Thiết kế mô hình dữ liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kiến trúc hướng mô hình trong công nghệ phần mềm (Trang 62)

HƢỚNG MÔ HÌNH 3.1 Phân tích kiến trúc hệ thống

3.5. Thiết kế mô hình dữ liệu

Trong giai đoạn thiết kế ở trên, các thực thể của hệ thống ứng dụng đã được xác định. Các lớp thực thể này sẽ được ánh xạ thành các mô hình bảng dữ liệu trong mô hình dữ liệu (ở đây là theo mô hình dữ liệu quan hệ).

Ánh xạ các lớp thực thể thiết kế vào mô hình dữ liệu.

o Ánh xạ các lớp thực thể đã xác định trong phần thiết kế thành các mô

hình bảng dữ liệu trong mô hình dữ liệu quan hệ: - Mỗi dòng của bảng được xem như là một đối tượng,

- Mỗi cột trong một bảng tương ứng với một thuộc tính của lớp.

Ví dụ: Hình 3.34 nêu một ví dụ về việc ánh xạ lớp thực thể “DMKhachHang” đã xác định trong phần thiết kế thành bảng “DMKhachHang” trong mô hình dữ liệu quan hệ.

Hình 3.33. Ví dụ về việc chuyển đổi một lớp thực thể thiết kế thành một mô hình bảng dữ liệu trong mô hình dữ liệu

o Ánh xạ các mối quan hệ giữa các lớp thiết kế vào mô hình dữ liệu:

Mối quan hệ giữa các lớp thiết kế được thể hiện thành mối quan hệ giữa các bảng trong mô hình dữ liệu chủ yếu thông qua quan hệ khóa chính và khóa ngoại. Một khoá ngoại là một cột trong một bảng chứa giá trị khoá chính của đối tượng được kết hợp.

Ví dụ: Hình 3.35 trình bày một ví dụ về sự ánh xạ quan hệ kết hợp giữa hai lớp thiết kế “DMKhachHang” và “HopDongVay” thành mối quan hệ thông qua khoá chính và khoá ngoại giữa hai bảng “DMKhachHang” và “HopDongVay” trong mô hình dữ liệu. Cột MaKH là khóa ngoại được sinh ra do mối quan hệ 1 – nhiều giữa hai lớp thiết kế “DMKhachHang” và “HopDongVay”, cột MaCN là khóa ngoại được sinh ra do mối quan hệ 1 – nhiều giữa hai lớp thiết kế “DMChinhanh” và “HopDongVay”, cột MaLtien

là khóa ngoại được sinh ra do mối quan hệ 1 – nhiều giữa hai lớp thiết kế “DMLoaitien” và “HopDongVay”, cột MaSPV là khóa ngoại được sinh ra do mối quan hệ 1 – nhiều giữa hai lớp thiết kế “DMSPV” và “HopDongVay”

Hình 3.34. Ví dụ một sự ánh xạ quan hệ giữa các lớp

thực thể thiết kế thành quan hệ giữa các bảng trong mô hình dữ liệu  Phân phối ứng xử của lớp vào CSDL.

Mục đích của bước này là xác định các ứng xử của lớp có thể phân phối cho CSDL và thực thi bởi CSDL. Các ứng xử của các lớp được ánh xạ thành các thủ tục lưu trữ (các thủ tục, các trigger) bao gồm:

Các thao tác xử lý dữ liệu bền vững,

Các thao tác hỏi dữ liệu (query) được có bao hàm cả sự tính toán (ví dụ: tính giá trị trung bình),

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kiến trúc hướng mô hình trong công nghệ phần mềm (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)