Giới thiệu tổng quan hệ thống Quản lý tín dụng trong ngân hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kiến trúc hướng mô hình trong công nghệ phần mềm (Trang 68)

VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG

4.2. Giới thiệu tổng quan hệ thống Quản lý tín dụng trong ngân hàng

Hệ thống Quản lý tín dụng một trong nhiều module khác nhau thuộc Hệ thống phần mềm Core Banking của ngân hàng, với khả năng xử lý đa tệ và đa chi nhánh, hệ thống quản lý tín dụng thích ứng một cách linh hoạt với nhiều loại hình tín dụng (cho vay kinh doanh, cho vay tiêu dùng, bảo lãnh…), không chỉ là các sản phẩm chính mà rất nhiều sản phẩm phụ đi kèm… Sự linh hoạt trong việc định rõ các tính năng từng loại hình sản phẩm dịch vụ của hệ thống này sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của khách hàng, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh.

Các tác nhân chính tham gia hệ thống: - Người quản lý danh mục - Người quản lý hợp đồng vay

- Người phê duyệt

- Người quản lý Tài sản bảo đảm - Người quản lý thu nợ

- Người quản lý báo cáo - Người quản trị hệ thống.

Hình 4.1. Các tác nhân chính tham gia hệ thống “Quản lý tín dụng”

Các trường hợp sử dụng chính của hệ thống:

Dựa vào các nghiệp vụ cơ bản của hệ thống có thể nhóm các trường hợp sử dụng vào các gói sau: gói “Quản lý danh mục”, gói “Quản lý hợp đồng vay”, gói “Quản lý tài sản bảo đảm”, gói “Quản lý thu nợ”, gói “Quản lý báo cáo”, gói “Quản lý hệ thống”.

Hình 4.2. Biểu đồ tổng quan các gói nghiệp vụ của hệ thống “Quản lý tín dụng”

 Gói các trường hợp sử dụng “Quản lý Hợp đồng vay”:

Mô tả các tiến trình liên quan đến việc cho phép nhân viên tín dụng thực hiện công việc tạo lập hồ sơ Tín dụng nộp hồ sơ cho cấp phê duyệt và theo dõi các Hợp đồng đã được phê duyệt

 Các tác nhân tham gia bao gồm:

- Người Quản lý Hợp đồng vay

- Người phê duyệt

 Các trường hợp sử dụng bao gồm:

- Lập Hợp đồng vay - Phê duyệt Hợp đồng vay

- Lấy thông tin phản hồi của các Cấp phê duyệt - Hủy hợp đồng

- Theo dõi các lần giải ngân của hợp đồng (các khế ước) - Phê duyệt khế ước

- Nhận thông tin phản hồi của Cấp phê duyệt cho khế ước - Hủy khế ước

Hình 4.3. Gói các trường hợp sử dụng “Quản lý Hợp đồng vay”.

 Gói các trường hợp sử dụng “Quản lý tài sản bảo đảm”

 Các tác nhân tham gia bao gồm:

- Người Quản lý tài sản bảo đảm

 Các trường hợp sử dụng bao gồm:

- Định giá tài sản bảo đảm cho khoản vay - Lập biên bản định giá

- Giải chấp tài sản bảo đảm

 Gói các trường hợp sử dụng “Quản lý thu nợ”

 Các tác nhân tham gia bao gồm:

- Người Quản lý thu nợ.

 Các trường hợp sử dụng bao gồm: - Lập lịch thu nợ. - Thực hiện thu nợ - Hủy thu nợ - Thu phí - Tất toán hợp đồng

Hình 4.5. Gói các trường hợp sử dụng “Quản lý thu nợ”

 Gói các trường hợp sử dụng “Quản lý các báo cáo”:

Mô tả các tiến trình liên quan đến việc cho phép người lập báo cáo tùy chọn tổng hợp các báo cáo thống kê Hợp đồng vay theo một số tiêu chí như chi nhánh, loại tiền, sản phẩm vay, khoảng thời gian, v.v..

 Tác nhân tham gia:

- Người quản lý báo cáo

 Các trường hợp sử dụng:

- Báo cáo thống kê về Hợp đồng vay, theo các tiêu chí: Chi nhánh, loại tiền, loại sản phẩm vay, khoảng thời gian

- Báo cáo doanh số giải ngân, theo các tiêu chí: Chi nhánh, khách hàng, loại tiền, khoảng thời gian

- Báo cáo doanh số thu nợ theo các tiêu chí: Chi nhánh, khách hàng, loại tiền, khoảng thời gian.

Hình 4.6. Gói các trường hợp sử dụng “Quản lý báo cáo”

 Gói các trường hợp sử dụng “Quản lý các danh mục”:

Mô tả các tiến trình liên quan đến việc cho phép người được giao nhiệm vụ quản lý các danh mục thực hiện việc tạo lập và quản lý các danh mục thông tin phụ trợ cho việc lập Hợp đồng vay và giải ngân.

 Tác nhân tham gia:

- Người quản lý danh mục

 Các trường hợp sử dụng:

- Danh mục Chi nhánh - Danh mục Loại tiền - Danh mục sản phẩm vay

- Danh mục loại tài sản bảo đảm - Danh mục kỳ hạn .

- Danh mục các loại phí

Hình 4.7. Gói các trường hợp sử dụng “Quản lý danh mục”

 Gói các trường hợp sử dụng “Quản lý hệ thống”:

Cho phép quản lý và phân quyền các truy nhập hệ thống cho nhân viên, thực hiện chức năng sao lưu, khôi phục dữ liệu.

 Các tác nhân tham gia:

- Người quản lý hệ thống.

 Các trường hợp sử dụng:

- Đăng nhập hệ thống. - Quản lý người sử dụng.

- Quản lý sao lưu và khôi phục dữ liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kiến trúc hướng mô hình trong công nghệ phần mềm (Trang 68)