Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Trên cơ sở phân tích vai trò và hiện trạng nâng cao hiệu quả vai trò của gia đình đối với việc phòng, chống các tệ nạn xã hội ở trẻ vị thà
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ NHUNG
VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG PHÒNG, CHỐNG
TỆ NẠN XÃ HỘI Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN KHU VỰC HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Hà Nội - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ NHUNG
VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG PHÒNG, CHỐNG
TỆ NẠN XÃ HỘI Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN KHU VỰC HÀ NỘI
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60.22.85
Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Thị Phượng
Hà Nội - 2013
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 10
Chương 1 TỆ NẠN XÃ HỘI Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VÀ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 10
1.1.Tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên 10
1.2 Phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên và vai trò của gia đình trong phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên 30
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN KHU VỰC HÀ NỘI 55
2.1.Tình hình tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội 55
2.2 Thực trạng vai trò của gia đình trong phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội 73
2.3 Nhƣ̃ng giải pháp nâng cao hiệu quả vai trò của gia đình trong phòng chống tê ̣ na ̣n xã hô ̣i ở trẻ vi ̣ thành niên khu vực Hà Nội 94
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 116
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1 Số trẻ vị thành niên cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục - Lao
động xã hội số 7 – Ba Vì 57 Bảng 2.2: Thống kê số vụ trẻ vị thành niên Hà Nội phạm tội năm 2010 58 Bảng 2.3 Thống kê cơ cấu tội phạm ở trẻ vị thành niên trong 6 tháng năm 2012
ở Hà Nội 67 Bảng 2.4: Kết quả điều tra về tình hình chơi cờ bạc của trẻ vị thành niên trên địa
bàn thành phố Hà Nội 70 Bảng 2.5: Điều tra về hình thức chơi cờ bạc của trẻ vị thành niên trên địa bàn
thành phố Hà Nội 71 Bảng 2.6: Kết quả điều tra về vai trò của gia đình trong việc thực hiện các nội
dung giáo dục con cái để phòng, chống tệ nạn xã hội 74 Bảng 2.7: Kết quả điều tra về nhận thức của cha mẹ về vai trò của gia đình
trong phòng, chống tệ nạn xã hội cho trẻ vị thành niên 83 Bảng 2.8: Kết quả điều tra về hiểu biết của cha mẹ về tệ nạn xã hội và tác hại
của nó 89 Bảng 2.9: Kết quả điều tra về khó khăn của gia đình trong phòng, chống tệ nạn
xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội 92 Bảng 2.10: Kết quả điều tra về nhận thức của bố mẹ về chủ giáo dục trẻ vị
thành niên 93
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng xã hội Gia đình giống như một tế bào của cơ thể xã hội nếu không có những tế bào lành mạnh, phát triển thì cũng không thể có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện
Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới nhiều quốc gia đã trở thành những cường quốc về kinh tế, song cũng không ít quốc gia phải trả giá vì sự đổ vỡ của quan hệ giữa con người với con người Giàu có là điều ai cũng mong ước, dân tộc nào cũng hướng tới, song cuộc sống sẽ trở nên đáng sợ biết bao, nếu như mọi người chỉ nghĩ đến đồng tiền mà không quan tâm đến nhau, lòng nhân ái bị chà đạp Chính vì vậy, hiện nay nhiều nước đang muốn quay trở lại tìm kiếm những giá trị nhân văn đích thực, vốn có của gia đình đã bị đánh mất do một thời gian dài xem nhẹ vấn đề gia đình và chính sách xã hội đối với gia đình Nhưng khi xã hội muốn quay lại dựa vào giáo dục gia đình để chữa chạy cho những mất mát, hư hỏng do những toan tính thiên về tiền bạc, thì thể chế gia đình đã trở nên hết sức mỏng manh và ở một số trường hợp gia đình đã trở nên bi kịch
Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới và mở cửa, những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt, an ninh quốc gia và trật tự xã hội được giữ vững Bên cạnh những thành quả đã đạt được, mặt trái của kinh tế thị trường đang tác động bằng nhiều cách đến đời sống xã hội, gây nguy hại không nhỏ đến nếp sống, thuần phong mỹ tục, làm băng hoại đạo đức, nhân cách của con người Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trong những năm
qua tệ nạn xã hội ở nước ta cũng diễn biến hết sức phức tạp
Trang 6Tệ nạn xã hội là một hiện tượng rất nguy hiểm và phức tạp, có nguồn gốc sâu xa và liên quan đến mọi mặt của đười sống xã hội, làm xói mòn đạo đức, phá vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe, nhân cách con người Tệ nạn xã hội còn là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh xã hội nguy hiểm, ảnh hưởng đến giống nòi, tương lai của đất nước
Trước thực trạng tệ nạn xã hội đang diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng gia tăng ở lứa tuổi vị thành niên – những chủ nhân tương lai của đất nước, vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết Trong những năm qua, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và chỉ đạo kiên quyết Chính phủ đã ra nhiều nghị quyết, chương trình quốc gia về phòng, chống các tệ nạn xã hội Các bộ, ngành
và địa phương đã có nhiều chỉ thị, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện với nhiều biện pháp phong phú, đồng bộ, bước đầu đã kiểm soát và kiềm chế được
sự gia tăng, tính phức tạp của một số tệ nạn xã hội
Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà tệ nạn
xã hội ở nước ta vẫn chưa giảm Đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… chiếm tỷ lệ cao và ngày càng gia tăng
Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước với lượng dân cư tập trung đông đúc và kéo theo nhiều vấn đề xã hội phức tạp kèm theo, trong đó, tệ nạn xã hội là vấn đề nhạy cảm có diễn biến phức tạp Tệ nạn
xã hội đã bắt đầu lây lan vào các trường học, nhiều học sinh do bị lôi kéo vào con đường tệ nạn xã hội đã bỏ học, tụ tập thành ổ nhóm đi trộm cắp, cướp giật, gây rối trật tự xã hội và gây lo ngại trong nhân dân
Trước thực tế đó, hiện nay nhiều gia đình đã tích cực tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội cho con em mình Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng, là môi trường đầu tiên và tốt nhất để quản lý và giáo dục các em nhằm góp phần
Trang 7ngăn chặn, đẩy lùi và từng bước loại trừ tệ nạn xã hội ra khỏi gia đình và đời sống cộng đồng
Với những lý do đó, tôi đã chọn vấn đề Vai trò của gia đình trong phòng
chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội làm đề tài luận văn thạc
sĩ Triết học
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, đã có khá nhiều công trình, bài viết về gia đình và tệ nạn xã hội được công bố Các công trình đó tập trung vào hai nhóm vần đề sau:
- Nhóm nghiên cứu về gia đình, có các công trình tiêu biểu sau:
+ Tác giả Trần Đình Hượu có cuốn “ Gia đình và giáo dục gia đình”, đã
khẳng định tầm quan trọng của gia đình trong xã hội đặc biệt là vai trò đối với việc giáo dục con người nhất là giáo dục trẻ em
+ Cùng với hướng nghiên cứu trên là tác phẩm "Gia đình Việt Nam với
chức năng xã hội hóa" của Tiến sĩ Lê Ngọc Văn, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996
Hay đề tài: “Vai trò của gia đình trong việc giáo dục các giá trị truyền thống
cho thanh thiếu niên” của tác giả Đặng Cảnh Khanh đã nhấn mạnh đến vai trò
của gia đình đối với việc giáo dục các giá trị truyền thống Từ đó khẳng định sự biến đổi của những chuẩn mực gia đình là do sự biến đổi của nền kinh tế thị trường hiện nay
+ Đặc biệt là đề tài cấp Nhà nước KX-07-09: "Vai trò gia đình trong sự
hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam", của Trung tâm Nghiên
cứu về gia đình và phụ nữ, do Giáo sư Lê Thi làm chủ biên, Nhà xuất bản Phụ
nữ phát hành năm 1997 Tập thể các tác giả cho rằng, những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học và công nghệ trong những năm cuối thế kỷ XX đang đưa lại những khả năng sáng tạo, trí thông minh tuyệt vời cho con người và hứa hẹn đem lại những tiến bộ vượt bậc cho cuộc sống của cá nhân, gia đình, xã hội
cả về vật chất và tinh thần Bên cạnh những tiến bộ vượt bậc do con người tạo
Trang 8ra, thì hàng loạt những sai lầm, thiếu hụt, những hành động dã man, điên cuồng, những tệ nạn xấu xa, nguy hiểm đang tồn tại trên khắp thế giới cũng lại do con người gây ra Hậu quả đó đang làm cho hàng triệu gia đình tan tác, chia ly, cùng khổ, những đứa trẻ thì sa ngã vào tệ nạn xã hội
+“Văn hoá gia đình Việt Nam” của GS Vũ Ngọc Khánh, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 1998 Cuốn sách đề cập đến những kiến thức từ căn bản
đến sâu xa về văn hóa trong gia đình Việt Nam Được viết bằng chính những câu chuyện có thật để người đọc có thể cảm nhận, tự hào, gìn giữ những truyền thống vốn có, những đặc trưng văn hóa của gia đình Việt Nam
+ Còn tác giả Nguyễn Đức Mạnh với nghiên cứu “ Vai trò của gia đình
đối với việc giáo dục trẻ em hư ở thành phố” cho rằng các gia đình thành phố
bị cơn lốc của nền kinh tế thị trường cuốn hút họ không có điều kiện để quan tâm đến các con, tự đánh mất những giá trị đích thực của gia đình, một bộ phận dân cư không bắt kịp với những tiến bộ thời đại, không tiếp biến các giá trị văn hóa mới vào giáo dục nên đã kìm hãm sự phát triển của trẻ em, tạo ức chế và dẫn đến phản ứng hành vi tiêu cực không phù hợp với chuẩn mực xã hội
+ “Trách nhiệm của gia đình và vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ vị thành niên”, Lê Thi, Tạp chí Tâm lý học, số 5(2002)
Tác giả đã nêu lên vấn đề bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ vị thành niên không chỉ
là trách nhiệm của gia đình mà Nhà nước cũng cần phải thể hiện vai trò thong qua việc đưa ra luật lệ, chính sách Tuy nhiên tác giả cũng khẳng định việc bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ vị thành niên là nhiệm vụ nặng nề của gia đình bởi đây là thiết chế có khả năng nhất
+ Luận án Tiến sĩ của Nghiêm Sỹ Liêm “ Vai trò của gia đình trong việc
giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay”, Hà Nội 2001 Luận án đã làm rõ vai trò
và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình, thực trạng giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nâng cao vai trò giáo dục của gia đình đối với thế hệ trẻ trong thời kỳ đổi mới
Trang 9+ Luận văn Thạc sỹ của Lê Ngọc Tuấn “ Vai trò của gia đình trong việc
chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở tỉnh Hà Giang hiện nay”, Hà Nội, 2006 Luận văn
đã đề cập đến nhiều vấn đề của gia đình trong đó vấn đề được tác giả quan tâm nhất là vai trò của gia đình đối với việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở một tỉnh biên giới, vùng cao
+ “Gia đình học” của Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý, xuất bản năm
2007, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị Đã đề cập nhiều vấn đề của gia đình, đưa
ra các giải pháp tăng cường vai trò của gia đình Việt Nam phù hợp với yêu cầu của nước ta hiện nay Đồng thời cũng nêu ra những định hướng cơ bản cho việc xây dựng mô hình gia đình mới kế thừa được những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu những tinh hoa của nhân loại
+“Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam” của TS Lê Ngọc Văn, Nhà
xuất bản Khoa học - Xã hội, Hà Nội, (2011) Cuốn sách gồm ba phần, khái quát hóa và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam hiện nay và đưa ra gợi ý cho những nghiên cứu tiếp tục trên chủ đề gia đình trong thời gian tới Phần 1: Dựng nên nền móng lý luận khá vững chắc
về văn hóa gia đình Phần 2: Gồm hai chương trình bày về sự biến đổi chức năng gia đình và sự biến đổi cấu trúc gia đình Phần 3: Tác giả chỉ ra những vấn
đề mới đặt ra từ sự biến đổi các chức năng của gia đình, cấu trúc của gia đình Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra năm nhóm giải pháp kiến nghị chủ yếu xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế
- Nhóm nghiên cứu về tệ nạn xã hội, có một số công trình tiêu biểu:
+ “Tệ nạn xã hội ở việt Nam – thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” của
Bộ Nội vụ năm 1994 Cuốn sách đã chỉ ra thực trạng đáng báo động về tình hình
tệ nạn xã hội ở nước ta và nguyên nhân của tình hình đó Từ đó cũng nêu ra các giải pháp để phòng, chống tệ nạn xã hội trong thời gian tới
+ Hay công trình nghiên cứu “Tình hình người chưa thành niên ở Hà Nội
sử dụng trái phép ma túy và nghiện ma túy.Công tác phòng chống (1996
Trang 10-1998)” của Nhà xuất bản Bộ Công An đã dành một phần nói về công tác phòng
chống của gia đình Và cho rằng chức năng giáo dục của gia đình đối với trẻ em
là chức năng không thể thay thế nhưng những thay đổi trong đời sống gia đình hiện nay đã làm cho chức năng này bị xem nhẹ Gia đình chính là điểm tựa cho các em nhưng đối với một bộ phận trẻ em thì điểm tựa này không còn chắc chắn nữa Chính vì vậy việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội làm lành mạnh đời sống xã hội
phải xuất phát từ gia đình điều này đòi hỏi ý thức trách nhiệm của các bậc cha mẹ + Tác giả Nguyễn Xuân Yêm có cuốn “Mại dâm, ma túy, cờ bạc – tội phạm
thời hiện đại” do Nhà xuất bản Công an nhân dân phát hành, 2001 Tác giả đã
phân đặc điểm mới, diễn biến phức tạp với sự gia tăng chóng mặt của các tệ nạn
xã hội trong thời kỳ hiện nay
+ “ Vai trò của gia đình trong phòng ngừa tệ nạn xã hội đối với trẻ em vị
thành niên” của Nguyễn Linh Khiếu, Tạp chí Khoa học Phụ nữ, 2002 Bài báo
đã chỉ ra vai trò quan trọng của gia đình đối với công tác phòng chống xã hội nói chung, đặc biệt là phòng chống tệ nạn cho trẻ vị thành niên – lứa tuổi được gia đình và xã hội quan tâm nhất
+ Hay tác phẩm “ Phòng chống tệ nạn xã hội” của Trần Đức Châm do Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2007 Tác giả đã nêu ra các loại tệ nạn
xã hội nghiêm trong hiện nay và lí giải các nguyên nhân, chỉ ra hậu quả của tệ nạn xã hội Từ đó đề xuất một số những giải pháp và kiến nghị để phòng, chống
tệ nạn xã hội ở nước ta
+ “ Vai trò của gia đình trong phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Hòa Bình”,
Luận văn Thạc sỹ của Lê Thị Ngọc Anh, Hà Nội, 2010.Luận văn đã đề cập khá sâu đến sự biến đổi chức năng của gia đình ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, chỉ ra thực trạng tình hình tệ nạn xã hội đang gia tăng ở Hòa Bình Hiện nay Từ
đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để phòng chống tệ nạn xã hội ở Hòa Bình Trong một xã hội phát triển như hiện nay, đời sống của con người được cải thiện đáng kể, thu nhập tăng cao đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng sống con
Trang 11người, mỗi thành viên trong gia đình vì thế mà cũng có nhiều cơ hội để phát triển toàn diện bản thân.Vấn đề bình đẳng giới cũng được chú trọng và đề cao, người đàn ông – người cha trong gia đình không còn nắm độc quyền kinh tế mà người phụ nữ cũng đã bắt đầu bước ra xã hội để khẳng định vị trí của mình trong
sự đóng góp vào nguồn thu nhập của cả gia đình Tuy nhiên, môi trường xã hội mới cũng bắt đầu nảy sinh những mặt trái của nó Khi số vụ ly hôn – tái hôn của gia đình thời hiện đại gia tăng đã gây những tác động xấu đến sự hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ vị thành niên Chạy theo công việc, nhiều bậc cha mẹ
đã "bỏ quên" con cái của mình, chỉ nghĩ đơn giản rằng chu cấp tiền bạc là đủ trong khi chúng đang ở độ tuổi hình thành nhân cách, dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động xấu của môi trường xung quanh Đây chính là nguyên nhân mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đã dẫn đến sự sa ngã vào các tệ nạn xã hội của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ vị thành niên Do đó rất cần đến sự định hướng của gia đình Ở khía cạnh này, chức năng giáo dục, thỏa mãn các nhu cầu tâm - sinh lý, tình cảm của gia đình hiện đại hầu như hoàn toàn bị lãng quên Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của gia đình và tệ nạn xã hội Tuy nhiên, chưa có công trình độc lập nào nghiên cứu dưới góc độ triết học về vai trò của gia đình trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cho trẻ vị thành niên
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Trên cơ sở phân tích vai trò và hiện trạng nâng cao hiệu quả vai trò của gia đình đối với việc phòng, chống các tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của gia đình trong việc phòng, chống các tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội giai đoạn hiện nay
- Nhiệm vụ: Để đạt được các mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm
vụ sau:
Trang 12+ Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về vai trò của gia đình trong phòng, chống tệ nạn xã hội
+ Phân tích tình hình tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội và thực trạng vai trò của gia đình trong phòng, chống các tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của gia đình trong phòng, chống các tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu vai trò, nâng cao hiệu quả vai trò của gia
đình trong phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu vai trò, nâng cao hiệu quả vai trò của gia đình trong phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội qua bốn quận, huyện (Đống Đa, Hoàn Kiếm, Từ Liêm, Ba Vì) trong giai đoạn hiện nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
ta về gia đình, trẻ vị thành niên, vai trò của gia đình, về tệ nạn xã hội và công tác phòng chống các tệ nạn xã hội
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của triết học, phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, điều tra xã hội học, so sánh, chứng minh, kết hợp các phương pháp của một số ngành khoa học như tâm lý, giáo dục, văn hóa học
6 Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn
đề lý luận và thực tiễn về trẻ vị thành niên, tệ nạn xã hội, về vai trò của gia đình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội
Trang 137 Đóng góp mới của luận văn
Dưới góc độ triết học, luận văn làm rõ tình hình và nguyên nhân của tệ nạn
xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội, thực trạng vai trò của gia đình trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện vai trò đó của gia đình khu vực Hà Nội
8 Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 2 chương, 5 tiết
Trang 14NỘI DUNG
Chương 1
TỆ NẠN XÃ HỘI Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VÀ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 1.1.Tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên
1.1.1 Tệ nạn xã hội và hậu quả của nó
Tệ nạn xã hội là vấn đề đã và đang được rất nhiều các ngành khoa học như Triết học, Xã hội học, Luật học, Tâm lý học, Chính trị học…quan tâm Các ngành khoa học đó đều xác nhận tệ nạn xã hội đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử
xã hội loài người, mặc dù ở mỗi thời kỳ nó có biểu hiện và tính phức tạp khác nhau
Theo nghĩa Hán - Việt thì tệ là những hành vi xấu, còn nạn là có tính phổ biến, lây lan và gây hậu quả lớn Với nước ta hiện nay, quan niệm về tệ nạn xã hội có nhiều ý kiến chưa thống nhất phụ thuộc vào từng hướng nghiên cứu và các cách tiếp cận khác nhau
Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tề cho rằng: “Tệ nạn xã hội, đó là những hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa phải là tội phạm, là những thói hư tật xấu trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức của dân tộc ta do nhiều người mắc phải gây tác hại đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta Tệ nạn xã hội rất
đa dạng gồm có văn hóa phẩm đồi trụy, cao bồi càn quấy, đồng bóng bói toán, mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, v.v…”[39, tr.5]
Hoặc từ một góc độ của những người điều tra tội phạm, thì tệ nạn xã hội lại được định nghĩa như sau: “Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có tính phổ biến (từ các vi phạm những ngyên tắc về lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội, trái với thuần phong mỹ tục, các giá trị xã hội tốt đẹp cho đến các vi phạm những quy tắc đã được thể chế hóa bằng pháp luật kể cả pháp luật hình sự) gây ảnh hưởng xấu về đạo đức và những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội”.[3, tr.15]
Trang 15Dưới góc độ Luật học Nguyễn Mạnh Kháng cho rằng: Tệ nạn xã hội hiểu một cách chung nhất là tổng hợp các hành vi lệch chuẩn, trái với đạo đức xã hội, mang tính phổ biến và bị dư luận xã hội lên án Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội phức tạp, gồm nhiều loại hành vi khác nhau, nhưng bất luận thế nào thì hành vi đó cũng do các thành viên trong xã hội thực hiện”[25, tr 60] Dưới góc độ chính trị xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã tìm hiểu căn nguyên nảy sinh và tồn tại của tệ nạn xã hội từ các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Một số tác phẩm tiêu biểu phân tích về tệ nạn xã hội như
“Tình cảnh giai cấp công nhân ở nước Anh”, “Nguồn gốc của gia đình, của chế
độ tư hữu và của nhà nước”, “ Nhà nước và cách mạng”… Ở các tác phẩm này,
tệ nạn xã hội được trình bày như là hậu quả của tình trạng thất nghiệp, bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc… Chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa chính là nguồn gốc phát sinh tệ nạn xã hội Trong tác phẩm “Tình cảnh giai cấp công nhân ở nước Anh”, Ph.Ăngghen đã phân tích rõ sự nghèo đói, vô trách nhiệm của nhà nước đẩy những người đàn ông thành đầu trộm đuôi cướp, đàn bà thành ăn cắp, mại dâm “Chính chủ nghĩa tư bản biến những con người bị tước hết bánh mỳ thành những con người còn bị tước cả đạo đức nữa” [32, tr.665]
Mặc dù còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về tệ nạn xã hội song nhìn chung các ý kiến, quan điểm đều chỉ rõ những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của tệ nạn xã hội đó là:
Thứ nhất, xét về bản chất, tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn
mực xã hội của các cá nhân, các nhóm sai lệch về chuẩn mực đạo đức, lối sống, luật pháp… Những hành vi sai lệch này không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân
mà đến cả xã hội Do đó cần phải loại bỏ những hành vi này ra khỏi đời sống của các cá nhân cũng như xã hội
Thứ hai, tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực dễ lây lan và lây
lan rất nhanh trong cộng đồng Các hình thức của nó thì rất đa dạng, phong phú
và luôn luôn biến đổi, phát triển làm cho chúng ta khó kiểm soát được
Trang 16Thứ ba, tệ nạn xã hội gây tác hại lớn cho đời sống các cá nhân và cộng
đồng, xét trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa Đối với các
cá nhân thì nó còn gây tác hại đến sức khỏe, nhân cách, phẩm chất và tính mạng con người
Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội của cá nhân, các nhóm, tổ chức, gây tác hại cho đời sống của con người, làm suy đồi đạo đức, lối sống văn hóa, thuần phong mỹ tục của mỗi dân tộc và chống lại sự tiến bộ xã hội Tệ nạn xã hội là con đường tất yếu dẫn đến tội phạm.Tội phạm là hình thức biểu hiện của tệ nạn xã hội Tệ nạn xã hội và tội phạm có sự phân biệt với nhau
về tính chất và mức độ nguy hại của hành vi đối với sự phát triển của xã hội Tội phạm là những hành vi sai lệch nghiêm trọng chuẩn mực xã hội và phải truy cứu trách nhiệm hình sự Tệ nạn xã hội là những hành vi có tính chất và mức độ ít nghiêm trọng hơn nhưng rộng rãi hơn và thường được xử lý bằng các hình thức giúp đỡ, giáo dục, cải tạo, chữa trị hoặc xử phạt kinh tế…Tuy nhiên sự phân biệt này cũng chỉ mang tính tương đối, có nhiều tệ nạn xã hội đồng thời là tội phạm, như trộm cắp, cướp giật…
Tệ nạn xã hội là vấn đề các ngành khoa học xã hội quan tâm, ở các góc độ nghiên cứu khác nhau cũng có quan niệm khác nhau nhưng về cơ bản các nhà nghiên cứu đều cho rằng tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội, có nguồn gốc
xã hội và mang tính chất xã hội Do vậy có thể hiểu: Tệ nạn xã hội là những
hành vi trái với chuẩn mực xã hội, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm luật pháp và có tính phổ biến, lây lan nhanh gây hậu quả nghiêm trọng đến trật tự
an toàn xã hội và an ninh quốc gia
Đối với mọi quốc gia, tệ nạn xã hội đều là một hiểm họa trước mắt và lâu dài, cần phải loại bỏ Tệ nạn xã hội là thói hư tật xấu gây ra những tác hại ghê gớm với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống… Những hậu quả của tệ nạn xã hội là:
Tệ nạn xã hội làm băng hoại đạo đức, lối sống của cá nhân và xã hội
Trang 17Tệ nạn xã hội được coi là nguồn gốc và cũng là hậu quả của lối sống ăn chơi, buông thả, thác loạn trong các tầng lớp của xã hội Nhiều khi nó còn làm cho quan hệ ruột thịt trong gia đình trở nên thù hận Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao hiện nay lớp trẻ lại khó bảo và đánh mất hết cả thuần phong mỹ tục? Tại sao con giết bố mẹ? cháu giết ông bà? Đây là những câu hỏi chỉ có thể tìm câu trả lời từ tệ nạn xã hội Bởi khi con người, đặc biệt là lớp trẻ mắc các tệ nạn xã hội thì không còn lý trí, chỉ biết làm thế nào đó để thỏa mãn nhu cầu của mình và khi không được thỏa mãn thì chúng bất chấp tất cả, ngay cả việc giết hại những người thân của mình Đây là những hậu quả vô cùng nghiêm trọng của tệ nạn xã hội, nó không chỉ làm con người mất hêt giá trị đạo đức mà nó còn làm con người mất đi cả tính người, hành động giống như các loài vật Nếu con người sống như vậy thì sẽ rất nguy hiểm cho gia đình và xã hội
Tệ nạn xã hội phá hủy kinh tế của gia đình và toàn xã hội
Tệ nạn xã hội làm cho các nhà nước mất đi một nguồn nhân lực dồi dào, đồng thời, chi phí cho công tác đấu tranh phòng, chống, tệ nạn xã hội và khắc phục hậu quả của tệ nạn xã hội ở mỗi quốc gia chiếm tỷ lệ không nhỏ trong ngân sách nhà nước cũng như của toàn xã hội
Hiện nay, chúng ta khó có thể nói chính xác là mỗi năm nước ta tiêu tốn bao nhiêu tiền của vào các tệ nạn xã hội nhưng chắc chắn là một con số rất lớn Về vấn đề này, chỉ tính riêng tệ nạn ma túy, theo tính toán của các chuyên gia, nước
ta hiện nay có khoảng trên 100.000 người nghiện, hàng ngày dung nhiều loại ma túy khác nhau, có loại như heroin là 100.000 đồng/liều, có loại như thuốc lắc là từ 300.000 – 700.000 đồng/ liều, có loại từ 30.000 – 70.000 đồng/liều mà có người nghiện phải dùng ba lần trong một ngày Như vậy, mỗi năm số người nghiện sẽ tiêu phí hết trên 2000 tỷ đồng [52, tr.448] Đây chỉ là những con số cho thấy sự thiệt hại về kinh tế của ma túy, ngoài ra còn rất nhiều các tệ nạn khác mà chúng ta không thể tính toán được
Trang 18Sự thiệt hại về kinh tế do tệ nạn xã hội gây ra không chỉ là chi phí bỏ vào hút, chích, lắc, cá độ, cờ bạc , chi phí cho đấu tranh phòng, chống và chi phí cho việc chữa trị những căn bệnh xã hội nguy hiểm từ tệ nạn xã hội, mà một nguồn lực lao động không nhỏ không khai thác được đã cũng gây mất không đối với xã hội
Trong phạm vi của từng gia đình, ma túy, cờ bạc là nguyên nhân làm cho nhiều nhà từ giàu có, khá giả trở thành bần hàn chỉ trong một thời gian ngắn Câu nói “Cờ bạc là bác thằng bần” vừa là sự tổng kết chính xác hậu quả không tránh khỏi của tệ nạn xã hội, vừa là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh mọi người, mọi nhà hãy tránh xa nó
Có thể khẳng định, sự phá hủy kinh tế do tệ nạn xã hội không khác gì sự phá hủy của chiến tranh Nếu như kẻ thù gây nên chiến tranh luôn hiển hiện, thì
tệ nạn xã hội như kẻ thù giấu mặt, ẩn trốn trong mọi ngõ ngách của xã hội, thậm chí trong mỗi gia đình Đấu tranh chống kẻ thù này là một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ của mọi người và cũng không ít sự nguy hiểm
Tệ nạn xã hội đe dọa đến an ninh quốc gia và an toàn xã hội
Tệ nạn xã hội gây nên tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác Tại sao hàng năm số lượng người vi phạm pháp luật lại ngày càng tăng và
độ tuổi người vi phạm pháp luật ngày càng trẻ, đó là cái giá quá đắt khi chúng ta phát triển kinh tế thị trường Để đạt được lợi ích người ta có thể bất chấp tất cả ngay cả việc vi phạm pháp luật, dần dần hiện tượng đó trở nên phổ biến trong xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người Đôi khi danh dự, đạo đức, nhân phẩm… được đem đổi lấy tiền, thỏa mãn những dục vọng cá nhân và khi đó thì rất dễ sa ngã vào tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội còn là nguyên nhân của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS Hiện nay ở nước ta mọi người không còn xa lạ gì với căn bệnh thế kỷ chưa có thuốc chữa HIV/AIDS Những năm trước đây căn bệnh này chỉ có ở thành phố nhưng mấy năm trở lại đây thì nó đã len lỏi tới mọi ngõ ngách, phá vỡ không gian yên
Trang 19bình của các làng quê làm cho bất cứ ai cũng phải sợ Khi căn bệnh này chưa có cách nào chữa trị thì tương lai chất lượng giống nòi sẽ ra sao, liệu đất nước có thể phát triển được không, là những câu hỏi rất khó có thể trả lời Nhưng nếu chúng ta phòng, chống được tệ nạn xã hội, tương lai của một xã hội phát triển, phồn vinh sẽ là hiện thực
1.1.2 Trẻ vị thành niên và các loại tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên
Đặc điểm trẻ vị thành niên
Vị thành niên là một giai đoạn trong cuộc đời mỗi con người Đây là giai đoạn đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ con sang người lớn xét cả về mặt tâm, sinh
lý và nhận thức Tùy thuộc vào đặc điểm lãnh thổ quốc gia, từng giai đoạn lịch
sử và cách tiếp cận của mỗi ngành nghiên cứu mà khái niệm vị thành niên có những cách định nghĩa không giống nhau
Theo Tổ chức Y tế thế giới, vị thành niên là một giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc đời của mỗi cá nhân Về mặt sinh học và xã hội, giai đoạn này có đặc điểm:
- Đặc trưng giới tính của mỗi cá nhân bắt đầu xuất hiện cho đến khi nó hoàn toàn hoàn chỉnh
- Sự phát triển tâm lý và những đặc điểm cá nhân từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành
- Sự chuyển tiếp từ giai đoạn phụ thuộc sang giai đoạn hoàn toàn độc lập về kinh tế, xã hội
Với những đặc điểm này, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã chính thức đề nghị
vị thành niên là những người có tuổi đời trong khoảng từ 10 đến 19 tuổi Một số nhà nghiên cứu phân chia vị thành niên thành 3 giai đoạn tuổi:
Vị thành niên sớm từ 10 – 14 tuổi
Vị thành niên trung bình từ 15 – 17 tuổi
Vị thành niên muộn từ 18 – 19 tuổi
Trang 20Ở Việt Nam, tùy theo vị trí tiếp cận cũng như chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành mà thuật ngữ vị thành niên được giải thích theo cách riêng
Trong Đại từ điển Tiếng Việt, “Vị thành niên là khái niệm dùng để chỉ người chưa đủ tuổi để được pháp luật công nhận là công dân”[49, tr.1814] Tại Điều 18 bộ Luật Dân sự quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”[8, tr16] Người chưa thành niên, gồm cả người ở tuổi vị thành niên Điều này có nghĩa là tuổi vị thành niên là dưới 18
Vị thành niên là một giai đoạn hay một thời kỳ trong quá trình phát triển của con người với đặc điểm lớn nhất là sự tăng trưởng nhanh chóng để đạt tới sự trưởng thành về cơ thể, sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội, định hình nhân cách để có thể nhận lãnh trách nhiệm xã hội đầy đủ Có thể hiểu đây là giai đoạn “ Sau trẻ con và trước người lớn” của mỗi cá thể Giai đoạn này cơ thể cả nam và nữ đều có những thay đổi nhanh chóng về tâm lý – sinh lý Đặc điểm quan trọng nhất về tâm – sinh lý ở lứa tuổi này, chúng ta không thấy ở các lứa tuổi khác như hiện tượng dậy thì được thể hiện rõ nhất là sự phát triển tăng vọt của chiều cao cơ thể và sự trưởng thành về giới tính Có sự biến động nhanh về tâm lý, tình cảm
Chính vì vậy, trong Điều 11, phần II, những quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hiệp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do nêu rõ,
“Những người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi” [5, tr13]
Căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam, Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ
em đã đưa ra đề nghị xếp tuổi vị thành niên thành hai nhóm tuổi:
Trang 21nói chung, đây là thời kỳ chuyển tiếp từ lứa tuổi trẻ em sang lứa tuổi người lớn, người chưa thành niên không còn thỏa mãn vai trò thụ động của người được giáo dục, dạy dỗ mà bắt đầu hình thành ý thức độc lập trong việc quyết định cuộc sống riêng của mình.[13, tr48]
Từ những căn cứ trên chúng ta có thể hiểu trẻ vị thành niên là những trẻ trong độ tuổi từ 10 đến dưới 18 tuổi với những đặc điểm riêng mà chúng ta rất
dễ có thể nhận ra Nhìn chung, đặc điểm cơ bản của nhóm trẻ vị thành niên có thể được xác định bởi những biến đổi thường xuyên, liên tục của ba mặt cơ bản
là thể chất, tâm lý, tình cảm, nhận thức và mặt hành vi:
Thứ nhất, vị thành niên là nhóm tuổi có những sự thay đổi mạnh mẽ nhất về
thể chất trong cuộc đời của mỗi người Trên bình diện y sinh học, đó là giai đoạn chuyển biến từ một đứa trẻ non nớt thành một người lớn khoẻ mạnh Sự trưởng thành nhanh chóng gần như đột biến ấy không chỉ gây sự ngạc nhiên cho những người xung quanh mà còn cho chính cả những đứa trẻ ở vào lứa tuổi này “Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu” là câu tục ngữ hoàn toàn đúng mà người xưa đã dùng
để nói về tuổi vị thành niên Ở độ tuổi này, các em phát triển mạnh tính độc lập, muốn tách khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình, phát triển mạnh cá tính và muốn tìm kiếm những mối quan hệ bạn bè Nhu cầu về tình bạn trở nên quan trọng và dễ chịu ảnh hưởng của nhóm bạn đó Cả nam và nữ đều đặc biệt chú ý đến người bạn khác giới và dễ nhầm lẫn tình bạn với tình yêu Khi mong muốn điều gì, các em muốn được thỏa mãn nhu cầu ngay và có thể hành động bất chấp hậu quả, trong khi về mặt tư duy các em chưa phát triển đầy đủ khả năng tự phê phán Cũng ở nhóm tuổi này các em thường muốn tìm hiểu về khả năng hoạt động tình dục của mình"
Những biến đổi sinh học đôi khi có tác động đến tâm lý trẻ vị thành niên
Sự lo lắng thái quá về trọng lượng, hình dáng cơ thể, cộng với những “lời khuyên” không đúng của bạn bè, những hình ảnh và lối quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng liên quan đến ăn uống, bị béo phì, nhịn ăn
Trang 22để có thân hình mảnh mai… là hậu quả của sự kiêng khem thái quá Sự trưởng thành về sinh lý sớm và muộn đều tạo ra những bất lợi
Thông thường những em gái trưởng thành sớm, sẽ đương đầu với những khó khăn về tâm lý xã hội lớn hơn, còn các em trai trưởng thành sớm lại có thể
có những lợi thế xã hội hơn Sự phát dục ở tuổi vị thành niên đã kích thích các
em bắt đầu quan tâm đến bạn khác giới, làm xuất hiện những cảm giác, cảm xúc giới tính mới lạ Những rung cảm mới lạ này đôi khi lướt qua nhanh chóng, nhưng cũng có khi kéo dài Các em thường che dấu những rung cảm của mình bằng các biểu hiện khác nhau như bông đùa, ngượng ngùng, suồng sã, ồn ào… Những rung cảm được giấu kín này chứa đựng biết bao tâm trạng, thiện cảm, buồn rầu, nhớ nhung, phấn khởi, muốn được nghe một lời nói dịu dàng âu yếm, một cử chỉ quan tâm, một nụ cười trìu mến… Mọi trường hợp đó đều là những cảm xúc trong sáng Mọi sự can thiệp thô bạo, thiếu tế nhị đều làm cho các em cảm thấy bị chế giễu và hổ thẹn Tuy nhiên, không phải tất cả các em đều có những rung cảm như vậy, cũng có một số em sớm bị cuốn hút vào con đường yêu đương, tình ái
Thứ hai, vị thành niên cũng là giai đoạn thay đổi nhanh chóng nhất về tâm
lý, tình cảm, nhận thức, mà trong nhiều trường hợp, chính sự thay đổi còn có thể gây “sốc” cho bản thân lứa tuổi này
Do sự phát triển của cơ thể mất cân bằng, nên đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong tâm lý và tình cảm của các em Chẳng hạn sự phát triển mất cân bằng giữa tim và mạch máu đã gây ra sự thiếu máu từng bộ phận trên vỏ não và đôi khi còn làm hoạt động của hệ tim mạch bị rối loạn: tim đập nhanh, huyết áp tăng, hay chóng mặt, nhức đầu, dễ mệt mỏi, dễ bị kích thích, dễ nổi nóng…Tuyến nội tiết hoạt động mạnh làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương dễ gây nên những cơn xúc động mạnh, những phản ứng vô cớ, những hành
vi bất thường ở các em Các quá trình hưng phấn ở vỏ não mạnh và chiếm ưu thế, các quá trình ức chế có điều kiện bị suy giảm, do đó nhiều thanh thiếu niên
Trang 23không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được các xúc động mạnh
Các hiện tượng tâm lý trong giai đoạn này có đặc điểm biến động nhanh, đột ngột và có những đảo lộn cơ bản, các tình trạng mất cân đối của các hiện tượng tâm lý Một giai đoạn mà hiện tượng và các thuộc tính tâm lý theo hướng bùng nổ dễ đi đến cực đoan Vị thành niên thích thử sức mình, thích tự khẳng định mình và thoát ly khỏi sự kiểm soát của cha, mẹ hoặc người lớn khác Đôi khi vị thành niên dễ có những hành vi, ứng xử lệch chuẩn hoặc vi phạm pháp luật bởi sự lôi kéo của bạn bè Đây là lứa tuổi đang phát triển và định hình nhân cách, nhiều yếu tố tâm lý chưa được hình thành vững chắc, quan điểm sống, thế giới quan chưa rõ ràng.[1, tr.21]
Tâm trạng của những em này thay đổi rất nhanh và biến động mạnh Lý trí chưa đủ giúp các em làm chủ được những rung cảm mãnh liệt của sự yêu đương quá sớm Đầu óc bị phân tán, thời gian và tâm trí bị cuốn hút vào đó nên kết quả học tập, lao động và sức khoẻ bị giảm sút rõ rệt Trong quá trình tìm hiểu và khám phá này, các em cần rèn luyện những kỹ năng sống để giúp các em xây dựng được các mối quan hệ bạn bè, giải quyết mâu thuẫn, biết cách cùng hợp tác với người khác trong nhóm, hình thành lòng tự trọng cũng như biết kìm chế trước sức ép từ bạn bè cùng lứa và người lớn khác để không tham gia vào những hành vi nguy cơ có hại cho sức khoẻ và an toàn của bản thân và của người khác Tuổi vị thành niên là tuổi rất dễ tự ái và nhạy cảm với mọi ánh mắt và lời nói của người xung quanh, nhất là của bạn bè Nhu cầu hòa nhập với nhóm bạn chuyển thành ý chí muốn vượt qua tính rụt rè, nhút nhát và để được bạn khác giới yêu mến Con trai hay tỏ ra trịch thượng, coi thường con gái Còn con gái thì hay làm dáng rất lộ liễu Mọi biểu hiện đó đều là bình thường, kể cả tính hung hăng, gây gổ vì giai đoạn này các em đang dồi dào sức sống Tuy nhiên, khi hành vi vượt quá mức bình thường thì có thể là một triệu chứng bệnh lý Về mặt tâm lý và tình cảm, các
em bắt đầu có tư duy trìu tượng; các em ý thức được mình không còn là trẻ con
Trang 24nữa, và hành động, muốn thử sức mình và muốn khám phá những điều mới lạ Các
em thường quan tâm, đến những thay đổi của cơ thể, nhất là các em gái; dễ băn khoăn; lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm ở cơ thể mình khi so sánh với các bạn cùng lứa Các em cũng bắt đầu quan tâm đến bè bạn, muốn tách khỏi sự bảo hộ của bố mẹ, tuy nhiên các em vẫn còn quá trẻ, chưa có kinh nghiệm và vẫn phụ thuộc vào bố mẹ và gia đình
Thứ ba, trẻ vị thành niên muốn tự ý thức và đánh giá về mọi thứ xung
quanh Do mong muốn được trở thành người lớn và muốn được cư xử như người lớn, trẻ vị thành niên có khuynh hướng sống trong hai thế giới: thế giới nội tâm và thế giới bên ngoài Trong giai đoạn này, việc tự đánh giá và tự phê bình bắt đầu định hình và phát triển sự tự ý thức
Tự ý thức là một loại đặc biệt của ý thức trong đời sống cá nhân, có chức năng tự điều chỉnh nhận thức và thái độ của bản thân Đó là quá trình tự quan sát, tự phân tích, tự kiểm tra, tự đánh giá… về hành động và kết quả hành động của bản thân, về tư tưởng tình cảm, phong cách, đạo đức, hứng thú…Tự ý thức
là điều kiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách, hướng nhân cách theo yêu cầu của xã hội Về mặt xã hội, trẻ vị thành niên hiểu biết môi trường xã hội rộng lớn hơn nhiều ngôi nhà nơi các em sống, hàng xóm láng giềng, ngôi trường các
em học
Ở tuổi này, các em có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ Các em
có tâm lý “muốn làm người lớn, coi mình là người lớn” Các em không còn đòi
đi chung với cha mẹ, muốn tự chọn bạn, muốn được ăn mặc theo ý thích, muốn được thức khuya Các em cảm thấy hình như cha mẹ chưa nhận thấy mình “đã lớn”và không hiểu được tâm tư tình cảm của mình Các em không còn hay tâm
sự với cha mẹ, muốn độc lập trong suy nghĩ và hành động nên nhiều khi chống đối lại cha mẹ và chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè, ngưỡng mộ thần tượng Các em phát triển mạnh tính độc lập, muốn tách khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình, phát triển mạnh cá tính và muốn tìm kiếm những mối
Trang 25quan hệ bạn bè cùng lứa Nhu cầu về tình bạn trở nên quan trọng và dễ chịu ảnh hưởng tốt cũng như xấu của nhóm bạn đó; đặc biệt chú ý đến người bạn khác giới và dễ nhầm lẫn tình bạn với tình yêu Các em tiếp tục phát triển mạnh về tư duy trừu tượng, tuy vậy các em lại thường thay đổi tình cảm một cách dễ dàng, khi vui, khi buồn kiểu “sớm nắng chiều mưa” Khi mong muốn điều gì, các em muốn được thoả mãn nhu cầu ngay và có thể hành động bất chấp hậu quả, trong khi về mặt tư duy các em chưa phát triển đầy đủ khả năng tự phê phán
Khi bắt đầu thoát khỏi ảnh hưởng của gia đình, quan điểm của các em về bản thân, về cha mẹ và về thế giới nói chung sẽ thay đổi rất nhiều Khi được tự chủ nhiều hơn, các em không còn cho mình là trẻ con nữa nhưng cũng nhận ra rằng mình chưa phải là người lớn Các em bắt đầu tìm câu trả lời cho vô số câu hỏi Để tạo nên bản sắc của riêng mình và để trở thành người lớn khoẻ mạnh, có trách nhiệm, biết lao động sản xuất và có đạo đức, các em cần được tiếp cận với các hệ thống hỗ trợ cũng như cơ hội để phát triển những mối quan hệ gần gũi, gắn bó với gia đình, nhà trường, bạn bè và cộng đồng…
Các nhà tâm lý học đều đã viết và nói nhiều về sự đa dạng và phức tạp trong tình cảm, tâm lý trầm tư, u uất, sự khép mình vào thế giới nội tâm của nhiều bạn gái trẻ, hoặc thái độ ngang bướng thậm chí phá phách, muốn khẳng định mình ở các bạn trai, khi ở vào tuổi vị thành niên Do vậy, có thể nói rằng, tuổi vị thành niên cũng là giai đoạn có nhiều biến động nhất trong sự hình thành các giá trị đạo đức, lối sống và nhân cách của mỗi người Các em ở giai đoạn này dường như bị rơi vào tâm trạng khủng hoảng, đảo lộn các chuẩn mực về đạo đức, thẩm mỹ và giá trị.[28, tr.3]
Thứ tư, từ sự thay đổi về thể chất và nhận thức, vị thành niên cũng là nhóm
nhân khẩu xã hội có những biến đổi mạnh mẽ nhất trong hành vi Rất nhiều hành
vi của nhóm tuổi này luôn là khó hiểu và khó lường trước được đối với những thế hệ khác, đặc biệt là những người lớn tuổi Ở vào tuổi vị thành niên, người ta
dễ dàng hành động mà không cần có sự cân nhắc, tính toán chín chắn Trẻ vị
Trang 26thành niên có thể là những người vị tha, độ lượng có thể hy sinh thân mình để làm những điều tốt đẹp, nhưng cũng có thể ngay sau đó lại bị lôi kéo vào những hành vi xấu mà không nhận biết được Người ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những
tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, đánh nhau khi ở vào tuổi vị thành niên để rồi khi trưởng thành đã không thể dễ dàng từ bỏ những tệ nạn này
Các loại tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên
Những tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên nguy hiểm và có diễn biến phức tạp nhất hiện nay là: Tệ nạn ma túy, trộm cắp, cướp giật, cờ bạc
- Tệ nạn ma túy
Ma túy là một chất được biết đến rất lâu trong lịch sử Tùy mục đích sử dụng mà ma túy sẽ có lợi hay có hại cho con người Việc lạm dụng ma túy đã và đang trở thành hiểm họa của toàn nhân loại, là nỗi lo của toàn cộng đồng quốc tế
và trở thành tệ nạn xã hội nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nặng nề cho xã hội
Ở Việt Nam thuật ngữ ma túy xuất hiện, ban đầu có nghĩa là thuốc phiện, sau đó còn gọi là cây cần sa, cây cô ca Có ý kiến cho rằng gọi là “ma túy” vì các chất này có tác dụng như ma thuật, ma quái, có thể chữa một số bệnh có hiệu quả cao, làm tăng hứng phấn hoặc ức chế thần kinh của con người Nó làm cho con người mê mẩn, ngất ngây, túy lúy Trong tiền thức của người Việt Nam
“ma túy” đồng nghĩa là sự xấu xa tội lỗi
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống ma túy năm 2000 của nước ta qui định: “ Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được qui định trong các doanh mục do chính phủ ban hành” và cũng giải thích rõ: “Chất gây nghiện
là chất kích thích, ức chế thần kinh để gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng; chất hướng thần là chất kích thích hoặc gây ra ảo giác nếu sử dụng nhiều lần có thể gây ra tình trạng nghiện” Theo Nghị định số 67/2001/NĐ – CP ngày 01/10/2001 ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất thì hiện nay ma túy gồm 227 chất chia làm 3 danh mục và 22 hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế chất ma túy cần phải kiểm soát
Trang 27Các chuyên gia nghiên cứu về ma túy của Liên hợp quốc cho rằng: Ma túy
là chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo, khi xâm nhập vào cơ thể con người, sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây lên những tổn thương cho cá nhân và cộng đồng [50, tr.12]
Ma tuý là từ chỉ các chất gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi đưa vào cơ thể dưới bất kỳ hình thức nào như uống, hút, hít, tiêm chích…sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau, gây ảo giác dẫn tới thay đổi một hoặc nhiều chức năng cơ thể về sinh lý và tâm lý, làm cho người sử dụng nó có ham muốn không kiềm chế được, phải gia tăng liều luợng để thoả mãn các cơn thèm khát ngày càng tăng, từ đó sức khỏe ngày càng suy kiệt, nhân cách suy thoái, tiền bạc khánh kiệt …
Dưới góc độ xã hội học, tệ nạn ma túy là hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, là bạn đồng hành của các tệ nạn khác, là nguyên nhân dẫn dắt con người đến những hành vi phạm pháp, để thỏa mãn con nghiện có thể chà đạp lên những chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xã hội thừa nhận
Nghiện ma túy là việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích sẽ tạo ra hiện tượng nhờn thuốc Muốn có hưng phấn làm việc thì phải có thuốc và cần phải có liều lượng ngày càng tăng lên Khi đó con người bị lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc, nếu không có thuốc thì người ta cảm thấy mệt mỏi, không làm được bất kỳ việc gì Muốn tiếp tục làm việc thì phải sử dụng thuốc, lúc này con người đã bị nghiện Người nghiện mặc dù có khả năng phân biệt hành vi đúng sai, nhưng họ không có khả năng chỉ huy thân thể nữa Họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì kể cả phạm tội miễn sao có ma túy để thỏa mãn cơn nghiện[50, tr.172] Trong thời gian gần đây, tình hình trẻ vị thành niên nghiện ma túy ở nước
ta ngày càng nghiêm trọng Đối với trẻ vị thành niên, ma tuý để lại những hậu quả không thể lường hết được Các nhà nghiên cứu đã chứng minh các em
Trang 28nghiện ma túy thể chất phát triển không bình thường chậm lớn, gầy còm, trí nhớ kém, trí thông minh giảm, lười biếng, ngủ nhiều, thích nằm, không thích lao động, khả năng hoạt động kém Ở trẻ em, các hành vi chưa mang tính chất nghiêm trọng, nhưng cũng xuất hiện những mầm mống của tội phạm như trộm cắp, cướp giật, lừa đảo…
Đối tượng không chỉ tập trung ở nhóm trẻ có gia đình hoàn cảnh khó khăn
mà còn có ở nhóm trẻ có gia đình khá giả Bên cạnh đó, loại ma tuý được sử dụng hiện nay không chỉ đơn thuần là Heroin hay thuốc phiện mà là dạng ma túy tổng hợp đang nhanh chóng lan rộng trong giới trẻ đặc biệt là ở khu vực thành thị Chúng được rao bán lén lút ở vũ trường, bar, karaoke và đang trở thành hiểm họa khôn lường nếu tệ nạn này không được ngăn chặn và loại bỏ Trong khi đó, các đường dây buôn bán ma tuý xuyên quốc gia, liên tỉnh cũng như mạng lưới bán lẻ ma tuý, tổ chức sử dụng ma túy vẫn chưa bị triệt phá, xoá
bỏ cơ bản
- Trộm cắp, cướp giật
Đồng hành với tệ nạn ma túy ở trẻ vị thành niên là tệ nạn trộm cắp, cướp giật Bởi khi không có tiền để thỏa mãn cơn khát ma túy thì trẻ phải tìm mọi cách để có ma túy và nhiều trẻ vị thành niên đã tìm đến với trộm cắp, cướp giật Nhiều người cho rằng tội cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản một cách công khai hoặc được hiểu là hành vi cướp giật tài sản của người khác[38, tr.3] Hay nói cách khác trộm cắp, cướp giật chính là hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, là hành vi xâm phạm tài sản của người khác, là hiện tượng thể hiện sự vi phạm các quy tắc đạo đức xã hội
Ở nước ta, trong những năm vừa qua trộm cắp, cướp giật là hiện tượng đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp ở tuổi vị thành niên đặc biệt là ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải phòng với số lượng trẻ vị thành viên tham gia trộm cắp, cướp giật ngày càng gia tăng và liều lĩnh hơn, tinh
vi hơn
Trang 29Trộm cắp, cướp giật ở trẻ vị thành niên được thể hiện ở ba hình thức chính: Thứ nhất là, trộm cắp vặt như trộm cắp vật nuôi, hoa quả của gia đình hoặc của hàng xóm…Hình thức này chưa mang tính chất nguy hiểm nhưng cũng làm
hư hỏng và ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ở các em, bởi nhiều lần trộm cắp như vậy sẽ thành thói quen khó thay đổi khi lớn
Thứ hai là, trộm cắp với số lượng lớn và có chủ định rõ ràng như trộm cắp tiền, trộm cắp xe cộ, các vật dụng có giá trị như ti vi, máy tính, trang sức….Đây
là hình thức trẻ vị thành niên thực hiện táo tợn hơn, tinh vi hơn và nhiều khi là
có tổ chức thực hiện, gây nguy hiểm tới xã hội
Thứ ba là, cướp giật tài sản và có thể giết người để cướp của Đây là hình thức cực kỳ nguy hiểm đối với xã hội, bởi mục đích và động cơ rất rõ ràng là nếu bị phát hiện hay bị chống đối thì giết người để thực hiện được mục đích của mình
Trước đây hình thức mà trẻ vị thành niên trộm cắp chủ yếu là trộm cắp vặt
để tiêu sài như là trộm cắp tiền của bố mẹ, người thân trong gia đình, hàng xóm hay trộm cắp chó, gà, hoa quả… Nhưng mấy năm trở lại đây hành vi trộm cắp, cướp giật của trẻ vị thành niên ngày càng liều lĩnh hơn có thể bất chấp tất cả kể
cả giết người để có tiền Điển hình cho hành vi táo tợn, liều lĩnh và dã man của trẻ vị thành niên là vụ án của Lê Văn Luyện ở Bắc Giang, trong khi thực hiện hành vi trộm tài sản thì bị phát hiện Luyện đã giết ba mạng người để cướp tài sản của một gia đình bán vàng bạc Và sau vụ án này là rất nhiều những vụ án khác mà hung thủ chính là trẻ vị thành niên Có cả trường hợp vì không có tiền tặng quà bạn gái mà giết cả bà nội để lấy tiền Thật nhẫn tâm và đau xót, đây không chỉ là hành vi vi phạm các quy tắc đạo đức mà còn là hành vi vi phạm pháp luật cần được trừng trị một cách đích đáng
- Tệ nạn cờ bạc
Nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước phương Tây coi cờ bạc là một ngành kinh doanh Đối với nước ta thì cờ bạc được coi là một tệ nạn xã hội
Trang 30Theo quan điểm này thì trong pháp luật hình sự, hành chính của nước ta thì các hành vi đánh bạc, gá bạc, tổ chức đánh bạc đều bị coi là bất hợp pháp và phải truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc hành chính tùy vào tính chất, mức độ của hành vi Chính vì vậy mà có quan điểm coi “Cờ bạc là hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, lợi dụng các hình thức vui chơi, giải trí để kiếm tiền bất hợp pháp
và phi đạo đức, gây nên những ảnh hưởng và tác động xấu đến đời sống cộng đồng.”[7, tr.90]
Ở nước ta tệ nạn cờ bạc đang trở thành một thứ “bệnh dịch” lan tràn khắp
từ tỉnh này sang tỉnh khác, thu hút mọi tầng lớp người tham gia, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên và nó đã làm cho nhiều gia đình khuynh gia bại sản, đồng thời dẫn đến tình hình tội phạm phức tạp Riêng ở Hà Nội, trong những năm gần đây, tình hình tệ nạn xã hội rất phức tạp, thường được phổ biến dưới ba hình thức, cờ bạc chuyên nghiệp trong các sòng bạc Casino, cờ bạc lợi dụng kết quả sổ xố kiến thiết và cờ bạc công khai dưới các hình thức tổ tôm, xóc đĩa, đỏ đen, tú lơ khơ… Trong ba hình thức này thì tệ nạn cờ bạc ở trẻ vị thành niên phổ biến ở hình thức
cờ bạc lợi dụng kết quả sổ xố để chơi lô đề và hình thức đỏ đen, tú lơ khơ
Hiện nay chơi đề, chơi lô lợi dụng kết quă sổ xố kiến thiết đã trở nên phổ biến và lây lan rất nhanh trên diện rộng ở trẻ vị thành niên Tệ nạn cờ bạc dưới hình thức lô đề đã lan tràn khắp mọi nơi với mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ vị thành niên bởi vì nó mang tính bình dân, đời thường, trẻ chỉ cần có một ít tiền là chơi được Hình thức đỏ đen, tú lơ khơ… thường hoạt động công khai ở các nơi công cộng, các cơ quan trường học Điều đáng lo ngại là các hình thức cờ bạc này đã công khai hóa về mặt xã hội, đặc biệt là vào các dịp lễ tết khi trẻ được bố mẹ cho tiền, được mừng tuổi lại tụ tập nhau chơi đỏ đen, ba cây…
Có thể nói tệ nạn cờ bạc đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người nhưng hiện nay đang có xu hướng phát triển mạnh với nhiều hình thức đa dạng phong phú và số lượng ngày càng lớn Ngoài các hình thức như tổ tôm, xóc đĩa, chọi
gà, ba cây… thì hiện nay, nổi lên nạn cá cược bóng đá, thu hút nhiều tầng lớp
Trang 31trong xã hội tham gia và làm phá sản nhiều gia đình, thậm chí hiện tượng các băng nhóm thanh toán nhau không ghê tay không còn là hiếm
Trẻ vị thành niên là độ tuổi mang rất nhiều sôi nổi, nhiệt huyết và bản lĩnh kém Do đó, nếu các bạn trẻ vướng vào cờ bạc, ma túy xác xuất trở thành nghiện ngập sẽ rất cao Một số trẻ vị thành niên lại có lối suy nghĩ là bản thân hiểu rất rõ quy luật chơi của các lọai cờ bạc và do đó sẽ có cơ hội thắng lớn Một
số em xem vấn đề cờ bạc là giải trí và lâu lâu mới tham gia một lần, tuy nhiên lại có khá nhiều em khi đã thử thời vận may rủi, đã trở nên nghiện ngập Vấn đề này càng nguy hiểm hơn khi đối tượng là những trẻ vị thành niên bởi bản tính luôn nóng nảy, bốc đồng, lại có nhiều cơ hội tiếp xúc hoặc chứng kiến những vấn đề cá cược mỗi ngày Từ những cửa tiệm đầu đường đều có bán vé số, vé cào, quán nước vỉa hè thì ghi lô đề, mở tivi lên lại thấy kết quả trúng xổ số hoặc những quảng cáo của các sòng bài, vào internet lại thấy những quảng cáo chào mời đánh bạc… Ngoài ra, một số em cũng đã không nhiều thì ít tham dự vào những trò chơi mang tính cách đỏ đen hoặc từng cá cược trong những kết quả thể thao với bạn bè
Nguyên nhân của tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên
Thứ nhất, sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam là một nguyên nhân
đem đến những thành tựu to lớn và quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của đất nước Nhưng cũng không thể phủ nhận những tiêu cực từ thể chế kinh tế thị trường Vì lợi nhuận tối đa, nhiều hàng hóa phản văn hóa đều được đem bán tràn lan Lối sống sa đọa, thực dụng, buông thả bằng nhiều kênh đang tràn từ thành phố đến nông thôn Trẻ vị thành niên, về nhiều mặt, đều còn non nớt, chưa đủ bản lĩnh để đối phó với mặt trái của kinh tế thị trường
Thứ hai, môi trường xã hội thiếu lành mạnh
Môi trường xã hội thiếu lành mạnh, kém an toàn là cái cuốn trẻ vị thanh niên vào tệ nạn xã hội nhanh và mạnh nhất Những hình ảnh không đẹp trong thế giới người lớn (rượu chè sáng tối, cờ bạc đỏ đen, ăn chơi vô độ, gây gổ, đánh
Trang 32nhau, cư xử thiếu văn hóa, lái xe lạng lách, vượt đèn đỏ, vượt trạm, xem thường pháp luật, khạc nhổ phóng uế bừa bãi, nói tục chửi thề; vô cớ gây sự đánh người, giết người; xung đột giữa người lớn với nhau chỉ vì những va chạm, mâu thuẫn nhỏ nhặt Người dân kém ý thức đạo đức, kém ý thức tôn trọng pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự, không có ý thức xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh… chính là cái gương cho trẻ làm theo
Mặt khác, trên thị trường, các văn hóa phẩm đồi trụy, phim ảnh kích động, bạo lực không hề khó tìm và tiếp cận đã kích thích lòng hiếu kỳ trải nghiệm,
sự khẳng định cái tôi của trẻ vị thành niên Các hành vi phạm tội gần đây ở trẻ vị thành niên là minh chứng cho điều đó
Thứ ba, sự kết hợp giáo dục, quản lý giữa gia đình, nhà trường và xã hội thiếu chặt chẽ
Ở nhiều nơi sự kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội còn lỏng lẻo Nhiều bậc phụ huynh ít quan tâm đến thời gian ở trường, con mình học tập, vui chơi, sinh hoạt như thế nào Đúng hơn là, gia đình khoán trắng cho nhà trường Ngược lại, nhà trường, có những nơi, chỉ tập trung quan tâm, quản lý trẻ trong khuôn viên của trường Nhiều trường hợp, trẻ ra khỏi cổng trường hút hít, đánh nhau, cờ bạc mà không quy được trách nhiệm từ nhà trường hay gia đình Thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình chưa được thiết lập chặt chẽ và thường xuyên Vậy là, khoảng cách từ nhà đến trường đã bị bỏ trống Trong khi, ngoài không gian trường và nhà, đều không thiếu tệ nạn xã hội
Công tác giáo dục ở nhà trường vẫn còn nặng về tri thức, vấn đề truyền thống dân tộc, đạo đức lối sống lành mạnh cho trẻ vị thành niên chưa được coi trọng đúng mức, vấn đề giáo dục phòng, chống các tệ nạn xã hội mới dừng lại ở các chương trình ngoại khóa và còn thiếu các kỹ năng cần thiết để trẻ vị thành niên có thể tự bảo vệ mình trước sự tấn công của tệ nạn xã hội Xã hội và các đoàn thể, đặc biệt là đoàn thanh niên còn thiếu các hoạt động lành mạnh để thu hút trẻ vị thành niên vào sinh hoạt, công tác giáo dục còn nặng về hình thức,
Trang 33chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ vị thành niên, các phong trào của Đoàn mới tiếp cận được bộ phận trẻ vị thành niên tiên tiến
Thứ tư, bộ máy quản lý, hệ thống pháp luật và các cơ quan tuyên truyền
chưa hoàn thiện
Bất cứ nhà nước nào cũng có bộ máy tổ chức, quản lý và hệ thống pháp
luật của mình để nhằm phòng ngừa tệ nạn xã hội và trừng trị tội phạm Tuy nhiên pháp luật luôn có những hạn chế nhất định bởi thực tế rất phức tạp, cuộc sống luôn phát triển Trong khi đó, tội phạm bao giờ cũng nhiều thủ đoạn, mánh khóe tinh vi, lợi dụng tối đa sơ hở của pháp luật để hành động Đặc biệt là, hiện nay việc thực thi pháp luật không nghiêm và những người trong bộ máy chính quyền là những kẻ đồng phạm thì tình hình tệ nạn xã hội càng gia tăng và nguy
hiểm hơn
Đối với nước ta, sau gần 30 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu đã đạt được về kinh tế thì tình hình tệ nạn xã hội, tội phạm lại diễn biến phức tạp, có xu hướng ngày càng gia tăng, xuất hiện nhiều loại tệ nạn xã hội và tội phạm mới Hiện nay công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân, gia đình, tổ chức, đoàn thể nâng cao nhận thức và chủ động phòng chống tệ nạn xã hội vẫn rất yếu kém chưa đủ mạnh, còn dàn trải, mạnh ai nấy làm, thiên về hậu quả, ít chú ý nhân rộng, phổ biến các kinh nghiệm, tấm gương tốt trong phòng ngừa và đấu tranh chống tệ nạn xã hội
Thứ năm, đặc thù của lứa tuổi vị thành niên
Lứa tuổi trẻ vị thành niên là lứa tuổi chưa thật sự trưởng thành, suy nghĩ còn non nớt, tự bản thân các em dễ bị lôi kéo, ham cái mới, dễ bị ảnh hưởng bởi lối sống gấp, lối sống hưởng thụ một cách cực đoan
Các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta trên nhiều phương diện, góc độ khác nhau của đời sống xã hội, chúng tăng cường tuyên truyền du nhập lối sống ngoại lai, tôn thờ lối sống tự do, vô chính phủ, vô kỷ luật, kích thích
Trang 34những dục vọng cá nhân thấp kém, những ham muốn lệch lạc của một số người, trong đó tập trung chủ yếu là lứa tuổi vị thành niên
Để thể hiện cái tôi, trẻ vị thành niên muốn được tự mình hoàn thành một công việc được giao phó theo cách riêng của mình Các em muốn cha mẹ tin tưởng là các em biết nhận trách nhiệm Khi ở tuổi này, trẻ vị thành niên cũng rất
dễ tự ái và tổn thương khi bị la rầy hơn là lúc chúng còn nhỏ Một trong những đặc điểm nổi bật về tâm lý của lứa tuổi của trẻ vị thành niên là ham hiểu biết, thích cái mới, thích tò mò, luôn muốn tự khẳng định mình, nhiệt tình, sôi nổi nhưng bồng bột và thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị kích động… Những đặc điểm này nếu được địng hướng, được tổ chức vào các hoạt động một cách đúng đắn,
có giáo dục cao thì sẽ rất tốt cho sự phát triển nhân cách Ngược lại nếu để thỏa mãn một cách tự phát thì dẫn đến những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực và rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội
Do đặc thù của lứa tuổi vị thành niên, nên mới xuất hiện những hiện tượng, trẻ thể hiện “chất anh hùng” của mình bằng đua xe, vũ trường, quán bar, “đi bay” (nhảy có sử dụng thuốc lắc) Những hành động ấy được một số trẻ vị thành niên xem là “mốt thời thượng”, là “sành điệu, chịu chơi” Vì vậy, mới có hiện tượng, sau vụ án của Lê Văn Luyện, trên các trang mạng xã hội, một số fan dựng hình ảnh của Luyện như một anh hùng, rồi một số tội phạm ở trẻ vị thành niên nhận là anh em, họ hàng của Lê Văn Luyện
Trên đây là một số nguyên nhân khách quan và chủ quan chủ yếu dẫn trẻ vị thành niên đến tệ nạn xã hội Chúng ta chỉ có thể giải quyết được một cách cơ bản tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên, khi nào chúng ta hạn chế, khắc phục được một cách tối đa những nguyên nhân phát sinh, phát triển tệ nạn xã hội đã nêu ở
trên
1.2 Phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên và vai trò của gia đình trong phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên
Trang 351.2.1 Những nội dung cơ bản trong phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên
Phòng, chống tệ nạn xã hội là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp từ tuyên truyền giáo dục đến kinh tế, văn hóa, xã hội, hành chính, luật pháp… nhằm kiểm soát, chặn đứng, tiến tới giảm dần và loại trừ tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống cộng đồng [52, tr.234] Phòng, chống tệ nạn xã hội gồm hai quá trình quan hệ chặt chẽ với nhau Phòng ngừa là thực hiện các biện pháp để ngăn chặn trước, tức là tạo ra một rào cản vững chắc, đảm bảo tệ nạn xã hội không thể xâm nhập được vào đối tượng Còn chống tệ nạn xã hội là thực hiện các biện pháp đối với các đối tượng mắc phải các loại tệ nạn xã hội, nhằm đảm bảo từng bước loại trừ, tiến tới xóa các loại tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống của con người Tuy nhiên, phân biệt các hoạt động phòng ngừa và chống tệ nạn xã hội chỉ mang tính chất tương đối Có những hoạt động vừa là để phòng ngừa, đồng thời cũng là để chống lại các loại tệ nạn xã hội Nội dung cụ thể của các hoạt động đó cũng tùy thuộc vào từng loại đối tượng mà có sự khác nhau Đối tượng là nam hay nữ, thành niên hay vị thành niên, có gia đình riêng hay chưa lập gia đình thì các biện pháp, hình thức sử dụng để phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ không thể giống
nhau hoàn toàn
Đối với nước ta, việc phòng, chống tệ nạn xã hội là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội thực hiện tốt hay không sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Do vậy, Đảng ta đã xác định công tác phòng, chống tệ nạn xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tới Điều đó được thể hiện thông qua các quan điểm sau:
- Phòng, chống tệ nạn xã hội là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và là tất yếu khách quan của sự phát triển bền vững xã hội
Trang 36- Tệ nạn xã hội là những vấn đề xã hội phức tạp do nhiều nguyên nhân kinh
tế, xã hội khác nhau, do đó để công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội có hiệu quả cần phải tiến hành đồng bộ một hệ thống các biện pháp về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
- Phòng ngừa tệ nạn xã hội được coi là biện pháp chiến lược và quan trọng hàng đầu trong quá trình đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội
- Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội hiện nay và thời gian tới
Tệ nạn xã hội là hiện tượng hết sức nguy hiểm và phức tạp, nó có thể xâm nhập vào mọi đối tượng và gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với toàn xã hội Do
đó ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào đời sống con người là nhiệm vụ vô cùng quan trọng Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên - chủ nhân tương lai của mọi quốc gia, với đặc điểm “quá độ” của lứa tuổi chuyển từ trẻ con sang người lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cấp bách và lâu dài Để phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên cần thực hiện một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, giáo dục đối với trẻ vị thành niên
Giáo dục trẻ vị thành niên để phòng ngừa tệ nạn xã hội, trước hết là, cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản về tệ nạn xã hội và những hậu quả trước mắt, lâu dài của nó Những kiến thức ấy, giúp cho trẻ hình thành khả năng tự kiềm chế, kiểm soát bản thân mình trước các tệ nạn xã hội
Hiện nay, ở nước ta nhận thức về tệ nạn xã hội của các tầng lớp xã hội còn rất hạn chế, đặc biệt là trẻ vị thành niên Một trong những nguyên nhân đẫn đến hiện tượng này là, nhiều bậc cha mẹ còn có quan niệm, cung cấp cho trẻ biết về các hiện tượng tệ nạn xã hội, cũng là một cách “vẽ đường cho hươu chạy” Chính vì vậy, việc giáo dục con trẻ còn chưa chú trọng nhiều đến giáo dục kiến thức về các loại tệ nạn xã hội
Trang 37Những kiến thức về tệ nạn xã hội mà các em biết đến, chủ yếu thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, từ bạn bè, hoặc từ nhà trường, gia đình nhưng chưa đầy đủ, nên chưa thuyết phục, thậm chí còn kích thích thêm trí tò
mò của các em
Cùng với việc cung cấp cho trẻ vị thành niên những nhận thức cơ bản về tệ nạn xã hội, là việc giáo dục đạo đức Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, có cơ sở từ tồn tại xã hội Lẽ sống, niềm hạnh phúc, nghĩa vụ và lương tâm của con người, những quan hệ hành vi đạo đức chỉ nảy sinh, tồn tại khi chủ thể đạo đức ý thức được điều đó, xây dựng cho mình có được lý trí và tự nguyện hành động, phù hợp với những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận Đặc trưng của đạo đức là ý chí, năng lực và hành vi tự giác, tự nguyện của con người Tiêu chuẩn của đạo đức phải phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của gia đình, theo đó mỗi người phải điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp Đạo đức có nguồn gốc từ tồn tại xã hội nhưng thường bảo thủ và biến đổi chậm hơn so với tồn tại xã hội Không phải lúc nào đạo đức cũng phản ánh và tác động thuận chiều, thậm chí, nó có thể tác động tiêu cực trở lại tồn tại xã hội
Trẻ vị thành niên được giáo dục đạo đức tốt sẽ trở thành những con người
có nhân cách tốt Đây chính là rào cản để ngăn chặn tệ nạn xã hội hiệu quả nhất, bởi vì người có nhân cách tốt sẽ biết phân biệt cái gì là tốt, cái gì là xấu và tự ý thức tránh xa cái xấu
Trẻ vị thành niên mắc tệ nạn xã hội là những trẻ có nhận thức lệch lạc về mọi thứ đặc biệt là về đạo đức Mà đạo đức lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống và sự phát triển của con người, nó sẽ định hướng cho con người hoàn thiện chính bản thân mình theo những chuẩn mực của đạo đức và giúp các
em có thể phát triển nhân cách của mình trở lại thành những người có ích cho xã hội
Trang 38Trẻ vị thành niên là lứa tuổi rất phức tạp và nhạy cảm, việc mắc vào các tệ nạn xã hội của các em giống như những vấp ngã đầu đời nếu không được ngăn chặn sẽ để lại những hậu quả xấu đối với cả đời các em Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho các em phải được đặt lên hàng đầu, khi các em có nhận thức đúng và sống có đạo đức thì các em mới trở thành những con người có nhân cách tốt Đây chính là biện pháp để đẩy lùi và xóa bỏ tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống của các em hiệu quả nhất, bởi vì người có nhân cách tốt sẽ biết phân biệt cái gì là tốt, cái gì là xấu đối với mình và tự ý thức tránh xa và loại bỏ cái xấu Giáo dục ý thức học tập và lao động cho trẻ vị thành niên cũng là yếu tố quan trọng không kém so với giáo dục đạo đức Ở lứa tuổi này, học tập là nhiệm
vụ trọng tâm của trẻ vị thành niên, giúp các em có tri thức trên nhiều lĩnh vực như khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật… nhằm mở rộng sự hiểu biết, rèn luyện năng lực tư duy khoa học, óc phân tích và kỹ năng vận dụng những tri thức vào cuộc sống Giáo dục ý thức học tập sẽ định hướng cho các
em trở thành những người học rộng, tài cao Đồng thời, trong giáo dục ý thức học tập các em sẽ có những tri thức về tệ nạn xã hội, về phòng, chống tệ nạn xã hội để từ đó giúp các em tránh xa, từ bỏ tệ nạn xã hội
Giáo dục ý thức lao động đi liền với giáo dục ý thức học tập Chỉ khi hiểu được giá trị và ý nghĩa của lao động thì trẻ mới biết quý trọng cuộc sống và thành quả lao động Nếu biết giá trị của lao động và tích cực tham gia lao động phù hợp với lứa tuổi, trẻ sẽ tránh được lối sống thực dụng, ỷ nại, hưởng thụ Đó cũng là ngăn chặn trẻ với tệ nạn xã hội Bởi lối sống hưởng thụ, thực dụng chính
là con đường đến với tệ nạn xã hội của trẻ vị thành niên
Việc giáo dục lao động cho trẻ vị thành niên không chỉ là rèn luyện thói quen lao động, quý trọng thành quả lao động mà còn để phát triển cho trẻ năng lực ở những lĩnh vực khác nhau Lao động còn góp phần hình thành nhân cách, phát triển những tình cảm đạo đức và niềm tin của trẻ Trong giáo dục lao động thì cần phải giáo dục tình yêu lao động, sự tôn trọng kết quả và giá trị lao động,
Trang 39có thái độ lên án sự lười biếng, ỷ lại, trông chờ vào người khác Đồng thời phải giáo dục cho trẻ biết hoàn thành công việc một cách tự giác, sáng tạo và hiệu quả Đây chính là nội dung vô cùng quan trọng trong giáo dục trẻ để trẻ có thể phát triển toàn diện và không sa ngã vào các tệ nạn xã hội
Giáo dục đạo đức, ý thức học tập và lao động chính là định hướng cho trẻ
vị thành niên giá trị của cuộc sống Ngày nay khi xã hội càng phát triển, con người có điều kiện để phát triển toàn diện, nhu cầu của con người ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn Đối lập với điều đó, là sự xuống cấp những giá trị của cuộc sống như lòng nhân ái, đoàn kết, yêu thương con người, quê hương, đất nước… Đây chính là những tinh thần có giá trị vô cùng quý báu của dân tộc ta được truyền từ đời này sang đời khác và là một sức mạnh to lớn để ông cha ta đánh thắng biết bao kẻ thù xâm lược Nhưng đến hôm nay, khi đất nước hòa bình, con người được sống cuộc sống đầy đủ hơn, thì hiểu biết về những giá trị
đó ở trẻ vị thành niên lại càng nhạt nhòa Điều đó, sẽ làm cho trẻ dễ bị lôi kéo vào những trò vui chơi, giải trí không lành mạnh và tất yếu là tệ nạn xã hội Chính vì vậy, việc giáo dục cho các em biết đâu là giá trị cao đẹp và định hướng cho các em đến với những giá trị cao đẹp là nhiệm vụ rất quan trọng giúp các em
Thứ hai, kiểm soát, quản lý trẻ vị thành niên
Để phòng, chống tệ nạn xã hội cho trẻ vị thành niên thì chỉ giáo dục là chưa
đủ mà cần phải thực hiện được việc kiểm soát, quản lý về thời gian, học tập và sinh hoạt của trẻ vị thành niên Tất nhiên, việc kiểm soát, quản lý trẻ nhưng phải luôn đảm bảo cho trẻ có sự tự do trong hoàn thiện nhân cách, không vi phạm
Trang 40đến quyền trẻ em Đây là việc làm cần thiết, bởi như phần trên đã nói, lứa tuổi vị thành niên chưa đủ độ chín chắn về cả tâm, sinh lý và nhận thức xã hội, nên khả năng có những quyết định và hành động đúng đắn không cao nếu không có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người lớn
Trước kết, kiểm soát và quản lý thời gian của trẻ Trong xã hội hiện đại hiện nay, thời gian được con người so sánh giống như vàng, điều này có thể cho thấy sự quý trọng thời gian của con người như thế nào Nhưng không phải
ai cũng có thể sử dụng thời gian một cách hiệu quả, trong số đó có trẻ vị thành niên Trẻ vị thành niên là lứa tuổi chưa có nhận thức đầy đủ và có tâm lý thích cái lạ và mới, các em không có khả năng cân bằng tất cả các hoạt động cần thiết mà có thể chỉ tập trung vào một việc nào đó Vì vậy, để trẻ có thể sử dụng thời gian hiệu quả và đúng mục đích thì chúng ta phải biết quản lý thời gian, định hướng cho trẻ làm những việc tốt, không có thời gian tụ tập, chơi bời lêu lổng
Đặc biệt đối với những em đã mắc tệ nạn xã hội thì cần quan tâm nhiều hơn và quản lý thời gian chặt chẽ để các em không thể quay lại con đường xấu Việc quản lý thời gian của trẻ phải được kết hợp cả ba chủ thể là gia đình, nhà trường và xã hội, bởi mỗi thiết chế sẽ có thế mạnh riêng và trẻ có mặt ở cả ba thiết chế này Do đó mỗi thiết chế sẽ quản lý một thời gian nhất định
Cùng với quản lý thời gian là quản lý kế hoạch học tập của trẻ vị thành niên Công việc chính của lứa tuổi vị thành niên là học tập, trong xã hội hiện nay với điều kiện kinh tế phát triển các em được tạo mọi điều kiện để học tập, nhưng không phải lúc nào các em cũng chú ý tới học tập, bởi các em đang ở độ tuổi mới lớn, có nhiều thay đổi trong cuộc sống làm các em bận tâm và sao nhãng việc học hành Do đó, việc quản lý học tập xem các em học cái gì, học ở đâu là rất quan trọng để định hướng cho các em vào những chuẩn mực tốt, tránh xa và
từ bỏ tệ nạn xã hội