Mác đã khẳng định: “Đất là kho tàng cung cấp cho con người mọi thứ cần thiết, vì vậy trong quá trình sử dụng đất muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất thiết phải có kế hoạch cụ thể về
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN VĂN LONG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN VĂN LONG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyªn ngµnh: §Þa chÝnh M· sè: 60.44.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS TS Nh÷ ThÞ Xu©n
HÀ NỘI - 2012
Trang 3
MỤC LỤC
Trang Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các hình và bản vẽ
Phần mở đầu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4 Nội dung và phương pháp đánh giá hiện trạng sử dụng đất 8
1.5.3 Tình hình nghiên cứu về đánh giá đất đai ở nước ngoài và trong nước 14
Trang 41.6 Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 17
CHƯƠNG 2:ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 31
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG, HUYỆN AN LÃO, TP HẢI PHÒNG
2.3.2 Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội và cảnh quan môi trường tác động đến việc sử dụng đất 37
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2000
Trang 53.1.2 Nhóm đất phi nông nghiệp 40
3.4 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI HUYỆN AN LÃO
3.4.1 Đánh gía tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nông, lâm
3.4.2 Tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển công nghiệp, đô thị,
3.4.4 Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu
CHƯƠNG 4:ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN AN LÃO
ĐẾN NĂM 2020
4.1 KHÁI QUÁT PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Trang 64.1.1 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 75
4.3 ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN AN LÃO ĐẾN NĂM
2020
4.3.1 Quan điểm sử dụng đất và bảo vệ môi trường sinh thái 80
4.3.4 Tổng hợp khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho
nhu cầu sử dụng đất của huyện đến năm 2020
4.3.7 Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong thời gian tới 89
4.4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
4.5 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐẤT
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP huyện An Lão - thành phố Hải Phòng 26
Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế huyện An Lão - thành phố Hải Phòng 27
Bảng 2.3 Dân số và mật độ dân số các xã, thị trấn huyện An Lão 30 Bảng 3.1 Diện tích, cơ cấu các loại đất của huyện năm 2000 39 Bảng 3.2 : Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện năm 2011 40
Bảng 3.3 : Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2011 42 Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2011 44
Bảng 3.5: Biến động đất đai năm 2011 so với năm 2005, so với năm
Bảng 3.10 Nhu cầu nước được tưới cho một vụ lúa 56
Bảng 3.11 Nhu cầu sinh thái của một số cây hoa màu 57
Bảng 3.12 Bảng chuẩn phân cấp mức độ thích nghi đất đai của các
chỉ tiêu đánh giá theo yêu cầu sử dụng đất lúa ở An Lão 59 Bảng 3.13 Các chi phí dự kiến khi thực hiện các loại hình sử dụng đất 67
Bảng 3.14 Chi phí cho một số cây trồng trên 1ha/năm 68
Bảng 3.15 Giá trị sản lượng và chi phí trực tiếp của một số loại cây
trồng
69
Bảng 3.16 Kết quả đánh giá kinh tế của các loại hình sử dụng đất 70
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.4 Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp huyện An Lão năm 2011 44
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
1 Bản đồ đơn vị đất đai huyện An Lão, thành phố Hải Phòng 53
2 Bản đồ thích nghi đất đai đối với cây lúa trên địa bàn huyện An Lão,
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý và hiệu quả, là một trong những vấn đề được các nước đặc biệt quan tâm hiện nay Bởi vì đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được, là môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, huyện hội, an ninh quốc phòng Đất đai bao gồm yếu tố tự nhiên và chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, tâm lý huyện hội và ý thức sử dụng đất của mỗi con người Đất đai có giới hạn
về không gian nhưng vô hạn về thời gian sử dụng
Mác đã khẳng định: “Đất là kho tàng cung cấp cho con người mọi thứ cần thiết,
vì vậy trong quá trình sử dụng đất muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất thiết phải
có kế hoạch cụ thể về thời gian và lập quy hoạch về không gian.”
Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai thông qua các quy hoạch và
chiến lược phát triển, với mục tiêu hướng tới cao nhất là sử dụng hiệu quả, tiết kiệm
và bền vững các nguồn tài nguyên đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội
Việc Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn lãnh thổ; là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất… và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
Để phát huy tiềm năng sẵn có, hướng tới sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai và bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng và huyện An Lão trong những năm tới, cần thiết có những phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất đai Đây sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra phương án định hướng sử dụng đất đai bền vững, đồng thời giải quyết được các mâu thuẫn về quan hệ đất đai, làm cơ sở tiến hành giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, do vậy việc đánh giá thực trạng, biến động đất đai và định hướng sử dụng đất trên địa bàn huyện là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra Trước yêu cầu
đó, tác giả đã chọn thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và định hướng sử
Trang 12dụng đất đai huyện An Lão, thành phố Hải Phòng”
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiện
trạng sử dụng quỹ đất và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất định hướng sử dụng đất đai của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đến năm 2020
3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đề ra các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến khu vực nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất năm từ năm 2000- 2011 của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
- Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 –
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, thích nghi đất đai, định hướng sử dụng đất huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
- Đề xuất định hướng sử dụng đất đai phục vụ phát triển phát triển bền vững huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đến năm 2020
4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
Phạm vi khoa học: Nghiên cứu thực trạng và nguồn lực phát triển, đề xuất định hướng sử dụng đất cho khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 – 2020 với tiêu chí bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường (bền vững về môi trường), phát triển kinh
tế (bền vững về kinh tế) và đảm bảo công bằng xã hội (bền vững về xã hội)
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1.Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu phân tích hiện trạng và biến động
Trang 13sử dụng đất đai huyện An Lão làm cơ sở khoa học cho việc định hướng, quy hoạch
sử dụng đất trên địa bàn theo hướng phát triển bền vững
5.2 Ý nghĩa thực tiễn: Các đề xuất định hướng sử dụng đất đai sẽ là tài liệu
tham khảo cho các cơ quan quản lý trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của huyện An Lão nói riêng, thành phố Hải Phòng nói chung
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập tài liệu, số liệu:
- 6.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp:
- Phương pháp bản đồ và GIS:
- Phương pháp kế thừa:
- Phương pháp thống kê, so sánh:
- Phương pháp chuyên gia:
7 Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn
- Các văn bản, tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch sử dụng đất
- Luật Đất năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009; các văn bản quy phạm dưới luật quy định có liên quan đến quản lý, sử dụng đất:
- Các văn bản của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan đến quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố
- Các văn bản pháp lý của Hải Phòng về quản lý sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới:
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của địa bàn huyện An Lão:
- Báo cáo nhu cầu sử dụng đất của các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn huyện:
- Số liệu tổng hợp về tình hình hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn:
- Các quyết định phê duyệt các dự án có liên quan nằm trên địa bàn huyện:
- Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Bản đồ quy hoạch tổng thể thành phố Hải Phòng
- Tài liệu khoa học tham khảo: Các giáo trình cơ sở địa chính, hồ sơ địa chính,
hệ thống chính sách pháp luật đất đai,…
Trang 14- Tài liệu, số liệu của địa phương: Tài liệu chuyên ngành của các chuyên gia: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền (Trần An Phong chủ biên - NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1995), …
- Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế tại địa phương: Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai các năm 2000 đến 2010,…
8 Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn
gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
Chương 3: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện An Lão, thành phố Hải Phòng Chương 4: Đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng đất của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đến năm 2020
Trang 15h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ
2/ Nhóm đất phi nông nghiệp: bao gồm các loại đất:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
f) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;
g) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
Trang 16h) Đất nghĩa trang, nghĩa địa;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
j) Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ
3/ Nhóm đất chưa sử dụng: bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng
1.2 Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng đất
Quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất chịu tác động của tổ hợp các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội:
1.2.1 Các yếu tố tự nhiên
- Vị trí địa lý: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng đất Nơi
có vị trí thuận tiện về giao thông, gần các thành phố lớn thì việc đầu tư và tận dụng những nguồn lực đất đai, lao động cũng như khai thác tiềm năng đất đai sẽ có ưu thế hơn so với các khu vực xa trung tâm đô thị hoặc các vùng miền núi
- Yếu tố địa hình: Là một trong những yếu tố quyết định đến việc sử dụng
đất, đặc biệt đối với mục đích nông, lâm nghiệp Sự khác nhau giữa địa hình các vùng, khu vực dẫn đến sự khác nhau vế đất đai và khí hậu Từ đó ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cơ cấu các loại cây trồng Đối với đất phi nông nghiệp thì địa hình phức tạp sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho việc xây dựng công trình và thi công
- Điều kiện khí hậu, thuỷ văn: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sử
dụng đất cho mục đích sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người
Sự khác nhau về nhiệt độ giữa các vùng ảnh hưởng đến sự phân bố cây trồng và thực vật Cường độ chiếu sáng, thời gian chiếu sáng cũng tác động đến quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây trồng Lượng mưa nhiều hay ít có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nước tưới và giữ độ ẩm cho đất
Hệ thống sông suối, ao hồ có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức sử dụng đất đai, nhất là tại khu vực miền núi Chúng vừa là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới vừa là nơi tiêu nước khi có úng ngập
- Yếu tố thổ nhưỡng: Điều kiện thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến việc sử
dụng đất phục vụ cho mục đích phát triển nông nghiệp bởi vì mỗi loại cây trồng
Trang 17thích hợp với các loại đất và chất lượng đất nhất định Độ phì nhiêu của đất là yếu
tố tác động mạnh đến sinh trưởng của cây trồng và năng suất, sản lượng
- Thảm thực vật: Thảm thực vật là một yếu tố môi trường có vai trò rất quan
trọng Thảm thực vật bao gồm các vùng rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng sản xuất, đồng cỏ, cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm, Thảm thực vật tự nhiên
là yếu tố điều tiết khí hậu, chế độ nước của sông, suối, chế độ nhiệt, ẩm trong đất, chế độ nước ngầm Thảm thực vật còn là nguồn cung cấp lâm sản quý và là nguồn thức ăn quan trọng cho chăn nuôi gia súc Trong nhiều trường hợp, nó còn tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp, làm nơi du lịch, nghỉ mát cho nhân dân
- Tai biến thiên nhiên: Các hiện tượng bão, lũ, lụt, hạn hán, xói lở, trượt
lở, tác động mạnh và nhiều khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sử dụng đất
1.2.2 Các yếu tố kinh tế - xã hội
Bao gồm các yếu tố như dân số và lao động; mức độ tăng trưởng kinh tế; cơ cấu các ngành kinh tế và sự phát triển từng ngành; hiện trạng cơ sở hạ tầng; trình độ khoa học công nghệ; trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của người dân và chế độ chính trị xã hội (các chính sách về đất đai, chính sách môi trường, các yêu cầu về an ninh quốc phòng), Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, nhu cầu về đất cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng, nhất là đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng
Yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định đối với việc sử dụng đất Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định tiềm năng và mức độ thích hợp của đất đai đối với các mục đích sử dụng Còn việc sử dụng đất như thế nào được quyết định bởi sự năng động của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội,
kỹ thuật hiện có Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là sử dụng đất cho phát triển kinh
tế - xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường
1.3 Sử dụng đất hợp lí và bền vững đất đai
”Sử dụng hợp lý đất đai là sự sử dụng phù hợp với lợi ích của nền kinh tế trong tổng thể, đạt hiệu quả nhất đối với mục đích đặt ra trong khi vẫn đảm bảo tác động thuận với môi trường xung quanh và bảo vệ một cách hữu hiệu đất đai trong quá trình khai thác sử dụng” V.P Trôiski [14]
Trang 18Năm nguyên tắc chính đóng vai trò nền tảng của việc sử dụng đất bền vững [5]:
- Duy trì nâng cao sản lưởng (khả năng sản xuất)
- Giảm thiểu tối đa rủi ro trong sản xuất (An toàn)
- Bảo vệ tiềm năng tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa chất lượng đất đai (Bảo vệ)
- Có thể tồn tại về mặt kinh tế (khả năng thực hiện)
- Có thể chấp nhận về mặt xã hội (khả năng chấp nhận)
Khái niệm về tính bền vững của một hệ thống quản lý sử dụng đất đã được các nhà khoa học đưa ra, bao gồm 3 phương diện [5]: Bền vững về kinh tế (sử dụng đất phải cho năng xuất cao và tăng dần; chất lượng cao và giảm rủi ro; được thị trường chấp nhận), được sự chấp nhận của xã hội (đáp ứng được nhu cầu của người
sử dụng đất, thu hút lao động, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người dân) và bền vững về môi trường (giảm thiểu lượng đất mất hàng năm, ngăn chặn được sự thoái hóa, ô nhiễm đất, bảo vệ được môi trường sinh thái)
1.4 Nội dung và phương pháp đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Đánh giá nói chung là sự ước lượng vai trò, giá trị của các đối tượng nghiên cứu và tùy thuộc vào mục đích mà cùng một đối tượng có thể đánh giá bằng nhiều cách khác nhau Nói cách khác, nhiệm vụ đánh giá thường gắn với mục tiêu, đối tượng nghiên cứu cụ thể và từ đó có những chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh giá thích hợp
Tùy thuộc vào mức độ yêu cầu mà có thể phân chia đánh giá thành các hình thức sau:
- Đánh giá định tính: đánh giá định tính đã có từ lâu, từ những cảm nhận đơn
giản, chủ quan người ta phân chia thành các mức độ ”tốt, xấu” và ” nhiều, ít” , cho đến những phân tích, đánh giá một cách khoa học Như vậy, đánh giá định tính cũng
có hai mức độ là: định tính theo cảm tính của thời kỳ trước đây và định tính trên cơ
sở nhận định có tính khoa học trong giai đoạn hiện nay Đánh giá định tính là đánh giá tiềm năng hay mức độ thích hợp của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các mục đích sử dụng nhất định Kết quả đánh giá định tính thường không cụ thể thành các con số mà chủ yếu là đưa ra nhận xét
Trang 19- Đỏnh giỏ định lượng: Nếu khụng tiến hành đỏnh giỏ định lượng thỡ kết quả
nghiờn cứu sẽ phụ thuộc nhiều vào trỡnh độ hay kinh nghiệm của nhà nghiờn cứu và kết quả đỏnh giỏ sẽ thiếu khỏch quan, tớnh thuyết phục sẽ giảm Kết quả đỏnh giỏ định lượng thường được biểu diễn dưới dạng cỏc con số, giỏ trị cụ thể hoặc số lượng sản phẩm thu được
Qua xem xột cỏc hỡnh thức đỏnh giỏ ở trờn, đối với đỏnh giỏ hiện trạng sử dụng đất đai cần kết hợp cả hai phương phỏp đỏnh giỏ định tớnh và định lượng để làm rừ mức độ phự hợp, hạn chế trong khai thỏc, sử dụng và hiệu quả đối với cỏc mục đớch kinh tế, xó hội và bảo vệ mụi trường trờn lónh thổ nghiờn cứu
Như vậy, đỏnh giỏ hiện trạng sử dụng đất là việc phõn tớch để làm rừ hiện trạng sử dụng cỏc loại đất về mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu sử dụng đất và hiệu quả kinh tế, xó hội, mụi trường trong sử dụng đất đai Kết quả đỏnh giỏ là cơ sở cho việc xõy dựng định hướng quy hoạch sử dụng đất phục vụ phỏt triển kinh tế - xó hội
và bảo vệ mụi trường của địa phương trong giai đoạn tương lai
Để đỏnh giỏ hiện trạng sử dụng đất của một đơn vị lónh thổ hành chớnh, bao gồm hệ thống cỏc chỉ tiờu sau [5]:
1 Mức độ khai thỏc sử dụng quỹ đất: được xỏc định bằng tỷ lệ diện tớch đất
đang sử dụng so với tổng diện tớch tự nhiờn, thể hiện mức độ khai thỏc và tận dụng quỹ đất sử dụng cho cỏc mục đớch phỏt triển kinh tế - xó hội trờn địa bàn Chỉ tiờu này cũng phần nào phản ỏnh trỡnh độ sử dụng đất tại địa phương
2 Hệ số sử dụng đất: thường ỏp dụng để đỏnh giỏ mức độ khai thỏc sử dụng
đất sản xuất nụng nghiệp (đất trồng cõy hàng năm) và được tớnh theo cụng thức sau:
Diện tích đất gieo trồng cây hàng năm
Hệ số sử dụng đất (lần) =
Diện tích đất trồng cây hàng năm
3 Cơ cấu sử dụng đất đai theo mục đớch sử dụng và đỏnh giỏ mức độ hợp lý
về cơ cấu sử dụng đất đai so với yờu cầu phỏt triển kinh tế - xó hội và bảo vệ mụi trường của lónh thổ nghiờn cứu
4 Cơ cấu sử dụng đất đai phõn theo đối tượng sử dụng, quản lớ đất (cỏc tổ
chức; hộ gia đỡnh, cỏ nhõn; nước ngoài và liờn doanh với nước ngoài; UBND xó
Trang 20quản lý và sử dụng; các đối tượng khác)
5 Bình quân diện tích đất đai trên đầu người (bình quân diện tích đất tự
nhiên 870m2/người; diện tích đất sản xuất nông nghiệp 408m2/người; diện tích đất ở/hộ hoặc theo đầu người)
6 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất:
- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp: được xác định bằng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích với các chỉ tiêu chủ yếu bao gồm: tổng thu, tổng chi, giá trị hiện ròng (lợi nhuận), hiệu quả đồng vốn (tỷ suất lợi ích chi phí)
- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp (rừng trồng sản xuất) thể hiện qua giá trị khai thác lâm sản
- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất, kinh doanh: có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:
+ Mức độ thuận lợi về vị trí cho các mục đích sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ: được đánh giá bằng lợi nhuận theo vị trí đối với mục đích thương mại, dịch vụ và giảm chi phí đối với sản xuất công nghiệp
+ Mức đầu tư và thời gian hoàn vốn (đối với các công trình theo kiểu BOT)
- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất ở: được đánh giá thông qua giá trị đất ở và
mức độ sử dụng không gian (trên cùng một diện tích đất) cho mục đích ở nhằm tiết kiệm diện tích đất ở trong điều kiện quỹ đất của nước ta hạn chế
7 Hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội: được đánh giá bằng các chỉ tiêu:
+ Mức độ đáp ứng các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn lương thực, nâng cao đời sống của người dân, thu hút lao động, giải quyết việc làm
+ Mức độ phù hợp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của hiện trạng sử dụng đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng, thương mại, dịch vụ, giao
Trang 21thụng
8 Hiệu quả sử dụng đất về mặt mụi trường:
Để đỏnh giỏ hiệu quả mụi trường trong sử dụng đất sử dụng cỏc chỉ tiờu: Diện tích rừng
+ Độ che phủ (%) = _ 100%
Diện tích đất tự nhiên
+ Mức độ giảm thiểu thoỏi húa đất (xúi mũn, rửa trụi, ) và tỡnh hỡnh ỏp dụng
cỏc biện phỏp phũng ngừa, ngăn chặn
+ Mức độ giảm thiểu ụ nhiễm đất, ụ nhiễm nguồn nước, khụng khớ
1.5 Cơ sở khoa học của định hướng sử dụng đất
1.5.1 Đỏnh giỏ đất đai
“Đất đai” là một phần lónh thổ, cú thể là một vựng đất hay một khoanh đất,
một mảnh đất, một miếng đất nào đú xỏc định về mặt vị trớ, hỡnh thể, diện tớch với
cỏc tớnh chất tự nhiờn như đặc tớnh thổ nhưỡng, điều kiện địa chất, thuỷ văn, chế độ
ẩm, ỏnh sỏng, thực vật,
Đất đai tại mỗi khu vực mang những đặc tớnh khỏc nhau, nờn mỗi loại đất chỉ
phự hợp nhất với một loại hỡnh sử dụng, với loại hỡnh khỏc hiệu quả sẽ kộm hơn
Chớnh vỡ thế cho nờn cần phải tiến hành đỏnh giỏ, định hướng sử dụng đất để cho
mỗi vị trớ một loại sử dụng hợp lý, hay núi cỏch khỏc là nghiờn cứu để xỏc định ý
nghĩa, mục đớch của từng phần lónh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất
định
Đỏnh giỏ đất đai là quỏ trỡnh so sỏnh, đối chiếu những tớnh chất vốn cú của
vạt/khoanh đất cần đỏnh giỏ với những tớnh chất đất đai mà loại yờu cầu sử dụng đất
cần phải cú [FAO, 1976]
Trong đỏnh giỏ đất, vựng nghiờn cứu được chia thành cỏc đơn vị bản đồ đất
đai là những khoanh/vạt đất được xỏc định trờn bản đồ với những đặc tớnh và tớnh
chất đất riờng biệt như chế độ nhiệt, độ dốc, loại đất, địa hỡnh, chế độ tưới tiờu, [5]
Đỏnh giỏ đất đai là quỏ trỡnh đoỏn định tiềm năng của đất cho một hoặc một số
loại hỡnh sử dụng đất được đưa ra để lựa chọn [5] Là xỏc định mức độ phự hợp của
cỏc đơn vị đất đai đối với đối tượng quy hoạch phỏt triển; là đối chiếu nhu cầu sinh
Trang 22thỏi của loại hỡnh sử dụng với cỏc đặc trưng và chất lượng đất đai Kết quả của đỏnh giỏ đất đai sẽ là tài liệu quan trọng trong quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyờn đất
Đỏnh giỏ đất đai nhằm trả lời cỏc cõu hỏi sau:
- Khu vực đất nào phự hợp nhất cho một loại hỡnh sử dụng đó được xỏc định?
- Đối với một khu đất nhất định thỡ loại hỡnh sử dụng đất nào là phự hợp nhất?
FAO đưa ra cỏc bước đỏnh giỏ đất đai như sau [5]:
2) Thu thập tài liệu
3 Xác định loại hình SDĐ
4) Xác định đơn vị đất
đai
5) Đánh giá khả năng thích
hợp
6) Xác định hiện trạng KT-XH và môi tr-ờng
8) Quy hoạch sử dụng đất 7) Xác định loại hình SDĐ Thích hợp nhất 1)Xác định mục tiêu
8) Quy hoạch sử dụng đất
9) á p dụng của việc đánh giá
Hỡnh 1.2 Khỏi quỏt cỏc bước đỏnh giỏ đất đai theo FAO [5]
1.5.2 Định hướng sử dụng đất
Đỏnh giỏ đất đai là cơ sở khoa học cho việc định hướng sử dụng đất Nếu xột
về bản chất thỡ phải dựa trờn quan điểm coi đất đai là đối tượng của cỏc mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất đai (cỏc mối quan hệ đất đai), và việc đề xuất định hướng tổ chức sử dụng đất như “tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn liền với phỏt triển kinh tế- xó hội
Định hướng sử dụng đất phải được thể hiện đồng thời về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ (mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo mục đớch nhất định), hợp lý (đặc điểm tớnh chất tự nhiờn, vị trớ, diện tớch phự hợp với yờu cầu và
mục đớch sử dụng), khoa học (ỏp dụng thành tựu khoa học- kỹ thuật và cỏc biện
Trang 23pháp tiên tiến) và có hiệu quả cao nhất (đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế- xã hội- môi trường), thông qua việc định hướng phân bố quỹ đất đai (khoanh định cho
các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội,
tạo điều kiện bảo vệ đất và môi trường
Trong quá trình sử dụng đất, không tránh khỏi sự lãng phí, chuyển đổi mục đích bừa bãi nhất là chuyển từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp (có rừng) sang đất xây dựng, đất khai thác, gây ra sự giảm sút của quỹ đất, lãng phí nguồn tài nguyên sinh vật vốn tồn tại sẵn trên đó Định hướng sử dụng đất ở đây sẽ là biện pháp hữu hiệu giúp các cơ quan có thẩm quyền có cơ sở khoa học nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông, lâm nghiệp, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, kinh tế- xã hội và bất ổn về chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
Nhiệm vụ của công tác đánh giá, định hướng sử dụng đất đai đối với mỗi quốc gia, từng vùng trong cả nước (về không gian) và ở các giai đoạn lịch sử khác nhau (về thời gian) rất khác nhau Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ cụ thể của công tác đánh giá, định hướng sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính là:
- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai, đặc biệt là đất chưa sử dụng; đề xuất phương hướng, mục tiêu trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất (dựa trên cơ sở dự báo biến động sử dụng đất đai, nhu cầu đất của các ngành kinh tế quốc dân, khả năng đáp ứng về số lượng và chất lượng đất đai)
- Xử lý, điều hoà nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, đưa ra chỉ tiêu khống chế để quản lý vĩ mô đối với từng loại sử dụng đất đai
- Đề xuất định hướng phân phối hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, điều chỉnh
cơ cấu và phân bố sử dụng đất đai
- Đề xuất định hướng tổ chức một cách hợp lý việc khai thác, cải tạo, bảo vệ đất đai
Trang 24Đánh giá, định hướng sử dụng đất đai sẽ là cơ sở để xây dựng và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đai các chuyên ngành hoặc các khu vực dựa trên bảng cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, và ranh giới được hoạch định cho từng khu vực
1.5.3 Tình hình nghiên cứu về đánh giá đất đai ở nước ngoài và trong nước
Đánh giá về mặt tự nhiên của đất đai nhằm xác định tiềm năng và mức độ thích hợp của đất đai đối với các mục đích sử dụng đất cụ thể
Đánh giá đất đai về mặt kinh tế là đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của một loại sử dụng đất nhất định
Có 3 phương pháp cơ bản đánh giá đất đai [5]:
Đánh giá đất theo định tính, chủ yếu dựa vào sự mô tả và xét đoán
Đánh giá đất theo phương pháp thông số
Đánh giá đất theo định lượng, dựa trên mô hình mô phỏng định hướng
Một số quan điểm và nội dung nghiên cứu đánh giá đất của một số nước trên thế giới:
+ Ở Liên Xô cũ: Theo quan điểm của Nga (Liên Xô cũ) đánh giá đất xuất
phát từ quan điểm phát sinh thổ nhưỡng của Đocutraev, trường phái này cho rằng: đánh giá đất đai trước hết phải xem xét loại đất (thổ nhưỡng) và chất lượng tự nhiên của đất, đó là những chỉ tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy Nội dung đánh
giá đất bao gồm đánh giá chung về đất dựa trên những tính chất tự nhiên của đất,
lấy năng suất và hiệu quả kinh tế của cây trồng làm tiêu chuẩn để so sánh Phương pháp này tuân theo một nguyên tắc là các yếu tố đánh giá phải ổn định và dễ dàng phân biệt, quá trình đánh giá được thực hiện bằng cách cho điểm các yếu tố phát sinh và các tính chất đất dựa trên cơ sở thang điểm chuẩn đã thống nhất
Trang 25Hệ thống các chỉ tiêu chủ yếu dùng trong đánh giá đất gồm:
- Tính chất thổ nhưỡng và nông hoá của đất
- Năng suất cây trồng
- Sản lượng và tổng giá trị sản lượng
- Lợi nhuận thuần tuý
- Thu nhập chênh lệch
- Hoàn vốn chi phí
Qui trình đánh giá đất của Nga được thực hiện theo 3 bước:
- Bước 1: Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng theo các tính chất tự nhiên và được thể hiện bằng thang điểm
- Bước 2: Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai
- Bước 3: Đánh giá kinh tế đất bằng cách sử dụng các chỉ tiêu như năng suất, thu nhập thuần, chi phí hoàn vốn và thu nhập chênh lệch
+ Ở nhiều nước Châu Âu:
Phổ biến 2 hướng: Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng sản xuất của đất và nghiên cứu các yếu tố kinh tế - xã hội nhằm xác định sức sản xuất thực tế của đất đai
+ Ở Ấn Độ và Châu Phi: Thường áp dụng phương pháp tham biến, biểu thị
mối quan hệ của các yếu tố dưới dạng phương trình toán học Kết quả phân hạng đất cũng được thể hiện ở dạng % hoặc cho điểm
+ Theo quan điểm của FAO:
Theo FAO, mức độ thích hợp chính là số đo chất lượng của một đơn vị đất đai đảm bảo tốt đến mức nào nhu cầu của các loại hình sử dụng đất, được đánh giá cho mỗi loại hình sử dụng đất hữu hiệu và mỗi đơn vị đất đai được xác định
Trang 26Phương pháp này dựa trên cơ sở nhân tố sinh thái tối thiểu, đất đai có thể được xem xét ở điều kiện hiện tại hoặc tương lai sau cải tạo
Trong đánh giá đất đai phải xem xét trên phạm vi rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, tự nhiên, kinh tế và xã hội Đặc điểm đánh giá đất đai của FAO là những tính chất đất đai có thể đo lường hoặc ước lượng được Những tính chất đó được đối chiếu với yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây trồng cụ thể Cần thiết phải có
sự lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thích hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của khu vực nghiên cứu Đánh giá phân hạng đất đai không chỉ dựa vào chất lượng đất mà còn dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường
Phương pháp đánh giá đất của FAO dựa trên cơ sở phân hạng đất thích hợp,
cơ sở của phương pháp này là sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn với phân tích các khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu
Theo FAO, khả năng thích hợp đất đai là sự phù hợp của một đơn vị đất đai đối với một loại hình sử dụng đất được xác định Đất đai có thể được xem xét ở điều kiện hiện tại hoặc trong tương lai sau khi cải tạo, thông thường dựa vào nhân
tố hạn chế nhất trong các tính chất đất để chia ra thành các mức độ: rất thích nghi S1, thích nghi trung bình S2, kém thích nghi S3 và không thích nghi N
Ở trong nước:
Theo hướng nghiên cứu này ngoài các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
ra, ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Năm 1984, Tôn Thất Chiểu và nhóm nghiên cứu đã dựa vào nguyên tắc phân loại khả năng đất đai của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình để phân hạng đất khái quát toàn quốc ở tỷ lệ 1:500000 Trên đó bao gồm 7 nhóm: Đất đai được phân lập cho sản xuất nông nghiệp (4 nhóm), cho lâm nghiệp (2 nhóm) và mục đích khác (1 nhóm)
Cuối thập kỷ 80, Việt nam bắt đầu nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá sử dụng đất thích hợp của FAO Song chỉ đánh giá các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thủy văn, tưới tiêu và khí hậu nông nghiệp)
Trang 27Năm 1993, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá đất đai trên cả 9 vùng sinh thái của cả nước ở tỷ lệ bản đồ 1:250000 Kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng và khẳng định việc vận dụng nội dung phương pháp đánh giá đất của FAO theo tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp
Năm 1995, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã xây dựng tài liệu
”Đánh giá đất và đề xuất sử dụng tài nguyên đất phát triển nông nghiệp bền vững ” giai đoạn 1996-2010
Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã đánh giá, phân lãnh thổ nghiên cứu thành các địa tổng thể làm cơ sở cho việc đánh giá và quy hoạch phát triển cây trồng như: Phạm Hoàng Hải; Nguyễn Cao Huần; Nguyễn Ngọc Khánh; Phạm Quang Anh; Trương Quang Hải; Phạm Quang Tuấn, Trần Văn Tuấn , đánh giá phân hạng đất đai: FAO; Trần An Phong;… Các công trình nghiên cứu này đang được ứng dụng trong đánh giá, quy hoạch lãnh thổ cho việc phát triển kinh tế
xã hội bền vững Các nhà khoa học cho rằng, công tác đánh giá đất đai phải được dựa trên những quan điểm tổng hợp, các nguyên tắc và phương pháp phù hợp với đặc điểm của lãnh thổ nghiên cứu Việc đánh giá đất đai, ngoài việc xác định quỹ tài nguyên đất, còn xác định chức năng tự nhiên và kinh tế- xã hội của từng đơn vị đất đai Các dữ liệu đầu vào cho bước đánh giá đất đai bao gồm đặc tính của các đơn vị đất đai, nhu cầu sinh thái của các loại hình sử dụng đất, còn đầu ra là kết quả đánh giá mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với từng loại hình sử dụng đất cụ thể làm cơ sở vững chắc cho công tác quy hoạch sử dụng đất hợp lý
1.6 Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Các quan điểm nghiên cứu
Quan điểm lịch sử:
Đối với một đơn vị đất đai, hướng sử dụng và khai thác tiềm năng trong đơn
vị đất đai đó được quy định bởi một quá trình sản xuất lâu dài của con người Sự thay đổi hướng sử dụng phụ thuộc vào sự phát triển của nhận thức, sự thay đổi thể chế chính trị, thay đổi quan hệ và phương thức sản xuất,
Sự hình thành sử dụng đơn vị đất đai là kết quả tác động tương hỗ giữa các
Trang 28hợp phần tự nhiên và con người theo thời gian và không gian Việc nghiên cứu lịch
sử phát triển sử dụng đất đai khu vực nghiên cứu tạo cơ sở vững chắc cho mục tiêu cuối cùng của quá trình nghiên cứu: đánh giá đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất
Quan điểm hệ thống:
Khi tiến hành nghiên cứu đánh giá đất đai cần đặt lãnh thổ nghiên cứu trong một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh cả về tự nhiên và xã hội Các dạng tài nguyên thiên nhiên có trong khu vực đều có sự tương tác lẫn nhau để tạo thành một
hệ thống đầy đủ về cấu trúc và chức năng Giữa các thành phần và bộ phận cấu tạo nên hệ thống đều có những mối tương tác qua lại qua các dòng vật chất, năng lượng
và thông tin Khi một thành phần hay bộ phận nào đó bị tác động thì kéo theo sự thay đổi dây chuyền của các thành phần khác
Quan điểm tổng hợp:
Theo quan điểm tổng hợp, phải nghiên cứu đất đai trong mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố khác trong lãnh thổ, đó là các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật và các tác động của con người Do đó, khi đánh giá đất đai thì phải nghiên cứu đầy đủ các mối liên hệ chứa đựng bên trong nó, những mối quan hệ qua lại giữa các thành phần tạo thành đơn vị đất đó Thường trong tư liệu về cơ sở lý luận của khoa học địa lý, tính tổng hợp được xem xét dưới hai góc độ khác nhau:
- Tổng hợp với nghĩa là nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên với quy luật phân hoá của chúng cũng như mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các hợp phần của tổng thể địa lý
- Tổng hợp là sự kết hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng
bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần của tổng thể lãnh thổ tự nhiên, đồng thời phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thổ địa lý
Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đã trở thành phổ biến và áp dụng rộng rãi trong tất cả các hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường Phát triển bền vững được xác định ngay từ khi bắt đầu tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội Phát triển kinh tế-
xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường để đảm bảo rằng việc khai thác tài
Trang 29nguyên và phát triển sản xuất đó đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của hiện tại
mà vẫn đảm bảo cho thế hệ tương lai Do đó, trong đề xuất định hướng sử dụng đất cần phải cân nhắc tính toán, phân tích một cách tổng hợp, toàn diện các đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên trên quan điểm lịch sử, hệ thống, tổng hợp với các mục đích phát triển kinh tế-xã hội gắn liền bảo vệ môi trường
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện, đề tài đã kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại Những phương pháp chính được sử dụng để thực hiện đề tài là:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập và xử lý tài liệu, số liệu
thống kê, nhằm đối chiếu, thu thập thông tin, kiểm tra kết quả nghiên cứu, khẳng định các nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến quy luật phân bố và phát triển của đối tượng, hiện tượng nghiên cứu
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn: Cơ sở của phương pháp là tiếp cận
với người dân và lãnh đạo các cấp và các sở, phòng ban có liên quan ở khu vực nghiên cứu để thu thập các thông tin cần thiết nhằm cung cấp các thông tin nhanh
về khía cạnh cần quan tâm, hiểu được đặc điểm khu vực nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Xử lý các số liệu thu thập được Tổng
hợp, phân tích số liệu và đánh giá hiệu quả sử dụng đất
- Phương pháp bản đồ nhằm khẳng định tính không gian, tính lãnh thổ của
các dữ liệu địa lý về toạ độ địa lý về quy luật phân bố và mối tương quan giữa các yếu tố nội dung nghiên cứu Phương pháp bản đồ là phương pháp không thể thiếu khi nghiên cứu địa lý và nó được sử dụng ngay từ đầu cho đến khi kết thúc
- Phương pháp hệ thông tin địa lý là phương pháp cho phép xử lý, phân tích
các dữ liệu, xây dựng và đưa ra mô hình sử dụng đất ở các mức độ chi tiết khác nhau
Trang 30CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN AN
An đang được phát triển thành quận thương mại và dịch vụ nên An Lão có lợi thế
để phát triển toàn diện Huyện An Lão có toạ độ địa lý :
Kinh độ: Từ 106027’30” đến 106041’15”
Vĩ độ từ 20042’30” đến 20052’30”
- Phía Bắc An Lão giáp huyện An Dương
- Phía Nam giáp huyện Tiên Lãng
- Phía Đông giáp quận Kiến An
- Phía Đông Nam giáp Kiến Thuỵ
- Phía Tây và Tây Bắc giáp hai huyện Thanh Hà và Kim Môn thuộc tỉnh Hải Dương
Cơ cấu hành chính huyện An Lão gồm15 xã và 2 thị trấn
Với vị trí địa lý như trên và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, thành Phố Hải Phòng đồng thời và
có nhiều cơ hội lớn trong việc tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư nước ngoài
Trang 31để thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế xã hội của Huyện phát triển trên địa bàn như : công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ
2.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Huyện An Lão có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 5m thấp nhất từ 0,5-1 m so với mặt nước biển Xen vào đó là một dãy núi trải Tây bắc xuống Đông Nam, với nhiều điểm cao trên 100m và trong đó có Núi Voi với diện tích 300 ha nằm ở xã An Tiến và Trường Thành là một khu di tích lịch sử có giá trị văn hoa và du lịch rất cao
3 Dạng địa hình bằng phẳng phân bố ở hầu hết các xã có độ cao từ 33 10m so với mực nước biển, độ dốc nền địa hình từ 10-100m
- Dạng địa hình thấp trũng gồm các khu vực ruộng trũng và các ao hồ xen kẽ
có độ cao <1,00 m so với mặt nước biển, nên thường bị ngập nước phân bố nhiều nhất ở xã Chiến Thắng, Bát Trang, Tân Dân, Trường Thọ , ít nhất Quốc Tuấn và Thị Trấn An Lão
2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết
Huyện nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ không khí trung bình năm là 23,80
+ Lượng bốc hơi hàng năm bình quân 700ml, trong tháng khô hanh chế độ nước mất cân bằng, lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nên sẩy ra khô hạn, thiếu nước
+ Lượng mưa bình quân cả năm là 1.740 mm (số đo trung bình từ 1965 - 1995) Lượng mưa trung bình hằng năm là: 1.820 mm
Trang 32+ Mùa mưa (tháng 5 - tháng 10) lượng mưa chiếm 80 - 90% lượng mưa cả năm tập trung vào các tháng 6, tháng 7, tháng 8 Lượng mưa trung bình /tháng thời gian này là trên 400mm, cao nhất 683,3 mm(1995) Mùa khô (tháng 10 đến tháng 3 năm sau), đầu mùa khô thường hanh, cuối mùa ẩm ướt và có mưa phùn từ tháng 2 - tháng 4
+ Lượng mưa trung bình thấp nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2,
số đo trung bình là 20 mm
+ Tổng số ngày nắng 150 - 160 ngày/năm, tháng 5 và tháng 7 có giờ nắng cao nhất là 188 giờ/tháng
+ Huyện An Lão chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính:
Gió mùa Đông Bắc vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) tốc độ gió trung bình là 2,2 m/s
Gió Đông Nam vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, vận tốc gió trung bình 2,5 m/s Mùa mưa luôn biến động do ảnh hưởng của bão, lũ, dòng triều Gió mang nhiều hơi nước Tốc độ trung bình trong năm từ 1,7 - 4 m/s cực đại đạt 20 - 25 m/s vào mùa mưa bão
+ Bão lũ thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9, bình quân 3 - 5 trận/ năm Bão kèm theo mưa lớn, gió mạnh, gió giật gây lụt lội Nước dâng cao nhất là khi triều cường Huyện An Lão rất nhạy cảm với bão lụt do bao bọc trực tiếp bởi hệ thống Sông Thái Bình (Văn Úc, Lạch Tray, Đa Độ) và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều
2.1.1.4 Thuỷ văn
Hệ thống sông ngòi của huyện đều thuộc hệ thống sông Thái Bình Nguồn nước ngầm rất hạn hẹp Mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của huyện đều nhờ nguồn nước mặt của hệ thống 3 con sông chính: Sông Lạch Tray, sông Văn
Úc, sông Đa Độ
* Sông Văn Úc chảy qua huyện có chiều dài 17 km/tổng chiều dài 48,9 km,
là sông nhánh cấp II của sông Thái Bình nhận nước từ sông Gùa, sông Rạng tỉnh Hải Dương chảy qua ngã 3 Kinh Đồng thôn Quán Trang xã Bát Trang huyện An Lão, tại đây có phân lưu về hướng Bắc là sông lạch Tray Sông Văn Úc từ xã Bát
Trang 33Trang đến xã Quang Trung chảy quanh co, uốn khúc, phân ranh giới giữa tỉnh Hải Dương và Hải Phòng Sông chảy qua giữa các xã Quốc Tuấn , Tân Viên, Chiến Thắng, An Thọ và là giáp ranh giữa bên tả là huyện là An Lão và bê hữu là huyện Tiên Lãng Văn Úc là con sông lớn chịu ảnh hưởng nước sông Thái Bình chảy xuống và nước từ sông Hồng, qua sông Luộc, sông Mới, sông Mía đổ vào hợp lưu vùng xuôi ra cửa Văn Úc - Đồ Sơn
Hai sông Văn Úc, Lạch Tray qua địa phận huyện An Lão nối liền An Lão với thành phố Cảng là tuyến đường sông quan trọng, đi ra biển và vào vùng châu thổ sông Hồng, đồng thời cùng với sông Đa Độ hàng năm bồi đắp phù sa tăng độ màu cho đất và cung cấp nguồn nước ngọt tưới tiêu cho nội đồng huyện An Lão và 9 xã huyện An Dương và phục vụ đời sống nhân dân thành phố
2.1.2 Các nguồn tài nguyên
2.1.2.1.Tài nguyên đất
An Lão là huyện đồng bằng thuộc đồng bằng sông Hồng, có đồi núi và có địa hình địa mạo đa dạng so với các huyện khác của Hải Phòng Hiện nay theo số liệu thống kê đất đai năm 2010 An Lão có tổng diện tích tự nhiên là 11.506,43 ha
Do được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi dày đặc, được sự bồi đắp phù sa liên tục của sông Đa Độ đã làm giảm mức độ chua, mặn, diện tích đất chua, mặn chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nông nghiệp Nguồn nước ngọt của sông Đa Độ tưới tiêu cho nội đồng trên phạm vi toàn huyện, cùng hệ thống thuỷ lợi được xây dựng khá đồng bộ đã làm giảm mức độ chua mặn thấp hơn so với các huyện khác của Hải Phòng Đây là yếu tố rất thuận lợi cho canh tác ruộng 3 vụ, 2 vụ và tương lai là cơ
sở để phát triển các vùng cây công công nghiệp tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản
Đất đai của An Lão được hình thành do sự bồi tụ phù sa của các nhánh của sông Thái Bình (gồm 3 sông chính là sông Văn Úc, Lạch Tray, Đa Độ) bao gồm:
+ Đất phù sa được bồi hàng năm (P), có diện tích khoảng 3.400 ha, phân bố
ở hầu hết các xã, trên địa hình vàn, vàn cao Đất có thành phần cỏ giới trung bình, hàm lượng dinh dưỡng khá Đây là loại đất tốt, được sử dụng canh tác nhiều vụ trong năm, trồng lúa, rau màu cho năng xuất cao
Trang 34+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, có diện tích khoảng 1.300 ha, phân
bố ở hầu hết các xã trên địa hình cao vàn Thành phần cơ giới trung bình hoặc nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng khá Đất này có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, có khả năng trồng cây ăn quả (cây vải) cho giá trị kinh tế cao, tập trung lớn ở một số xã : Bát Trang, Trường Thọ
2.1.2.2 Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt : Nguồn nước mặt gồm:
+ Lượng nước trong hệ thống sông ngòi huyện An Lão và đều thuộc hệ thống sông Thái Bình mà chủ yếu là 3 con sông: Đa Độ, Sông Cung - Khúc Giản, sông Cầu Sẽ, sông Cầu Nghệ Trong đó sông Đa Độ có vị trí quan trọng nhất nó cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và tưới tiêu ruộng đồng An Lão, huyện Kiến Thuỵ Thành Phố Hải Phòng và 9 xã của huyện An Dương
Mùa mưa lưu lượng nước các sông rất lớn, ở các sông lớn dòng chảy chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều, nên một lượng nước lớn không thoát kịp thường gây lên tình trạng úng ngập cục bộ trên diện tích lớn đất nông nghiệp Ngoài các con sông lớn tự nhiên bao quanh, huyện còn một hệ thống kênh mương dày đặc, rất thuận lợi cho việc tưới tiêu, giao thông đường thuỷ, cung cấp phù sa cho đồng ruộng
Vận tốc lưu lượng các con sông biến đổi theo mùa và chu kỳ thuỷ triều, mùa khô không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và tưới tiêu Mùa mưa bão, do các con sông của An Lão đổ ra biển theo dạng uốn khúc, đã hạn chế phần nào việc thoát nước, gây ra tình trạng úng ngập hàng năm Do đó, cần phải kè, đắp đê nạo vét hệ thống các con sông luôn luôn được chú trọng
2.1.2.3 Tài nguyên rừng
Huyện An Lão hiện có diện tích 115,14 ha rừng trong đó có 17,59 ha là rừng trồng sản xuất, 52,34 ha là đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 45,21ha loại cây chủ yếu là cây keo, bạch đàn, thông, tràm các loại cây trồng này chủ yếu cho mục đích bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên chống xói mòn, lở đất
2.1.2.4 Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản của huyện An Lão không có nhiều ngoài đá vôi và đất sét phong
Trang 35hóa, sét trầm tích ( khoảng 4,1 triệu m3) có thể phát triển làm vật liệu xây dựng ở quy mô vừa và nhỏ Hiện nay đã có nhà máy Gạch Gò Công thuộc xã An Tiến đang sản xuất gạch máy, gạch trang trí, gạch hoa, chế biến đá hoa các loại
2.1.2.5 Tài nguyên nhân văn
Hiện nay dọc các triền sông, khu di tích núi Voi, đền chùa, miếu đã để lại những dấu ấn của lịch sử hình thành và phát triển văn hoá cho đến ngày nay
Kết thúc chiến tranh, người dân An Lão bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới với đức tính cần cù, yêu lao động, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị cao, đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện và xuất khẩu
Phát huy truyền thống cách mạng, người dân trong huyện cần cù sáng tạo, các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân An Lão đã kiên cường, anh dũng vượt qua gian khổ, hy sinh làm nên thành tích rất đáng tự hào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đạt thành quả lớn trong lao động và sản xuất Đây là những thế mạnh và điều kiện thuận lợi cần được bảo vệ, phát triển trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện từ năm 2010 và những thời kỳ tiếp theo
An Lão có tuyến đường Quốc lộ 10, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (dự kiến 2013 hoàn thành đi vào sử dụng), đường tỉnh lộ 360, 354, 357, các đường huyện lộ 301, 302, 303, 304, 305, 306, 307, 308, 309, 402, 405, đường liên thôn, xã vừa có ảnh hưởng tốt tới phát triển kinh tế- xã hội xong cũng có tác động xấu tới môi trường, như các phương tịên giao thông cơ giới hoạt động đã thải ra môi trường khí bụi, chất thải độc hại trong quá trình cháy nhiên liệu và gây tiếng ồn làm
ô nhiễm không khí
Trang 36Bên cạnh đó, việc dùng các loại chất đốt dạng thô trong sinh hoạt của nhân
dân, nung gạch cùng chất thải trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
góp phần làm tăng thêm ô nhiễm môi trường Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử
dụng các chế phẩm hoá học để trừ sâu, diệt cỏ và phân hoá học không đúng quy
định gây ra ô nhiễm
Trong thời gian tới sẽ hình thành nhiều cụm công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp doanh nghiệp xí nghiệp ở các xã thì vấn đề khí thải công nghiệp, chất thải
công nghiệp được đặc biệt quan tâm Để giải quyết được những vấn đề đó các nhà
đầu tư và lãnh đạo cần có những giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ môi trường khỏi ô
nhiễm khí thải, nước thải công nghiệp, đây chính là hướng phát triển một nền kinh
tế toàn diện và bền vững
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế
- Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) là: 19,75% trong đó: Nông,
lâm, thuỷ sản tăng: 6,69%; Công nghiệp - xây dựng tăng: 24,75 %; Dịch vụ tăng: 25,70%)
- GDP bình quân đầu người : 12,78 triệu đồng
Bảng 2.4 Tốc độ tăng trưởng GDP huyện An Lão - thành phố Hải Phòng
(Theo số liệu báo cáo tại các năm 2007-2010 của UBND huyện An Lão)
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) An Lão có xu hướng tăng, từ
11,5% năm 2007, tăng lên 14,25% năm 2008, 15,5% năm 2009 và 19,75% năm
2010
Trang 372.2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bảng2.2 Cơ cấu kinh tế huyện An Lão - thành phố Hải Phòng
(Theo số liệu thống kê các năm 2007- 2010 của UBND huyện An Lão)
Nhìn chung, Kinh tế An Lão tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực Trong
đó tỷ trọng nông lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 44,86% năm 2007 xuống còn 44,28% năm 2010 Công nghiệp - xây dựng từ 36,54% năm 2007 lên 37,52% năm
2010 Dịch vụ 18,60% năm 2007 giảm còn 18,21% năm 2010
2.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.2.1 Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Trồng trọt: Tổng diện tích lúa gieo cấy trong năm 2011 thực hiện 9.962 ha,
bằng 103% kế hoạch thành phố giao Năng suất bình quân đạt 60tạ/ha/vụ, bằng 99,5% kế hoạch thành phố giao Sản lượng đạt 59.823 tấn, bằng 103,3% kế hoạch thành phố giao Huyện duy trì các vùng sản xuất lúa giống tại 15 xã, thị trấn với tổng diện tích 83 ha với sản lượng giống cả năm đạt 400 tấn
Diện tích trồng rau, đậu các loại đến nay đạt 720 ha, bằng 99,04% so cùng kỳ Diện tích cây công nghiệp đạt 80 ha, bằng 100% so cùng kỳ
Chăn nuôi: Tổng đàn lợn năm 2011 đạt 59.836 con, bằng 105,34% KH
Thành phố giao; trong đó lợn nái 13.368 con Tổng đàn trâu, bò đạt 1.483 con, bằng 92,69% KH Đàn dê 505 con, bằng 140,26% KH Tổng đàn gia cầm đạt 834.359con, bằng 111,46% KH Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, không có dịch bệnh phát sinh trên địa bàn Tiêm vacxin phòng chống bệnh cho 100% đàn gia súc; phòng bệnh dại cho 10.101 con chó, mèo nuôi, đạt 98,9% kế hoạch Tổng số trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện theo tiêu chí mới là 79 trại, 12 trang trại tổng hợp và 09 trang trại nuôi trồng thủy sản, kinh tế trang trại, gia trại ổn định và phát triển
Trang 38Thuỷ sản: Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện là 796 ha, bằng 100%
KH; sản lượng đạt 4.093 tấn, bằng 105,6% so cùng kỳ (khai thác 586 tấn, nuôi trồng 3.507 tấn) Tổ chức 15 lớp tập huấn kỹ thuật với hơn 500 lượt người tham gia
2.2.2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng
Giá trị sản xuất Công nghiệp - xây dựng trên địa bàn thực hiện 1.407.207
triệu đồng, bằng 111,58% so với năm 2010; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp do huyện quản lý ước đạt 84.000 triệu đồng, bằng 107,69% kế hoạch, tăng 15,06% so cùng kỳ Tính đến tháng 11/2011, trên địa bàn huyện có 197 doanh nghiệp thực hiện nộp thuế tại huyện Doanh thu 10 tháng đầu năm đạt 1.835,7 tỷ đồng, nộp ngân sách 11,13 tỷ đồng, chiếm 74,4% số thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Các mặt hàng công nghiệp chủ yếu: may mặc, da giầy, gạch đất nung, vật liệu xây dựng, máy nông nghiệp…
Tiểu thủ công nghiệp: Các làng nghề như: mây, tre đan, điêu khắc đá đang
khôi phục và từng bước phát triển
2.2.2.3 Khu vực kinh tế dịch vụ
Thị trường hàng hoá trên địa bàn huyện đa dạng, phong phú Tổng doanh thu ngành thương mại và dịch vụ năm 2011 đạt 588 tỷ đồng Tổ chức thành công Lễ hội Thương mại - ẩm thực trong dịp Lễ hội truyền thống Núi Voi; Hội chợ thương mại huyện An Lão năm 2011 Phê duyệt phương án chuyển đổi chợ Vườn Hồng, xã Bát Trang Thành lập đoàn liên ngành và tiến hành kiểm tra hoạt động của 93 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, đình chỉ 25/93 cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đăng ký giấy phép sản xuất kinh doanh, không đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường, nhất là các mặt hàng như xăng dầu, gas, điện tử, điện lạnh…; xử lý nghiêm các vi phạm về đăng ký kinh doanh, hàng hoá kém chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ Trong năm đã kiểm tra, xử lý hành chính 104/174 vụ, nhắc nhở cảnh cáo 70 vụ, thu phạt 90,5 triệu đồng Tịch thu tiêu hủy 245 mũ bảo hiểm không đúng tiêu chuẩn, tiêu hủy loại đồ chơi trẻ em do nước ngoài sản xuất, trị giá ước tính khoảng 20 triệu đồng
Ngân hàng CSXH: Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương thông qua các tổ
tiết kiệm và vay vốn là 1.350 triệu đồng, bằng 85% so cùng kỳ Tổng dư nợ ước đạt:
Trang 39146.677 triệu đồng, bằng 120% so cùng kỳ; trong đó nợ xấu chiếm 0,34% tổng dư
nợ, tăng 10% so cùng kỳ Doanh số cho vay ước thực hiện 40.493 triệu đồng với 5.657 hộ vay Đã cho 1.917 lượt hộ nghèo vay từ nguồn vốn vay hộ nghèo (bình quân
14 triệu đồng/hộ vay); cho vay giải quyết việc làm 202 dự án để phát triển kinh tế trang trại, tạo việc làm mới ổn định cho 400 lao động
Ngân hàng NN&PTNT: Hoạt động tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp, cho vay phục vụ phát triển kinh tế trang trại, gia trại, doanh nghiệp, dịch vụ thương mại trên địa bàn Tổng nguồn vốn huy động đạt 340 tỷ đồng Tổng dư nợ cho vay là 219 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, nợ xấu chiếm 1,5% tổng
dư nợ Phát hành thẻ 5.500 ATM, trong đó có 469 thẻ lập nghiệp Công tác hạch toán, thanh toán, chuyển tiền, phát hành thẻ đảm bảo an toàn
2.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
* Cơ cấu dân cư - lao động
Dân số Huyện An Lão tính đến ngày 31/12/2009 có 132.168 người, mật độ dân số trung bình là 1150 người/km2 , tỷ lệ dân số trung bình là 0.75%
+ Thành thị có tổng số dân là 11.461 (người), trong đó: thị Trấn An Lão có
tổng số dân: 4.098 (người); Thị trấn Trường Sơn có tổng số dân: 7.363 (người)
+ Nông thôn bao gồm một phần dân cư thị trấn Trường Sơn và 15 xã có tổng
số dân: 120.707 (người)
- Dân số trong độ tuổi lao động là 83.157 nghìn người chiếm khoảng 63% Lao động trong nông nghiệp là chủ yếu Lao động có trình độ văn hoá, trình độ nghề nghiệp thấp
- Công cụ lao động thô sơ, năng xuất lao động chưa cao
+ Thị trấn Trường Sơn: 2.046 người/km2
- Mật độ dân số tập trung thấp nhất : Xã Chiến Thắng:702 người/km2
Trang 40Bảng 2.3 Dân số và mật độ dân số các xã, thị trấn huyện An Lão
(km 2 )
Dân số (người)
Mật độ (người/km 2
(Theo số liệu thống kê năm 2010 của UBND huyện An Lão)
* Nhận xét hiện trạng dân số - lao động
- Dân số trong độ tuổi lao động cao, lao động nông nghiệp là chủ yếu, tuy nhiên đến nay dân số phi nông nghiệp tăng đáng kể
- Dân số tập trung đông tại 2 đô thị của huyện