Các giải pháp nâng cao năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2014 (Trang 54)

Qua nghiên cứu định tính, chúng tôi xác định được các giải pháp nâng cao năng lực thực hành chăm sóc cho điều dưỡng được phát biểu trong các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm là rất toàn diện và phù hợp. Lãnh đạo bệnh viện khi trả lời phỏng vấn đã nói: “Chúng tôi đã kiện toàn nhân lực có trình độ cho phòng Điều dưỡng và toàn hệ thống quản lý điều dưỡng trong toàn bệnh viện từ đó nâng cao hiệu quả công tác điều dưỡng, chúng tôi cũng áp dụng những phương pháp quản lý

điều dưỡng khoa học hiệu quả học tập từ các bệnh viện tuyến trên ví như quản lý theo đội trong công tác chăm sóc người bệnh, đồng thời bệnh viện cũng liên tục đào tạo cập nhật kiến thức tại chỗ cho điều dưỡng cũng như cử đi học ở các viện, trường”.

Trưởng phòng Điều dưỡng thì nhấn mạnh biện pháp tăng cường năng lực thực hành của điều dưỡng cần tập trung vào đào tạo đội ngũ điều dưỡng về y đức về kỹ năng giao tiếp, chuẩn hóa lại những qui trình kỹ thuật đồng thời tăng cường phối hợp giữa điều dưỡng với bác sĩ. Tăng cường kiểm tra, giám sát cũng là một biện pháp để thúc đẩy năng lực thực hành của điều dưỡng: “Trong thời gian tới chúng tôi sẽ cùng với hội điều dưỡng, chi hội điều dưỡng và hệ thống điều dưỡng trưởng tăng cường kiểm tra giám sát về công tác điều dưỡng. Hằng tháng có những tổ đi kiểm tra giám sát, đấy là chung, còn hàng ngày thì giao cho các điều dưỡng trưởng khoa tăng cường giám sát ở tại khoa…”

Đồng quan điểm với Lãnh đạo bệnh viện và Trưởng phòng Điều dưỡng, Trưởng phòng Đào tạo chỉ đạo tuyến cũng nhất trí rằng đào tạo liên tục là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển năng lực của điều dưỡng: “Để có sự phát triển của ngành điều dưỡng thì chúng ta phải rất quan tâm, trong công tác đào tạo, nhưng đào tạo phải rất là quy chuẩn và phải làm sao hài hòa tất cả”

Hầu hết các ý kiến từ các cuộc thảo luận nhóm lại tập trung vào những biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng đó là đào tạo chuyên khoa cho điều dưỡng, đó là bổ sung đủ trang thiết bị dụng cụ và chăm lo nâng cao thu nhập để điều dưỡng yên tâm, tận tâm với công việc như ý kiến của một ĐDV đã phát biểu: “Theo em thì với điều dưỡng trẻ như bọn em nhiều khi muốn học tập các kỹ thuật thì chủ yếu học của thế hệ đi trước chứ ít khi được cử đi đào tạo bài bản lắm, em nghĩ là nên cử đi đào tạo học tập kỹ thuật mới ở các viện tuyến trên theo ca theo kíp thì mới nâng cao năng lực thực sự được” (Người D4- Thảo luận nhóm điều dưỡng viên). Hay như ý kiến của một bác sĩ trưởng khoa:

“Theo tôi thì có thực mới vực được đạo, làm cách nào nâng cao thu nhập cho điều dưỡng thì người ta mới có động lực làm việc cống hiến và nâng cao trình độ được,

ngoài ra thì cũng phải hỗ trợ điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ để phục vụ chuyên môn” (Người A3-Thảo luận nhóm trưởng khoa).

“Theo em thì với điều dưỡng trẻ như bọn em nhiều khi muốn học tập các kỹ thuật thì chủ yếu học của thế hệ đi trước chứ ít khi được cử đi đào tạo bài bản lắm, em nghĩ là nên cử đi đào tạo học tập kỹ thuật mới ở các viện tuyến trên theo ca theo kíp thì mới nâng cao năng lực thực sự được” (Người D7-Thảo luận nhóm điều dưỡng viên).

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Năng lực thực hành chăm sóc trên các nhóm ĐTNC

Trong nghiên cứu này, năng lực thực hành chăm sóc đạt điểm trung bình là 249,8±35,2 điểm. Chọn điểm cắt đạt 70% ta có được 86,2% đạt về năng lực thực hành chăm sóc và 13,8% chưa đạt.

Trong ba nhóm ĐTNC, thì nhóm ĐDTC đạt cao nhất là 251,7±35,2 điểm, tuy nhiên không có sự khác biệt điểm trung bình giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu. Kết quả này có thể là do hầu hết ĐDTC có thâm niên công tác nhiều năm, trong khi ĐDCĐ và đại học thì hầu hết là mới được tuyển nên kinh nghiệm, kỹ năng tay nghề còn nhiều hạn chế.

Trong các tiêu chuẩn của năng lực thực hành chăm sóc thì tỷ lệ đạt cao nhất là các tiêu chuẩn Dùng thuốc đảm bảo an toàn hiệu quả đạt 89,7%, Tiến hành các kỹ thuật chăm sóc đúng quy trình đạt 87,4% Đảm bảo chăm sóc liên tục đạt 86,2% Sử dụng quy trình Điều dưỡng để lập kế hoạch chăm sóc và can thiệp Điều dưỡng đạt 85,4%. Điều này chứng tỏ điều dưỡng phát triển tốt các hình thức chăm sóc trực tiếp tác động đến bệnh nhân, những quy trình kỹ thuật chuyên môn. Trong khi đó các tiêu chuẩn về giao tiếp ứng xử với bệnh nhân, truyền thông giáo dục còn kém hơn, thể hiện ở tỷ lệ đạt thấp như Sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông và phương tiện nghe nhìn trong giao tiếp với người bệnh và gia đình người bệnh đạt 69%. Xác định nhu cầu và tổ chức hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng động đạt 68,2% và Xác định ưu tiên chăm sóc dựa trên nhu cầu của người bệnh, gia đình và cộng đồng đạt 65,9%. Sở dĩ những tiêu chuẩn này có kết quả thấp và cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Châu Hồng Ngọc khi đánh giá năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng đang công tác tại các cơ sở Y tế Việt Nam năm 2012[17] là do trên thực tế ĐDV chưa thường xuyên thực hiện tư vấn GDSK và trong chương trình đào tạo cũng chưa quan tâm rèn luyện kỹ năng về GDSK cho sinh viên điều dưỡng.

Kết quả trên đây cũng được làm rõ thông qua kết quả định tính đánh giá chung năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng bệnh viện ở mức 4/5 điểm và

tiêu chuẩn năng lực còn hạn chế là năng lực thực hành sơ cứu và đáp ứng khi có tình huống cấp cứu, tiến hành các kỹ thuật chăm sóc đúng quy trình, giao tiếp hiệu quả với người bệnh và gia đình người bệnh.

Xét trên mức đạt năng lực thực hành chăm sóc chung, trong ba nhóm ĐTNC thì nhóm ĐDĐH có tỷ lệ đạt cao nhất là 90,2%, thấp hơn là nhóm ĐDTC với 86,6% đạt, và thấp nhất là nhóm ĐDCĐ 78,9% đạt, nhưng sự khác biệt về năng lực thực hành chăm sóc giữa các nhóm trình độ không có ý nghĩa thống kê (p>0,05,).

Kết quả này khác với kết quả của Châu Hồng Ngọc năng lực thực hành chăm sóc của ĐDĐH tốt cao gấp 1,76 lần so với ĐDCĐ [17], tuy nhiên nó giống với kết quả nghiên cứu của Bartlett không có sự khác biệt về năng lực giữa sinh viên đại học và trung cấp trên các khía cạnh năng lực bao gồm phát triển nghề nghiệp, nhận định điều dưỡng, lập kế hoạch, can thiệp điều dưỡng, và năng lực tư duy[29]. Có thể lý giải kết quả này là do hầu hết điều dưỡng bệnh viện là ĐDTC, đã có thâm niên điều dưỡng hơn hẳn ĐDCĐ, và ĐDĐH đa phần là số ĐDTC của bệnh viện được đào tạo liên thông lên đại học.

4.2. Yếu tố liên quan đến năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng.

4.2.1. Liên quan của yếu tố cá nhân với năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng

Kết quả nghiên cứu cho thấy ĐTNC có tỷ lệ nữ cao hơn hẳn so với nam. Điều này cho thấy đặc trưng nghề nghiệp chung cho điều dưỡng Việt Nam.Tỷ lệ này cũng thể hiện trong nhiều nghiên cứu khác như nghiên cứu của Châu Hồng Ngọc tỷ lệ nữ chiếm 78,6%[17], nghiên cứu của Hoàng Mạnh Toàn có tỷ lệ điều dưỡng nữ là 85,6%[23], nghiên cứu của Trường đại học y tế công cộng cũng cho thấy tỷ lệ điều dưỡng chiếm > 80%[26].

Về tuổi của đối tượng nghiên cứu, kết quả cho thấy nhân lực điều dưỡng trong những năm gần đây có sự tăng lên tương đối mạnh, thể hiện ở ĐTNC trong nhóm tuổi 20-30 cũng chiếm đến 36%, trong khi nhóm lớn tuổi hơn 45 chỉ chiếm 17,6%.

Về tình trạng hôn nhân, hầu hết ĐTNC đã lập gia đình (93,5%). Điều này có thể là yếu tố ổn định cho điều dưỡng phát triển nhưng cũng có thể là khó khăn khi vừa phải chăm lo đời sống toàn gia đình vừa lo công tác.

Chỉ có 4,2% ĐTNC là có trên 02 con. Tỷ lệ này có thể có tác động tích cực đến sự phát triển chung của điều dưỡng bệnh viện khi đa phần điều dưỡng đều có một gia đình ổn định về mặt con cái.

Trung bình thu nhập/ tháng của ĐTNC là 5,2 ± 1,4 triệu đồng, cao nhất là 9 triệu đồng, thấp nhất là 3 triệu đồng. Với xã hội phát triển như hiện nay thì thu nhập của ĐTNC sẽ rất khó đảm bảo được đời sống cho gia đình, vì vậy có thể họ phải tìm kiếm công việc ngoài giờ để tăng thêm thu nhập. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng công tác tại bệnh viện và khó phát triển năng lực chuyên môn.

Khi phân tích mối liên quan với năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng, kết quả cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ đạt và chưa đạt năng lực thực hành chăm sóc của ĐTNC ở hai giới, các nhóm tuổi trên 30 và 30 trở xuống, ở có gia đình hay đang độc thân hay ở thu nhập trên 5,2 triệu vnđ/ tháng và từ 5,2 triệu vnđ/ tháng trở xuống. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Châu Hồng Ngọc năng lực ĐDCĐ nam tốt hơn 1,6 lần so với nữ(p>0,05), ĐDĐH 24-40 tuổi có năng lực tốt hơn 1,32 lần so với tuổi từ 22-23.

Như vậy thu nhập của điều dưỡng tại bệnh viện không phải là nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng. Điều này trái ngược với nhận định trong nghiên cứu định tính rằng thu nhập tại bệnh viện của điều dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng. Liệu rằng các nhà quản lý đã đánh giá đúng nguyên nhân để có biện pháp hiệu quả nâng cao năng lực thực hành chăm sóc cho điều dưỡng bệnh viện? Phải chăng chỉ là sự chưa công bằng về thu nhập tại bệnh viện của điều dưỡng là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của họ?

Đa số ĐTNC đồng ý rằng thương yêu và thông cảm với người bệnh (87,7%) và yêu nghề và gắn bó với nghề điều dưỡng (82,4%). Chí có rất ít ĐTNC đồng ý rằng làm việc tại bệnh viện này có nhiều thuận lợi hơn là thách thức và đồng thời cơ hội để tìm kiếm công việc khác tốt hơn là rất khó. Điều này phản ánh khó khăn

chung của các bệnh viện tuyến tỉnh hiện nay. Có lẽ những khó khăn này cũng đã một phần được phản ánh thông qua thu nhập cá nhân của ĐTNC. Do vậy việc tạo điều kiện thuận lợi cho điều dưỡng công tác tại bệnh viện cần phải thực hiện ngay để điều dưỡng viên yên tâm công tác và phát triển tốt hơn nữa năng lực của họ.

Kết quả phân tích mối liên quan cho thấy rằng điều dưỡng đồng ý rằng yêu nghề và gắn bó với nghề điều dưỡng thương yêu và thông cảm với người bệnh

thì có năng lực thực hành chăm sóc đạt cao hơn nhiều lần so với điều dưỡng chưa đồng ý. Đỗ Mạnh Hùng khi nghiên cứu thực trạng thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi Trung ương cũng chỉ ra rằng ĐDV không yêu nghề có điểm thực hành không đạt cao gấp 2,2 lần so vơi những người yêu nghề [13]. Ngoài ra điều dưỡng cho rằng mình có khả năng kiếm được công việc nơi khác tốt hơn thì cũng có tỷ lệ đạt cao hơn. Điều đó chứng tỏ rằng điều dưỡng tâm huyết với nghề, với người bệnh và tự tin về bản thân thì có năng lực tốt hơn nhóm còn lại. Các yếu tố nhận thức về công việc khác không thấy có liên quan đến năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng. Nghiên cứu của Liu Ying cho rằng môi trường tổ chức thân thiện là yếu tố tích cực cải thiện năng lực của điều dưỡng [44].

Nghiên cứu định tính cũng chỉ ra điều dưỡng chưa tâm huyết với nghề sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng lực thực hành chăm sóc của họ.

4.2.2. Liên quan giữa yếu tố đào tạo và năng lực thực hành chăm sóc của ĐTNC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiếm chủ yếu hiện nay vẫn là điều dưỡng trung cấp (65,9%), tuy nhiên nếu xét tỷ lệ điều dưỡng cao đẳng và đại học thì còn cao hơn so với nghiên cứu của Hoàng Mạnh Toàn về nhân lực tại Bệnh viện Giao thông vận tải năm 2013(17,8%) và Ma Doãn Quý về nhân lực tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2010(18,3%) [19, 23]. Tỷ lệ này cũng thể hiện sự phát triển nhanh của các trường đào tạo điều dưỡng trong 5 năm gần đây, đặc biệt là đào tạo đại học và cao đẳng điều dưỡng.

Đa phần ĐTNC được đào tạo chính quy, tuy nhiên vẫn có tới 11,9% ĐTNC được đào tạo liên thông, Nhóm đối tượng được đào tạo liên thông này là những đối tượng đang công tác và được bệnh viện cử đi đào tạo nâng cao bằng cấp, phát triển

chuyên môn. Tuy nhiên hiệu quả đào tạo liên thông với ĐTNC tại bệnh viện vẫn chưa được đánh giá.

Hầu hết ĐTNC (92,3%) được tham gia đào tạo liên tục trong 5 năm gần đây. Kết quả này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Châu Hồng Ngọc trên nhóm điều dưỡng cao đẳng và đại học mới ra trường (10-20%)[17] và cũng cao hơn trong nghiên cứu của Đào Thành về nhân lực điều dưỡng trong các cơ sở Y tế Việt Nam năm 2007 có 11,1% chưa từng được tham dự các khóa tập huấn ngắn hạn về quản lý chăm sóc[21]. Điều này thể hiện sự quan tâm phát triển đào tạo liên tục trong những năm gần đây, khi Bộ Y tế ban hành các thông tư hướng dẫn đào tạo liên tục cho cán bộ y tế[5, 11].

Có đến 88,5% ĐTNC cho rằng các khóa đào tạo mang lại hiệu quả thiết thực và đáp ứng nhu cầu công việc tại bệnh viện. Tỷ lệ này cũng tương đương với nghiên cứu của Châu Hồng Ngọc là 81,8% với ĐDCĐ và 95,6% với ĐDĐH[17]. Điều này cho thấy về cơ bản các khóa đào tạo liên tục hiện nay đã mang lại hiệu quả thực sự cho nhân viên điều dưỡng.

Nhìn chung về đào tạo điều dưỡng hiện nay, không chỉ phát triển đào tạo đại học và cao đẳng mà còn phát triển cả hình thức đào tạo liên thông, vừa học vừa làm và nhiều khoa đào tạo liên tục. Các khóa đào tạo này đều thể hiện được sự hữu ích cho phát triển công việc điều dưỡng tại bệnh viện. Những kết quả này cũng thể hiện được kết quả của quyết tâm và hành động của ngành y tế Việt Nam [7].

Khi phân tích mối liên quan giữa đào tạo và năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng, kết quả cho thấy ĐTNC có tham gia các khóa đào tạo trong 5 năm gần đây có năng lực đạt cao gấp 5,1 lần so với không tham gia, kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác như nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc về năng lực thực hiện ba quy trình chuyên môn trong chăm sóc người bệnh của điều dưỡng, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng lực của điều dưỡng được đào tạo hàng năm và không được đào tạo, hay nghiên cứu của Phạm Lê Hưng đánh giá thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng của điều dưỡng ở 07 bệnh viện của Hà Nội, nghiên cứu của Châu Hồng Ngọc ĐTNC có tham gia đào tạo có năng lực tốt gấp 4,8 lần (ĐDĐH) và 1,4 lần (ĐDCĐ) so với không tham gia đào tạo…

ĐTNC cho rằng các khóa đào tạo là có ích cho công việc thì có năng lực đạt tốt hơn 5,8 lần so với nhóm cho rằng không hữu ích. Nghiên cứu định tính cũng chỉ ra rằng các khóa đào tạo điều dưỡng chưa đạt hiệu quả là yếu tố ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2014 (Trang 54)