7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
2.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách dân
tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay
Quá trình thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa trong tỉnh đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên qua trao đổi với một số cán bộ ở một số địa phương và cán bộ của Ủy ban dân tộc tỉnh Lạng Sơn, cũng như qua quá trình nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh thì còn bộc lộ nhiều tồn tại và thiếu sót.
2.2.1. Những hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Công tác bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa dân tộc còn nhiều hạn chế. Nhiều di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, cấp Quốc gia đã và đang xuống cấp nghiêm trong nhưng chưa có kinh phí tu bổ, tôn tạo kịp thời; công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tuy đã được quan tâm nhưng chưa thường xuyên, chưa hiệu quả, nhiều loại hình đang có nguy cơ mai một dần. Ví dụ như: Công tác nghiên cứu, bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị của các làn điệu dân ca, dân vũ còn hạn chế, số lượng nghệ nhân còn hạn chế, số người am hiểu, nghiên cứu còn rất ít, công tác thống kê, phân loại, đánh giá về loại hình này còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Trong khi đó, lớp trẻ hiện nay lại không mấy mặn mà, cá biệt còn quay lưng lại với những làn điệu dân ca truyền thống của các dan tộc…do vậy môi trường phát triển của các làn điệu dân ca truyền thống ngày càng bị thu hẹp, chỉ xuất hiện
rất ít trong một số hội thi, hội diễn dân ca do Nhà nước tổ chức, … thực trạng đó làm cho các làn điệu dân ca truyền thống ngày càng bị mai một và có nguy cơ biến mất nếu như không có cơ chế, chính sách kịp thời cũng như những chương trình cụ thể của các cơ quan Nhà nước, sự tham gia hưởng ứng tích cực một cách nhanh chóng, khẩn trương của cả cộng đồng.
Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội theo tinh thần chỉ thị 27-CT/TW và Kết luận số 51-KL/TW của Trung ương có lúc, có nơi chưa thực hiện nghiêm túc, còn rườm ra, lãng phí. Nhất là về việc cưới, còn không ít lãnh đạo thiếu gương mẫu trong việc tổ chức tiệc cưới cho con cháu gây dư luận xấu trong nhân dân.
Hệ thống thiết chế phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu, xuống cấp, chưa đồng bộ. Đầu tư nguồn lực cho hoạt động văn hóa chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế, kinh phí bố trí cho sự nghiệp phát triển văn hóa chưa đảm bảo theo quy định (1,8% tổng chi ngân sách hàng năm). Hiện nay tỷ lệ chi cho văn hóa của tỉnh mới chỉ đạt khoảng 1,1% trong tổng chi ngân sách thường xuyên toàn tỉnh [52,tr.30].
Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa chưa chặt chẽ, có lúc, có nơi còn có dấu hiệu buông lỏng. Các sản phẩm văn hóa phẩm độc hại, tệ nạn xã hội phát sinh từ hoạt động dịch vụ văn hóa chưa được ngăn chặt triệt để. Đội ngũ cán bộ làm văn hóa trên địa bàn tỉnh nhìn chung chưa được chuẩn hóa về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, chưa làm tốt công tác tham mưu. Ví dụ như: Hiện tượng biến đổi các nghi thức, nghi lễ truyền thống của các lễ hội trên địa bàn vì mục đích kinh doanh, thương mại hóa đã bắt đầu xuất hiện và được biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau gây khó khăn trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng. Nội dung lễ hội dân gian chưa phong phú, ít có đổi mới, tình trạng đốt vàng hương tràn lan, ăn uống mất vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo; tình trạng ùn tắc giao thông, mất an toàn cho du khách ngày càng tăng, tạo tâm lý khó chịu, lo sợ cho du khách; tình trạng lấn chiếm không gian di tích mở hàng quán, dịch vụ lộn xộn, lợi
dụng tâm lý người đi hội để lừa đảo, ép giá; tình trạng lên đồng, xóc thẻ tại di tích,… vẫn còn tồn tại.
Trong hoạt động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở một số nơi còn mang tính chất hình thức; phong trào phát triển chậm, chưa đồng đều giữa các vùng, triển khai còn lúng túng, hiệu quả thấp; công tác tuyên truyền, vận động chưa phong phú, đa dạng, sâu rộng trong cộng đồng dân cư; một số nơi bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa chưa đảm bảo tiêu chuẩn, còn chậm về thời gian; công tác khen thưởng các danh hiệu văn hóa còn hạn chế. Ví dụ như: Hiện nay, trước tác động của cơ chế thị trường đến thị hiếu của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, một bộ phận đáng kể thanh niên, học sinh là con em các dân tộc thiểu số, kể cả những người trưởng thành đã quên tiếng nói, chữ viết dân tộc mình, không thích dùng tiếng nói địa phương trong cuộc sống hàng ngày, có tâm lý e ngại, đôi khi mặc cảm tự ti khi sử dụng trang phục, tiếng nói của dân tộc mình khi giao tiếp xã hội. Những ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc hiện nay chỉ còn thấy xuất hiện trong văn tự thầy cúng, hiếm thấy trong sử dụng giao dịch thông thường ngoại trừ một số gia đình dân tộc thiểu số có ý thức bảo tồn chữ viết thì các bậc cao niên mới truyền dạy lại cho con cháu của họ. Việc bảo tồn trang phục truyền thống không được quan tâm, chú trọng. Nhìn chung, trừ ngày tết, ngày lễ truyền thống, một bộ phận đáng kể người dân tộc thường ít mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Từ thực tế đó, vô hình chung các thanh niên ngày nay đã và đang giấu đi nguồn gốc dân tộc của mình bằng việc ăn mặc theo những mốt quần áo hiện đại, đang thịnh hành trong giới trẻ trong cả nước, trang phục cổ của các dân tộc đang có xu hướng đơn giản hóa, hầu như không còn nguyên vẹn, thay vào đó là những trang phục giản đơn như người Kinh.
Bên cạnh đó, một thực trạng dễ thấy đó là những người làm công tác bảo tồn, thậm chí cả những người làm công tác tuyên truyền văn hóa chưa nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong việc bảo tồn, phát huy giá trị trong trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số tại địa phương, chưa nhận thức và coi trọng đúng mức giá trị và vai trò của các trang
phục trong đời sống hiện tại của các dân tộc. Những nhận thức chưa đầy đủ đó đã tạo ra những tư tưởng, khuynh hướng của bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ chưa có ý thức về giữ gìn bản sắc trang phục. Từ đó, dẫn đến việc mai một bản sắc đã được gắn liền với với lịch sự hình thành của mỗi dân tộc.
Cách sử dụng trang phục dân tộc trong biểu diễn văn hóa, văn nghệ cũng là vấn đề đáng bàn tới. Hiện nay trang phục dành cho biểu diễn văn nghệ thường là các trang phục được cách điệu về cả kiểu dáng, màu sắc, khiến cho giữa trang phục nguyên bản của đồng bào dân tộc với trang phục được cách điệu có khoảng cách khá xa. Đành rằng trên sân khấu biểu diễn, người đạo diễn cũng cần sự chắt lọc để hình tượng hóa. Tuy nhiên, điều này cũng có hai mặt, nếu tuyên truyền tới công chúng về những hình ảnh như thế sẽ khiến người xem dễ mất phương hướng để nhận diện trang phục gốc của một dân tộc, gây những mỹ cảm lệch lạc về bản sắc dân tộc, gây tác dụng ngược với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.
Nếu tình trạng trên tiếp tục diễn ra, thì trong tương lai không xa việc con em các dân tộc không biết nói tiếng, không biết viết chữ, không mặc quần áo truyền thống của dân tộc, không biết phân biệt trang phục, tiếng nói của dân tộc mình với các dân tộc khác sẽ trở nên phổ biến. Những đặc trưng văn hóa truyền thống của các dân tộc sẽ bị “hòa tan” dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường cùng sự du nhập của nền “văn hóa ngoại lai”. Đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc sẽ dần mai một và biến mất, thay vào đó là sự pha tạp, lai căng của nhiều nền văn hóa khác nhau và mỗi dân tộc sẽ tự đánh mất hình ảnh của tổ tiên, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc mình và sự tồn tại của chính mình.
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số thường rộng lớn, địa hình cắt xẻ phức tạp, cư dân sống phân tán, xuất phát điểm kinh tế thấp, đi lại khó khăn, ít cơ hội tiếp xúc, giao lưu phát triển với các dịch vụ, phúc lợi xã
hội và nền kinh tế thị trường. Việc áp dụng những tiến bộ khoa học, kĩ thuật, trang thiết bị, máy móc còn hạn chế.
Việc xây dựng kết cấu hạ tầng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đòi hỏi nguồn vốn nhiều, suất đầu tư lớn. Đầu tư ngân sách của Nhà nước tuy có nhiều cố gắng song nguồn vốn hàng năm đầu tư cho các dự án còn hạn hẹp làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của các dự án; các dự án thực hiện kéo dài nhiều năm. Việc thực hiện lồng ghép các nguồn vốn cho chương trình còn phân tán, thiếu tập trung trong xây dựng các công trình cơ bản. Trong quá trình thực hiện nhiều chính sách bộc lộ những bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, chưa thực sự xâm nhập vào đời sống của đồng bào, chưa phát huy hiệu quả đúng đắn nên đồng bào không được hưởng các lợi ích từ chính sách đó mang lại.
Ngoài ra, đồng bào dân tộc thiểu số thường sinh sống ở những địa bàn hẻo lánh, dân trí thấp, với những phong tục tập quán lạc hậu nên các thế lực thù địch luôn tìm cách kích động, gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường, sự phát triển nhanh của khoa học thông tin, toàn cầu hóa về văn hóa ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện đường lối của Đảng và các chính sách của Nhà nước còn có mặt hạn chế. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện. Nhận thức của cấp ủy chính quyền, cán bộ làm công tác dân tộc chưa thực sự sâu sát với người dân để nắm được những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của đồng bào dân tộc thiểu số để có giải pháp giải quyết kịp thời, đúng đắn. Việc thực hiện các Nghị quyết, chính sách trên của tỉnh chưa đi vào chiều sâu, chương trình hành động và giải pháp của các địa phương không rõ ràng, thiếu đồng bộ chưa tạo cho dân ý thức tự giác trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, di sản văn hóa của ông cha để lại. Mặc dù tỉnh đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến về các
luật, các quy định, các quy chế như “Luật di sản văn hóa”, “Pháp lệnh bảo vệ di tích lịch sử văn hóa – danh thắng”, “Quy chế tổ chức lễ hội”,…vì vậy một số cán bộ Đảng viên và nhân dân còn có tư tưởng thụ động, chậm tiếp thu cái mới, thiếu năng động sáng tạo, chậm thích ứng với hoàn cảnh mới.
Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức các cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, làm cho hoạt động công tác dân tộc của tỉnh có phần lúng túng, vừa thiếu vừa yếu về nhân lực, nên việc triển khai thực hiện chương trình còn nhiều bất cập, đặc biệt khâu kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình, tổng kết rút kinh nghiệm, giải quyết các vấn đề phát sinh, chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ công tác dân tộc trong tình hình mới. Ở một số địa phương, công tác thanh tra, kiểm tra chấp nhận pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luật,… trên lĩnh vực này còn chưa nghiêm như vi phạm quy chế lễ hội, ô nhiễm cảnh quan môi trường, mê tín dị đoan, thương mại hóa các hoạt động văn hóa đang trở thành những vấn đề bức xúc
Một bộ phận cán bộ cấp ủy chính quyền, đoàn thể ở cơ sở làm công tác dân tộc chưa thực sự tâm huyết, sâu sát đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của người dân về sản xuất đời sống vật chất và tinh thần để có biện pháp kịp thời và phù hợp. Đặc biệt, lực lượng tham gia nghiên cứu về văn hóa truyền thống, lực lượng nghệ nhân của tỉnh còn ít, các công trình nghiên cứu còn nhỏ lẻ.
Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số tuy đã được cải thiện, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Phong tục, tập quán sinh hoạt, sản xuất của một bộ phận dân cư còn lạc hậu. Tư tưởng tự túc tự cấp của đồng bào miền cao còn tồn tại tương đối phổ biến. Một số đồng bào dân tộc còn có có tư tưởng ỷ lại, ngại khó, trông chờ vào sự hỗ trợ của tỉnh, huyện và các dự án của Nhà nước, chưa có ý thức vượt khó vươn lên. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, đạo đức, phẩm chất giảm sút, thiếu trách nhiệm
công dân, thiếu kỉ cương phép nước, … một bộ phận khác có tư tưởng sùng đạo, chạy theo thị hướng lai căng, quay lưng lại với quá khứ lịch sử, phủ nhận các giá trị văn hóa cuộc sống, thiếu nhận thức về vai trò của văn hóa truyền thống văn hóa truyền thống trong quá trình xây dựng và phát triển đời sống kinh tế, xã hội của quê hương đất nước.
Kết luận chƣơng 2
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta nói chung và chỉ đạo sâu sát kịp thời các ngành chức năng cùng với tinh thần hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn nói riêng, trong thời gian qua các chính sách dân tộc về văn hóa được thực hiện ở tất cả các địa phương kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, và đã thực sự phát huy hiệu quả tích cực, làm thay đổi bộ mặt kinh tế-xã hội, văn hóa xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số.
Quá trình đó, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, các thiết chế văn hóa thông tin từng bước được nâng cao, đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, các phong trào văn hóa văn nghệ ở cơ sở phát triển mạnh, việc khai thác sử dụng các làn điệu dân ca, dân vũ để dàn dựng, cải biên, đặt lời viết thành các tiết mục biểu diễn văn nghệ được quan tâm chú trọng…Qua đây, bước đầu xây dựng được một diện mạo về đời sống văn hóa phong phú, góp phần thu hẹp khoảng cách đời sống văn hóa giữa nông thông và thành thị, giữa các tầng lớp dân cư, xây dựng và phát triển quan hệ dân tộc tốt đẹp trên nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, cùng phát triển. Đảm bảo phát huy sức mạnh của cả cộng đồng và bản sắc