Để chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước thực sự đi vào đời sống của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn góp phần vào sự nghiệp bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÂM THỊ THÚY HOA
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VỀ VĂN
HÓA Ở TỈNH LẠNG SƠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Hà Nội – 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÂM THỊ THÚY HOA
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VỀ VĂN
HÓA Ở TỈNH LẠNG SƠN HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 03 08
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phan Thanh Khôi
Hà Nội – 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chính xác
Tôi xin cam đoan: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc
Hà Nội, tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn
Lâm Thị Thúy Hoa
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 6
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 6
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 7
6 Đóng góp mới của luận văn 7
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7
N Ộ I D U NG 9
Chương 1: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VỀ VĂN HÓA VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VỀ VĂN HÓA Ở TỈNH LẠNG SƠN HIỆN NAY 9
1.1 Chính sách dân tộc về văn hóa 9
1.2 Những nhân tố tác động đến chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn 25
Kết luận chương 1 42
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VỀ VĂN HÓA Ở TỈNH LẠNG SƠN HIỆN NAY 43
2.1 Những thành tựu và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay 43
2.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay 66
Kết luận chương 2 73
Chương 3:NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VỀ VĂN HÓA Ở TỈNH LẠNG SƠN HIỆN NAY 74
3.1 Những quan điểm chỉ đạo việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay 74
3.2 Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay 82
Kết luận chương 3 98
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 105
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và các dân tộc anh em cùng chung sống, luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau Nhận thức được điều này, Đảng ta luôn coi việc hoạch định và thực hiện đúng chính sách dân tộc là vấn
đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong tiến trình cách mạng Chính sách dân tộc là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước ta, liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 khóa IX về công tác dân tộc đã khẳng định: Các dân tộc thiểu số: Thực hiện tốt chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Chính điều này đã tạo nên sức mạnh đại đoàn kết và bản sắc đa dạng và phong phú về văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, có tác động không nhỏ đến nền văn hóa của mỗi quốc gia Theo xu hướng tích cực chung của thế giới, chúng ta hòa nhập chứ không hòa tan, vẫn giữ gìn và phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam
Đảng và Nhà nước ta có những nhận thức mới về vai trò của văn hóa Các văn kiện Đại hội của Đảng thời kỳ đổi mới nhất quán khẳng định văn hóa
là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực, là mục tiêu của sự phát triển Theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, việc quan tâm đến xây dựng chính sách dân tộc về văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao đời sống tinh thần, bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc ở nước ta
Lạng Sơn, một tỉnh miền núi, biên giới phía Đông Bắc Bộ nước ta, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, trên 83% là đồng bào các dân tộc thiểu
số (Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, Mông,…) Mỗi dân tộc, tuy không hình thành nên những địa bàn định cư riêng biệt, nhưng có sự tập trung
Trang 6ở một số vùng nhất định, với những bản sắc văn hóa riêng tạo nên bề dày lịch
sử văn hóa truyền thống lâu đời ở tỉnh Lạng Sơn Bên cạnh đó, đại bộ phận các dân tộc trên địa bàn sinh sống hòa thuận, quây quần bên nhau tạo nên sự giao thoa văn hóa hết sức đa dạng Đồng thời, với vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ giao lưu văn hóa, kinh tế với Trung Quốc, điểm giao thoa hội tụ của nhiều nền văn hóa đã hình thành nên một diện mạo văn hóa Xứ Lạng đa dạng trong thống nhất, mang tính đặc thù của vùng Những năm thập kỉ 90 của thế kỉ XX, nhìn chung đời sống kinh tế-văn hoá-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, đặc biệt, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, bằng nhiều chính sách, chương trình mục tiêu, cùng sự nỗ lực phấn đấu của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tình hình văn hóa vùng đồng bào các dân tộc Lạng Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung đã có nhiều thay đổi, khởi sắc
Tuy đã đạt được nhiều tiến bộ nhưng do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn nên nhìn chung đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế Để chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước thực sự đi vào đời sống của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn góp phần vào sự nghiệp bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, tác giả đã
lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chính sách dân tộc về văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đoàn kết các dân tộc, bình đẳng dân tộc và khẳng định sự ưu tiên trong chính sách phát triển văn hóa vùng dân tộc thiểu số.Trong đó, việc bảo tồn phát triển các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc có đóng góp to lớn trong xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Đặc biệt, việc thực hiện chính sách này
ở những vùng dân tộc thiểu số là rất cần thiết Ngoài các văn kiện của Đảng,
Trang 7các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định về chính sách dân tộc, còn có nhiều quyết định, chương trình, đề án khoa học, đã quan tâm và nghiên cứu
về vấn đề văn hóa dân tộc thiểu số dưới nhiều góc độ khác nhau Có thể kể đến một số như:
Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2002) của Viện nghiên cứu chính sách dân
tộc miền núi Nội dung trình bày những vấn đề lý luận, nhận thức về dân tộc
và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta Những định hướng cơ bản trong việc quy hoạch dân cư, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế hàng hóa phù hợp với đặc điểm từng vùng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn Đồng thời kiến nghị những giải pháp giải quyết kịp thời những vấn đề cơ bản như: xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ, kiện toàn hệ thống
cơ quan làm công tác dân tộc, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, sớm ổn định và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc Đây
là tài liệu tham khảo bổ ích thiết thực cho các cơ quan làm công tác dân tộc và miền núi, các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ nghiên cứu và đang thực thi chính sách kinh tế - xã hội đối với vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam (2005), của TS
Lê Ngọc Thắng, Nhà xuất bản Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Nội dung cuốn sách tác giả trình bày một cách hệ thống các vấn đề lý luận về dân tộc, vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, chính sách dân tộc; các quan điểm cơ bản của vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta Đồng thời tác giả trình bày một cách hệ thống chính sách dân tộc của các nhà nước phong kiến, thực dân đế quốc, tư bản và một số nước khác trên thế giới Qua đó tác giả so sánh để thấy được tính sáng tạo, đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở đánh giá những
Trang 8thành tựu và yếu kém trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, tác giả đề ra định hướng chính sách dân tộc, đặc biệt là chính sách trên lĩnh vực văn hóa trong thời gian tới
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012 -2015,
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu chung là nhằm nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp các ngành, huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia, đóng góp vào sự nghiệp phát triển văn hóa, bảo tồn các di sản văn hóa và phục vụ việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước; tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao cơ sở, nhất là khu vực vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xóa các điểm trắng về văn hóa, xây dựng những điểm sáng về văn hóa trên các mặt, trên các lĩnh vực của đời sống tinh thần
Đề án Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020, của Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Đây là sự kiện quan trọng
tiếp tục thể hiện chính sách của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII
Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hóa dân tộc, có những tác phẩm
tiêu biểu như: “Tìm hiểu văn hóa dân tộc” (2006), Đặng Việt Bích, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội “Văn Hóa Việt Nam giàu bản sắc” (2010), Nguyễn Đắc Hưng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội “Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam” (2006), Vũ Ngọc Khánh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
“Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ngôn ngữ văn hóa một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc” (2010), Nguyễn Văn Lộc, Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
“Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam – Các tỉnh phía Bắc” (2012),
Hoàng Lương, Nxb Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội… đã trình bày nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam, nghiên cứu đặc điểm, vai trò bản sắc văn hóa trong đời sống hiện nay,
Trang 9đặc biệt là đời sống văn hóa khi đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa
Sở Văn hóa Thông tin Lạng Sơn đã xuất bản: Tuyển tập luận văn Hội nghị khoa học Xứ Lạng – Lạng Sơn (1988), khắc họa nên bức tranh khá hoàn
chỉnh về đất nước – con người, kinh tế - xã hội, văn hóa của Xứ Lạng – Lạng Sơn, đặc biệt về phần văn hóa giới thiệu một vườn hoa văn hóa đầy sắc màu bao gồm truyện thơ, lễ hội, diễn xướng, dân ca Sli lượn,…
Ngoài ra, còn có các luận án, thạc sĩ, tiến sĩ có liên quan đến đề tài này như:
Kế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong việc xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (1994), Luận án Tiến sĩ của Cù Huy Chử
Văn hóa Mai Pha ở Lạng Sơn (2000), Luận án Tiến sĩ của Nguyễn
Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở Lạng Sơn (2009), Luận án Tiến sĩ
của Hoàng Văn Páo
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay (2011), Luận văn Thạc sỹ của Hoàng Thanh Mai
Nghiên cứu một số nét biến đổi văn hóa người Tày tại Lạng Sơn trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội (2012), Luận án Tiến sĩ của Bế Văn Hậu
Các tác giả đều tập trung vào vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh chung của xã hội, hoặc nói đến chính sách dân tộc chung, chưa đề cập đến chính sách dân tộc trên trên những lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là về văn hóa
Trang 10Riêng tỉnh Lạng Sơn, các công trình nghiên cứu chỉ tâp trung vào từng nét văn hóa đặc trưng của một dân tộc cụ thể, chưa trình bày một cách một cách toàn diện và đầy đủ về chính sách dân tộc về văn hóa trên địa bàn tỉnh
Vì vậy, đề tài tôi chọn sẽ không trùng lặp với các đề tài, công trình nghiên cứu đã công bố Những tài liệu trên giúp ích cho việc tham khảo, đối chứng,
so sánh trong quá trình nghiên cứu đề tài của tác giả luận văn
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
Trên cơ sở đánh giá về thực trạng, những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đưa ra những quan điểm và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ
Luận giải khái quát những nội dung lý luận cơ bản về chính sách dân tộc, văn hóa, và chính sách dân tộc về văn hóa và việc thực hiện chính sách dân tộc
về văn hóa nói riêng trong việc thực hiện chính sách dân tộc nói chung
Mô tả, phân tích, đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Phân tích một số quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng, Nhà nước và tỉnh Lạng Sơn về chính sách dân tộc, luận chứng những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa trong tỉnh
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận: Được thực hiện dựa trên những nguyên lý, lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề văn hóa và chính sách dân tộc, đồng thời đề tài
có kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn có liên quan
Trang 11Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc về văn hóa.Tiến hành đi thực tế tại các đơn vị trực tiếp làm công tác dân tộc tại địa bàn, thu thập thông tin, số liệu thống kê về tình hình văn hóa, ưu điểm cũng như khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa của Đảng và Nhà nước ta
5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chính sách dân tộc
về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Ở cả các dân tộc đa số và thiểu số của tỉnh Lạng Sơn, thời gian chủ yếu
từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (năm 1998) đến nay
6 Đóng góp mới của luận văn
Dưới góc độ chính trị - xã hội, làm rõ những những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở Lạng Sơn đồng thời chỉ ra những hạn chế cần được khắc phục
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc trên lĩnh vực văn hóa trong tỉnh, đáp ứng yêu cầu của đất nước và quốc tế
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy những nội dung có liên quan đến vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt là chính sách dân tộc trên lĩnh vực văn hóa Đồng thời, luận văn có thể cung cấp nguồn tài liệu để cấp ủy và chính quyền các cấp, các ngành có liên quan đề ra những chính sách cụ thể đối các
Trang 12dân tộc thiểu số nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc về văn
hóa ở tỉnh Lạng Sơn
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương (6 tiết)
Chương 1: Chính sách dân tộc về văn hóa và những nhân tố tác động đến chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay
Chương 2: Thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay
Chương 3: Những quan điểm chỉ đạo và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở Lạng Sơn hiện nay
Trang 13Theo từ điển Tiếng Việt thì chính sách: Sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra
Theo Nguyễn Minh Thuyết, Phó chủ nhiệm ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, chính sách là đường lối cụ thể của một chính đảng hoặc một chủ thể quyền lực về một lĩnh vực nhất định cùng các biện pháp kế hoạch thực hiện Cấu trúc của chính sách: Đường lối cụ thể (nhằm thực hiện đường lối chung), biện pháp, kế hoạch thực hiện Chủ thể ban hành chính sách: Chính đảng, cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị, công ty,…
Vậy, ta có thể định nghĩa chính sách là tập hợp các chủ trương, các biện pháp khuyến khích đối tượng phụ thuộc vào chính sách nhằm đạt được mục đích của chủ thể ra chính sách
Hiện nay, khái niệm dân tộc thường được tiếp cận theo hai nghĩa: Nghĩa rộng, đó là khái niệm dân tộc – quốc gia và nghĩa hẹp là khái niệm dân tộc – tộc người Khái niệm dân tộc – quốc gia (Nation) dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, làm thành nhân dân một nước, có một lãnh thổ quốc gia, một nền kinh tế thống nhất, có ngôn ngữ chung và có tâm lý chung biểu hiện
Trang 14trong văn hóa của quốc gia dân tộc Khái niệm dân tộc – tộc người (Ethnie) dùng để chỉ cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch sử với những đặc trưng cơ bản như có chung một ngôn ngữ tộc người, một bản sắc văn hóa tộc người và đặc biệt có ý thức tự giác tộc người
Thực tế cho thấy rằng, một cộng đồng dân tộc thường bao gồm nhiều cộng đồng tộc người với những yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, thậm chí yếu tố chủng tộc khác nhau Vì vậy, khi xem xét vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích từng cảnh huống sử dụng khái niệm một cách
là ý thức tự giác tộc người
Vận dụng nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc và giải quyết các mối quan hệ dân tộc Xuất phát từ đặc điểm tình hình các dân tộc và phát triển quan hệ dân tộc đáp ứng những nhiệm vụ chính trị cụ thể trong từng thời kì, từ khi thành lập đến nay và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề ra những chính sách dân tộc thích hợp trong hệ thống các chủ trương, chính sách chung Do đó, đã góp phần thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân và đã giành nhiều thành tựu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
Trong những năm đổi mới Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc hoạch định hệ thống chính sách đồng bộ trong đó có chính sách dân tộc Các văn bản có tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn lớn đối với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, đó là Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (27/11/1989)
về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế-xã hội miền núi, đã
Trang 15nêu quan điểm chỉ đạo rất quan trọng: “Phát triển kinh tế-xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân Một mặt các địa phương miền núi có trách nhiệm góp phần thực hiện những chủ trương chiến lược của của đất nước Mặt khác, việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách chung ở miền núi phải tính đầy đủ những đặc điểm tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục tập quán miền núi nói chung và của riêng từng vùng dân tộc, việc này cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò năng động, sáng tạo của địa phương và cơ sở”
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, chính sách dân tộc là bộ phận cấu thành của chính sách chung của một chính Đảng hay một Nhà nước nhằm vạch ra những nguyên tắc, biện pháp đối xử và giải quyết vấn đề dân tộc trong nước
Do vậy, chính sách dân tộc, trước hết, đó là một bộ phận hữu cơ trong
hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước Nó thể hiện quan điểm chính trị của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc trong điều kiện hiện nay Chính sách dân tộc bao gồm những chính sách có tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc nhằm mục đích phát triển các chính sách kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng ở các vùng dân tộc thiểu số, xây dựng khối đại đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
Chính sách dân tộc là những chính sách có đối tượng tác động trực tiếp
là các dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc nhưng điều đó không có nghĩa là việc thực hiện chính sách dân tộc là việc riêng của các dân tộc thiểu số mà nó
là chính sách chung đối với cả dân tộc thiểu số và dân tộc đa số, nó liên quan đến tất cả mọi người, mọi chuyên ngành, mọi cấp từ trung ương đến địa phương Chính sách dân tộc có nội dung, nhiệm vụ tương đối rộng và có mối quan hệ với rất nhiều chính sách khác, lĩnh vực khác Là một bộ phận trong
hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước ta, chính sách dân tộc gắn bó hữu
cơ với tất cả các chính sách về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
Trang 16phòng, chịu tác động của các chính sách chung, đồng thời nó cũng tác động trở lại với các chính sách đó
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định tầm quan trọng của vấn đề dân tộc
và đại đoàn kết dân tộc Trong mỗi thời kì lịch sử, ở từng giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn đề ra những chủ trương, chính sách dân tộc thích hợp góp phần thắng lợi vào sự nghiệp to lớn của cách mạng Việt Nam Hiện nay, cách mạng nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước để tiến lên chủ nghĩa xã hội, vai trò của vấn đề dân tộc một lần nữa được Đảng và Nhà nước ta khẳng định: Vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc luôn
là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam
Chính sách dân tộc giải quyết mối quan hệ trong cộng đồng dân cư đa dân tộc của một quốc gia theo quan điểm của giai cấp nắm quyền Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản là một hệ thống chủ trương, giải pháp lớn nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc trong đó có sự quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế thấp Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đảm bảo phát huy sức mạnh của cả dân tộc và bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc, giải quyết đúng đắn quan hệ lợi ích giữa các dân tộc, làm cho các dân tộc đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng phát triển
Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể hiểu Chính sách dân tộc ở nước ta
là hệ thống các chính sách của Đảng và Nhà nước tác động đến mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc, trên cơ sở đảm bảo nguyên tác cơ bản là: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển Nguyên tắc cơ bản trên, một mặt quyết định đến phương hướng
của chính sách dân tộc, mặt khác thể hiện bản chất nhân văn của chính sách dân tộc ở nước ta Các yếu tố của nguyên tắc này có mối quan hệ biện chứng, tác động, quan hệ chặt chẽ với nhau Chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay không chỉ đề cập những nội dung xuyên suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
Trang 17hội mà còn đề cập đến những vấn đề cụ thể của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay
1.1.2 Chính sách dân tộc về văn hóa
Trên thế giới, có hơn 400 khái niệm về văn hóa theo những cách tiếp cận khác nhau Theo từ điển Tiếng việt, Văn hóa là: 1.Những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử 2.Đời sống tinh thần của con người 3.Tri thức khoa học, trình độ học vấn 4.Lối sống, cách ứng xử với trình độ cao, biểu hiện văn minh 5.Nền văn hóa một thời kỳ lịch sử cổ xưa, xác định được nhờ tổng thể các di vật tìm được có những đặc điểm chung
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”
Hội nghị quốc tế ở Mehico do UNESCO (1982) cho rằng: Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng
Năm 2002, Tổ chức văn hóa - giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) đã đưa ra định nghĩa: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” Dưới góc độ xã hội học, văn hóa không chỉ là sản phẩm sáng tạo của con người, mà luôn xem xét với tư cách là một quá trình, một trạng thái động, tiếp biến Văn hóa (gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần) có một ý nghĩa, vị trí quan trọng như một giá trị cốt lõi trong đời sống xã hội của mỗi
Trang 18cộng đồng dân cư, mỗi dân tộc Văn hóa trở thành nền tảng cho sự phát triển trong mối quan hệ tương tác giữa văn hóa với kinh tế, văn hóa với chính trị
Như vậy, văn hóa là toàn bộ sáng tạo của một cộng đồng xã hội tích lũy
lại trong quá trình hoạt động thực tiễn, được đúc kết bằng hệ giá trị và chuẩn mực xã hội, có sức mạnh chi phối đời sống tâm lý và mọi hoạt động của những con người trong cộng đồng xã hội ấy
Ở Việt Nam, khi bàn luận về văn hóa của dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa, hai cấp độ khác nhau: Ở phạm vi hẹp, văn hóa dân tộc đồng nghĩa với văn hóa của một tộc người; phạm vi rộng, văn hóa dân tộc là văn hóa chung của cả cộng đồng tộc người (nation) sống trong cùng một quốc gia
Văn hóa tộc người là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần cũng như những quan hệ xã hội được sáng tạo trong điều kiện môi trường sinh tụ của một tộc người, phản ánh những nhân thức, tâm lý, tình cảm, tập quán riêng biệt được hình thành trong lịch sử của dân tộc đó Ở các quốc gia đa dân tộc, văn hóa của các tộc người đan xen hấp thụ lẫn nhau tạo nên nét chung của các quốc gia, của cả cộng đồng dân tộc và mỗi nền văn hóa đều có giá trị riêng của nó
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 khóa VIII của Đảng chỉ rõ: Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh
hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng cá nhân-gia đình-làng xã-tổ quốc… Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong cả hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo
Bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị tiêu biểu, bền vững, phản ánh sức sống của từng dân tộc, nó thể hiện tập trung ở truyền thống văn hóa Truyền thống văn hóa là các giá trị do lịch sử để lại được thế hệ sau tiếp nối, khai thác
và phát huy trong thời đại của họ để tạo nên dòng chảy liên tục của lịch sử văn hóa các dân tộc Khi được hình thành, truyền thống mang tính bền vững
Trang 19và có chức năng định hướng, đánh giá điều chỉnh hành vi cá nhân và cộng đồng Tuy nhiên, khái niệm bản sắc văn hóa không phải là bất biến, sự cố định hoặc khép kín mà nó luôn vận động mang tính lịch sử cụ thể Trong quá trình này nó luôn đào thải những yếu tố bảo thủ, lạc hậu và tạo lập những yếu
tố mới để thích nghi với đòi hỏi của thời đại Truyền thống cũng không phải chỉ bao hàm các giá trị do dân tộc sáng tạo nên, mà bao hàm cả các giá trị từ bên ngoài được tiếp nhận một cách sáng tạo và đồng hóa nó, biến nó thành nguồn lực nội sinh của dân tộc
Đối với miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay, chính sách văn hóa có tầm quan trọng đặc biệt không những chỉ hỗ trợ phương thức quản
lý bằng pháp luật mà còn trở thành một trong những phương thức chủ yếu của công tác quản lý nhà nước, nhằm giải quyết các vấn đề văn hóa Nhận định này dựa trên hai căn cứ khách quan sau: Thứ nhất là trên miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số các yếu tố của cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đều rất yếu kém; trình độ dân trí của các dân tộc không đồng đều, còn thấp gây ảnh hưởng đến công tác văn hóa – thông tin, kéo lùi sự phát triển của hoạt động này xuống dưới mức trung bình (so với vùng đô thị, miền xuôi) dẫn đến sự hưởng thụ văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc nhìn chung còn nghèo nàn, lạc hậu, nhiều nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng biên giới còn “trắng” hoạt động văn hóa thông tin Tình hình bức xúc đó, đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách hướng vào giải quyết và khắc phục sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa, giữa miền núi và miền xuôi, giữa các vùng miền trên núi, hướng vào bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam Thứ hai là sự vận dụng công tác quản lý Nhà nước
về văn hóa, thông tin trên miền núi (phụ thuộc vào tính đặc thù của miền núi) khiến nhiều cán bộ phải linh hoạt, sử dụng các chính sách văn hóa như một phương thức chủ yếu, một công cụ “đòn bẩy” để thúc đẩy các hoạt động văn hóa, thông tin phát triển, nhất là ở những vùng khó khăn Đương nhiên ở những vùng miền núi có điều kiện hơn về kinh tế xã hội thì lại cần kết hợp hài
Trang 20hòa giữa phương thức quản lý văn hóa bằng pháp luật với việc triển khai thực hiện các chính sách văn hóa, lấy mặt “xây” làm chính nhưng không xem nhẹ mặt “chống”, cả hai mặt hỗ trợ lẫn nhau và nằm trong một chỉnh thể thống nhất là công tác quản lý Nhà nước về văn hóa
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) nêu rõ: Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng
và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng xác định: Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta Tôn trọng tiếng nói và chữ viết đối với các dân tộc
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về công tác dân tộc đã xác định: Giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ
Trang 21gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “… Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số”.[15,tr.81]
Từ phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa Chính sách dân tộc về văn hóa là một hệ thống chủ trương, giải pháp lớn thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển về văn hóa giữa các dân tộc, đảm bảo việc giữ gìn, xây dựng và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, nhằm mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Những nội dung chủ yếu của chính sách dân tộc về văn hóa:
Một là, tôn trọng và vinh danh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp
của các dân tộc Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm phát triển văn hoá dân tộc, góp phần để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo đảm toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Hai là, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của các dân
tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt chú trọng địa bàn các dân tộc có nguy cơ bị biến dạng văn hoá cao (chữ viết, ngôn ngữ, trang phục, các
lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, ẩm thực,…) Phát huy vai trò của các chủ thể văn hoá trong phát triển văn hoá truyền thống của các dân tộc
Ba là, động viên và khuyến khích nhân dân các dân tộc sưu tầm, nghiên
cứu và sáng tạo các giá trị văn hóa mới Công việc này cần được thực hiện sâu rộng và thường xuyên trong nhân dân các dân tộc trở thành một hoạt động
Trang 22tích cực góp phần giảm dần sự biến mất, mai một những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, giữa các vùng, gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc
Bốn là, tăng cường giao lưu, hưởng thụ văn hóa các dân tộc giữa các
vùng miền trong nước đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa tiến bộ của nhân loại Qua việc mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác Giao lưu văn hóa như là một tất yếu khách quan bởi chính nhờ giao lưu hội nhập mà bản sắc văn hóa dân tộc được
bổ sung những yếu tố ngoại lai để làm phong phú bản sắc của mình Đồng thời, qua đó, cũng góp phần làm phong phú văn hóa thế giới khi chính các nền văn hóa ngoại lai cũng tiếp nhận những giá trị tinh hoa văn hóa Việt Nam
Từ các nội dung trên, hiện nay các nhiệm vụ cụ thể và trọng tâm của chính sách dân tộc về văn hóa ở nước ta là:
- Bảo tồn khẩn cấp văn hoá các dân tộc thiểu số rất ít người, các dân tộc thiểu số tại các khu vực tái định cư dự án thuỷ điện liên thông, kết nối toàn diện với các chương trình, dự án có liên quan
- Xây dựng đời sống văn hoá và môi trường văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số Gắn kết chặt chẽ những hoạt động xây dựng đời sống văn hoá với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội phù hợp với từng khu vực, từng vùng, từng dân tộc, tôn giáo
- Chủ thể văn hóa, cộng đồng kế thừa và thực hành văn hóa có một vai trò to lớn và là nhân tố quyết định trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số
- Coi trọng và tổ chức thực hiện các chương trình về bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp và xây dựng, phát triển những giá trị mới
về văn hoá, văn học, nghệ thuật, đặc biệt là hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc thiểu số
Trang 23- Ưu tiên đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống các dân tộc thiểu số, sưu tầm, phục hồi và phát triển một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ thất truyền
- Đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số kết hợp với các chương trình phát triển kinh tế, phát triển nghề thủ công truyền thống, du lịch cộng đồng kết hợp với xoá đói, giảm nghèo
- Phát triển và hiện đại hoá mạng lưới thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng các sản phẩm văn hoá, thông tin phù hợp Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả công cụ phát thanh, truyền hình phù hợp vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hoá cộng đồng, thực sự phát huy vai trò của cộng đồng trong
tổ chức các hoạt động cộng đồng, phát huy hiệu quả thực sự của các thiết chế văn hoá
- Tăng cường các hoạt động giao lưu văn hoá cấp địa phương, vùng, miền và toàn quốc
- Xây dựng các chính sách khuyến khích hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam
- Hoàn thiện hệ thống thể chế và thiết chế văn hoá; Đặc biệt là ban hành Bộ chỉ số về phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam
Trong công cuộc đổi mới, các nội dung, nhiệm vụ của chính sách đân tộc về văn hóa đã được Đảng và Nhà nước ta thể chế hóa trong các văn bản chủ yếu sau:
Về công tác văn hóa ở vùng dân tộc trong thời kỳ đổi mới, trong đó có các văn kiện quan trọng là: Nghị quyết 22 NQ/TW ngày 27 tháng 11 năm
1989 của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI về một số chủ chương chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Trang 24Nghị quyết này đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta đối với văn hóa các dân tộc là: “Tôn trọng và phát huy những phong tục tập quán và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Nền văn minh của miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân tộc phát huy bản sắc văn hóa của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác và góp phần phát triển văn hóa chung của cả nước, tạo ra sự phong phú đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” Trong công tác thông tin tuyên truyền, cần tăng cường các phương tiện thông tin đại chúng kể cả các phương tiện hiện đại như máy thu thanh cát sét, máy thu hình, để cải tiến và nâng cao chương trình phát thanh truyền hình ở địa phương; phổ biến các văn hóa phẩm và tài liệu
có nội dung thiết thực, phù hợp với yêu cầu và truyền thống của đồng bào các dân tộc Chú trọng sử dụng ngôn ngữ dân tộc (và chữ viết nếu có) trong công tác thông tin tuyên truyền
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VII, ngày 14/3/1993 về văn hóa, văn nghệ xác định: “Có chính sách toàn diện bảo vệ
và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam”
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là công cụ thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội Nghị quyết còn nhấn mạnh: “Bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hóa các dân tộc thiểu số… Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói chữ viết của dân tộc mình… Đầu tư và tổ chức điều tra sưu tầm, nghiên cứu phổ biến các giá trị văn hóa nghệ thuật của các dân tộc thiểu số Chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc hướng cả vào văn hóa vật thể và phi vật thể Tiến hành sớm việc kiểm tra, sưu tầm, chỉnh lý vốn văn hóa truyền thống (bao gồm văn hóa bác học và văn hóa dân gian) của người Việt và các dân tộc thiểu số [11,tr.46]
Trang 25Quyết định số 25/TTg ngày 19/01/1993 về một số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa nghệ thuật, quy định về kinh phí đối với việc sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn, bảo quản lâu dài phổ biến các sản phẩm văn hóa tinh thần như: Văn học dân gian, các điệu múa, các làn điệu âm nhạc của các dân tộc, giữ gìn các nghề thủ công truyền thống, các loại nhạc dân tộc
Luật di sản văn hóa ra đời ngày 01/01/2001 là cơ sở pháp lý quan trọng
để di sản văn hóa phi vật thể vận hành theo đúng lộ trình và phát huy có hiệu quả vấn đề bảo tồn – phát huy Luật di sản đã chọn chương III từ điều 17 đến điều 27 để đề cập đến di sản văn hóa phi vật thể từ trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan Nhà nước đến các nguyên tắc bảo vệ và phát huy Đối với vấn đề bảo vệ và phát huy đội ngũ nghệ nhân văn hóa phi vật thể Điều 26 đã nhấn mạnh: “Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ
sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp
có giá trị đặc biệt”
Nghị quyết Hội nghị lần 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc: Tổng kết công tác dân tộc hơn 15 năm thực hiện từ khi có Nghị quyết 22 những thành tựu, những yếu kém, và đưa ra những nhiệm vụ cho công tác dân tộc thời kỳ mới Trong đó: “Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào phấn đấu 90% đồng bào được xem truyền hình; 100% được nghe đài phát thanh; các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát triển
Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2010 (Ban hành kèm theo quyết định số 1913/QĐ-BVHTTDL ngày 22/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Nhằm cụ thể hoá, thể chế hoá các quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển văn hoá, xác lập những mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu; là cơ sở hoạch định quy hoạch, kế hoạch để từng bước thực hiện việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
Trang 26Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012 -2015, với mục tiêu chung là: Nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia, đóng góp vào sự nghiệp phát triển văn hóa Bảo tồn các di sản văn hóa và phục vụ việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước Tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao cơ sở, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Xóa các điểm trắng về văn hóa, xây dựng những điểm sáng về văn hóa trên các mặt, trên các lĩnh vực của đời sống tinh thần
Đề án Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến
năm 2020 Với mục tiêu: Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm phát triển
văn hóa dân tộc, góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia; Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế; tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới;
Những Chỉ thị, Nghị quyết và Quyết định của Đảng và Chính phủ dẫn
ra trên đây đã khẳng định và nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số
Ngoài các Nghị quyết và Quyết định trên, Đảng và Nhà nước còn ban hành hàng loạt các văn bản khác như: Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 về các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005; Quyết định số 31/2003/QĐ-TTg ngày 26/02/2003 về việc bổ sung xây dựng một số làng, bản, buôn văn hóa ở các vùng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2001-2005; Quyết định
số 124/2003/QĐ-TTg ngày 17/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
Trang 271.1.3 Tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất Lạng Sơn đã có nhiều đổi thay, nhưng những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đã có từ rất lâu vẫn được tiếp nối, được kế thừa và phát huy
Đảng ta luôn xác định việc thực hiện chính sách dân tộc có vị trí chiến lược, điều đó đã được khẳng định trong các văn kiện, cương lĩnh của Đảng Đặc biệt việc thực hiện chính sách dân tộc trên lĩnh vực văn hóa giữ một vai trò quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc
Chính sách dân tộc về văn hóa đóng vai trò thể hiện nhất quán thực hiện bình đẳng, đại đoàn kết dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, chống sự phân biệt đối xử giữa các dân tộc nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam và đặc biệt là các dân tộc thiểu số, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, thống nhất Bên cạnh các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trợ giúp pháp
lý được xác định là chính sách ưu đãi dành cho đồng bào dân tộc, như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế -
xã hội các xã vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135), Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo…
Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa còn thể hiện vai trò tôn trọng, bảo vệ và phát triển bản sắc văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc Tôn trọng tiếng nói và chữ viết của các dân tộc Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình Nhà nước Việt Nam khuyến khích các dân tộc học tiếng phổ thông và chữ quốc ngữ, coi đó là phương tiện phục vụ lợi ích chung của tất cả các dân tộc Làm tốt chính sách dân tộc về văn hóa không những chúng ta bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số trong nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam mà còn thu được nhiều kết quả trên mọi mặt hoạt động kinh tế, xã hội
Trang 28Ngày nay, du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là một công cụ đặc thù để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, là mối liên hệ và phát huy
sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc Hơn thế ngành du lịch trở thành ngành kinh tế có nguồn thu lớn, người ta nói đến du lịch như ngành công nghiệp không khói Du lịch mang lại lợi ích kinh tế, nhưng du lịch không phải một hoạt động kinh tế thuần túy Du lịch và văn hóa có mối liên hệ, các nghiên cứu dự báo cho rằng du lịch về văn hóa sẽ trở thành xu hướng chủ đạo của ngành du lịch Tuy Lạng Sơn là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, điều kiện vật chất còn hạn chế nhưng du khách trong và ngoài nước vẫn tìm đến để thưởng thức những giá trị văn hóa đặc thù của con người nơi đây, đặc biệt là văn hóa của các dân tộc
Định hướng của chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 xác định Lạng Sơn nằm trong vùng du lịch trung du miền núi phía Bắc và giữ vai trò quan trọng là cửa ngõ Đông Bắc đối với phát triển
du lịch chung của toàn vùng Với vị trí thuận lợi, cùng với tiềm năng du lịch phong phú mà đặc biệt là các di sản văn hóa trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch Du lịch Lạng Sơn phát triển chắc chắn sẽ góp phần giữ gìn là làm tăng các giá trị cảnh quan, các di tích, các giá trị văn hóa không chỉ ở trong nước mà còn ra thế giới Đặc biệt các giá trị về nền văn hóa dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc, quần thể di tích “Xứ Lạng” là những di sản văn hóa được bảo tồn và phát huy thông qua tuyên truyền quảng bá và sự giao lưu của khách du lịch Phát triển du lịch có mối quan hệ với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Đẩy mạnh du lịch quốc tế để tuyên truyền, trao đổi văn hóa, phát triển kinh tế xã hội và đồng thời đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của người dân, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần của cộng đồng địa phương
Bên cạnh đó cũng giúp cho tỉnh Lạng Sơn có điều kiện để giao lưu văn hóa quốc tế, vì việc này vẫn còn hạn chế Tỉnh cũng đã có nhiều chủ trương kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài, hi vọng trong tương lai, cùng với mạng
Trang 29lưới Internet, các trang thông tin của Ủy ban nhân dân, Báo điện tử Lạng Sơn, trang tin ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thì quá trình giao lưu văn hóa của tỉnh sẽ có nhiều khởi sắc
Do vậy, việc thực hiện tốt chính sách dân tộc về văn hóa đóng một vai trò không nhỏ, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện, và nâng mức sống đối với đồng bào các dân tộc, từng bước xóa bỏ sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát triển do lịch sử để lại; giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội, củng cố vững chắc an ninh quốc phòng, từng bước đổi mới bộ mặt nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh
1.2 Những nhân tố tác động đến chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
1.2.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Lạng Sơn
“Từ thời Hùng Vương vùng đất này có tên gọi là Lục Hải, trải qua bao biến cố của lịch sử, tên gọi cũng thay đổi, mãi vào năm Quang Thái thứ 10 (1397) mới có tên gọi là Lạng Sơn trấn Hai chữ Lạng Sơn bắt đầu từ ấy…”[52,tr.3] Lạng Sơn là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc của Tổ quốc, theo chiều Bắc-Nam từ 22˚27’- 21˚19’ vĩ Bắc, chiều Đông-Tây từ 106˚06’- 107˚21’ kinh độ Đông, có đường biên giới Việt-Trung dài 253 km Với vị trí địa lý đặc trưng của mình, đã từ lâu Lạng Sơn là một cửa ngõ quan trọng của đất nước về kinh tế, quân sự, chính trị Lạng Sơn có một vị thế rất quan trọng của vùng Đông Bắc Tổ quốc Việt Nam, nơi đây đã chứng kiến nhiều lần quân giặc phải thất điên bát đảo khi chúng tiến công xâm lược nước
ta Địa thế tự nhiên của vùng đã góp phần hình thành “thế chiến lược của vùng Đông Bắc Việt Nam”
Diện tích toàn tỉnh là 8.305,2 km2
(theo số liệu thống kê năm 2003)
Địa hình chủ yếu của tỉnh Lạng Sơn là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển, nơi thấp nhất là 20m, cao nhất là đỉnh Phia Mè
thuộc khối núi Mẫu Sơn 1.541m Địa hình được chia thành 3 tiểu vùng:
Trang 30Vùng núi phía Bắc gồm các núi đất xen núi đã chia cắt phức tạp, tạo nên nhiều mái núi có độ dốc trên 35˚
Vùng núi đá vôi thuộc cánh cung Bắc Sơn-Văn Quan-Chi Lăng-Hữu Lũng có nhiều hang động sườn dốc đứng và nhiều đỉnh cao trên 550m
Vùng đồi, núi thấp phía Nam và Đông Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10-25˚
Khí hậu ở tỉnh Lạng Sơn có nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới Độ ẩm cao (trên 82%) Với khí hậu này đã cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới như hồi, trám, quýt, hồng, đào, lê, thông, chè, và các cây lấy gỗ…
Mật độ sông suối của tỉnh Lạng Sơn thuộc loại trung bình Chảy qua địa phận có các sông chính là: sông Kì Cùng, sông Ba Thín, sông Hoá,…
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 830.521ha, có 3 loại đất chính, đất feralit của các miền đồi và núi thấp (dưới 700m) chiếm trên 90% diện tích đất tự nhiên; đất feralit mùn trên núi cao (700-1500m); đất phù
sa (9.530ha) Diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng là 68.958ha, chiếm
8,3% diện tích đất tự nhiên, trong đó trồng lúa nước là 38.876ha
Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 227.394ha, chiếm 33,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên là 185.456ha, rừng trồng
là 91.937ha Diện tích đất chưa sử dụng là 467.366ha, chiếm 43,02% diện tích đất tự nhiên Như vậy, tiềm năng đất còn rất lớn cho việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển nông nghiệp trong những năm tới
Tài nguyên khoáng sản: Theo số liệu điều tra cho thấy, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, nhưng lại khá phong phú, đa dạng về chủng loại như: Than nâu ở Na Dương (Lộc Bình); bôxít ở Văn Lãng, Cao Lộc; vàng ở Tân Văn, Văn Mịch (Bình Gia); vàng khai khoáng ở vùng Bản Trại, Đào Viên (Tràng Định); đá vôi, cát,
Trang 31cuội, sỏi có hầu hết ở các nơi trong tỉnh với trữ lượng lớn và đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng; …
Về phương diện kinh tế, tỉnh Lạng Sơn nằm trong vùng đệm giữa địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh và vùng kinh tế phát triển năng động Tây Nam-Trung Quốc Đồng thời tỉnh Lạng Sơn
có ưu thế quan trọng về vị trí giao thông đường bộ, là điểm khởi đầu của hệ thống đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt, cùng với các quốc lộ 1B, 4A, 4B, 279 nối Lạng Sơn với các tỉnh Bắc Bộ và nối với tuyến liên vận quốc
tế Lạng Sơn có hai cửa khẩu quốc tế quan trọng là cửa khẩu Hữu Nghị về đường bộ và cửa khẩu Đồng Đăng về đường sắt; 2 cửa khẩu quốc gia là Chi Ma-Ái Điểm và Bình Nghi-Bình Nhi cùng 8 cặp chợ đường biên đã biến Lạng Sơn thành điểm giao lưu và trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của khu vực phía Bắc và của cả nước
Lạng Sơn có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại, với điều kiện về khu kinh tế cửa khẩu, giao thông thuận lợi, nên việc buôn bán những năm qua rất sôi động Hàng hoá trong tỉnh, các tỉnh bạn và trong cả nước qua Lạng Sơn xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng, chủng loại ngày càng cao Hàng năm có hàng trăm doanh nghiệp trong nước, ngoài nước, các thành phần kinh
tế tham gia kinh doanh thương mại-dịch vụ-du lịch ở cửa khẩu và trên địa bàn tỉnh Thương mại Lạng Sơn phát triển nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức sống nhân dân, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương và trung ương Hàng năm thu thuế hoạt động thương mại chiếm trên 80% tổng thu ngân sách toàn tỉnh Bên cạnh đó, ngành du lịch, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng trong những năm qua phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của khách trong nước và quốc tế Với sự kết hợp phong phú và hài hoà giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người, Lạng Sơn thường xuyên thu hút khách du lịch tham quan, giao lưu, trao đổi, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc Lạng Sơn là nơi nổi tiếng với các danh thắng như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, chùa Tiên, giếng Tiên, khu du
Trang 32lịch Mẫu Sơn,… và nhiều địa danh lịch sử như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, thành nhà Mạc, căn cứ cách mạng Bắc Sơn, … đã chứng kiến các trận đánh đuổi quân xâm lược trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước Con người cần cù, mến khách cùng các lễ hội, truyền thống, văn hoá làm cho Lạng Sơn luôn là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách thập phương
1.2.2 Đặc điểm về dân tộc và văn hóa tỉnh Lạng Sơn
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi có số dân không lớn Theo kết quả tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn năm 2012 của Cục Thống kê tỉnh, ước tính dân số của tỉnh Lạng Sơn có khoảng 745 nghìn người Trong đó nam là
372 nghìn người, chiếm 49,95% tổng dân số cả tỉnh; nữ là 373 nghìn người chiếm 50,05 %, mật độ trung bình là 90 người/km2 Tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện, 1 thành phố, có 226 phường, xã, thị trấn bao gồm: Thành phố Lạng Sơn và các huyện: Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, Văn Lãng, Tràng Định, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn Sự phân bố dân cư không đều, dân cư tập trung đông ở thành phố, thị trấn, những cánh đồng màu mỡ, gần nguồn nước, thưa thớt ở vùng núi cao
Dân số khu vực thành thị 143,3 nghìn người chiếm 19,22 % tổng dân số; dân số khu vực nông thôn 602,1 nghìn người chiếm 80,7% Cơ cấu dân số tỉnh Lạng Sơn trẻ, nguồn lao động khá dồi dào Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 490,6 nghìn người tăng 2,38 % so với năm 2011; trong đó lao động nam chiếm 50,16%, nữ chiếm 49,84% Cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 78,05%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 4,65 %; khu vực dịch vụ chiếm 17,3%
Các ngành và địa phương đã triển khai nhiều chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm giải quyết việc làm tại chỗ và cung cấp lao động cho các khu vực công nghiệp
Trang 33Phân bố dân cư theo huyện ở Lạng Sơn (2012)
(km 2 )
Dân số (người)
Mật độ (ng/km 2 )
(Nguồn niên giám thống kê 2012 Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn)
Lạng Sơn là địa bàn cư trú của cộng đồng các dân tộc, đại bộ phận dân
cư là người dân tộc thiểu số Trong đó chủ yếu là dân tộc Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, H’Mông, … Đông nhất là người Nùng ( 43%), người Tày (35,6%), người Kinh (15,3%), người Dao (3,47%), người Sán Chay (0,02%), người Hoa (0,35%), người H’Mông ( 0,15%),… ngoài ra còn một số dân tộc khác như Lô Lô, Ngái, Sán Dìu,… với số lượng vài chục hoặc vài trăm người
* Dân tộc Nùng:
Dân tộc Nùng là thành viên của của nhóm ngôn ngữ Tày-Thái Địa bàn
cư trú của người Nùng tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh,
Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, … Nhưng Lạng Sơn là tỉnh đông người Nùng sinh sống nhất, và cũng là tỉnh duy nhất có tỷ lệ người Nùng chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu các dân tộc của tỉnh [52,tr.131]
Trang 34Nùng (Nồng) vốn là tên gọi của một dòng họ trong bốn dòng họ lớn ở Quảng Tây – Trung Quốc Tên gọi dòng họ Nùng đã xuất hiện ở Việt Nam đã lâu đời Dựa vào một số gia phả và chuyện kể các dòng họ Nùng, Lạng Sơn là một trong những địa bàn người Nùng di cư sang sớm nhất, sau đó họ mới tiếp tục đến định cư ở Bắc Giang, qua Bắc Cạn, sang Lào Cai …
Là dân cư nông nghiệp làm nương rẫy kết hợp với ruộng nước Tuy nhiên, do địa bàn cư trú của họ là khu vực chuyển tiếp giữa vùng thấp và vùng cao, vùng đất sinh sống của họ không thuận lợi như của người Tày nên ruộng thường ở các thung lũng hẹp, khó canh tác và thiếu nước Người Nùng cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất để thích ứng với môi trường và khai thác tốt các nguồn tài nguyên, phục vụ cuộc sống
Người Nùng ở Lạng Sơn đã sống định canh, định cư thành làng (bản)
từ lâu đời Mỗi bản đều có tên gọi riêng thường gắn liền với địa danh cụ thể gọi theo một truyền thuyết hay một sự kiện lịch sử nào đó ở địa phương Ngôi nhà cổ truyền của dân tộc Nùng gồm có nhà sàn, ngoài ra còn có nhà đất, nhà vừa sàn vừa đất, nay còn có nhà xây Cùng với sự gia tăng dân số trong nhiều năm qua, bản của người Nùng có nhiều thay đổi Số lượng bản có quy mô nhỏ ngày càng ít đi Cư dân trong bản ngày càng đông đúc
Người Nùng thích ăn các món xào mỡ lợn Món ăn độc đáo và được coi trọng là sang trọng của người Nùng là "Khau nhục" Tục mời nhau uống rượu chéo chén có lịch sử từ lâu đời, nay đã thành tập quán của người Nùng
Người Nùng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc Tiếng Sli giao duyên của thanh niên Nùng Lạng Sơn hòa quyện vào âm thanh tự nhiên của núi rừng gây ấn tượng sâu sắc cho những ai đã một lần lên xứ Lạng Then là làn điệu dân ca tổng hợp có lời, có nhạc, có kiểu trang trí, có hình thức biểu diễn đã làm rạo rực tâm hồn bao chàng trai Nùng khi ở xa quê hương
Trang 35Lễ hội nổi tiếng thu hút được nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau là hội "Lùng tùng" (còn có nghĩa là hội xuống đồng) được tổ chức vào tháng giêng hàng năm
Tày là tên gọi đã có từ lâu đời, có thể vào cuối thiên niên kỉ thứ nhất sau công nguyên Người Tày là một trong những dân tộc sinh sống trên đất nước ta sớm nhất, với trình độ phát triển tương đối hoàn thiện, họ làm chủ cả một vùng đất đai rộng lớn
Vốn là cư dân sinh sống chính bằng kinh tế nông nghiệp ruộng nước, địa bàn cư trú của người Tày đa phần ở các thung lũng, có nhiều đồng ruộng Người Tày là dân bản địa bao giờ cũng lập làng, làm ruộng ở những vị trí thuận lợi hơn so với các dân tộc khác Họ ít làm nương, phần lớn nương chỉ
để trồng thêm một số cây hoa màu Với truyền thống lâu đời, lại thêm lao động cần cù, sáng tạo có điều kiện thuận lợi cho nên nông nghiệp ruộng nước của người Tày phát triển tương đối cao không kém gì của người Kinh
Địa bàn định cư lâu đời của người Tày là các cánh đồng lớn nổi tiếng như lòng chảo Thất Khê, Bắc Sơn, Bình Gia,… đồng bào thường sống quần
tụ thành từng bản, ít thì vài chục nóc nhà, nhiều gồm hơn 100 nhà Bản của người Tày được cấu thành từ những gia đình phụ quyền thuộc các dòng họ khác nhau [52,tr.136]
Người Tày mặc các bộ trang phục có màu chàm Hát then, hát lượn, hát sli được dùng vào các mục đính sinh hoạt khác nhau, các thể loại dân ca nổi tiếng của người Tày Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Tày, như linh hồn trong nghệ thuật dân ca
Trang 36dân vũ Tày Bao đời nay đàn tính có vai trò như một phương tiện giao tiếp mang đậm bản sắc
Người Tày thờ tổ tiên và bái vật giáo Bàn thờ tổ tiên của người Tày đặt chính giữa nhà và làm thành một không gian riêng và được cung kính hết mực Khách và phụ nữ trong nhà chửa đẻ không được phép ngồi hay nằm trên ghế, giường trước bàn thờ Trong tôn giáo của người Tày, ngày 3/3 âm lịch là ngày tảo mộ, ngày lễ quan trọng nhất của người Tày
* Dân tộc Kinh:
Dân tộc Kinh có số dân đông nhất Việt Nam Địa bàn sinh sống chủ yếu của người Kinh là các đồng bằng châu thổ của các sông lớn như đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, sông Mã, sông Thái Bình, … Từ đó, người Kinh hiện nay có mặt ở khắp miền đất nước Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng người Kinh có nguồn gốc bản địa, có
bề dài lịch sử khoảng 4000 năm dựng nước và giữ nước Số người Kinh ở Lạng Sơn đứng thứ ba (sau Nùng, Tày) nhưng người Kinh có mặt hầu hết ở các huyện trong tỉnh Với nhiệt huyết sẵn có, vừa có trình độ văn hóa, có kinh nghiệm sống, am hiểu phong tục tập quán địa phương, họ sống hòa đồng với các dân tộc
Hoạt động sản xuất chủ yếu của người Kinh là nông nghiệp trồng lúa nước Các mặt sinh hóa và văn hóa của người Kinh xây dựng và phát triển trên nền tảng ấy Với những sáng tạo và những tiến bộ nhanh trong mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, người Kinh là lực lượng chủ chốt trong đại gia đình các dân tộc, đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh
tế và văn hóa của đất nước
Tổ chức và sinh hoạt cổ truyền của người Kinh với đặc trưng điển hình
là mô hình làng xã, với một hệ thống các mối quan hệ hết sức đa dạng, chặt chẽ, nhưng không đóng kín Làng xã có lịch sử hình thành, cũng đa dạng, cũng đổi thay, tiến hóa theo suốt chiều dài lịch sử đất nước Về mặt cấu trúc ngoại mạo, làng được xây dựng trên nền đất cao hơn đồng ruộng, xung quanh
Trang 37có lũy tre bao bọc, có nơi làng được bao quanh bằng tường đất Trước cổng làng thường trồng các cây cổ thụ và núp dưới chúng có các quán nhỏ mở hàng nước… Công trình công cộng phục vụ cho việc làng, cho những hoạt động văn hóa chính trị tín ngưỡng, vui chơi, giải trí, vị trí đặt ở nơi trung tâm tiện lợi cho cư dân sinh hoạt, đó là chùa và đình [52,tr.138]
* Dân tộc Dao:
Người Dao nằm trong nhóm ngôn ngữ Mèo-Dao Là một dân tộc thường sống du canh, du cư Số người Dao trong tỉnh tăng lên khá nhanh, chiếm khoảng 3,5% trong tổng số dân toàn tỉnh Làng xóm của người Dao thường nằm ở lưng chừng núi, xây dựng ở gần các con nước, hoặc những nơi có điều kiện dẫn nước về nhà Trước cách mạng, hình thức canh tác chủ yếu là nương rẫy du canh Song cũng tùy từng rẻo mà có các loại hình nương rẫy khác nhau Với rẻo cao, đồng bào trồng trọt trên những nương thổ cạnh hốc đá Rẻo giữa chủ yếu là nương du canh chỉ trồng được vài vụ
là bỏ hoang và đi tìm đất mới Ruộng nước cũng có nhưng không đáng kể
và chỉ ở vùng thấp [52,tr.139]
Trong tiến trình đi lên của đất nước, người Dao tiếp thu được nhiều nét tiến bộ của các dân tộc cùng chung sống, họ chuyển dần sang sống định canh, định cư, xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, đi vào làm ăn tập thể Nguy cơ giảm dân số do cuộc sống du canh, du cư dần dần được xóa bỏ Đời sống của người dân ngày càng được nâng lên rõ rệt
* Dân tộc Sán Chay:
Dân tộc Sán Chay sống ở vùng trung du Bắc Bộ, nơi tập trung đông nhất là tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn Địa bàn cư trú xưa kia của đồng bào là vùng giáp ranh giữa các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam (Trung Quốc) Do những biến động lịch sử, dân tộc này đã di cư đến Việt Nam cách đây 400 năm Lạng Sơn không phải là địa bàn cư trú chính của dân tộc Sán Chay, nhưng cũng là dân tộc đông thứ năm trong tỉnh [52,tr.140]
Trang 38Người Sán Chay là cư dân nông nghiệp, họ cũng có những truyền thống và kinh nghiệp canh tác lúa nước Bên cạnh ruộng, nương rẫy cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân Vốn đã định cư lâu đời, đồng bào cư trú thành từng bản với vài ba chục nóc nhà Xưa kia họ ở nhà sàn gần giống người Tày Gần đây, trong các bản xen ghép với người Việt, loại hình nhà tường đất ngày càng chiếm tỉ lệ đáng kể
* Dân tộc Hoa:
Dân tộc Hoa ở Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau như người tỉnh Quảng Đông, Hải Nam, Liêm Châu, Triều Châu, Phúc Kiến,… nhưng đến nay Hoa hay Hán là tên gọi phổ biến hơn cả Số người Hoa cư trú ở các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 15% trong tổng số người Hoa Trước đây, người Hoa ở Lạng Sơn khá đông, đến cuối những năm 1970 đầu những năm 1980 nhiều người Hoa về nước, vì vậy người Hoa ở trong tỉnh chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ Họ
cư trú chủ yếu ở phường Hoàng Văn Thụ, và một số thị trấn Đồng Đăng, Đồng Mỏ, Lộc Bình, quây quần thành từng khu phố, xóm riêng
Ở Lạng Sơn, người Hoa hoạt động kinh doanh, buôn bán là chủ yếu, đặc biệt trong những năm kinh tế mở cửa hình thức buôn bán qua biên giới của người Hoa đã giàu lên nhanh chóng [52,tr.141] Tính cộng đồng của người Hoa rất cao Từ bao đời nay, người Hoa đã tự nguyện gia nhập vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gắn bó lợi ích của mình với vận mệnh của
Tổ quốc Việt Nam và có đóng góp cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam
* Dân tộc H’mông:
Ở Lạng Sơn, người H’mông cư trú rải rác trong các tỉnh biên giới Trung, Việt-Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An và tập trung nhất ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu, hay một số vùng núi cao Ngôn ngữ H’mông được xếp trong nhóm các dân tộc ngôn ngữ Mèo-Dao Trang phục của phụ nữ khá độc đáo (áo váy được trang trí theo nhiều cách khác nhau) Làng H’mông thường có từ vài nhà đến vài chục nhà, tùy theo cuộc sống định canh, định cư hay du canh, du cư Cách xây dựng nhà cửa
Trang 39Việt-tương đối thống nhất, đó là lấy đất dùng làm nguyên liệu để trình tường, trên mái lợp bằng ngói máng hoặc bằng cỏ gianh Tuy nhiên, nhà của người H’mông ở Lạng Sơn hiện nay đa số là nhà sàn, được lợp ngói [52,tr.143]
Cuộc sống chính của người H’mông chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp nương rẫy; cây lương thực chính là lúa nương và ngô Đồng bào cũng có nhiều kinh nghiệm trong canh tác như: Cày ải qua đông, xen canh gối vụ, chọn giống, dùng phân bón,… Tuy nhiên, việc sản xuất trên những nương du canh, du cư năng suất thường không ổn định Ngoài trồng trọt, chăn nuôi gia đình cũng được chú trọng
1.2.3 Các văn bản thể hiện và chủ thể thực hiện chính sách dân tộc
về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Ở tỉnh Lạng Sơn, việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa đã được Đảng bộ, chính quyền cụ thể hóa bằng việc ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các chỉ thị nghị quyết về công tác bảo tổn, phát huy giá trị di sản
văn hóa truyền thống dân tộc như:
- Nghị quyết số 13 – NQ/TW của Ban thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn ngày 19/4/2007 về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa tỉnh đến năm 2010
- Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành kèm theo Quyết định số13/2010/QĐ – UBND ngày 09/11/2010
- Quyết định về việc phê duyệt đề án bảo tồn Di sản văn hóa tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015 (Ban hành kèm theo quyết định số: 1945/2010/QĐ-UBND ngày 06/12/2010 của UBND tỉnh)
Các văn bản trên, sau khi ban hành, đã được tuyên truyền phổ biến và quán triệt tới các cấp các ngành và toàn thể nhân dân trên địa bàn, đồng thời được cụ thể hóa bằng các chương trình cụ thể Qua đó đã góp phần định hướng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và sự tham gia đồng thuận của cộng đồng
Trang 40trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa của đồng bào nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh
Xuất phát từ tình hình, đặc trưng cơ bản của các dân tộc trong tỉnh, Đảng bộ, cấp ủy và chính quyền tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm đến vấn đề chính sách dân tộc về văn hóa, xem xét nó như là vấn đề chính trị-xã hội toàn diện gắn liền với các mục tiêu phát triển của toàn tỉnh
Các chủ thể thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay là Đảng bộ, các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể có liên quan Mỗi một chủ thể tham gia thực hiện đều có vai trò, chức năng và nhiệm vụ cụ thể trong việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa trong tỉnh:
* Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, có nhiệm vụ và quyền hạn sau :
Xậy dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch nghiên cứu, sưu tầm, kiểm
kê, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa theo thẩm quyền và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, hướng dẫn ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn lập hồ sơ khoa học trình các cấp có thẩm quyền xếp hạng
di tích và các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm cho các dự án bảo tồn di sản văn hóa trình ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư
Tham mưu xây dựng, điều chỉnh các tuyến, điểm tham quan du lịch gắn với khai thác hệ thống di sản văn hóa của tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành liên quan của tỉnh, với ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai đề án và xử lý các vi phạm trong quản lý, đầu tư, hoạt động của di tích