1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai Trò Của Gia Đình Trong Phòng, Chống Tệ Nạn Xã Hội Ở Trẻ Vị Thành Niên Khu Vực Hà Nội

26 785 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 497,98 KB

Nội dung

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trong những năm qua tệ nạn xã hội ở nước ta cũng diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng gia tăng ở lứa tuổi vị thành niên – những

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂNVĂN

-

NGUYỄN THỊ NHUNG

VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG PHÒNG, CHỐNG

TỆ NẠN XÃ HỘI Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN KHU VỰC HÀ NỘI

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mã số: 60.22.85

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2013

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Thị Phượng

Phản biện 1: PGS TS Hoàng Bá Thịnh

Phản biện 2: PGS TS Đỗ Thị Thạch

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, vào hồi 14 giờ 30 phút , ngày 27 tháng 05 năm 2013

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

- Thư viện khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng xã hội Gia đình giống như một tế bào của cơ thể xã hội nếu không có những tế bào lành mạnh, phát triển thì cũng không thể có một

cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện

Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới và mở cửa, những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt, an ninh quốc gia và trật tự xã hội được giữ vững Bên cạnh những thành quả đã đạt được, mặt trái của kinh

tế thị trường đang tác động bằng nhiều cách đến đời sống xã hội, gây nguy hại không nhỏ đến nếp sống, thuần phong mỹ tục, làm băng hoại đạo đức, nhân cách của con người Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trong những năm qua tệ nạn xã hội ở nước ta cũng diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng gia tăng ở lứa tuổi vị thành niên – những chủ nhân tương lai của đất nước, vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết Trong những năm qua, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và chỉ đạo kiên quyết Chính phủ đã ra nhiều nghị quyết, chương trình quốc gia về phòng, chống các tệ nạn

xã hội

Trang 4

Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà tệ nạn xã hội ở nước ta vẫn chưa giảm Đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,

Đà Nẵng… chiếm tỷ lệ cao và ngày càng gia tăng

Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước với lượng dân cư tập trung đông đúc và kéo theo nhiều vấn đề xã hội phức tạp kèm theo, trong đó, tệ nạn xã hội

là vấn đề nhạy cảm có diễn biến phức tạp Tệ nạn xã hội đã bắt đầu lây lan vào các trường học, nhiều học sinh do bị lôi kéo vào con đường tệ nạn xã hội đã bỏ học, tụ tập thành ổ nhóm đi trộm cắp, cướp giật, gây rối trật tự xã hội và gây lo ngại trong nhân dân

Trước thực tế đó, hiện nay nhiều gia đình đã tích cực tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội cho con em mình Gia đình

có vai trò vô cùng quan trọng, là môi trường đầu tiên và tốt nhất

để quản lý và giáo dục các em nhằm góp phần ngăn chặn, đẩy lùi và từng bước loại trừ tệ nạn xã hội ra khỏi gia đình và đời sống cộng đồng

Với những lý do đó, tôi đã chọn vấn đề Vai trò của gia

đình trong phòng chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu

vực Hà Nội làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, đã có khá nhiều công trình, bài viết về gia đình và tệ nạn xã hội được công bố Các công trình đó tập trung vào hai nhóm vần đề sau:

Trang 5

- Nhóm nghiên cứu về gia đình, có các công trình tiêu

biểu sau:

+ Tác giả Trần Đình Hượu có cuốn “ Gia đình và giáo

dục gia đình”, đã khẳng định tầm quan trọng của gia đình trong

xã hội đặc biệt là vai trò đối với việc giáo dục con người nhất là giáo dục trẻ em

+ “Trách nhiệm của gia đình và vai trò của Nhà nước

trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ vị thành niên”, Lê

Thi, Tạp chí Tâm lý học, số 5(2002) Tác giả khẳng định việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ vị thành niên là nhiệm vụ nặng

nề của gia đình bởi đây là thiết chế có khả năng nhất

+ Luận án Tiến sĩ của Nghiêm Sỹ Liêm “ Vai trò của

gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay”, Hà

Nội 2001 Luận án đã làm rõ vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình, thực trạng giáo dục gia đình đối với thế

hệ trẻ ở nước ta hiện nay Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nâng cao vai trò giáo dục của gia đình đối với thế hệ trẻ trong thời kỳ đổi mới

- Nhóm nghiên cứu về tệ nạn xã hội, có một số công

trình tiêu biểu:

+ “ Vai trò của gia đình trong phòng ngừa tệ nạn xã hội

đối với trẻ em vị thành niên” của Nguyễn Linh Khiếu, Tạp chí

Khoa học Phụ nữ, 2002 Bài báo đã chỉ ra vai trò quan trọng của gia đình đối với công tác phòng chống xã hội nói chung, đặc biệt là phòng chống tệ nạn cho trẻ vị thành niên – lứa tuổi được gia đình và xã hội quan tâm nhất

Trang 6

+ Hay tác phẩm “ Phòng chống tệ nạn xã hội” của

Trần Đức Châm do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2007 Tác giả đã nêu ra các loại tệ nạn xã hội nghiêm trong hiện nay và lí giải các nguyên nhân, chỉ ra hậu quả của tệ nạn xã hội Từ đó đề xuất một số những giải pháp và kiến nghị để phòng, chống tệ nạn xã hội ở nước ta

+ “ Vai trò của gia đình trong phòng, chống tệ nạn xã

hội tỉnh Hòa Bình”, Luận văn Thạc sỹ của Lê Thị Ngọc Anh,

Hà Nội, 2010.Luận văn đã đề cập khá sâu đến sự biến đổi chức năng của gia đình ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, chỉ ra thực trạng tình hình tệ nạn xã hội đang gia tăng ở Hòa Bình Hiện nay Từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để phòng chống tệ nạn xã hội ở Hòa Bình

Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của gia đình và tệ nạn xã hội Tuy nhiên, chưa có công trình độc lập nào nghiên cứu dưới góc

độ triết học về vai trò của gia đình trong công tác phòng, chống

tệ nạn xã hội cho trẻ vị thành niên

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích:

Trên cơ sở phân tích vai trò và hiện trạng nâng cao hiệu quả vai trò của gia đình đối với việc phòng, chống các tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của gia đình trong việc phòng, chống các tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực

Hà Nội giai đoạn hiện nay

Trang 7

- Nhiệm vụ: Để đạt được các mục đích trên, luận văn

thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về vai trò của gia đình trong phòng, chống tệ nạn xã hội

+ Phân tích tình hình tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội và thực trạng vai trò của gia đình trong phòng, chống các tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của gia đình trong phòng, chống các tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu vai trò, nâng cao hiệu quả vai trò của gia đình trong phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ

vị thành niên khu vực Hà Nội

- Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu vai trò, nâng cao hiệu quả vai trò của gia đình trong phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội qua bốn quận, huyện (Đống Đa, Hoàn Kiếm, Từ Liêm, Ba Vì) trong giai đoạn hiện nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta về gia đình, trẻ vị thành niên, vai trò của gia đình, về tệ nạn xã hội và công tác phòng chống các tệ nạn xã hội

Trang 8

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của triết học, phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, điều tra xã hội học, so sánh, chứng minh, kết hợp các phương pháp của một số ngành khoa học như tâm lý, giáo dục, văn hóa học

6 Ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về trẻ vị thành niên, tệ nạn xã hội, về vai trò của gia đình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 2 chương, 5 tiết

Trang 9

1.1.1 Tệ nạn xã hội và hậu quả của nó

Tệ nạn xã hội là vấn đề đã và đang được rất nhiều các ngành khoa học như Triết học, Xã hội học, Luật học, Tâm lý học, Chính trị học…quan tâm Các ngành khoa học đó đều xác nhận tệ nạn xã hội đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người, mặc dù ở mỗi thời kỳ nó có biểu hiện và tính phức tạp khác nhau

Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tề cho rằng: “Tệ nạn xã hội, đó là những hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa phải là tội phạm, là những thói hư tật xấu trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức của dân tộc ta do nhiều người mắc phải gây tác hại đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta Tệ nạn xã hội rất

đa dạng gồm có văn hóa phẩm đồi trụy, cao bồi càn quấy, đồng bóng bói toán, mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, v.v…”[39, tr.5]

Dưới góc độ Luật học Nguyễn Mạnh Kháng cho rằng: Tệ nạn xã hội hiểu một cách chung nhất là tổng hợp các hành vi lệch chuẩn, trái với đạo đức xã hội, mang tính phổ biến và bị dư luận xã hội lên án Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội phức tạp, gồm nhiều loại hành vi khác nhau,

Trang 10

nhƣng bất luận thế nào thì hành vi đó cũng do các thành viên trong xã hội thực hiện”[25, tr 60]

Do vậy có thể hiểu: Tệ nạn xã hội là những hành vi trái

với chuẩn mực xã hội, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm luật pháp và có tính phổ biến, lây lan nhanh gây hậu quả nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia

Hậu quả của tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội làm băng hoại đạo đức, lối sống của cá nhân và xã hội Tệ nạn xã hội đƣợc coi là nguồn gốc và cũng là hậu quả của lối sống ăn chơi, buông thả, thác loạn trong các tầng lớp của xã hội

Tệ nạn xã hội phá hủy kinh tế của gia đình và toàn xã hội

Tệ nạn xã hội đe dọa đến an ninh quốc gia và an toàn xã hội Tệ nạn xã hội gây nên tội phạm cũng nhƣ các hành vi vi phạm pháp luật khác.Tệ nạn xã hội còn là nguyên nhân của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS

1.1.2 Trẻ vị thành niên và các loại tệ nạn xã hội ở trẻ

vị thành niên

Đặc điểm trẻ vị thành niên

Theo Tổ chức Y tế thế giới, vị thành niên là một giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc đời của mỗi cá nhân Về mặt sinh học và xã hội, giai đoạn này có đặc điểm:

- Đặc trƣng giới tính của mỗi cá nhân bắt đầu xuất hiện cho đến khi nó hoàn toàn hoàn chỉnh

Trang 11

- Sự phát triển tâm lý và những đặc điểm cá nhân từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành

- Sự chuyển tiếp từ giai đoạn phụ thuộc sang giai đoạn hoàn toàn độc lập về kinh tế, xã hội

Trong Đại từ điển Tiếng Việt, “Vị thành niên là khái niệm dùng để chỉ người chưa đủ tuổi để được pháp luật công nhận là công dân”[49, tr.1814]

Căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam, Ủy ban Dân

số Gia đình và Trẻ em đã đưa ra đề nghị xếp tuổi vị thành niên thành hai nhóm tuổi:

Nhóm 1: từ 10 – 14 tuổi

Nhóm 2: từ 15 – 19 tuổi

Từ những căn cứ trên chúng ta có thể hiểu trẻ vị thành niên là những trẻ trong độ tuổi từ 10 đến dưới 18 tuổi với những đặc điểm riêng mà chúng ta rất dễ có thể nhận ra

Thứ nhất, vị thành niên là nhóm tuổi có những sự thay

đổi mạnh mẽ nhất về thể chất trong cuộc đời của mỗi người

Thứ hai, vị thành niên cũng là giai đoạn thay đổi nhanh

chóng nhất về tâm lý, tình cảm, nhận thức, mà trong nhiều trường hợp, chính sự thay đổi còn có thể gây “sốc” cho bản thân lứa tuổi này

Thứ ba, trẻ vị thành niên muốn tự ý thức và đánh giá về

mọi thứ xung quanh

Thứ tư, từ sự thay đổi về thể chất và nhận thức, vị thành

niên cũng là nhóm nhân khẩu xã hội có những biến đổi mạnh

mẽ nhất trong hành vi

Trang 12

Các loại tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên

tế thị trường

Thứ hai, môi trường xã hội thiếu lành mạnh

Thứ ba, sự kết hợp giáo dục, quản lý giữa gia đình, nhà trường và xã hội thiếu chặt chẽ

Thứ tư, bộ máy quản lý, hệ thống pháp luật và các cơ

quan tuyên truyền chưa hoàn thiện

Thứ năm, đặc thù của lứa tuổi vị thành niên Lứa tuổi

trẻ vị thành niên là lứa tuổi chưa thật sự trưởng thành, suy nghĩ còn non nớt, tự bản thân các em dễ bị lôi kéo, ham cái mới, dễ

bị ảnh hưởng bởi lối sống gấp, lối sống hưởng thụ một cách cực đoan

1.2 Phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên và vai trò của gia đình trong phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên

1.2.1 Những nội dung cơ bản trong phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên

Trang 13

Phòng, chống tệ nạn xã hội là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp từ tuyên truyền giáo dục đến kinh tế, văn hóa, xã hội, hành chính, luật pháp… nhằm kiểm soát, chặn đứng, tiến tới giảm dần và loại trừ tệ nạn xã hội ra khỏi đời

sống cộng đồng [52, tr.234]

Để phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên cần thực hiện một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, giáo dục đối với trẻ vị thành niên

Thứ hai, kiểm soát, quản lý trẻ vị thành niên

Thứ ba, răn đe kết hợp với giáo dục, động viên để xử lý các đối tượng trẻ vị thành niên mắc tệ nạn xã hội

1.2.2 Gia đình và vai trò của gia đình trong phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên

Khái niệm và đặc trưng của gia đình

Trong tác phẩm: "Hệ tư tưởng Đức " Mác và Ănghen

đã đưa ra quan điểm về gia đình: "Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình con người đã sáng tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa vợ - chồng, cha mẹ và con cái đó là gia đình"[32, tr.42] Chúng ta có thể hiểu gia đình ở mấy khía cạnh sau:

Thứ nhất, gia đình là một thiết chế xã hội được hình

thành trước hết trên quan hệ hôn nhân

Thứ hai, gia đình là thiết chế xã hội hình thành trên cơ

sở quan hệ huyết thống

Thứ ba, gia đình được hình thành trên quan hệ nuôi

dưỡng Đây là loại quan hệ được hình thành giữa chủ thể với

Trang 14

đối tượng được nuôi dưỡng, họ gắn bó với nhau bởi những quyền lợi và nghĩa vụ được dư luận xã hội ủng hộ và được pháp luật bảo vệ

Vai trò của gia đình trong phòng, chống tê ̣ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên

Thứ nhất, gia đình với giáo dục trẻ vị thành niên

Gia đình thông qua thái độ, tâm lý, tình cảm và mối liên

hệ thường xuyên, bền bỉ, khéo léo truyền thụ cho mỗi cá nhân những mẫu mực, hành vi xã hội để ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội Qua mối quan hệ đặc biệt, thái độ, tình cảm tâm lý gia đình từng bước uốn nắn những hành vi lệch lạc, ngăn chặn những hành vi trái với chuẩn mực xã hội ở từng cá nhân

Thứ hai, gia đình trong quản lý và giám sát trẻ vị thành niên Việc quản lý và kiểm soát của gia đình là nhằm hướng cho

trẻ em phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho gia đình, xã hội, tránh sự sa ngã, hư hỏng của trẻ là những công việc cần được các thành viên trong gia đình quan tâm

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Gia đình là một thiết chế có quy luật phát triển mang tính chất và đặc thù riêng với tư cách là một thể thống nhất, một

tế bào hoàn chỉnh và có vai trò vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội Mục đích của chúng ta là xây dựng nước Việt Nam “dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” nhưng vẫn dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc để phát triển bền vững Để thực hiện thành

Ngày đăng: 19/08/2014, 10:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w