6. Bố cục khoá luận
3.3.4. Đối với doanh nghiệp du lịch
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng các dịch vụ, tuyên truyền quảng cáo trên mọi phương diện: báo, đài, tập gấp…
- Xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với năng lực và đặc thù của doanh nghiệp. Chủ động quảng bá, khai thác, phát triển sản phẩm du lịch mới có hiệu quả.
Các doanh nghiệp cũng cần có sự quan tâm và đầu tư thỏa đáng cho việc quảng bá các sản phẩm du lịch cụ thể của doanh nghiệp đến với du khách. Việc xây dựng các hình thức quảng bá (trang web riêng, tờ rơi, tờ gấp…) sản phẩm cần có sự tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn để sao cho thông tin đến khách hàng nhanh và đầy đủ nhất, đồng thời phải phù hợp với đặc điểm tiếp nhận thông tin của từng thị trường.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý là các thông tin tuyên truyền quảng bá phải hết sức trung thực, đầy đủ, tránh có những thông tin không đúng với bản chất của sản phẩm du lịch được chào bán.
- Đào tạo, nâng cao năng lực trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ, nhân viên. Từng bước chuẩn hóa các tiêu chuẩn của người làm việc trong lĩnh vực du lịch trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn VTOS của EU. Tham gia các chương trình thi tay nghề, tham gia các chương trình của TW tổ chức thi tay nghề về buồng, bar, bàn, nấu ăn, hướng dẫn viên giỏi. Qua đó để động viên và học hỏi kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ.
- Đối với những loại hình du lịch thể thao, mạo hiểm như kayaking, lặn biển, leo núi, nhày dù.... việc đảm bảo kỹ thuật và xây dựng các phương án dự phòng là rất quan trọng. Bên cạnh đó cần đào tạo lao động phục vụ có chuyên môn, chuyên nghiệp để góp phần tạo được niềm tin của du khách.
96
Tiểu kết chƣơng 3
Vịnh Hạ Long có vị trí giao lưu thuận lợi với các điểm du lịch hấp dẫn trong vùng, có điều kiện tiếp cận với các nguồn khách lớn, nhất là nguồn khách từ thủ đô Hà Nội và nguồn khách nước ngoài đi tàu biển. Di sản Thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long có những điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa…Những loại hình du lịch trên mang màu sắc rất riêng của Hạ Long, vừa độc đáo, hấp dẫn, mới lạ và không dễ lẫn vào ở bất cứ một địa phương nào. Du khách luôn tìm thấy ở nơi đây một bầu không khí mới, một không gian mới, không quá ồn ào, sôi động, song cũng không quá tẻ nhạt, tĩnh lặng. Đó là một không gian của biển, với gió, nắng, núi đá… vừa lãng mạn, vừa nên thơ, vừa gần gũi, quen thuộc nhưng cũng đầy mới lạ, kêu gọi du khách khám phá.
Tuy nhiên, hiện tại Hạ Long mới chỉ tập trung phát triển du lịch tham quan, lưu trú trên Vịnh là chủ yếu còn các loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa vẫn chưa phát triển mạnh.
Để các loại hình du lịch khác cùng phát triển, khắc phục tính thời vụ trong du lịch thì cần liên kết các loại hình du lịch này lại với nhau. Bởi vì mỗi loại hình du lịch thường có một nét đặc sắc riêng và có mùa vụ khác nhau như du lịch văn hóa thường phát triển mạnh vào mùa xuân, trong khi du lịch mạo hiểm thì lại phát triển mạnh vào mùa hạ, du lịch tham quan nghiên cứu thì có thể phát triển quanh năm.
Do vậy, việc tổ chức quản lý, khai thác tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch phải được tiến hành hợp lý và tuân theo các quy định của pháp luật để có được những loại hình du lịch Hạ Long mới lạ, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu của du khách.
97
Trên cơ sở thực trạng phát triển các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long, xem xét định hướng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh và vịnh Hạ Long. Để thực hiện được và giải quyết được định hướng phát triển các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long, luận văn đã đề xuất 6 giải pháp và 4 kiến nghị cụ thể.
98
KẾT LUẬN
Vịnh Hạ Long đã và đang là một nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Các con số tăng trưởng về số lượng khách tham quan và doanh thu du lịch đã chứng tỏ bước phát triển đáng mừng cho du lịch vịnh Hạ Long. Điều đó còn có ý nghĩa khẳng định vị thế quan trọng, vai trò nòng cốt cho sự phát triển chung của du lịch Việt Nam.
Vịnh Hạ Long - Di sản và Kỳ quan thiên nhiên thế giới là một khu du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Phần lớn khách du lịch đến vịnh Hạ Long không khỏi choáng ngợp, trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp, sức hấp dẫn của cảnh Vịnh. Thế nhưng ở lại thêm với Hạ Long để khám phá, chiêm ngưỡng vịnh đảo hay quay trở lại lần nữa thì phần nhiều du khách không muốn. Hạ Long thực chất vẫn chỉ là một điểm đến thoảng qua như một số địa điểm khác trên lộ trình của du khách.
Đối với du lịch Hạ Long hiện nay, việc mở rộng không gian du lịch, đa dạng hóa loại hình du lịch là việc làm cần thiết để tạo ra điểm nhấn thu hút khách du lịch đến Vịnh Hạ Long ngày càng nhiều. Việc phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa sẽ góp phần thu hút du khách đến tham quan, lưu trú vịnh Hạ Long nhiều hơn.
Đề tài được triển khai sẽ tạo tiền đề cho việc đầu tư khai thác các loại hình du lịch mới hấp dẫn du khách, góp phần giảm tải lượng khách hiện đang tập trung tại một số điểm tham quan trên Vịnh Hạ Long, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư sinh sống trên Vịnh từ đó góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ Di sản Vịnh Hạ Long.
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Lê Anh (2011), Loại hình du lịch và tiếp cận kinh tế - sản phẩm.
2. Trần Thúy Anh, Triệu Thế Việt, Nguyễn Thu Thủy và Phạm Thị Bích Thủy (2011), Giáo trình du lịch văn hóa - Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Đại học Sư phạm.
3. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2006), Báo cáo tổng kết năm 2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006.
4. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2007), Báo cáo tổng kết năm 2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007.
5. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2008), Báo cáo tổng kết năm 2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008.
6. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2009), Báo cáo tổng kết năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009.
7. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2010), Báo cáo tổng kết năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010.
8. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2011), Báo cáo tổng kết năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011.
9. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2012), Báo cáo tổng kết năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012.
10. Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Báo cáo tổng kết 9 tháng đầu năm 2012, phương hướng nhiệm vụ ba tháng cuối năm 2012.
12. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2012), Báo cáo khảo sát các loại hình dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long.
13. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2005), Đa dạng sinh học vịnh Hạ Long và vùng phụ cận, Công ty in Quảng Ninh.
14. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2008), Lịch sử địa chất vịnh Hạ Long,
100
15. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2009), Làng chài Cửa Vạn - Một nét văn hóa vịnh Hạ Long, Công ty TNHH MTV in Quảng Ninh.
16. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2009), Vịnh Hạ Long - Di sản Thiên nhiên thế giới, Công ty TNHH MTV in Quảng Ninh.
17. Lê Trọng Bình (2008), Một số giải pháp phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. 18. Đoàn Mạnh Cương (2012), Định vị thương hiệu, phát triển sản phẩm
điểm đến du lịch Hạ Long - Quảng Ninh trong xu thế hội nhập quốc tế,
Báo cáo tham luận tại Hội thảo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức tại Quảng Ninh vào tháng 7/2012.
19. Trịnh Xuân Dũng, Đinh Văn Đáng (2000), Kỹ năng giao tiếp, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Thu Hằng (2008), Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long”, luận văn cao học du lịch.
22. Nguyễn Thu Hạnh (2005), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển - đảo vùng du lịch Bắc Bộ”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
23. Vũ Đức Minh (2005), Tổng quan du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội. 24. Michael Haynes (2008), Hiện trạng du lịch ở vịnh Hạ Long và những
khuyến nghị cho chiến lược quản lý du khách, Báo cáo tham luận Hội thảo do Ban Quản lý vịnh Hạ Long tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 26/7/2008. 25. Nguyễn Thị Phương Loan (2011), Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải
trí phục vụ khách du lịch tại Hạ Long - Quảng Ninh, luận văn cao học du lịch. 26. Phạm Trung Lương (2004), Đánh giá tác động của hoạt động du lịch
đến tài nguyên, môi trường khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
101
27. Phạm Trung Lương (2008), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ - Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
28. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2011), Báo cáo đánh giá hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long giai đoạn 2006 - 2011. 29. Trần Đức Thanh (2009), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
30. Đỗ Đức Thắng (2012), Bảo tàng sinh thái Hạ Long - Một giải pháp đột phá trong bảo tồn, phát huy giá trị vịnh Hạ Long trong giai đoạn mới,
Báo cáo tham luận tại Hội thảo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức tại Quảng Ninh vào tháng 7/2012.
31. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long đến 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 142/2002/QĐ-TTg ngày 21/10/2002.
32. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, ban hành kèm theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011.
33. Tỉnh ủy Quảng Ninh (2001), Nghị quyết về đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh, Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 30/11/2001.
34.Tỉnh ủy Quảng Ninh (2001), Nghị quyết về công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long đến năm 2005, Nghị quyết số 09 - NQ/TU ngày 30/11/2001.
35. Tỉnh ủy Quảng Ninh (2005), Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ đến năm 2010 và định hướng đến 2015, Nghị quyết số 21/NQ-TU ngày 03/3/2005.
102
36. Tỉnh ủy Quảng Ninh (2012), Nghị quyết về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long giai đoạn 2013-2015, tầm nhìn đến năm 2020, Nghị quyết số 68/2012/NQ-TU ngày 12/12/2012. 37. Tỉnh ủy Quảng Ninh (2012), dự thảo Nghị quyết phát triển du lịch
Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030.
38. Nguyễn Văn Tuấn (2012), Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long trong giai đoạn mới, báo cáo tham luận Hội thảo. 39. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu và
Nguyễn Kim Hồng (1999), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 40. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Đình Hòe, Lê Mỹ Dung, Nguyễn
Trọng Đức, Lê Văn Tin và Trần Ngọc Diệp (2011), Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam.
40. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2005), Chương trình phát triển dịch vụ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 901/QĐ-UB ngày 30/3/2005. 41. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch thành phố Hạ Long giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến 2020
ban hành kèm theo Quyết định số 3160/QĐ - UBND ngày 16/10/2006. 42. Quốc hội, Luật Du lịch (2005)
43. Quốc hội, Luật Di sản Văn hóa (2001).
44. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 45. http://www.baoquangninh.com.vn 46. http:// www.halongbay.com.vn 47. http://www.vietnamtourism.com 48. http://www.vietnamtourism.gov.vn 49. http://www.vietnamtourism-info.com
103
PHỤ LỤC
1. Các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long 2. Bảng phỏng vấn