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo đã khiến vịnh Hạ Long trở thành nơi quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái.

Hệ sinh thái rừng thường xanh nhiệt đới phân bố trên các đảo của vịnh Hạ Long. Tổng số loài thực vật sống trên đảo chưa được xác định nhưng có lẽ con số sẽ rất lớn. Tuy nhiên, mức độ tập trung lại rất thấp. Một số quần xã các loài thực vật đã được phát hiện gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi, cửa hang hay khe đá [13,40]. Theo thống kê của các nhà khoa

44

học, thực vật vịnh Hạ Long có 453 loài, 285 chi, 100 họ thuộc 5 ngành thực vật như ngành mộc lan với 416 loài, ngành dương xỉ với 14 loài, ngành thông đất có 02 loài, ngành lá thông có 01 loài và ngành thiên tuế có 02 loài [13,19]. Động vật có 4 loài lưỡng cư, 8 loài bò sát, 76 loài chim và 22 loài thú [13,19]. Đặc biệt, ở vịnh Hạ Long đã phát hiện được 13 loài thực vật đặc hữu như Ngũ gia bì Hạ Long, Nhài Hạ Long, Nan Ong Hạ Long, Sung Hạ Long, Móng Tai Hạ Long, Khổ Cử Đại Nhung, Khổ Cử Đại Hạ Long, Cọ Hạ Long, Thiên tuế Hạ Long, Sóng bè Hạ Long, Hồ da Hạ Long, Giềng Hạ Long và Lan Tím [13,35].

Hệ sinh thái biển và ven bờ, bao gồm hệ sinh thái đất ướt và hệ sinh thái biển. Đến nay, các nhà khoa học đã xác định được 315 loài cá, 545 loài động vật không xương sống đáy, 234 loài san hô, 411 loài sinh vật phù du, 139 loài rong biển, 5 loài cỏ biển và 28 loài thực vật ngập mặn [13,47].

Các giá trị đa dạng sinh học vịnh Hạ Long phù hợp cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám phá.

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình du lịch ở Hạ Long, Quảng Ninh (Trang 38)