Những thành tựu và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay (Trang 47)

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.1. Những thành tựu và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách

dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay

Hiện nay xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của nước ta. Trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII Đảng ta đã khẳng định: “Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tiên tiến ở đây là yêu nước và tiến bộ, mà nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người. Nền văn hóa tiên tiến cũng là nền văn hóa hiện đại về nội dung, hình thức thể hiện cũng như hiện đại về cơ sở vật chất kĩ thuật để truyền tải nội dung. Đồng thời tính chất tiên tiến phải thống nhất hữu cơ với tính chất dân tộc.

Vừa qua, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ chín khóa XI về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa cũng đã nhận định: Kết quả nổi bật sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa là: Nhận thức văn hóa của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên. Tư duy lý luận về văn hóa có bước đổi mới, phát triển. Vai trò của văn hóa ngày càng thể hiện rõ hơn, nhiều giá trị văn hóa dân tộc được phát huy. Con người Việt Nam phát triển cả về vật chất và trí tuệ năng động, sáng tạo hơn. Dân chủ được mở rộng. Người dân có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin và hưởng thụ các giá trị văn hóa. Môi trường văn hóa đạt được một số tiến bộ. Việc xây dựng nếp sống văn hóa ở gia đình, làng, bản, khu phố, công sở, đơn vị, doanh nghiệp, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại tiếp tục có tiến bộ. Các thiết chế văn hóa

được xây dựng, bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau, đa dạng loại hình, sở hữu. Văn học nghệ thuật tiếp tục phát triển, với dòng mạch chính là yêu nước và nhân văn, phản ánh chân thật cuộc sống; Có tìm tòi về đề tài, phương pháp sáng tác, hình thức diễn đạt… Nhiều giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn, phát huy, kết hợp tốt hơn với văn hóa đương đại… Giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa được mở rộng, góp phần giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Vận dụng quan điểm trên trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã luôn quan tâm giữ gìn, khai thác, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh; đồng thời tích cực tổ chức các hoạt động giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và tiếp thu các hình thức văn hóa mới nhằm góp phần hình thành nên một nền văn hóa xứ Lạng phong phú, đa dạng trong thống nhất và đậm đà bản sắc dân tộc – trở thành một trong bảy tiểu vùng văn hóa đặc sắc của cả nước.

2.1.1. Những thành tựu trong việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, có 7 dân tộc chính gồm: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Mông và Sán Chay quần cư sinh sống và phát triển. Trong đó tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 80% dân số toàn tỉnh; đông nhất là các dân tộc Nùng, Tày. Trong đời sống văn hóa của các dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn, mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.

Hiện nay, theo thống kê Lạng Sơn có khoảng 248 loại hình văn hóa nghệ thuật, các dân tộc trong tỉnh đã bảo tồn được một hệ thống các giá trị văn hóa phi vật thể phong phú, bao gồm nhiều lễ hội độc đáo trong năm, vốn là những nghi lễ, phong tục mang bản sắc riêng. Qua thời gian, Lạng Sơn còn bảo tồn được nhiều tác phẩm văn học dân gian phong phú: Chuyện kể dân gian, các giai thoại xứ Lạng, ca dao, đồng dao, trò chơi trẻ em, phương ngôn,

tục ngữ, câu đối. Đặc biệt là hệ thống dân ca đặc sắc với những bài ca giao duyên, những bài ca nghi lễ của dân tộc Tày – Nùng đặc trưng cho nền văn hóa xứ Lạng.

Nhận thức rõ những lợi ích, tiềm năng to lớn của nền văn hóa dân tộc Xứ Lạng trong phát triển kinh tế, văn hóa, giao lưu và đối ngoại. trong thời gian qua thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng về “Xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg, ngày 17/6/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; Nghị quyết số 13 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015,…

Những năm qua Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tích cực tham mưu cho tỉnh và tổ chức nhiều biện pháp nhằm góp phần bảo tồn phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh như: Tăng cường tuyên truyền vận động, khuyến khích nhân dân tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; triển khai các dự án truyền dạy, nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, ghi âm, ghi hình các làn điệu dân ca, dân vũ; khai thác các chất liệu dân ca, nghệ thuật trình diễn dân gian để sân khấu hóa biểu diễn phục vụ nhân dân; tổ chức Khai mạc Lễ hội xuân hàng năm để giới thiệu, quảng bá tiềm năng di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch…

Từ năm 1998 đến nay, tỉnh Lạng Sơn đã có triển khai thực hiện 14 dự án nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn và phát huy các loại hình lễ hội dân ca, dân vũ, cùng nhiều phong tục tập quán truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Cùng với sự quan tâm của các cấp, ngành cũng như ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy vốn văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, kết quả thu được như sau:

2.1.1.1. Tôn trọng và vinh danh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số

Ở tỉnh Lạng Sơn, việc tôn trọng và vinh danh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc ở cả các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, trong đó đặc biệt là về các giá trị văn hóa phi vật thể.

Nhận thức rõ những lợi ích, tiềm năng to lớn của nền văn hoá dân tộc Xứ Lạng trong phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch, thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tham mưu, đề xuất nhiều chương trình, đề án và các cơ chế chính sách để bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Lạng Sơn.

Từ năm 1998 đến nay Sở đã tiến hành, triển khai thực hiện 14 dự án về phi vật thể Trong đó, tiêu biểu phải kể đến việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát Lẩu then của người Tày, huyện Văn Quan (1998), Lễ hội Phai Lừa Nà Lình, xã Quốc Việt, huyện Tràng Định (1999), Lễ hội Lồng Tồng Bản Chu, xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia (2000), Mo Tao trong đời sống dân tộc Nùng Lạng Sơn (2001), hát Lượn Tày Lạng Sơn (2002), Sli Phàn SLình, thôn Sơn Hồng, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc (2003), Sli SLình Nùng Cháo tỉnh Lạng Sơn (2004), bảo tồn thôn Văn hóa truyền thống Pác Mỏ, xã Hữu Vĩnh huyện Bắc Sơn, hát Ví Tày Bắc Sơn (2005), Lễ hội tình yêu Báo Slao, xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định (2006), hát Lượn dân tộc Tày, xã Bằng Mạc, huyện Chi Lăng (2007), Hát Xắng Cọ dân ca Sán Chỉ, xã Nhượng Bạn huyện Lộc Bình (2008), Lễ hội Phai Sả, xã Chu Túc, huyện Văn Quan (2009) và hiện đang nghiên cứu, phục dựng Lễ hội Đình Gò Chùa xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng. Định kỳ hai năm tổ chức Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Lạng Sơn với sự luân chuyển tổ chức tại các huyện, thành phố để tạo điểm nhấn, tổ chức kết hợp giữa lễ hội truyền thống, ngày hội văn hóa của các xã, thị trấn với Đại hội TDTT ở cơ sở…

Qua đó, đã tiếp tục khơi dậy tinh thần bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị di sản văn hoá dân tộc trong đông đảo các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển kinh tế du lịch, thu hút du khách đến với địa phương một cách mạnh mẽ.

2.1.1.2. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số

Ở tỉnh Lạng Sơn, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được thể hiện ở nhiều hình thức văn hóa dân tộc, trong đó đặc biệt là về: Trang phục, tiếng nói, chữ viết dân tộc; nghệ thuật trình diễn dân gian; các lễ hội truyền thống; các môn thể thao dân tộc; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian; các hoạt động đời sống văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của nhân dân.

Lạng Sơn với trên 80% dân số là người dân tộc thiểu số, cho nên hầu hết đồng bào nhân dân các dân tộc đều có tiếng nói, chữ viết truyền thống riêng, và trang phục có kỹ thuật thêu dệt và trang trí hoa văn, màu sắc khác nhau tạo nên một bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc.

Trang phục là yếu tố dễ nhận biết nhất liên quan đến đặc điểm và tộc người. Do các điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hóa mỗi tộc người, thậm chí nhóm địa phương của một tộc người điều có trang phục riêng. Tuy nhiên, dưới tác động của giao lưu văn hóa, nhất là của toàn cầu hóa trong bối cảnh hiện nay trang phục lại thường là yếu tố dễ biến đổi nhất.

Tiếng các dân tộc vẫn là ngôn ngữ chính trong sinh hoạt cộng đồng như: Gia đình, làng mạc, chợ búa và các môi trường giao tiếp khác. Trong các phiên họp của cộng đồng, trong tuyên truyền đường lối của Đảng và Nhà nước… tiếng các dân tộc vẫn giữ một vai trò quan trọng. Đặc biệt, ngôn ngữ các dân tộc Tày, Nùng, Mông đã được sử dụng trong việc in ấn tài liệu, tuyên truyền, vận động đồng bào sản xuất, xây dựng cuộc sống mới bước đầu có kết quả tích cực.

Ngoài ra, tiếng các dân tộc còn được sử dụng để sưu tầm, in ấn các tác phẩm văn học dân gian, góp phần lưu giữ lâu dài các giá trị văn hóa của các dân tộc.

Các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Sán Chay đều có hệ thống chữ viết của mình, riêng các dân tộc Tày, Nùng, Mông có chữ viết theo hệ thống chữ La-

tinh. Các chữ này có vị trí nhất định trong đời sống văn hóa, tinh thần của các thế hệ. Hệ thống các văn bản viết bằng chữ Nôm truyền đến ngày nay còn lưu giữ các giá trị bất hủ của người Tày, Nùng trong các lĩnh vực của cuộc sống. Một bộ phận văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số đã và đang sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình sáng tạo ra những tác phẩm mới phục vụ cộng đồng, góp phần tạo nên một nền văn học hiện đại của các dân tộc, làm tăng cơ hội duy trì và bảo tồn tiếng nói và chữ viết của các dân tộc.

Nhìn chung trang phục, tiếng nói, chữ viết của cộng đồng các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng và một số dân tộc khác vẫn được bà con nhân dân duy trì sử dụng trong đời sống hàng ngày, nhất là ở khu vực nông thôn.

Bên cạnh việc xác định vai trò ngôn ngữ, trong khoản 2, Điều 7 Luật Giáo dục 2005 ghi rõ: Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Trong những năm qua, để góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết dân tộc, bên cạnh công tác tuyên truyền, ngành Văn hóa tỉnh Lạng Sơn đã chú ý quan tâm, khai thác sử dụng tiếng dân tộc lồng ghép xây dựng các tiểu phẩm tuyên truyền; khuyến khích sáng tác hoặc dịch các tác phẩm văn học nghệ thuật sang song ngữ Việt – Tày, song ngữ Việt – Nùng; lựa chọn cung cấp các ấn phẩm văn hóa như sách, tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền in bằng hai thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng dân tộc Tày, Nùng, Dao) để cung cấp cho đồng bào các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… Ngoài ra, các Sở ngành khác như: Sở Nội vụ còn tổ chức các khoa học tiếng dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các Sở, Ban, Ngành của tỉnh, mỗi khóa học thu hút trên 200 học viên tham gia; [56,tr.20].

Đài phát thanh Truyền hình tỉnh đã mở chuyên mục phát sóng các bản tin, các chương trình ca nhạc bằng tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao để phục vụ nhân dân. Trong 6 tháng năm 2013 đã xây dựng và phát sóng được 180 chương trình phát thanh bằng các thứ tiếng Tày, Nùng, Dao (ước tính thực hiện cả năm 2013 phát sóng được 360 chương trình) [53,tr.5].

Tại Quyết định 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 19/4 hàng năm là “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam”. Việc tổ chức các hoạt động “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam” nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục, quảng bá giúp các dân tộc hiểu về nhau hơn, gần gũi và quý trọng nhau hơn, tăng cường tình đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong cả nước và từng vùng, từng địa phương, nâng cao ý thức tôn trọng tương trợ giúp đỡ nhau về mọi mặt nhằm khơi dậy trong lòng đồng bào các dân tộc ý thức tự giác, lòng tự hào, trách nhiệm của dân tộc mình trong ngày tôn vinh văn hóa các dân tộc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, quảng bá hình ảnh và nền văn hóa của các dân tộc với các nước và bạn bè quốc tế.

Các ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc được tổ chức theo quy mô vùng (Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn, Tây Nguyên, miền Trung và miền Đông Nam Bộ,…) hai năm một lần với nhiều nội dung như giới thiệu, mô phỏng nơi ăn, nghỉ của các dân tộc ở các địa phương theo dạng giới thiệu dân tộc học, liên hoan nghệ thuật quần chúng, trình diễn và giới thiệu trang phục truyền thống dân tộc, các lễ hội dân gian, giới thiệu văn hóa ẩm thực truyền thống, trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc, quảng bá du lịch thông qua triển lãm giới thiệu các di tích, danh lam thắng cảnh trọng điểm,… đã có ý nghĩa to lớn trong việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc thực sự là dịp để phát huy và tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của các vùng, miền với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, các ngày hội văn hóa được tổ chức ở cấp độ từng dân tộc như dân tộc Khơme, Mông, Mường,… cũng đã đi sâu, làm rõ và tôn vinh bản sắc văn hóa tộc người trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc, khẳng định văn hóa tộc người tiếp tục được bảo tồn,

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)