1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2014

106 1,5K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 5,78 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Chăm sóc người bệnh (CSNB) là nhiệm vụ chính của người điều dưỡng. Tại các bệnh viện, điều dưỡng viên (ĐDV) là lực lượng không thể thiếu trong công tác CSNB. Người điều dưỡng đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ không an toàn từ môi trường bệnh viện. Người điều dưỡng có thể chăm sóc từ một đến nhiều người bệnh, phải theo dõi thường xuyên người bệnh nặng, cấp cứu; chăm sóc người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật và chăm sóc cho mọi đối tượng người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh. v.v… Điều này cho thấy vai trò quan trọng của người điều dưỡng khi thực hành chăm sóc, nếu ĐDV không có kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bệnh tốt hoặc không có đủ thời gian và phương tiện để thực hiện những công việc trên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chăm sóc và sự an toàn của người bệnh. Ngược lại nếu hoạt động chăm sóc điều dưỡng có chất lượng tốt sẽ giảm được thời gian nằm viện của người bệnh, giảm chi phí điều trị, chất lượng điều trị được nâng cao góp phần không nhỏ tới uy tín của bệnh viện. Trong xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế, chính phủ Việt Nam đã ký thỏa thuận khung về thừa nhận lẫn nhau với 10 quốc gia ASEAN về việc công nhận dịch vụ điều dưỡng trong khu vực. Để tăng cường chất lượng nguồn nhân lực điều dưỡng làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo và sử dụng nhân lực điều dưỡng có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu hội nhập của các nước trong khu vực, Bộ Y tế phối hợp với Hội Điều dưỡng Việt Nam đã xây dựng và ban hành Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam.[9] Bộ Chuẩn năng lực này được cấu trúc thành 03 lĩnh vực (Năng lực thực hành chăm sóc, năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp, và năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề nghiệp), 25 tiêu chuẩn và 110 tiêu chí. Năng lực thực hành chăm sóc gồm 15 tiêu chuẩn và 60 tiêu chí là lĩnh vực thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh và cộng đồng, vì vậy việc nâng cao năng lực thực hành chăm sóc sẽ có ảnh hưởng nhanh nhất đến chất lượng điều dưỡng tại các bệnh viện. Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác ĐD, hộ sinh (HS) giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020, Bộ Y tế khẳng định tồn tại hiện nay là chất lượng chăm sóc điều dưỡng chưa đáp ứng tốt các nhu cầu chăm sóc có chất lượng, nhân lực ĐD thiếu cả số lượng và chất lượng, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được các chuẩn năng lực nghề nghiệp đặc biệt là năng lực thực hành, kỹ năng giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh và cộng đồng[10]. Tại BVĐK tỉnh Bắc Ninh cũng như hầu hết các BV trong cả nước, việc đưa Bộ CNLCBCĐDVN vào áp dụng làm cơ sở đánh giá và phát triển năng lực ĐD chưa được thực hiện. Do vậy, nhà quản lý chưa thể xác định thực trạng năng lực của ĐD tại BV đạt đến đâu so với Bộ Chuẩn này? Những yếu tố nào có liên quan đến việc phát triển năng lực của điều dưỡng bệnh viện? Làm thế nào để nâng cao năng lực của ĐD bệnh viện? Từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Đánh giá thực trạng năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2014.

Trang 1

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA

KHOA TỈNH BẮC NINH NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

HÀ NỘI, 2014

Trang 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA

KHOA TỈNH BẮC NINH NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

HÀ NỘI, 2014

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU v

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Tổng quan về điều dưỡng 4

1.2 Chuẩn năng lực điều dưỡng và phương pháp đánh giá 7

1.3 Các nghiên cứu về đánh giá năng lực và các yếu tố liên quan của ĐD trên thế giới và ở Việt Nam 12

1.4 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh [1, 2] 17

KHUNG LÝ THUYẾT 20

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21

2.3 Thiết kế nghiên cứu 21

2.4 Phương pháp chọn mẫu 21

2.5 Phương pháp thu thập số liệu 22

2.6 Các biến số nghiên cứu 23

2.7 Tiêu chuẩn đánh giá 23

2.8 Phương pháp phân tích số liệu định lượng 25

2.9 Phương pháp phân tích số liệu định tính 25

2.10 Đạo đức trong nghiên cứu 25

2.11 Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục 25

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

3.1 Thông tin chung của ĐTNC 27

3.2 Mô tả và so sánh năng lực 34

3.3 Xác định một số yếu tố liên quan đến năng lực chung của ĐTNC 39

Trang 4

3.4 Các giải pháp nâng cao năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng 46

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 49

4.1 Năng lực thực hành chăm sóc trên các nhóm ĐTNC 49

4.2 Yếu tố liên quan đến năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng 50

4.3 Giải pháp nâng cao năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng 57

4.4 Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 57

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 60

CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC 66

Phụ lục 1: Các biến số nghiên cứu 66

Phụ lục 02: Hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo Bệnh viện 81

Phụ lục 03: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Trưởng phòng Điều dưỡng 83

Phụ lục 04: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Trưởng phòng Đào tạo & Chỉ đạo tuyến 84

Phụ lục 05: Hướng dẫn Thảo luận nhóm trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa 85

Phụ lục 06: Hướng dẫn thảo luận nhóm Điều dưỡng viên 87

Phụ lục 07: Phiếu phát vấn 88

Phụ lục 08 Hệ thống tổ chức bệnh viện 100

Phụ lục 09 Hoạt động chuyên môn bệnh viện năm 2011-2013 101

Phụ lục 10 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 102

Phụ lục 11 DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN 103

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Danh mục bảng

Bảng 3.1 Thông tin yếu tố cá nhân của đối tượng nghiên cứu 28

Bảng 3.2 Thông tin về đào tạo của điều dưỡng 29

Bảng 3.3 Công việc hiện tại của điều dưỡng 30

Bảng 3.4 Nhận thức với công việc của ĐTNC 31

Bảng 3.5 Sự hài lòng của điều dưỡng với công việc hiện tại 32

Bảng 3.6 Điểm trung bình các tiêu chuẩn năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng 34

Bảng 3.7 Điểm năng lực trung bình chung của điều dưỡng theo trình độ đào tạo 35 Bảng 3.8 Tỷ lệ điều dưỡng đạt các tiêu chuẩn năng lực thực hành chăm sóc 36

Bảng 3.9 Năng lực thực hành chăm sóc chung của điều dưỡng theo trình độ đào tạo ở 03 nhóm ĐTNC 38

Bảng 3.10 So sánh sự khác biệt năng lực theo trình độ đào tạo 38

Bảng 3.11 Mối liên quan các yếu tố cá nhân với năng lực 39

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa yếu tố đào tạo với năng lực 40

Bảng 3.13 Mối liên quan nhận thức công việc với năng lực 41

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa môi trường làm việc với năng lực 42

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa sự hài lòng với công việc và năng lực 43

Danh mục biểu đồ Biểu đồ 3.1 Trình độ chuyên môn của điều dưỡng theo bậc đào tạo 27

Biểu đồ 3.2 Phân bố sự hài lòng chung của điều dưỡng theo trình độ đào tạo 33

Trang 7

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh là bệnh viện tuyến tỉnh hạng II, đang phấnđấu đến năm 2015 trở thành bệnh viện hạng I, quy mô 1000 giường bệnh Việc pháttriển quy mô và phân hạng bệnh viện phải đi song song với cao chất lượng khámbệnh và chữa bệnh Năng lực của điều dưỡng là yếu tố quan trọng đóng góp vàoviệc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt trong đó là năng lực thực hànhchăm sóc của điều dưỡng có tác động trực tiếp và nhanh nhất đến người bệnh Đểtìm hiểu thực trạng và tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực thực hành chăm sóccủa điều dưỡng tại Bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá thực trạngnăng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninhnăm 2014” với hai mục tiêu: (1) Đánh giá năng lực thực hành chăm sóc của điềudưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2014 bằng bộ câu hỏi tự điền (2)Xác định một số yếu tố liên quan đến năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡngtại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2014

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và nghiên cứuđịnh tính, được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2014 Nghiên cứu định lượngthực hiện bằng phát vấn tự điền với 261 ĐDV, số liệu thu được được phân tíchbằng phần mềm SPSS 16.0, sử dụng test 2, tỷ số chênh (OR) và khoảng tin cậy95% để đánh giá mối liên quan Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phỏngvấn sâu lãnh đạo bệnh viện, một số cán bộ chủ chốt có liên quan và thảo luận nhómtrưởng khoa, điều dưỡng trưởng khoa và ĐDV Các cuộc thảo luận nhóm và phỏngvấn sâu được ghi âm và gỡ băng, mã hóa theo chủ đề và trích dẫn kết quả

Kết quả cho thấy tỷ lệ đạt chung về năng lực thực hành chăm sóc ở mức khácao 86.2% Tỷ lệ đạt của từng nhóm ĐTNC là ĐD Đại học 90.2%, ĐD Trung cấp86.6% và ĐD Cao đẳng là 78.9% Điểm trung bình năng lực thực hành chăm sóccủa ĐTNC là 249.8±35.2 điểm Điểm trung bình của các nhóm ĐTNC đại học, caođẳng và trung cấp điều dưỡng lần lượt là 248.8±33.5, 242.2±39.9 và 251.7±35.2 Tỷ

lệ đạt theo các tiêu chuẩn của năng lực thực hành chăm sóc: 03 tiêu chuẩn có tỷ lệ

đạt cao nhất là: Dùng thuốc đảm bảo an toàn hiệu quả đạt 89.7%; Tiến hành các kỹ

Trang 8

thuật chăm sóc đúng quy trình đạt 87.4%; Đảm bảo chăm sóc liên tục đạt 86.2% và

03 tiêu chuẩn có tỷ lệ đạt thấp nhất là: Sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông và phương tiện nghe nhìn trong giao tiếp với người bệnh và gia đình người bệnh đạt 69%; Xác định nhu cầu và tổ chức hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng động đạt 68.2%; và Xác định ưu tiên chăm sóc dựa trên nhu cầu của người bệnh, gia đình và cộng đồng đạt 65.9% Tuy nhiên những sự khác biệt về tỷ

lệ đạt giữa các nhóm ĐTNC là không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).

Có mối liên quan giữa năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng với khảnăng tìm kiếm việc làm, nhận thức về công việc như yêu nghề, thương yêu và

thông cảm với người bệnh (p<0.05).

Có mối liên hệ chặt chẽ giữa năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng

với yếu tố được đào tạo liên tục và hiệu quả của các khóa đào tạo đó (p<0.01).

Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa năng lực thực hành chăm sóc vớithâm niên công tác, bản chất công việc, sự hài lòng của điều dưỡng với công việc

(p<0.05).

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăm sóc người bệnh (CSNB) là nhiệm vụ chính của người điều dưỡng Tại cácbệnh viện, điều dưỡng viên (ĐDV) là lực lượng không thể thiếu trong công tác CSNB.Người điều dưỡng đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơbản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế,vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơkhông an toàn từ môi trường bệnh viện Người điều dưỡng có thể chăm sóc từ một đến nhiềungười bệnh, phải theo dõi thường xuyên người bệnh nặng, cấp cứu; chăm sóc người bệnhtrước, trong và sau phẫu thuật và chăm sóc cho mọi đối tượng người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh.v.v… Điều này cho thấy vai trò quan trọng của người điều dưỡng khi thực hành chăm sóc,nếu ĐDV không có kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bệnh tốt hoặc không có đủ thời gian

và phương tiện để thực hiện những công việc trên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượngchăm sóc và sự an toàn của người bệnh Ngược lại nếu hoạt động chăm sóc điều dưỡng cóchất lượng tốt sẽ giảm được thời gian nằm viện của người bệnh, giảm chi phí điều trị, chấtlượng điều trị được nâng cao góp phần không nhỏ tới uy tín của bệnh viện

Trong xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế, chính phủ Việt Nam đã ký thỏa thuậnkhung về thừa nhận lẫn nhau với 10 quốc gia ASEAN về việc công nhận dịch vụ điềudưỡng trong khu vực Để tăng cường chất lượng nguồn nhân lực điều dưỡng làm cơ sở choviệc xây dựng chương trình đào tạo và sử dụng nhân lực điều dưỡng có hiệu quả và đáp ứngyêu cầu hội nhập của các nước trong khu vực, Bộ Y tế phối hợp với Hội Điều dưỡng ViệtNam đã xây dựng và ban hành Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam.[9]

Bộ Chuẩn năng lực này được cấu trúc thành 03 lĩnh vực (Năng lực thực hành chămsóc, năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp, và năng lực hành nghề theo pháp luật vàđạo đức nghề nghiệp), 25 tiêu chuẩn và 110 tiêu chí Năng lực thực hành chăm sóc gồm 15tiêu chuẩn và 60 tiêu chí là lĩnh vực thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh và cộngđồng, vì vậy việc nâng cao năng lực thực hành chăm sóc sẽ có ảnh hưởng nhanh nhất đếnchất lượng điều dưỡng tại các bệnh viện

Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác ĐD, hộ sinh (HS) giai đoạn

từ năm 2013 đến năm 2020, Bộ Y tế khẳng định tồn tại hiện nay là chất lượng chăm sóc

Trang 10

điều dưỡng chưa đáp ứng tốt các nhu cầu chăm sóc có chất lượng, nhân lực ĐD thiếu cả

số lượng và chất lượng, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được các chuẩn năng lực nghềnghiệp đặc biệt là năng lực thực hành, kỹ năng giao tiếp với người bệnh, người nhà ngườibệnh và cộng đồng[10]

Tại BVĐK tỉnh Bắc Ninh cũng như hầu hết các BV trong cả nước, việc đưa BộCNLCBCĐDVN vào áp dụng làm cơ sở đánh giá và phát triển năng lực ĐD chưa đượcthực hiện Do vậy, nhà quản lý chưa thể xác định thực trạng năng lực của ĐD tại BV đạt đếnđâu so với Bộ Chuẩn này? Những yếu tố nào có liên quan đến việc phát triển năng lực củađiều dưỡng bệnh viện? Làm thế nào để nâng cao năng lực của ĐD bệnh viện?

Từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Đánh giá thực trạng năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2014.

Trang 11

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Đánh giá năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoatỉnh Bắc Ninh năm 2014 bằng bộ câu hỏi tự điền

2 Xác định một số yếu tố liên quan đến năng lực thực hành chăm sóc của điềudưỡng tại BVĐK tỉnh Bắc Ninh năm 2014

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về điều dưỡng

1.1.1 Khái niệm

1.1.1.1Điều dưỡng

Theo Tổ chức Y tế thế giới: Điều dưỡng bao gồm chăm sóc và phối hợp chămsóc với các cá nhân ở mọi lứa tuổi, gia đình, nhóm và cộng đồng, người bệnh hayngười khỏe và trong mọi tình huống Nó bao gồm thúc đẩy sức khỏe, phòng ngừabệnh tật, chăm sóc người ốm, người tàn tật và cả tử vong [43]

Theo Hội đồng điều dưỡng quốc tế: Điều dưỡng bao gồm chăm sóc và phốihợp chăm sóc với các cá nhân ở mọi lứa tuổi, gia đình, nhóm và cộng đồng, ngườibệnh hay người khỏe và trong mọi tình huống Điều dưỡng bao gồm thúc đẩy sứckhỏe, phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc người ốm, người tàn tật và cả tử vong Vậnđộng thức đẩy một môi trường an toàn, nghiên cứu, tham gia hoạch định chính sách

y tế, quản lý hệ thống y tế và giáo dục cũng là vai trò của điều dưỡng[37]

Theo Hiệp hội Điều dưỡng Mỹ: Điều dưỡng là sự bảo vệ, thúc đẩy và tối ưuhóa sức khỏe và khả năng, phòng ngừa bệnh tật và thương tích, giảm đau thông quachẩn đoán và điều trị các đáp ứng của con người, vận động sự chăm sóc từ các cánhân, gia đình, cộng đồng và xã hội[28]

1.1.1.2Điều dưỡng viên/ Người điều dưỡng

Điều dưỡng viên là người phụ trách công tác điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe,kiểm tra tình trạng bệnh nhân, kê toa thuốc và các công việc khác để phục vụ choquá trình chắm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân[27].Theo một định nghĩa khác thì Điều dưỡng viên (bao gồm cả nam và nữ) lànhững người có nền tảng khoa học cơ bản về điều dưỡng, đáp ứng các tiêu chuẩnđược kê toa tùy theo sự giáo dục và sự hoàn thiện lâm sàng[27]

1.1.1.3Chức năng của Điều dưỡng [22]

- Chức năng phụ thuộc: là thực hiện y lệnh của bác sĩ.

- Chức năng phối hợp: là phối hợp ngang hàng với bác sĩ trong việc chữa trị bệnh

cho người bệnh

Trang 13

- Chức năng độc lập: là chủ động chăm sóc người bệnh theo nhiệm vụ đã qui định.

1.1.1.4Vai trò của Điều dưỡng [22]

ĐDV có vai trò thực hành trong thực hiện chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhândân Người ĐD phải cả quyết, tự tin, rút kinh nghiệm và đưa ra những thay đổi tốttrong chăm sóc Vai trò nghiên cứu của ĐD để cải tiến các kỹ thuật thích hợp và cảitiến cách chăm sóc người bệnh đạt hiệu quả cao

1.1.1.5Nhiệm vụ của Điều dưỡng

ĐDV có nhiệm vụ chăm sóc người bệnh toàn diện (CSNBTD), bắt đầu từ khinhập viện, trong khi nằm viện tới lúc xuất viện Họ có nhiệm vụ phải nhận định tìnhtrạng NB, đánh giá về sự đáp ứng của họ đối với bệnh tật để từ đó chẩn đoán ĐD vàvận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và các tiêu chuẩn ĐD để lập kếhoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch chăm sóc, đánh giá toàn trạng và ghi chép diễnbiến trường hợp bệnh nặng và cấp cứu để điều chỉnh kịp thời Bên cạnh đó ĐD còn

có nhiệm vụ phải phối hợp với bác sĩ trong thực hiện kế hoạch CSNBTD như thựchiện, theo dõi giám sát ĐD cấp dưới trong thực hiện y lệnh, tư vấn, giáo dục sứckhoẻ và đào tạo (ĐT) cho học sinh (HS), sinh viên (SV), học viên (HV), chỉ đạotuyến, nghiên cứu khoa học Ngoài ra, ĐD còn có nhiệm vụ quản lý tài sản, vật tư,trang thiết bị, môi trường làm việc, phát triển nghề nghiệp và phải hành nghề theo yđức và pháp luật.[22]

Nhiệm vụ cụ thể - yêu cầu trình độ của ĐDV [4]

Theo Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế ĐD ban hành kèm theo

Quyết định số 41/2005/ QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội

vụ thì ĐD tùy theo trình độ đào tạo có yêu cầu nhiệm vụ và năng lực khác nhau, tuy

nhiên nói chung điều dưỡng có những nhiệm vụ tổng quát đó là:

- Duy trì và nâng cao sức khỏe

- Phòng chống bệnh tật

- Chăm sóc người bệnh

- Phục hồi sức khỏe

Trang 14

1.1.2 Bối cảnh chung về chuyên ngành điều dưỡng

1.1.2.1 Bối cảnh quốc tế [9, 12]

Chuyên ngành Điều dưỡng đã và đang phát triển thành một ngành học đakhoa có nhiều chuyên khoa sau đại học và song hành phát triển với các chuyênngành Y, Dược, Y tế công cộng trong ngành y tế

Nghề Điều dưỡng đã phát triển thành một ngành dịch vụ công thiết yếu, cầncho mọi người, mọi gia đình Nhu cầu dịch vụ chăm sóc có chất lượng ngày cànggia tăng ở mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển, do sự gia tăng dân số giàlàm tăng nhu cầu chăm sóc điều dưỡng tại nhà và tại các cơ sở y tế

Trình độ Điều dưỡng viên (ĐDV) xu thế cao đẳng và đại học hóa đang trởthành yêu cầu tối thiểu để được đăng ký hành nghề và được công nhận là ĐDchuyên nghiệp giữa các quốc gia khu vực ASEAN và trên toàn Thế giới

Thiếu ĐD xuất hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các nước phát triển.Những nguyên nhân dẫn đến thiếu ĐD bao gồm: dân số già làm gia tăng nhu cầuchăm sóc; ĐDV bỏ nghề sớm do công việc nặng nhọc, có nhiều áp lực về tâm lý vàthời gian làm việc; nhiều ĐDV chỉ muốn làm việc bán thời gian để có thời gianchăm sóc gia đình và con nhỏ

Sự phát triển không đồng đều và đa dạng của ngành ĐD trong tiến trình hộinhập khu vực và quốc tế tất yếu sẽ dẫn đến nhu cầu chuẩn hóa hệ thống đào tạo,chuẩn hóa trình độ ĐDV để tạo điều kiện cho việc di chuyển thể nhân sự ĐD vàcông nhận lẫn nhau về trình độ ĐD giữa các nước khu vực ASEAN

1.1.2.2 Chuyên ngành điều dưỡng trong bối cảnh chung của hệ thống y tế Việt Nam [9, 12]

Năm 2012, cả nước có 75.891 ĐD, trong đó trình độ trên đại học chỉ có0,1%, đại học 5.2%, cao đẳng 4,6%, trung cấp 89,2% và nhân lực ĐD chiếm 45%nhân lực chuyên môn của ngành Y tế Dịch vụ chăm sóc do ĐD cung cấp là mộttrong những trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế, đóng vai trò rất quan trọng trong việcnâng cao chất lượng y tế Được sự quan tâm của Bộ Y tế, ngành ĐD đã có sự pháttriển nhanh chóng trên các lĩnh vực sau:

Trang 15

- ĐD đã trở thành một ngành học với nhiều cấp trình độ, từ trung cấp lên caođẳng, đại học điều dưỡng và thạc sĩ điều dưỡng Hệ thống đào tạo ĐD đến nay đã cónhiều cơ sở đào tạo, trong đó có các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học.

- Các chính sách về ĐDV và các chuẩn mực hành nghề ĐD đang được bổsung hoàn thiện: Bộ y tế đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫnquốc gia về thực hành chăm sóc điều dưỡng; Nhà nước đã có quyết định công nhậndanh hiệu Thầy thuốc ưu tú, Thầy thuốc nhân dân cho ĐDV, hộ sinh Với nhữngchính sách hiện hành đã mở ra tương lai cho ngành điều dưỡng phát triển và ngườiđiều dưỡng có thể yên tâm phấn đấu và tiến bộ trong nghề nghiệp

- Chất lượng chăm sóc người bệnh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt thông quaviệc đổi mới các mô hình phân công chăm sóc, tổ chức chăm sóc người bệnh toàndiện, chuẩn hóa các kỹ thuật điều dưỡng

- Tuy nhiên, ngành điều dưỡng đang đứng trước nhiều thách thức của sự pháttriển: thiếu đội ngũ giáo viên và thiếu chuyên gia đầu ngành về ĐD nên phải sửdụng tới gần 70% đội ngũ giáo viên giảng dạy ĐD là bác sĩ; khoa học điều dưỡngchưa phát triển với những tiến bộ của ĐD thế giới trong đào tạo điều dưỡng; ngườiđiều dưỡng chưa được đào tạo để thực hiện thiên chức chăm sóc mang tính chủđộng và chuyên nghiệp; nguồn nhân lực điều dưỡng mất cân đối về cơ cấu dẫn đến

sử dụng chưa phân biệt rõ trình độ đào tạo, kỹ năng, kỹ xảo; vị thế và hình ảnhngười điều dưỡng trong xã hội tuy đã có thay đổi nhưng chưa được định hình rõràng

1.2 Chuẩn năng lực điều dưỡng và phương pháp đánh giá.

1.2.1. Một số khái niệm về năng lực

Theo Khung giáo dục điều dưỡng ung thư Australia: Năng lực bao gồm kiếnthức, kỹ năng, hành vi và động cơ tác động đến khả năng thực hiện thành công côngviệc của từng cá nhân Năng lực cũng là đặc tính cơ bản của con người giúp ngườinày có thể thực hiện tốt vai trò, giải quyết tốt công việc hay tình huống[39]

Theo như Lee Harvey thuộc tổ chức Nghiên cứu Chất lượng đào tạo Quốc tế,khái niệm “năng lực” được định nghĩa “là sự áp dụng các kiến thức và kỹ năng cũngnhư các khả năng khác ở một mức độ chuyên ngành đủ để có thể thực thi nhiệm vụ

Trang 16

trong một bối cảnh công việc phù hợp (có thể là trong môi trường hàn lâm cũng nhưtrong các hoàn cảnh khác)[36].

Một số định nghĩa năng lực được dùng trong tâm lý, giáo dục học như: Nănglực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức,

kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm Hay năng lựckhả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm

vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xãhội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sựsẵn sàng hành động[25]

Như vậy, theo một cách dễ hiểu, năng lực là tập hợp kiến thức, kỹ năng vàhành vi của cá nhân để hoàn thành mục đích công việc

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực

Tất cả các yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển kiến thức, kỹnăng, hành vi và động cơ làm việc của cá nhân sẽ ảnh hưởng đến năng lực Việcphân định rõ và hỗ trợ cải thiện các yếu tố ảnh hưởng là những biện pháp quantrọng để phát triển năng lực cá nhân [45]

Công tác đào tạo, bồi dưỡng - một yếu tố có ý nghĩa quyết định của năng lực.Các yếu tố quan trọng khác có tác động đến năng lực như điều kiện làm việc, sự hàilòng với công việc, tạo động lực và khuyến khích, giám sát và đánh giá [6]

Có nhiều yếu tố tác động lớn đến năng lực của NVYT như môi trường làmviệc phải đó đủ các điều kiện, ví dụ cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và thuốc

Sự giám sát, đánh giá kết quả làm việc dựa trên chức năng nhiệm vụ rõ ràng cũngtác động lớn tới việc hoàn thành nhiệm vụ, làm việc sáng tạo, có chất lượng và cungcấp dịch vụ công bằng và bảo đảm y đức Một yếu tố khác rất quan trọng là chế độđộng viên khuyến khích, cả về tinh thần và vật chất/tài chính [6]

Một số nghiên cứu trên thế giới cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đếnnăng lực của điều dưỡng như: điều dưỡng sống ở thành phố lớn có năng lực giaotiếp, tâm lý xã hội tốt hơn điều dưỡng ở nông thôn[40], môi trường tích cực củabệnh viện có khả năng cải thiện năng lực của điều dưỡng[44], kinh nghiệm cá nhân,

sự mong đợi hỗ trợ của cộng đồng và cơ quan quản lý, tham gia đào tạo ngoài giờ

Trang 17

và kinh nghiệm chuyển giao công việc là những yếu tố nâng cao năng lực cho điềudưỡng[41], học vấn bố/mẹ càng cao thì năng lực ĐD càng tốt [30].

Phân chia từng nhóm yếu tố có thể ảnh hưởng đến năng lực như sau[35]:

- Nhóm yếu tố cá nhân: Tuổi, giới, nơi sống lúc nhỏ, quá trình học tập phổ thông,nhận thức với công việc, tình trạng hôn nhân,

- Nhóm yếu tố gia đình: Đặc điểm của bố mẹ, anh chị em, thu nhập gia đình…

- Nhóm yếu tố đào tạo: đào tạo bằng cấp, trình độ chuyên môn, đào tạo liên tục,…

- Nhóm yếu tố môi trường làm việc: Nơi làm việc, lĩnh vực, thời gian, sự hài lòngvới công việc, khối lượng công việc, động lực làm việc,…

1.2.3 Sự cần thiết của việc đánh giá năng lực

Chương trình đào tạo hiện nay chủ yếu dựa trên công việc nên được coi làchưa phù hợp Chưa có hệ thống kiểm định trong các trường đào tạo y khoa Chấtlượng đào tạo tăng chưa tương xứng với trình độ phát triển của kỹ thuật và nhu cầuchăm sóc của cộng đồng đang tăng nhanh Năng lực thực hành của sinh viên sau khi

ra trường còn khá hạn chế Chương trình đào tạo liên tục cũng vẫn chưa được chútrọng Kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các cơ sở đào tạo còn rấthạn hẹp Bên cạnh đó, ngành Y tế còn thiếu định hướng chiến lược và cơ chế điềuphối trong hệ thống đào tạo nguồn nhân lực y tế và các đề án để thực hiện Quyhoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020 [8]

1.2.4 Các phương pháp đánh giá năng lực điều dưỡng [39]

1.2.4.1 Đánh giá theo các danh mục tiêu chuẩn

Danh mục tiêu chuẩn là tập hợp các kỹ năng, kiến thức, thái độ và thực hành.

Danh mục tiêu chuẩn được xây dựng như một cấp độ để các cá nhân được đánh giá

tự điều chỉnh và thông qua đó phản ánh năng lực của họ Danh mục tiêu chuẩn được

sử dụng như là một công cụ để phát triển cá nhân, đánh giá và quyết định năng lực.Hiện tại đang có đủ bằng chứng về việc sử dụng danh mục tiêu chuẩn là mộtphương pháp hiệu quả của đánh giá năng lực lâm sàng trong điều dưỡng Tuy nhiên,câu hỏi đặt ra hiện nay là danh mục tiêu chuẩn nên được sử dụng để phát triển cánhân hay đánh giá, và nếu dùng để đánh giá thì sử dụng nó như thế nào

Trang 18

1.2.4.2 Đánh giá theo bảng kiểm và quan sát trực tiếp

Đánh giá theo bảng kiểm còn gọi là kiểm tra lâm sàng có cấu trúc Ngườiđược đánh giá thực hiện hàng loạt các bài tập qua đó chứng minh một loạt các kỹnăng và kiến thức Đánh giá kỹ năng từ việc thực hành (trên mô hình hay trên ngườibệnh) đây là phương pháp đánh giá đo lường có kiểm soát và kết hợp cả hai giảngdạy và đánh giá

Quan sát trực tiếp là công cụ hữu ích cho việc đánh giá học tập, giám địnhviệc thực hiện lâm sàng

1.2.4.3 Đánh giá từ phía đồng nghiệp

Đánh giá từ phía đồng nghiệp còn được gọi là đánh giá ngang hàng Đánhgiá từ phía đồng nghiệp đã được xác định như là một phương pháp đánh giá có giátrị cho việc cung cấp thông tin phản hồi và bồi dưỡng phát triển chuyên môn Hiệuquả đánh giá này trong việc đánh giá năng lực còn hạn chế

1.2.4.4 Đánh giá từ phía người bệnh

Đánh giá qua kết quả điều trị và hài lòng của người bệnh về thái độ phục vụcủa người được đánh giá

1.2.4.5 Đánh giá thông qua khóa đào tạo

Tham gia các khóa đào tạo liên tục được cho là phương pháp được chấp nhậnrộng rãi nhất cho đánh giá năng lực lâm sàng của ĐD, phương pháp này cần sự hỗtrợ trong thực hành và phân tích đánh giá kết quả học tập của khóa đào tạo

1.2.4.6 Tự đánh giá

Tự đánh giá được cho là hình thức phổ biến nhất của việc đánh giá năng lực,phương pháp ít tốn kém chi phí, người đánh giá tự nhận định với ý thức của mình vìthế tự đánh giá mang tính chủ quan Tự đánh giá được đề xuất là bước đánh giákhởi đầu hữu ích cho các hình thức đánh giá khác

1.2.5 Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việc Nam - Tiêu chuẩn đánh giá

năng lực của điều dưỡng [9]

Trên cơ sở kết luận thẩm định của Hội đồng chuyên môn, Bộ Y tế ban hành BộCNLCBCĐDVN (kèm theo Quyết định số: 1352/QĐ-BYT ngày 21 tháng 4 năm

2012 của Bộ Y tế) để các cơ sở đào tạo, cơ sở sử dụng điều dưỡng nghiên cứu áp

Trang 19

dụng và để thông tin cho các nước trong khu vực và Thế giới về chuẩn năng lựcđiều dưỡng Việt Nam [9].

Việc xây dựng và ban hành Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng ViệtNam có ý nghĩa rất quan trọng bởi các lý do cơ bản sau đây:

1.2.5.1 Đối với cơ sở đào tạo

- Phân biệt năng lực giữa các cấp đào tạo ĐD khác (Đại học, cao đẳng, trung cấp);

- Xây dựng chương trình và nội dung đào tạo đảm bảo cho sinh viên ĐD sau khitốt nghiệp có được các năng lực theo quy định;

- Giảng viên điều dưỡng xác định mục tiêu và nội dung đào tạo cho ĐD;

- Sinh viên điều dưỡng phấn đấu học tập và tự đánh giá năng lực nghề nghiệp củabản thân;

- So sánh năng lực đầu ra của ĐD Việt Nam với ĐD của các nước, thúc đẩy quátrình hội nhập và công nhận trình độ đào tạo giữa các nước trong khu vực và trênthế giới

1.2.5.2 Đối với cơ sở sử dụng nhân lực điều dưỡng

- Xác định phạm vi hành nghề giữa các cấp ĐD;

- Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho từng cấp ĐD;

- Xây dựng tiêu chuẩn thực hành nghề nghiệp cho các cấp ĐD;

- Xác định trách nhiệm và nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng và giảiquyết các sai phạm về đạo đức và hành nghề điều dưỡng

1.2.5.3 Đối với các cơ quan quản lý điều dưỡng

- Công nhận sự tương đương về trình độ điều dưỡng giữa các quốc gia;

- Hợp tác và trao đổi ĐD giữa các quốc gia;

- Xây dựng chương trình đào tạo điều dưỡng quốc tế;

- Xác định năng lực, chuẩn mực điều dưỡng ở mỗi quốc gia và khu vực

Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam được cấu trúc theo khuônmẫu chung của ĐD khu vực Châu Á Thái Bình Dương và ASEAN để đáp ứng yêucầu của khu vực và để dễ so sánh với chuẩn năng lực ĐD các nước Tài liệu chuẩnnăng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam được cấu trúc thành 3 lĩnh vực, 25 tiêu chuẩn

và 110 tiêu chí

Trang 20

Mỗi lĩnh vực thể hiện một chức năng cơ bản của người điều dưỡng, bộ chuẩnnày được chia thành 3 lĩnh vực là:

Lĩnh vực 1: Năng lực thực hành chăm sóc: 15 tiêu chuẩn – 60 tiêu chí

Lĩnh vực 2: Năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp: 08 tiêu chuẩn – 43tiêu chí

Lĩnh vực 3: Năng lực thực hành theo pháp luật Đạo đức nghề nghiệp: 02 tiêuchuẩn – 07 tiêu chí

Mỗi tiêu chuẩn thể hiện một phần của lĩnh vực và bao hàm một nhiệm vụ củangười điều dưỡng

Mỗi tiêu chí là một thành phần của tiêu chuẩn Một tiêu chí có thể áp dụngchung cho các tiêu chuẩn và các lĩnh vực

1.3 Các nghiên cứu về đánh giá năng lực và các yếu tố liên quan của ĐD trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Có nhiều nghiên cứu trên thế giới quan tâm đánh giá năng lực điều dưỡngliên quan đến vấn đề đào tạo, một số khác so sánh năng lực điều dưỡng ở các vùng,hay so sánh sự khác nhau ở các lĩnh vực năng lực của điều dưỡng

Nghiên cứu của Anders, Douglas, và Harrigan năm 2005 tiến hành so sánhđánh giá của cơ sở đào tạo và người quản lý ĐD về năng lực của ĐD mới tốt nghiệptại Mỹ Kết quả cho thấy, có tới 80% các giảng viên điều dưỡng cho rằng sinh viêncủa mình đã đạt được các tiêu chuẩn về năng lực khi tốt nghiệp Ngược lại, gần mộtnửa (48%) số các nhà quản lý được hỏi khẳng định rằng ĐDV mới tốt nghiệp khôngđáp ứng được các yêu cầu về năng lực làm việc Một số năng lực mà cơ sở sử dụnglao động đánh giá ĐD còn nhiều yếu kém là chưa biết ghi chép hồ sơ bệnh án mộtcách phù hợp (68,8%), thiếu khả năng quan sát theo dõi (65,7%), giao tiếp kém hiệu

quả với đồng nghiệp (62,4%) và kỹ năng tổ chức còn nhiều hạn chế (60,3%)(p <

0,001) [34]

Nghiên cứu về cải cách của giáo dục đại học ở Thụy Điển, dựa trên Luật giáodục mới (SFS) Các chương trình giáo dục đào tạo điều dưỡng đã định hướng mụctiêu, cung cấp nền tảng cho khả năng làm việc tự chủ, ĐD đạt tốt các năng lực quản

Trang 21

lý chuyên nghiệp Tác giả Birgitta K.M Bisholt và cộng sự thấy rằng ĐD trongnhóm nghiên cứu có năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp đạt cao nhất vớiđiểm trung bình điểm là 28,27 ± 2,46 điểm, trong đó năng lực lãnh đạo làm việcnhóm đạt cao nhất (4,38 ± 0,23), tiếp theo là năng lực quản lý công tác chăm sócsức khỏe (4,29 ± 0,24) rồi đến năng lực phát triển chuyên môn (4,18 ± 0,26) vànăng lực ứng dụng công nghệ thông tin đạt 3,63 ± 1,11 [32].

Nghiên cứu về năng lực toàn diện của ĐD ở Đan Mạch, tác giả Dorthe BoeDanbjorg và Regner Birkelund đã phân tích và cho thấy mô hình giáo dục trước(mô hình “ Nightingale apprenticeship”) đã tạo ra đội ngũ ĐD hạn chế trong quanđiểm, khả năng chịu thay đổi và không thể đối phó với các vấn đề khoa học và kỹthuật tiến bộ trong Y học, nhưng những năm gần đây việc đào tạo, hài hòa với pháttriển quốc tế, ĐD học tập có định hướng Kết quả nghiên cứu của Dorthe BoeDanbjorg và Regner Birkelund về năng lực toàn diện của ĐD có tỷ lệ đạt tốt (>83,7%) [31]

Nghiên cứu năng lực chuyên nghiệp các lĩnh vực điều dưỡng của 930 sinhviên ĐD đang học và ĐD đang làm tại các BV thuộc khu vực nam nước Anh củaSteve R Tee cho thấy năng lực của ĐD sau tốt nghiệp tốt hầu hết các lĩnh vực nănglực và đạt điểm > 4/ thang điểm 5 Nghiên cứu này cũng đánh giá năng lực sau khiđào tạo và tiếp cận các lĩnh vực năng lực cho sinh viên năm cuối và ĐD mới ratrường thì mức cho rằng họ tự tin để thực hiện các lĩnh vực năng lực ở mức cao(>75%).[42]

Bartlett và cộng sự (2008) nghiên cứu năng lực nghề nghiệp của sinh viên cửnhân đại học và học sinh ĐD trung cấp tại các cơ sở đào tạo ĐD của Anh Kết quảcho thấy, vào thời điểm sau tốt nghiệp, không có sự khác biệt về năng lực giữa sinhviên đại học và trung cấp trên các khía cạnh năng lực bao gồm phát triển nghềnghiệp, nhận định ĐD, lập kế hoạch, can thiệp ĐD, và năng lực tư duy Đặc biệt, cửnhân ĐD đại học lại có năng lực (5,12 ± 0,34) thấp hơn so với học sinh trung cấp

ĐD ở nội dung năng lực lãnh đạo (5,41 ± 0,64), (p < 0.001) [29].

Nghiên cứu năng lực nghề nghiệp ở 07 lĩnh vực trên 498 ĐD ở Phần Lan,nhóm tác giả Meretoja, Isoaho và Leino-Kilpi (2004) nhận thấy lĩnh vực mà ĐD có

Trang 22

năng lực nhất là “quản lý tình huống” (managing situations) (5,34 ± 0,68), bao gồmcác hoạt động về nhận định người bệnh (5,41 ± 0,62), lập kế hoạch chăm sóc (5,37

± 0,67), bảo quản trang thiết bị (5,32 ± 0,75) Lĩnh vực mà ĐD có năng lực thấpnhất là “đảm bảo chất lượng” (ensuring quality) (5,21 ± 0,68), như đánh giá sự hàilòng của người bệnh với dịch vụ chăm sóc (5,13 ± 0,54), áp dụng các bằng chứngkhoa học vào chăm sóc (5,05 ± 0,65), và nghiên cứu khoa học (5,03 ± 0,25) [38]

Nghiên cứu của nhóm tác giả Tollefson J Collaborative và McGrath A tạiCanada so sánh năng lực của ĐDV trong lĩnh vực thực hành chăm sóc và lĩnh vựctiếp cận gia đình cộng đồng, kết quả cho thấy ĐDV đạt điểm cao với lĩnh vực nănglực thực hành chăm sóc là 29,2 ± 1,15 điểm [33]

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra được một số yếu tố liên quan đếnnăng lực của ĐD khi thực hiện công việc của mình, nghiên cứu của Karen L Reeskhảo sát các ĐD ở các khu vực khác nhau của nước Anh về năng lực đã chỉ ra rằngnhững ĐD sống ở các thành phố lớn có năng lực tốt hơn như năng lực giao tiếp, tâm

lý xã hội[40]

Nghiên cứu của Liu Ying (2007) với điều dưỡng bệnh viện đại học tại TrungQuốc cũng chỉ ra mối liên quan giữa môi trường tích cực của bệnh viện có khả năngcải thiện năng lực của điều dưỡng[44]

Nghiên cứu của Kazuko Saeki và cộng sự (2007) về các yếu tố liên quan đếnnăng lực của điều dưỡng cộng đồng làm việc tại Nhật Bản cũng chỉ ra rằng kinhnghiệm cá nhân, sự mong đợi hỗ trợ của cộng đồng và cơ quan quản lý, tham giađào tạo ngoài giờ và kinh nghiệm chuyển giao công việc là những yếu tố nâng caonăng lực cho điều dưỡng[41]

Nghiên cứu của Katthleen Barrington tìm hiểu mối liên quan đến năng lựcnghề nghiệp của ĐD và môi trường làm việc, yếu tố động lực, yếu tố hình thành vàphát triển năng lực, kết quả cho rằng học vấn bố/mẹ càng cao thì năng lực ĐD càngtốt [30] Nghiên cứu của Patrica A Portter cũng cho thấy người làm việc lâu nămthì việc tích lũy kinh nghiệm, năng lực, thao tác trong kỹ thuật cũng tốt hơn[38]

Trang 23

1.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Riêng ngành điều dưỡng hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá toàn diệncác lĩnh vực năng lực theo chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam

Năm 2013, nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng đào tạo nhân lực Y tế ViệtNam” của trường Đại học Y tế Công cộng, có đánh giá sơ bộ năng lực theo “BộCNLCBCĐDVN” của điều dưỡng viên cao đẳng và đại học sau ra trường 05 nămđang công tác tại 09 tỉnh/ thành phố là Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình, Nam Định,Huế, Đăk Lắc, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ Nghiên cứu sự

dụng phương pháp tự đánh giá năng lực theo chuẩn Kết quả cho thấy: Với 229 ĐD

cử nhân đại học đạt cao nhất ở 03 tiêu chuẩn năng lực là “tuân thủ pháp luật và

nguyên tắc đạo đức” 44,5%, “học tập liên tục và phát triển nghề nghiệp” 31,9%,

“giao tiếp hiệu quả với người bệnh,đồng nghiệp” 30,1%, đạt thấp nhất ở 03 tiêuchuẩn năng lực là “phê phán và giải quyết vấn đề” 13,5%, “quản lý công tác chăm

sóc” 14%, “tham gia vận động cộng đồng” 14,4%, với 140 ĐDCĐ đạt cao nhất ở 03

tiêu chuẩn năng lực là “tuân thủ pháp luật và nguyên tắc đạo đức” 54,3%, “học tậpliên tục và phát triển nghề nghiệp” 41,4%, “giao tiếp hiệu quả với người bệnh,đồngnghiệp” 35%, đạt thấp nhất ở 02 tiêu chuẩn năng lực là “phê phán và giải quyết vấnđề” 15%, “lập kế hoạch chăm sóc” 15,7% [26] Sử dụng kết quả của nghiên cứunày, Châu Hồng Ngọc tập trung phân tích đánh giá năng lực và các yếu tố liên quancủa ĐD cao đẳng và đại học và so sánh sự khác biệt trên 02 nhóm đối tượng ĐDcao đẳng và đại học Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa năng lựcvới các yếu tố như: nơi học trung cấp phổ thông, nghề nghiệp mẹ, trình độ của mẹ,nơi làm việc, bản chất công việc, số giờ làm việc trong tuần và sự hài lòng với côngviệc (p < 0,05), đồng thời cho thấy ĐD đại học có năng lực tốt hơn ĐD cao đẳng ởtừng lĩnh vực và lĩnh vực chung có ý nghĩa thống kê [17] Tuy nhiên 02 nghiên cứunày mới chỉ dừng lại ở mức độ tự đánh giá các tiêu chuẩn chung trong BộCNLCBCĐDVN, đối tượng nghiên cứu cũng khu trú ở ĐD cao đẳng và đại học mới

ra trường (05 năm)

Trang 24

Một số nghiên cứu khác đánh giá từng tiêu chí năng lực, hoặc xem xét trênmột số góc độ chuyên môn riêng cũng cho thấy một phần về năng lực điều dưỡng

và các yếu tố liên quan đến năng lực điều dưỡng

Nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh về thực trạng công tác chăm sóc điềudưỡng người bệnh tại các khoa lâm sàng BV Hữu Nghị năm 2012 dựa trên 164phiếu quan sát trực tiếp công việc hàng ngày của 84 điều dưỡng viên cả trong vàngoài giờ hành chính cho thấy tỷ lệ tiếp đón người bệnh đạt 95,8%, chăm sóc hỗ trợ

về tâm lý, tinh thần; theo dõi đánh giá người bệnh và phối hợp thực hiện y lệnh củabác sỹ lần lượt đạt 94.9%, 94,0% và 90,3%, kết quả thực hiện công tác tư vấn,hướng dẫn giáo dục sức khỏe lại khá thấp chỉ đạt 66,2% Tình trạng quá tải côngviệc của ĐD (cả về chuyên môn và hành chính) dẫn đến hạn chế thời gian để thựchiện đầy đủ các hoạt động CSNB Hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát ĐDthực hiện công tác CSNB và một số phòng chức năng phối hợp hoạt động chưa tốtcũng ảnh hưởng đến công tác CSNB của ĐD [16]

Nghiên cứu của Phạm Lê Hưng và cộng sự đánh giá thực hành chăm sóc sứckhỏe răng miệng cho người bệnh nội trú của ĐD tại 07 BV ở Hà Nội năm 2008,phỏng vấn bằng phiếu hỏi với 350 đối tượng là ĐD, kết quả cho thấy 31,7% đạt tốt,30,3% đạt kém, có sự liên quan chặt chẽ giữa công tác đào tạo ở trường trung cấp y

tế, sự giám sát của ĐD trưởng và các bác sỹ điều trị với thực hành chăm sóc sứckhỏe răng miệng của ĐD viên [14]

Nghiên cứu thực trạng điều dưỡng thực hành chăm sóc giảm nhẹ tại ba cơ sởung thư Hà Nội năm 2012 của Nguyễn Thúy Ly dựa trên phát vấn tự điền của 251

ĐD đang làm việc tại BV Ung bướu Trung ương, BV Ung bướu Hà Nội, trung tâm

Y học hạt nhân và Ung bướu – BV Bạch Mai trong tháng 01/2012 Kết quả chothấy: ĐD khá tự tin khi cung cấp hầu hết các khía cạnh trong chăm sóc giảm nhẹcho bệnh nhân ung thư, tuy nhiên họ lại tỏ ra kém tự tin khi thực hành kiểm soátđau và chăm sóc các vấn đề về xã hội tâm linh cho người bệnh Nghiên cứu cũngcho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa sự tự tin về năng lực chăm sóc giảm nhẹ của

ĐD với kinh nghiệm tham gia đào tạo chăm sóc giảm nhẹ của họ [15]

Trang 25

Nghiên cứu của Trần Ngọc Trung đánh giá hoạt động CSNB của điều dưỡngviên tại BVĐK tỉnh Lâm Đồng năm 2012 cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng đếncông tác CSNB như: cơ sở hạ tầng xuống cấp, thiếu phương tiện, trang thiết bị,thiếu nhân lực, trình độ chuyên môn của một số ĐD chưa đáp ứng yêu cầu, điềudưỡng viên lớn tuổi [24].

Năm 2013, Đỗ Thị Ngọc tiến hành nghiên cứu đánh giá kiến thức kỹ năng vàthái độ thực hiện ba quy trình kỹ thuật chuyên môn (tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnhmạch, thay băng) trong CSNB của ĐD lâm sàng trẻ tại BV E, nghiên cứu phát vấn

và quan sát thực hành lâm sàng trên 134 ĐD viên trẻ (thời gian công tác từ 02-10năm), phân tích mối liên quan cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữakiến thức, kỹ năng và thái độ của ĐD được đào tạo liên tục hằng năm so với ĐDkhông được đào tạo liên tục hằng năm.[18]

Từ những nghiên cứu trên cho thấy, các nghiên cứu rất khó đảnh giá năng lựctổng thể của điều dưỡng viên, hầu hết chỉ đánh giá khu trú ở phạm vi năng lực trênmột hoặc một số kỹ thuật chuyên môn Và cho đến nay chỉ có 02 nghiên cứu ápdụng Bộ Chuẩn năng lực cơ bản cho ĐD Việt Nam làm tiêu chí đánh giá, tuy nhiên

02 nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở các tiểu chuẩn chung, chưa đi vào cụ thể từngtiêu chí trong từng tiêu chuẩn Thêm nữa ĐTNC cũng hạn chế ở 02 nhóm là ĐDCĐ

và Đại học Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra được một số yếu tố liên quan đến “nănglực” của điều dưỡng viên như kinh nghiệm đào tạo, trang thiết bị, sự giám sát,…Nghiên cứu Đánh giá năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng viên sẽ tập trungđánh giá chi tiết từng tiêu chí trong lĩnh vực THCS – Bộ CNLCBCĐDVN trên tất

cả các đối tượng ĐD viên tại BV, đồng thời phân tích các yếu tố liên quan đến nănglực này Chúng tôi hy vọng sẽ đánh giá được thực trạng năng lực THCS của điềudưỡng bệnh viện, đề xuất được các giải pháp thực sự hiệu quả nhằm nâng cao nănglực THCS cho từng nhóm điều dưỡng viên tại bệnh viện

1.4 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh [1, 2]

BVĐK tỉnh Bắc Ninh hiện nay là BV hạng II trực thuộc Sở Y tế Bắc Ninhvới 06 chức năng và nhiệm vụ chính: Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh, Đào tạo

Trang 26

cán bộ y tế; Nghiên cứu khoa học về y học; Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹthuật; Phòng bệnh, Hợp tác kinh tế y tế BV.

 Dược sỹ: 06 (Thạc sỹ: 01, CKI: 01, Dược sỹ: 04)

 Đại học khác: 37 (Kỹ sư: 13, Cử nhân: 24)

Hoạt động chuyên môn: (Phụ lục 09)

Tình hình điều dưỡng bệnh viện [3]:

Phòng điều dưỡng BV: Biên chế phòng có 05 cán bộ, trong đó Trưởng

phòng, 01 Phó trưởng phòng, 03 ĐD trưởng khối

Nhân lực điều dưỡng, hộ sính của BV: Tổng số ĐD, NHS, KTV: 420 cán

bộ hiện đang công tác tại 33 khoa phòng Trong đó Đại học: 68, Cao đẳng: 58,Trung cấp: 294

Thực hiện các Quy trình kỹ thuật: Nhìn chung ĐD thực hiện nghiêm túc

các qui trình từ rửa tay đến các kỹ thuật thự hiện trên người bệnh như: Cho ngườibệnh uống thuốc, thay băng, tiêm, truyền dịch…

Chăm sóc điều dưỡng: Người bệnh được phân cấp chăm sóc sát với tình

hình diễn biến của bệnh, những bệnh nhân nặng được quan tâm từ vệ sinh cá nhân

Trang 27

đến ăn, mặc, tắm, rửa, hướng dẫn cách tự phòng bệnh, tránh lây nhiễm trong thờigian nằm viện Khi xuất viện, người bệnh phải được dặn dò chu đáo cách theo dõi,chăm sóc tránh những biến chứng có thể sẩy ra.

Xây dựng quy trình kỹ thuật: Phòng điều dưỡng làm đầu mối xây dựng

được 56 quy trình kỹ thuật ĐD phù hợp trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Bộ

Y tế

Về áp dụng Bộ CNLCBCĐDVN: Hiện tại BV chưa áp dụng thực hành bộ

tiêu chuẩn này Chưa có đánh giá nào về năng lực điều dưỡng BV

Để thực hiện nghiên cứu này chúng tôi xây dựng Khung lý thuyết dựa trên

cơ sở Bộ CNLCBCĐDVN và phát triển khung lý thuyết trong đề tài luận văn thạc

sỹ quản lý bệnh viện năm 2013 của Châu Hồng Ngọc [9, 17] Đề tài này sẽ chỉ đánhgiá một trong ba lĩnh vực trong bộ CNLCBCĐDVN là lĩnh vực Thực hành chămsóc

Trang 28

KHUNG LÝ THUYẾT NĂNG LỰC CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN Năng lực hành nghề theo pháp luật và

đạo đức nghề nghiệp

02 tiêu chuẩn – 07 tiêu chí

Năng lực Thực hành chăm sóc

15 tiêu chuẩn – 60 tiêu chí

Năng lực quản lý và phát triển nghề

- Tình trạng hôn nhân, sốcon

- Thu nhập của cá nhân

Môi trường làm việc

- Vị trí việc làm

- Thời gian làm việc

- Sự hài lòng với công

- Hiệu quả của đào tạoliên tục /Có hữu ích haykhông khi tham giachương trình ĐTLT

- Chương trình đào tạo

ĐD (chính quy hay liênthông)

Trang 29

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 ĐTNC định lượng

- Điều dưỡng viên trong toàn bệnh viện

2.1.2 ĐTNC định tính

- Phó giám đốc phụ trách công tác điều dưỡng

- Trưởng phòng Điều dưỡng, Đào tạo & Chỉ đạo tuyến

- Trưởng khoa, điều dưỡng trưởng 8 khoa lâm sàng

- Điều dưỡng viên 8 khoa lâm sàng

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2014

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: BVĐK tỉnh Bắc Ninh

2.3 Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và nghiên cứuđịnh tính

- Phó giám đốc bệnh viện phụ trách công tác điều dưỡng

- 02 người là Trưởng phòng Điều dưỡng và Trưởng phòng Đào tạo & Chỉđạo tuyến

Trang 30

- 08 người là Trưởng khoa, Điều dưỡng trưởng khoa lâm sàng: 02 trưởngkhoa khối Ngoại, 02 trưởng khoa khối Nội, 02 điều dưỡng trưởng khoa khối Ngoại,

02 điều dưỡng trưởng khoa khối Nội

- 08 Điều dưỡng viên: 04 ĐDV khối Ngoại, 04 ĐDV khối Nội

- Thảo luận nhóm tập trung 08 trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa đểtìm hiểu nhận định, đánh giá của các lãnh đạo khoa, điều dưỡng trưởng khoa vềnăng lực của điều dưỡng và tìm hiểu thêm các giải pháp nâng cao năng lực điềudưỡng

- Thảo luận nhóm tập trung 08 điều dưỡng viên để làm rõ thêm thực trạngnăng lực, các yếu tố có liên quan và các giải pháp nâng cao năng lực điều dưỡng.Thảo luận nhóm được tiến hành tại hội trường bệnh viện, mỗi cuộc thảo luận nhómtiến hành trong khoảng 120- 150 phút, có một người chủ trì và một thư ký, ghi chépdiễn biến và ghi âm cuộc thảo luận

2.5.2 Thu thập số liệu định lượng

- Thu thập số liệu thứ cấp: từ các báo cáo tổng kết năm của BV (bao gồm báocáo nhân lực, Điều dưỡng, đào tạo, kế hoạch)

- Thu thập qua phiếu phát vấn:

o Học viên trực tiếp tổ chức thu thập số liệu qua phiếu phát vấn với điều dưỡngviên tại các buổi giao ban khoa/ phòng ĐTNC được thông báo mục đích nghiêncứu và giải thích rõ các thắc mắc (nếu có) Trước khi điền phiếu, điều tra viên giảithích rõ ý nghĩa từng mục trong phiếu phát vấn Đặc biệt chú trọng phần tự đánh giá

Trang 31

năng lực Nghiên cứu viên có mặt tại điểm thu thập thông tin để hỗ trợ ĐTNC trongsuốt quá trình thu thập thông tin, đồng thời giám sát tránh trao đổi giữa các đốitượng nghiên cứu.

o Khi ĐTNC nộp phiếu điều tra, nghiên cứu viên sẽ kiểm tra xem phiếu đãđược điền đầy đủ chưa Những trường hợp còn thiếu, nghiên cứu viên sẽ yêu cầungười tham gia bổ sung đầy đủ Người tham gia nghiên cứu không ghi hoặc ký tênvào phiếu điều tra

2.6 Các biến số nghiên cứu

(xin xem chi tiết ở phụ lục 1)

2.6.2 Yếu tố đào tạo

Gồm 04 biến số là trình độ chuyên môn được đào tạo, hệ đào tạo, tham giađào tạo liên tục và hữu ích của khóa đào tạo liên tục

2.6.3 Môi trường làm việc:

Gồm 03 biến số thể hiện đặc điểm công việc của đối tượng

Hài lòng với công việc: 08 biến số thể hiện sự hài lòng của đối tượng vớicông việc, giá trị biến từ không hài lòng đến rất hài lòng

2.6.4 Tự đánh giá năng lực

Bao gồm 60 biến tương ứng 60 tiêu chí thuộc lĩnh vực thực hành chăm sóccủa bộ CNLCBCĐDVN Giá trị biến được chia theo 05 cấp độ từ kém đến tốt

2.7 Tiêu chuẩn đánh giá

Các biến số nghiên cứu tự đánh giá năng lực của ĐD dựa trên Chuẩn nănglực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 21 tháng 4 năm 2012 của Bộ Y tế

Trang 32

Riêng các biến năng lực được cụ thể cho từng tiêu chí (60 tiêu chí) trong 15tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực Thực hành chăm sóc của bộ CNLCBCĐDVN.

Sử dụng thang điểm Likert 5 mức độ để đánh giá nhận thức, sự hài lòng vàmức độ tự tin về năng lực thực hành chăm sóc của ĐTNC

Khôngđồng ý

Tạmđược

Khônghài lòng

Bìnhthường

Bìnhthường

Sử dụng điểm cắt 70% để phân loại đạt và chưa đạt về năng lực

2.8 Phương pháp phân tích số liệu định lượng

- Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi data 3.1

Trang 33

2.9 Phương pháp phân tích số liệu định tính

Số liệu định tính được xử lý bằng phương pháp mã hóa theo chủ đề: Nộidung các cuộc phỏng vấn được gỡ băng; mã hóa theo chủ đề; tóm tắt vào bảng tổnghợp; sắp xếp và hình thành các tiểu mục theo chủ đề Những ý kiến tiêu biểu đượclựa chọn để trích dẫn minh họa

2.10 Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức của Trường Đại học Y tế Công cộngthông qua trước khi tiến hành thu thập số liệu

- Nghiên cứu được Ban giám đốc BV nhất trí và tạo điều kiện thực hiện

- ĐTNC được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khitiến hành phát vấn và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận hợp tác tham gia củaĐTNC

- Mọi thông tin cá nhân về ĐTNC được giữ kín Các số liệu, thông tin thuthập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nàokhác

2.11 Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục

2.11.1 Hạn chế

- Do nguồn lực hạn chế, nghiên cứu chỉ tiến hành đánh giá trên một trong balĩnh vực của CNLCBCĐDVN, nghiên cứu chỉ mô tả được thực trạng năng lựcTHCS của BV nên chưa phản ánh đầy đủ năng lực cơ bản của điều dưỡng bệnhviện

- Việc thu thập thông tin qua phiếu phát vấn tự điền có thể gặp sai số do thái

độ hợp tác của ĐTNC, bộ câu hỏi phát vấn tương đối dài cũng là yếu tố gây khókhăn và sai số Do 60 tiêu chí trong bộ CNLCBCĐDVN còn có nhiều điểm trùnglặp nên có thể gây khó hiểu cho ĐTNC khi điền phiếu

Trang 34

- Phương pháp tốt nhất để đánh giá năng lực là quan sát bởi chuyên gia,nhưng trong khuôn khổ nghiên cứu này do hạn chế về thời gian và nguồn lực nênkhông thực hiện được.

2.11.2 Biện pháp khắc phục

- Học viên trực tiếp hướng dẫn ĐTNC điền đầy đủ thông tin một cách kháchquan nhất, giải thích rõ ràng tỉ mỉ phiếu phát vấn, đặc biệt là 60 tiêu chí đánh giánăng lực để ĐTNC hiểu rõ và yên tâm trả lời

- Từng phiếu điều tra được kiểm tra ngay sau khi thu thập và yêu cầu ĐTNC

bổ sung ngay thông tin còn thiếu nếu có

- Các phiếu điều tra sau khi xây dựng sẽ được thử nghiệm để điều chỉnhnhững câu hỏi không rõ ràng làm cho người được phỏng vấn hiểu khác nhau Việcđiều chỉnh cho dể hiểu có thể được thực hiện cả trong quá trình điều tra với nhữngnội dung mà ĐTNC thường xuyên thắc mắc

Trang 35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thông tin chung của ĐTNC

Kết quả nghiên cứu (Biểu đồ 3.1) cho thấy phân bố đối tượng nghiên cứutheo trình độ đào tạo, Trong số 261 điều dưỡng tham gia nghiên cứu trong đó Điềudưỡng đại học là 51 người (chiếm 19,5%), điều dưỡng cao đẳng là 38 người (chiếm14,6%), điều dưỡng trung cấp là 172 người (chiếm 65,9%)

Biểu đồ 3.1 Trình độ chuyên môn của điều dưỡng theo bậc đào tạo

Trang 36

3.1.1.Yếu tố cá nhân

Bảng 3.1 Thông tin yếu tố cá nhân của đối tượng nghiên cứu

Giới tính

NamNữ

39222

14,985,1Tuổi

20-3031-4546-60

9412146

36,046,417,6Tình trạng hôn nhân

Chưa kết hôn

Đã kết hôn

Đã ly hôn hoặc góa

172404

6,5921,5

Số con hiện có

0-2

>2

25011

95,84,2Thu nhập cá nhân (triệu đồng)

Thấp nhấtTrung bìnhCao nhất

3,05,2 (SD: 1,4)9,0

Số liệu ở Bảng 3.1 cho thấy giới tính của ĐTNC chủ yếu là nữ giới: 222người (85,1%), nhóm tuổi 30-45 chiếm gần một nửa ĐTNC (46,4%) nhóm trên 45tuổi chiếm ít nhất (17,6%) Về hôn nhân và số con, hầu hết ĐTNC đã kết hôn(92%), chỉ có 4 trường hợp (1,5%) đã ly hôn và góa, số ĐTNC có trên 02 con cũngchỉ có 11 (chiếm 4,2%) Thu nhập trung bình/tháng cao nhất là 9 triệu đồng, thấpnhất là 3 triệu đồng và trung bình là 5,2 ± 1,4 triệu đồng

Trang 37

3.1.2.Thông tin về yếu tố đào tạo

Bảng 3.2 Thông tin về đào tạo của điều dưỡng

Loại hình đào tạo (hệ đào tạo)

Chính quyLiên thông

23031

88,111,9Tham gia các chương trình đào tạo liên tục

trong vòng 5 năm trở lại đây,

CóKhông

24120

92,37,7Tính hữu ích của đào tạo liên tục

CóKhông

23130

88,511,5

Bảng 3.2 cho thấy có 88,1% ĐTNC được đào tạo chính quy, 92,3% ĐTNCđược tham gia các khóa đào tạo liên tục trong 5 năm trở lại đây và 88,5% cho rằngcác đào tạo liên tục là có hữu ích

Trang 38

3.1.3.Yếu tố môi trường làm việc

3.1.3.1 Công việc hiện tại của điều dưỡng

Bảng 3.3 Công việc hiện tại của điều dưỡng

0212,5 (SD: 9,46)

36

Thời gian sau tốt nghiệp (năm)

Ít nhấtTrung bìnhLâu nhất

013,1 (SD: 9,68)

37Thời gian làm việc

Toàn thời gian

* Ghi chú: Thời gian làm việc được tính là số năm làm việc là điều dưỡng

Bảng 3.3 cho thấy 82,8% ĐTNC đang công tác ở vị trí dịch vụ y tế, chỉ có2,3% đang làm bán thời gian, thâm niên công tác điều dưỡng lâu nhất là 36 năm, ítnhất cũng là 02 năm, trung bình là 12,5 ±9,46 năm

Trang 39

3.1.3.2 Nhận thức với công việc

Bảng 3.4 Nhận thức với công việc của ĐTNC

Nhận thức với công

việc

1,Rấtkhôngđồng ý

2,Khôngđồng ý

3,Tạmđược

4,Đồngý

5,Rấtđồng ý

- Được làm việc trong

một môi trường thuận

lợi khi công tác ở BV

này

24 9,2 3

2

12,3

98 37,

5

71

27,2

36 13,

8

- Có cơ hội làm việc độc

lập khi công tác tại BV

này

18 6,9 2

6

10,0

79 30,

3

96

36,8

103

39,5

78

29,9

31,8

132

50,6

- Thương yêu và thông

cảm với người bệnh

7

74

28,4

155

59,4

- Cơ hội việc làm khác 12

2

46,7

44

16,9

55 21,

1

249,2 16 6,1

Bảng 3.4 cho thấy nhận thức của ĐTNC về công việc, mặc dù có tới 82,4%ĐTNC yêu nghề và gắn bó với nghề điều dưỡng và 87,7% ĐTNC Thương yêu vàthông cảm với người bệnh nhưng chỉ có hơn 40% ĐTNC đồng ý rằng được làm việcthuận lợi trong bệnh viện này và cơ hội để có được công việc khác tốt hơn chỉchiếm 15,3%

Số ĐTNC không đồng ý rằng làm việc tại bệnh viện này gặp nhiều tháchthức chỉ chiếm 17,6%

Trang 40

3.1.3.3 Sự hài lòng với công việc

Bảng 3.5 Sự hài lòng của điều dưỡng với công việc hiện tại

Sự hài lòng với công việc 1,Rất

khônghài lòng

2,Khôn

g hàilòng

3,Bìnhthường

4,Hàilòng

5,Rất hàilòng

- Hài lòng chung về công

việc

11

4,2 23

8,8 10

1

38,7

92

35,2

34 13

- Hài lòng về mức lương 3

3

12,6

59

22,6

102

39,1

47

18 20 7,7

- Hài lòng về những ưu đãi

thêm về mặt tài chính

40

15,3

78

29,9

88 33,

7

41

15,7

14 5,4

- Cơ hội thăng tiến nghề

nghiệp

55

21,1

53

20,3

93 35,

6

47

- Cơ hội đào tạo tại chức,

hoặc tiếp tục đào tạo

9

14,9

102

39,1

79

30,3

33 12,6

- Mức độ đầy đủ của trang

thiết bị cơ sở vật chất tại

nơi công tác

27

10,3

66

25,3

93 35,

6

50

19,2

25 9,6

- Môi trường làm việc an

toàn

31

11,9

56

21,5

84 32,

2

65

24,9

25 9,6

- Hài lòng về khối lượng

công việc

29

11,1

42

16,1

95 36,

4

67

25,7

28 10,7

Hài lòng chung N=144; 55,2% N= 117;

44,8%

Số liệu ở Bảng 3,5 cho thấy nếu chọn điểm cắt 60% chung cho 8 tiểu mục thì

đa số điều dưỡng (55,2%) chưa hài lòng với chung với công việc, trong đó chưa hàilòng nhất là về ưu đãi thêm về tài chính 78,9%, về cơ hội thăng tiến nghề nghiệp77%, về mức lương (74,3%), thấp nhất là chưa hài lòng chung về công việc 51,7%

Biểu đồ 3.2 Phân bố sự hài lòng chung của điều dưỡng theo trình độ đào tạo

Ngày đăng: 19/03/2015, 18:32

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w