Mối quan hệ giữa giữa tài nguyên du lịch với loại hình du lịch,

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình du lịch ở Hạ Long, Quảng Ninh (Trang 35)

6. Bố cục khoá luận

1.3.3. Mối quan hệ giữa giữa tài nguyên du lịch với loại hình du lịch,

lúc thì cung không đáp ứng được cầu trong du lịch, lúc thì cầu quá thấp so với khả năng cung ứng. Nguyên nhân chính là trong du lịch, lượng cung khá ổn định trong thời gian dài còn nhu cầu khách hàng thì thường xuyên thay đổi, dẫn tới có sự chênh lệch giữa cung và cầu.

1.3.3. Mối quan hệ giữa giữa tài nguyên du lịch với loại hình du lịch, sản phẩm du lịch sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch.

Là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp cao, du khách trong quá trình đi du lịch sẽ tiêu dùng các sản phẩm du lịch, tức là việc không chỉ thỏa mãn những nhu cầu sinh học, du khách còn mong muốn được thỏa mãn các nhu cầu văn hóa ngày càng cao. Những nhu cầu này phụ thuộc nhiểu vào các yếu tố chủng tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, vị trí xã hội, sức khỏe, khả năng tài chính và các yếu tố tâm sinh lý khác… Do vậy, để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách, các sản phẩm du lịch đòi hỏi phải đạt được nhiều tiêu chí hết sức cơ bản để đáp ứng và làm thỏa mãn các nhu cầu của du khách.

Sản phẩm du lịch là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của một địa phương, một khu du lịch. Do việc liên tục phải đối mặt với thị trường cạnh tranh gay gắt trong nước và quốc tế, với những nhu cầu thường xuyên thay đổi của du khách nên mỗi một địa phương, một khu du lịch phải có chiến lược phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch cũng như cải tiến, làm mới những sản phẩm du lịch hiện tại để ổn định doanh thu, thu hút khách đến nhiều hơn.

34

Phát triển sản phẩm, loại hình du lịch để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu chưa được thỏa mãn của du khách, nới rộng hơn, đổi mới sản phẩm giúp khu du lịch nắm bắt cơ hội từ môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, đổi mới sản phẩm du lịch giúp khu du lịch tạo dựng sự khác biệt với đối thủ và phát huy lợi thế cạnh tranh của mình. Tất nhiên, việc đổi mới sản phẩm du lịch không nhằm ngoài mục đích gia tăng lợi nhuận.

Trên cơ sở tài nguyên sẵn có việc phát triển sản phẩm, loại hình du lịch đáp ứng yêu cầu của du khách là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, phát triển loại hình du lịch tại một khu du lịch như vịnh Hạ Long không thể nằm ngoài các quan điểm, định hướng phát triển du lịch chung của quốc gia, của Tỉnh. Phát triển theo xu hướng đại trà chạy theo số lượng là một hướng đi không bền vững. Mục tiêu phát triển loại hình du lịch đi sâu vào hoạt động có nội dung và chất lượng hấp dẫn sẽ giải quyết được các vấn đề của du lịch Hạ Long. Việc nghiên cứu phát triển các loại hình du lịch mới sẽ mở ra một tương lai mới cho du lịch vịnh Hạ Long.

35

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 luận văn đã trình bày cơ sở lý luận của tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, loại hình du lịch.

Trong phần cơ sở lý luận tác giả đã nhấn mạnh giải quyết khái niệm tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, loại hình du lịch làm nền tảng lý luận cho luận văn. Tác giả cũng nêu lên đặc điểm, phân loại các loại hình du lịch, ngoài ra tác giả cũng đề cập đến mục đích của việc phát triển các loại hình du lịch.

Đó là những cơ sở làm tiền đề cho việc phân tích tiềm năng, và thực trạng phát triển các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long sẽ được trình bày ở chương 2.

36

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH TRÊN VỊNH HẠ LONG

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình du lịch ở Hạ Long, Quảng Ninh (Trang 35)