Thiết kế hệ thống con

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kiến trúc hướng mô hình trong công nghệ phần mềm (Trang 49)

HƢỚNG MÔ HÌNH 3.1 Phân tích kiến trúc hệ thống

3.3.2.4.Thiết kế hệ thống con

Trong phần thiết kế hệ thống con, người thiết kế sẽ xem xét các nhiệm vụ của hệ thống con ở mức chi tiết, bổ sung chi tiết các quan hệ cộng tác giữa các lớp cần thiết cho việc thực thi các nhiệm vụ của hệ thống con. Các bước thiết kế hệ thống con bao gồm: Phân phối ứng xử của hệ thống con cho các phần tử của hệ thống con và mô tả sự phụ thuộc của các hệ thống con.

Phân phối ứng xử của hệ thống con cho các phần tử của hệ thống con

Nhiệm vụ của hệ thống con được định nghĩa bởi các thao tác giao diện (Operation Interface) của hệ thống con đó. Các thao tác giao diện có thể được thực thi bởi các thao tác lớp nội bộ và các thao tác hệ thống con nội bộ.

Phân phối ứng xử của các hệ thống con cho các phần tử của hệ thống con là việc mô tả sự tương tác bên trong hệ thống con để làm rõ thiết kế nội bộ. Mục đích của việc này là để xác định các phần tử bên trong hệ thống con, xác định các lớp và các hệ thống con mới cần thêm vào để đáp ứng các yêu cầu ứng xử của hệ thống con.

Khi tạo ra các lớp và các hệ thống con mới cần xem xét nội dung và phạm vi hệ thống con để tránh làm ảnh hưởng đến các lớp tương tự trong các hệ thống con khác. Biểu đồ tương tác nội bộ hệ thống con nên chỉ ra chính xác các lớp gì cần để cung cấp giao diện, lớp gì cần để cung cấp các tính năng của hệ thống con và lớp nào gửi thông điệp ra ngoài hệ thống con.

Ví dụ: Hình 3.33 trình bày một ví dụ về các thành phần của một hệ thống con “Hê ̣ thống Quản lý hợp đồng” bao gồm giao diê ̣n thể hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ của hê ̣ thống con và phần thực thi các nhiê ̣m vu ̣ của hê ̣ thống con.

Hình 3.22. Ví dụ về các thành phần

của một hệ thống con “Hê ̣ thống Quản lý hợp đồng”

Mô tả sự phụ thuộc của các hệ thống con

Các hệ thống con có thể không đứng một mình mà cần sử dụng ứng xử của một phần tử thuộc hệ thống con khác hoặc một gói khác. Khi đó, mối quan hệ phụ thuộc này và các phần tử bên ngoài mà hệ thống con đó phụ thuộc vào cần được mô tả.

 Hệ thống con phụ thuộc vào một hệ thống con khác.

 Nếu một phần tử mà hệ thống con phụ thuộc nằm trong một hệ thống

con khác thì nên phụ thuộc thông qua giao diện hệ thống con đó, không nên phụ thuộc bản thân hệ thống con đó hoặc phụ thuộc trực tiếp phần tử của hệ thống con đó. Điều này cho phép các phần tử thiết kế được thay thế bởi một phần tử thiết kế khác nếu chúng cung cấp ứng xử tương tự. Nó cũng cho phép người thiết kế hoàn toàn thoải mái trong việc thiết kế ứng xử bên trong hệ thống con, miễn là nó cung cấp ứng xử ra bên ngoài chính xác.

 Nếu một phần tử mô hình tham chiếu trực tiếp đến một phần tử trong

một hệ thống con khác thì người thiết kế không thể tự do xoá phần tử đó hoặc phân phối lại ứng xử của phần tử này cho phần tử khác trong hệ thống con.

 Hệ thống con phụ thuộc vào một gói (package): Nếu phần tử hệ thống con

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kiến trúc hướng mô hình trong công nghệ phần mềm (Trang 49)