6. Bố cục khoá luận
1.3.1. Khái niệm
Một trong những vấn đề được tranh luận nhiều trong quá trình nghiên cứu cũng như trong thực tiễn, đó là sản phẩm du lịch. Ai cũng thống nhất là đã nói đến ngành phải nói đến nghề. Đã nói đến nghề phải xem xét sản phẩm của nghề đó là gì? Người nông dân làm nghề nông nghiệp có sản phẩm là hạt lúa, củ khoai, củ sắn. Mang các sản phẩm này ra thị trường (chợ) để bán thì chúng trở thành hàng hoá. Đây là ví dụ về sản phẩm hữu hình hay còn gọi là vật chất. Muốn bán được sản phẩm trên thị trường đòi hỏi người sản xuất phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm sao cho phù hợp với tâm lý thị hiếu của người tiêu dùng.
Vậy sản phẩm của ngành du lịch là gì?
Theo Luật Du lịch thì “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [42]. Sản phẩm du lịch không chỉ là tập hợp các dịch vụ và hàng hóa cần thiết để thỏa mãn nhu cầu khách du lịch trong chuyến đi du lịch mà còn có cả những cơ chế, chính sách và luật pháp của nhà nước, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Không chỉ thỏa mãn những nhu cầu sinh học, du khách còn mong muốn được thỏa mãn các nhu cầu văn hóa ngày càng cao. Những nhu cầu này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chủng tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, vị trí xã hội, sức khỏe, khả năng tài chính và các yếu tố tâm sinh lý khác…Khi nói đến, sản
31
phẩm du lịch là nói đến một vấn đề rất rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều loại doanh nghiệp, cộng đồng dân cư địa phương tại điểm đến và điểm tham quan du lịch.
Tóm lại, sản phẩm du lịch là tất cả những gì khách thụ hưởng trong chuyến đi. Bao gồm các sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình. Đối với một địa phương, sản phẩm du lịch là loại hình du lịch có thể khai thác.