Xác định các lớp phân tích của trƣờng hợp sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kiến trúc hướng mô hình trong công nghệ phần mềm (Trang 38)

HƢỚNG MÔ HÌNH 3.1 Phân tích kiến trúc hệ thống

3.3.1.2. Xác định các lớp phân tích của trƣờng hợp sử dụng

Xác định các lớp phân tích là việc xác định các lớp có khả năng thực hiện các ứng xử được mô tả trong trường hợp sử dụng. Các lớp phân tích bao gồm: các lớp biên, các lớp điều khiển, các lớp thực thể.

Hình 3.13. Tổng quan về các lớp phân tích  Xác định các lớp biên

Một lớp biên mô hình hoá sự tương tác giữa tác nhân với hệ thống. Sự tương tác bao gồm việc chuyển đổi và biên dịch các sự kiện và tập trung vào các thao tác và sự kiện phát sinh trong hệ thống.

Hệ thống được phát triển thường có 3 loại lớp biên như sau:

- Các lớp giao diện người sử dụng (User Interface Class): là trung gian giao tiếp giữa người sử dụng hệ thống và hệ thống được phát triển.

- Các lớp giao diện hệ thống (System Interface Class): là trung gian giao tiếp giữa hệ thống được phát triển với các hệ thống khác, và có nhiệm vụ quản lý các đối thoại với hệ thống bên ngoài.

- Các lớp giao diện điều khiển (Device Interface Class): cung cấp giao diện để nhận biết và điều khiển các thiết bị ngoại vi.

Ví dụ: Hình 3.14 trình bày ví dụ một lớp biên “HopDongVayForm” là trung gian giao tiếp giữa tác nhân “Người quản lý tín dụng” với trường hợp sử dụng “Quản lý Hợp đồng vay”.

Hình 3.14. Ví dụ một lớp biên “HopDongVayForm”  Xác định các lớp điều khiển

Lớp điều khiển thể hiện các hoạt động của hệ thống, quản lý các tác vụ và các luồng điều khiển chính và rẽ nhánh của hệ thống, mô hình hóa các ứng xử điều khiển cụ thể cho một hoặc nhiều trường hợp sử dụng.

Khi hệ thống thi hành trường hợp sử dụng, một đối tượng điều khiển được tạo ra và chúng mất đi khi trường hợp sử dụng tương ứng với chúng đã được thi hành.

Các lớp điều khiển cung cấp các ứng xử:

- Định nghĩa các logic điều khiển (sắp xếp thứ tự giữa các sự kiện) và các giao dịch trong một trường hợp sử dụng.

- Sử dụng hoặc bố trí các thông tin của các lớp thực thể có liên quan, và do đó cần kết hợp ứng xử của các lớp thực thể đó.

- Không thực thi theo một cách như nhau ở mỗi thời điểm được kích hoạt. Ví dụ: Hình 3.15 trình bày ví dụ một lớp điều khiển “HopDongVayControl” cung cấp các ứng xử của trường hợp sử dụng “Quản lý HopDongVay”.

Hình 3.15. Ví dụ một lớp điều khiển “HopDongVayControl”  Xác định các lớp thực thể

Chức năng chính của các lớp thực thể là lưu trữ và quản lý thông tin trong hệ thống. Các đối tượng thực thể (các trường hợp của lớp thực thể) được sử dụng để chứa và cập nhật thông tin về một số các hiện tượng như: một sự kiện, một người, hoặc một đối tượng thực sự tồn tại. Chúng thường bền vững, có các thuộc tính và các mối quan hệ cần thiết cho một giai đoạn dài, đôi khi cho cả vòng đời của hệ thống.

Ví dụ: Hình 3.16 trình bày ví dụ một lớp thực thể “HopDongVay” của trường hợp sử dụng “Quản lý HopDongVay” có chứa các thuộc tính.

Hình 3.16. Ví dụ một lớp thực thể “HopDongVay”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kiến trúc hướng mô hình trong công nghệ phần mềm (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)