Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay (Trang 86)

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

3.2. Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính

sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ chín khóa XI về tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa và ban hành Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Ban Chấp hành Trung ương xác định một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tiếp tục, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là nhân cách, lối sống; tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện cho việc xây dựng nhân cách, lối sống con người; chăm lo xây dựng văn hóa trong chính trị, văn hóa trong kinh tế và văn hóa gia đình; phát triển đổi và mới giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin đại chúng, bảo vệ di sản văn hóa; phát triển công nghiệp văn hóa; chủ động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa; tiếp tục đổi mới tư duy, phương thức lãnh đạo và quản lý văn hóa; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa; đẩy nhanh và đổi mới việc thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng về văn hóa; tăng cường đầu tư nguồn lực cho văn hóa; tiếp tục xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa.

Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chính quyền Lạng Sơn cũng xác định những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa trên địa bàn tỉnh hiện nay như sau:

3.2.1. Nâng cao nhận thức của nhân dân các dân tộc và cán bộ đảng viên trong tỉnh Lạng Sơn về chính sách dân tộc về văn hóa

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị các

cấp, các ngành và toàn thể xã hội về vị trí, nhiệm vụ của công tác dân tộc trong tình hình mới.

Vấn đề dân tộc trong giai đoạn hiện nay là vấn đề nhạy cảm, các thế lực đế quốc, phản động đặc biệt chú ý lợi dụng những vấn đề này là công cụ chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chúng triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc, tập trung chủ yếu vào kinh tế bởi bọn chúng biết đất nước ta còn nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Trong Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã chỉ ra một trong ba nguyên nhân chính của những khuyết điểm yếu kém trong công tác dân tộc trong thời gian qua, đó là: “Các thế lực thù địch luôn lợi dụng những khó khăn về đời sống, trình độ dân trí thấp của đồng bào và những sai sót của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta để kích động, chia rẽ dân tộc nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, gây mất ổn định chính trị”. Đồng thời chính sách dân tộc đúng đắn sẽ phát huy được những nội lực của đồng bào các dân tộc, ổn định tình hình kinh tế, … từ đó loại trừ cơ sở mà bọn phản động, thù địch dựa vào chống phá nước ta.

Vì vậy trong giai đoạn đất nước đang từng bước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội thì về mặt nhận thức các cấp, các ngành và toàn xã hội phải có những nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của chính sách dân tộc, từ đó có những trách nhiệm đối với sự nghiệp tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Thứ hai: Xem việc quán triệt và thực hiện tốt chính sách dân tộc về văn hóa của Đảng và Nhà nước ta là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy , tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương.

Thông qua hoạt động của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể mà những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thực hiện thống nhất, đồng bộ, đạt hiệu quả cao.

Thứ ba: Tuyên truyền, giáo dục chủ trương, chính sách dân tộc về văn

hóa của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và cho nhân dân.

Trong tình hình hiện nay, công tác tuyên truyền giáo dục ý thức, sự hiểu biết của người dân, đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có cả những cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Hiệu quả của công tác thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa một phần phụ thuộc vào sự hiểu biết của người dân, sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo của cán bộ chuyên trách. Vì vậy công tác tuyên truyền phải được quan tâm đúng mức, là đặt lên hàng đầu với các hình thức tuyên truyền đa đạng, phong phú, dễ hiểu và dễ thực hiện.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ cho cán bộ các cấp, đặc biệt là ở cơ sở, cán bộ vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa để đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến từng cán bộ. Từ đó nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực công tác, tránh những thiếu sót, sai lầm trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa cũng như giữ vững lập trường chính trị, tránh tình trạng bọn phản động lôi kéo, chống phá.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân trong tỉnh bằng nhiều hình thức, biện pháp hình thức, phối hợp đồng bộ thông qua hoạt động của các sở, ban ngành, đoàn thể, mặt trận, cơ quan, đơn vị và các cấp chính quyền.

Đưa nội dung bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc vào chương trình đào tạo của các trường chính trị, chương trình các lớp tập huấn cán bộ, chương trình ngoại khóa của các trường chuyên nghiệp, trung học phổ thông, trung học cơ sở, … trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng chuyên mục giới thiệu di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc tỉnh Lạng Sơn trên Đài phát thanh-Truyền hình tỉnh; đầu tư xây dựng

trang website giới thiệu di sản văn hóa các dân tộc trên hệ thống Internet, cổng thông tin điện tử của tỉnh.

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc về văn hóa

Trong 15 năm qua, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành một số văn bản luật và dưới luật; cùng nhiều văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực văn hóa như: Luật Điện ảnh, Luật Di sản văn hóa, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Quảng cáo, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; các nghị định, thông tư, hướng dẫn,… Qua đó đã góp phần đáp ứng yêu cầu thực tế, tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về văn hóa.

Tùy theo những đặc điểm và yêu cầu của các dân tộc thiểu số, Nhà nước có chính sách phù hợp tạo điều kiện giúp đỡ các dân tộc thiểu số đẩy nhanh phát triển kinh tế và văn hóa. Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt để bảo tồn văn hóa nghệ thuật, kế thừa truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, tập trung lực lượng điều tra văn vật vùng biên cương và vùng dân tộc thiểu số, phát huy thế mạnh khai thác sử dụng nguồn văn hóa phong phú của các dân tộc thiểu số, tăng cường xây dựng cơ sở văn hóa cho vùng dân tộc thiểu số. Nhà nước còn thực hiện chính sách “4 ưu tiên” cho phát triển văn hóa là xây dựng cơ sở văn hóa, đào tạo nhân tài văn nghệ, giao lưu văn hóa đối ngoại và bảo vệ văn vật; đặt giải thưởng Chim công nhằm phát huy tài năng sáng tạo văn hóa nghệ thuật dân tộc thiểu số; thông qua chương trình sưu tầm biên soạn pho sách “Vạn lý trường thành xây dựng văn hóa dân gian dân tộc” gồm 10 bộ, có 300 tập, 450 cuốn.

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong những năm qua, bên cạnh việc nghiên cứu, áp dụng văn bản luật, các nghị định, thông tư do Trung ương ban hành. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều chế độ chính sách cụ thể, áp dụng thực hiện riêng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

3.2.3. Đổi mới hình thức tuyên truyền và thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn

Để thực hiện chính sách dân tộc nói chung và chính sách dân tộc về văn hóa nói riêng , đặc biệt với địa bàn một tỉnh miền núi các tộc người thiểu số chiếm trên 80% tổng số dân của tỉnh, việc tuyên truyền các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và về việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là rất quan trọng. Công tác tuyên truyền hướng tới ba nội dung quan trọng. Thứ nhất: Tuyên truyền về đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc; thứ hai: Tuyên truyền cho dân hiểu các giá trị văn hóa dân tộc được bảo tồn, phát huy khi đất nước chuyển mình, cái mới và cái cũ ganh nhau, cái tốt và cái xấu đang tồn tại đan xen nhau; thứ ba: Trong công tác tuyên truyền cần làm rõ lực lượng to lớn

thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa đó chính là người dân cả cộng đồng. Công tác tuyên truyền về đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước là công việc có tính chiến lược, phải kiên trì thực hiện, phải thực hiện liên tục, thường xuyên có giải pháp phù hợp. Nội dung tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước là nội dung trong các văn bản do Đảng và Nhà nước ban hành. Việc đổi mới hình thức tuyên truyền và thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa mang một ý nghĩa chiến lược.

Nhìn chung nội dung các văn bản của Đảng và Chính phủ cần được Tỉnh ủy và Ủy ban nhan dân tỉnh Lạng Sơn đã quán triệt một cách đầy đủ, có hệ thống, có chiều sâu, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Tuyên truyền chính sách dân tộc về văn hóa đến đồng bào dân tộc thiểu số thông qua cơ sở mà trực tiếp là qua cán bộ là công tác dân tộc, công tác văn hóa dân tộc, cán bộ chuyên trách như cán bộ y tế, giáo viên, … trong đó giải thích, hướng dẫn cho đồng bào thấy được những lợi ích mà chính sách dân tộc về văn hóa của Đảng và Nhà nước mang lại cho phát triển kinh tế-xã hội.

Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, có thể thành lập một chương trình thời sự bằng tiếng dân tộc trên đài phát thanh, đài truyền hình (có thể phát buổi sáng sớm, buổi trưa và chiều) để tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến mọi người dân.

Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước thông qua các trưởng thôn, những người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây được xem là biện pháp tác động tâm lý gây hiệu quả tâm lý tốt nhất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, đại bộ phận người có uy tín đều có ảnh hưởng nhất định trong vùng, một khu vực, một dòng họ và được đồng bào dân tộc thiểu số suy tôn, tín nhiệm. Họ thường được đồng bào tìm đến bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và tranh thủ ý kiến giải quyết các vấn đề bản thân, gia đình, cuộc sống. Tiếng nói của họ giữ vai trò quyết định trên nhiều lĩnh vực: Gìn giữ an ninh trật tự, hòa giải mâu thuẫn nội bộ, mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền, …

Kết hợp tuyên truyền với các hoạt động văn nghệ, các cuộc thi, chiếu phim truyền thống tại các địa phương. Các địa phương có thể kết hợp chiếu phim với lồng ghép tuyên truyền chính sách kế hoạch hóa gia đình, chương trình phòng chống dịch bệnh, …

Phải có phương án kịp thời kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của cán bộ, đảng viên tránh những tiêu cực trong công tác quản lý, tuyên truyền; tránh tình trạng bọn phản động, thù địch lợi dụng “hỗ trợ nhân đạo” tuyên truyền xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước để kích động, lôi kéo đồng bào.

Một biện pháp tuyên truyền hiệu quả đó là thông qua gương điển hình, thông qua gương người tốt việc tốt. Đây là biện pháp tác động lây lan tâm lý rất tốt. Thực tế cho thấy nếu làm tốt công tác nay sẽ phát huy được phong trào quần chúng trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

3.2.4. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ làm công tác văn hóa (nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số)

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức về khoa học, kĩ thuật, văn hóa, xã hội xuất phát từ nhu cầu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, anh ninh ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vấn đề có ý nghĩa quyết định muốn đưa vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc tiến kịp với miền xuôi trước hết phải có cán bộ tâm huyết, có trách nhiệm với đồng bào dân tộc. Để giải quyết vấn đề trên có thể thực hiện thông qua một số giải pháp sau:

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc có kiến thức về khoa học, kĩ thuật, văn hóa, xã hội nhất là phong tục tập quán của đồng bào dân tộc. Trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần có kế hoạch để nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức theo hướng chuyên môn hóa, gắn với chức danh. Đảm bảo cán bộ từng cấp, từng lĩnh vực có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực công tác như: Phối hợp với các trường mở lớp tại các huyện các tỉnh nơi có nhu cầu đào tạo cũng như ở tỉnh để tạo điều kiện cho cán bộ đi học trong đó chú trọng mở các lớp tại chức vào ban đêm. Có thể kết hợp 3 huyện lại thành một cụm để mở lớp và đặt lớp tại huyện trung tâm để đảm bảo tạo điều kiện đi lại hoặc dưới hình thức mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ từ 2 đến 3 tháng tại tỉnh và cơ quan căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương cử cán bộ đi học.

Các chính sách về vật chất và tinh thần như hỗ trợ kinh phí, phương tiện đi lại nếu học ở xa để khuyến khích cán bộ nâng cao trình độ; chú ý đào tạo các ngành, các môn học theo nhu cầu, phù hợp với tình hình địa phương như quản lý kinh tế, lý luận chính trị, khoa học kĩ thuật, ngọai ngữ,…; định kì tổ chức kiểm tra năng lực, trình độ lý luận, trình độ văn hóa của cán bộ để phát hiện cán bộ yếu năng lực, thiếu trình độ từ đó bồi dưỡng, đồng thời phát hiện những cán bộ có phẩm chất đạo đức, năng lực để đưa vào diện quy hoạch; cần thực hiện tốt phương châm: “Cán bộ làm ở chỗ nào, phải học tiếng

ở đấy”. Ủy ban Dân tộc Lạng Sơn cần tổ chức biên soạn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, học tiếng dân tộc cho các cán bộ làm công tác dân tộc, đảm bảo 100% cán bộ biết đọc, biết viết một thứ tiếng dân tộc trong đó chú trọng vào dạy tiếng các dân tộc bản địa như Tày, Nùng, Dao,…; có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng số cán bộ làm công tác dân tộc nhằm đảm bảo cán bộ lãnh

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay (Trang 86)