TỔNG CỤC THỐNG KÊ VỤ HỆ THỐNG TKQG BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI CẤP BỘ ĐỀ TÀI : Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ ti
Trang 1TỔNG CỤC THỐNG KÊ
VỤ HỆ THỐNG TKQG
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CẤP BỘ
ĐỀ TÀI : Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu “Tổng sản phẩm trong nước”giữa toàn bộ nền kinh
tế với kết quả tính toán theo các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
Đơn vị chủ trì : Viện khoa học Thống kê Đơn vị thực hiện : Vụ Hệ thống TKQG Chủ nhiệm: : CN Bùi Bá Cường Phó chủ nhiệm : CN Lê Văn Dụy
CN Nguyễn Văn Nông
Thư ký : CN.Nguyễn Thị Việt Hồng
CN Khổng Đỗ Quỳnh Anh
9520
Hà Nội, năm 2011
Trang 2DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
1 Cử nhân Bùi Bá Cường - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Chủ nhiệm đề tài
2 Cử nhân Lê Văn Dụy – Viện KHTK, Phó chủ nhiệm đề tài
3 Cử nhân Nguyễn Văn Nông – Vụ Hệ thống TKQG, Phó chủ nhiệm đề tài
4 Cử nhân Nguyễn Thị Việt Hồng – Viện KHTK, Thư ký đề tài
5 Cử nhân Khổng Đỗ Quỳnh Anh – Vụ Hệ thống TKQG, Thư ký đề tài
6 Cử nhân Vũ Văn Tuấn - nguyên cán bộ Vụ Thống kê Công nghiệp - Xây dựng
7 Cử nhân Phạm Quang Vinh - Vụ Thống kê Nông, lâm nghiệp và Thuỷ sản
8 Cử nhân Nguyễn Thị Xuân Mai - Vụ Thống kê Thương mại, Dịch vụ và Giá cả
9 Cử nhân Trần Tuấn Hưng - Vụ Phương pháp chế độ và Công nghệ thông tin
10 Cử nhân Nguyễn Huy Lương - Cục Thống kê Phú Thọ
11 Cử nhân Trịnh Quang Vượng - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia
12 Thạc sĩ Nguyễn Thị Hương - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia
13 Thạc sĩ Dương Mạnh Hùng - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia
14 Cử nhân Nguyễn Thị Mai Hạnh - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia
15 Cử nhân Trần Xuân Được - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia
16 Cử nhân Lê Thị Năm - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia
17 Cử nhân Lê Trường - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia
18 Thạc sỹ Nguyễn Diệu Huyền - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia
19 Cử nhân Tăng Thị Thanh Hoà - Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia
20 Cử nhân Phạm đình Hàn – Nguyên cán bộ Vụ Hệ thống TKQG
Trang 321 Cử nhân Đào Ngọc Lâm – Nguyên cán bộ Vụ PPCĐ và Công nghệ thông tin
22 Thạc sỹ Nguyễn Thuý Trinh – Phòng Thống kê tổng hợp Cục Thống kê
Hà Nội
23 Cử nhân Nguyễn Văn Minh – Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia
Trang 4
DẠNH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 GO : Giá trị sản xuất
2 IC : Chi phí trung gian
3 VA : Giá trị tăng thêm
4 Tỉnh : Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
5 TCTK : Tổng cục Thống kê
6 TKQG : Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia
7 PPCĐ : Vụ Phương pháp chế độ và Công nghệ thông tin
8 TMDV :Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ
9 TKG :Vụ Thống kê Giá
10 TKCN : Vụ Thống kê Công nghiệp
11 XDĐT :Vụ Thống kê Xây dựng và Vốn đầu tư
12 PCTĐ :Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua-Khen thưởng
13 VPII : Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh
14 VTKE : Viện Khoa học Thống kê
15 TKTH : Vụ Thống kê Tổng hợp
16 NLTS : Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản
17 HTQT :Vụ Thống kê Nước ngoài và Hợp tác quốc tế
18 XHMT : Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường
19 TW :Trung ương
20 ĐF : Địa phương
21 HTX : Hợp tác xã
22 NGTK : Niên giám thống kê
23 KVI : Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
24 KVII : Ngành công nghiệp và xây dựng
25 KVIII : ngành thương mại và dịch vụ
Trang 5MỤC LỤC Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 8
PHẦN I : THỰC TRẠNG VỀ BIÊN SOẠN CHỈ TIÊU TỔNG SẢN PHẨM
TRONG NƯỚC (GDP) Ở PHẠM VI TOÀN NỀN KINH TẾ VÀ CẤP TỈNH,
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG CỦA TỔNG CỤC THỐNG KÊ
10
I/ Thực trạng tính toán chỉ tiêu GO, VA/GDP trên phạm vi cả nước và theo địa bàn
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
10
II/Các nguyên nhân dẫn tới chênh lệch số liệu GO, VA/GDP giữa TW và địa
phương
22
PHẦN II: CƠ SỞ CỦA VIỆC BIÊN SOẠN CHỈ TIÊU TỔNG SẢN PHẨM
TRONG NƯỚC (GDP) CHO CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ
29
II/Kinh nghiệm quốc tế về biên soạn chỉ tiêu GDP theo vùng 31
1 Kinh nnghiệm lập tài khoản quốc gia ở cơ quan Thống kê Trung ương Úc (ABS) 31
2 Kinh nghiệm thực hiện thống kê vùng lãnh thổ của Ba lan 34
3 Kinh nghiệm của Cục Thống kê Indonesia (BPS) 37
Trang 6III/Nhu cầu và cơ sở biên soạn chi tiêu GDP đối với cấp tỉnh trực thuộc trung ương
của Việt Nam
39
PHẦN III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG
CHÊNH LỆCH SỐ LIỆU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) GIỮA
TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG
59
I.Mục tiêu giảm thiểu sự chênh lệch số liệu GDP giữa trung ương và địa phương 59
II.Các quy trình nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu tổng sản phẩm trong
nước (GDP) giữa trung ương và địa phương
60
III Các giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu GDP giữa trung
ương và địa phương
74
Giải pháp1.Xây dựng quy trình tính GDP cho toàn nền kinh tế kết hợp với tính
theo tỉnh (gọi tắt là quy trình tính kết hợp giữa tập trung và phân tán)
74
Giải pháp 2.Xác định đơn vị thống kê và đơn vị thường trú phục vụ tính chỉ tiêu
giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và GDP cho từng ngành kinh tế cụ thể
75
Giải pháp 3 Hoàn thiện và sử dụng thống nhất các nguồn thông tin 88
Giải pháp 4.Áp dụng thống nhất Phương pháp tính và phân bổ GO, VA: 96
Giải pháp 5 Phân công trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các vụ trên Tổng cục
Thống kê, giữa các vụ thống kê chuyên ngành với các Cục Thống kê tỉnh, giữa các
bộ phận (phòng) Thống kê chuyên ngành ở Cục Thống kê tỉnh
122
Giải pháp 6.Bổ sung hoàn thiện hệ thống chỉ số giá và hệ số chi phí trung gian: 124
Giải pháp 7.Quy định trách nhiệm, quyền hạn công bố và phổ biến số liệu GDP và
chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có liên quan đến việc tính toán chỉ tiêu GDP
124
Trang 7Giải pháp 8.Tăng cường ứng dụng khoa học, Công nghệ thông tin và kinh nghiệm
thống kê của khu vực và quốc tế về quy trình biên soạn GDP nói riêng và biên soạn
SNA nói chung
125
Giải pháp 9.Hoàn thiện bộ máy tổ chức, bổ sung nhân lực và nâng cao năng lực đội
ngũ cán bộ thống kê làm công tác tài khoản quốc gia từ trung ương đến địa phương
125
Giải pháp 10.Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí cho công tác biên soạn
tài khoản quốc trên Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê tỉnh trực thuộc trung
ương
126
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO 130
DANH SÁCH CÁC CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN TRONG HAI NĂM 131
Trang 8ĐẶT VẤN ĐỀ
Lãnh thổ kinh tế theo đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) là một bộ phận lãnh thổ kinh tế quốc gia, được phân chia tương đối hợp lý về mặt địa lý, dân cư, nguồn tài nguyên thiên nhiên… nhằm mục đích phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ tổ quốc Tỉnh là cấp quản lý kinh tế vĩ mô được đặt dưới sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách trên địa bàn; xây dựng kết cấu hạ tầng, trực tiếp quản lý hành chính về tài nguyên, môi trường, dân cư và các vấn
đề xã hội; quản lý các hoạt động kinh tế của tỉnh, tổ chức đời sống và cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân; giữ vững trật tự, an ninh xã hội trên địa bàn và kiểm tra việc thực hiện luật pháp, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, các
tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và mọi công dân cư trú trên địa bàn
Việc thu thập thông tin, tính toán và cung cấp kịp thời, đầy đủ và đáng tin cậy các chỉ tiêu thống kê theo lãnh thổ, trong đó có các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp theo địa bàn tỉnh cho các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các cơ quan nghiên cứu từ Trung ương đến địa phương và cho những đối tượng dùng tin khác là yêu cầu cần thiết đặt ra đối với ngành thống kê Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp theo địa bàn tỉnh là các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất, phân phối, sử dụng kết quả sản xuất trên địa bàn; các chỉ tiêu này dùng để đánh giá tốc độ phát triển
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, nghiên cứu lợi thế so sánh và khả năng quản lý, khai thác, bảo vệ các tiềm năng về tài nguyên, môi trường, nhân lực… trong tổng thể phát triển và phân bổ lực lượng sản xuất theo vùng kinh tế của Đảng và Nhà nước; làm căn cứ để xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; để xây dựng chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của từng tỉnh trong từng thời kỳ; để quản lý và điều hành kinh tế của tỉnh thống nhất trong một nền kinh tế quốc dân phát triển đúng hướng, hài hoà
và bền vững
Tuy nhiên, hiện nay các chỉ tiêu thống kê kinh tế tổng hợp cấp tỉnh, do ngành thống kê tính toán trong đó có chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước thực hiện trên địa bàn tỉnh (ở phạm vi cả nước chỉ tiêu này là Tổng sản phẩm trong nước) đã bộc lộ một số hạn chế đó là chất lượng số liệu chưa cao, không đảm
Trang 9bảo tính thống nhất giữa số liệu của các tỉnh với cả nước, không thể so sánh giữa các tỉnh với nhau…
Vì vậy đề tài “Nghiên cứu các giải pháp khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu GDP giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh trực thuộc trung ương” là hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất
lượng thông tin kinh tế tổng hợp, đáp ứng đòi hỏi yêu cầu cấp thiết của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đối tượng sử dụng thông tin thống kê
Ngoài phần “Đặt vấn đề”, “Kết luận và kiến nghị”, Báo cáo Tổng hợp
Đề tài gồm 3 phần chính:
Phần I: Thực trạng về biên soạn chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
ở các phạm vi toàn nền kinh tế và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Tổng cục Thống kê
Phần II: Cơ sở của việc biên soạn chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cho cấp tỉnh, thành phố
Phần III: Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu Tổng sản phẩm trong nước giữa trung ương và địa phương
Đề tài nghiên cứu trong 2 năm: 2008 và 2009, trong năm 2008 thực hiện
20 chuyên đề; năm 2009 thực hiện 11 chuyên đề (xem phụ lục kèm theo), với
sự tham gia trực tiếp của nhiều lãnh đạo và chuyên viên đã và đang công tác tại các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê.Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn của cả ngành Thống kê, liên quan tới tất cả các tỉnh trong cả nước, nên dù Ban chủ nhiệm và các cộng sự đã hết sức cố gắng chắc chắn cũng sẽ không tránh khỏi những hạn chế Ban chủ nhiệm mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, của các chuyên gia để hoàn thiện thêm đề tài này
Trang 10PHẦN I: THỰC TRẠNG VỀ BIÊN SOẠN CHỈ TIÊU TỔNG SẢN PHẨM
TRONG NƯỚC (GDP) Ở PHẠM VI TOÀN NỀN KINH TẾ VÀ CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG CỦA TỔNG CỤC THỐNG
KÊ
Kể từ năm 1993 đến nay, công tác áp dụng hệ thống Tài khoản gia ở cả nước nói chung, tính chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước thực hiện trên địa bàn tỉnh nói riêng đã là một công tác trọng tâm của ngành thống kê Thống kê Tài khoản quốc gia đã thực sự là một công cụ không thể thiếu trong quản lý, điều hành, đánh giá, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô của Đảng và Nhà nước, trong
đó có các cấp uỷ Đảng và chính quyền cấp tỉnh Việc tính toán các chỉ tiêu kinh
tế này theo lãnh thổ hành chính tỉnh còn là một nguồn thông tin quan trọng để biên soạn Tài khoản quốc gia cho phạm vi cả nước Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các cấp, các ngành và các đối tượng dùng tin khác thì công tác này đã bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu sót, cả về mặt chất lượng số liệu,
về tính đồng bộ, thống nhất giữa số liệu cả nước với số liệu các tỉnh, cả về tính
so sánh giữa số liệu của các tỉnh với nhau, tính đầy đủ và tính kịp thời trong cung cấp cho các đối tượng dùng tin …
Trong một số năm lại đây, nếu so sánh chỉ tiêu GO, VA/GDP do Vụ Hệ thống TKQG tính toán với tổng cộng các chỉ tiêu này từ 63 Cục Thống kê tính (Theo giá thực tế và giá so sánh) đều có sự chênh lệch lớn và có xu hướng ngày càng tăng Dưới đây là một số thông tin cụ thể về vấn này
I/Thực trạng tính toán chỉ tiêu GO, VA/GDP trên phạm vi cả nước và theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1 Đối với chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO)
a Theo giá thực tế
Giá trị sản xuất theo giá thực tế giữa trung ương và địa phương có sự chênh lệch ngày càng lớn, năm 2000 GO do trung ương tính toán lớn hơn địa phương tính là 71.154 tỷ đồng (tương đương 9,06%), đến năm 2003 bắt đầu có chiều hướng thấp hơn, tức là giá trị sản xuất do trung ương tính nhỏ hơn tổng cộng địa phương tính toán khoảng - 6.219 tỷ đồng (tương đương – 0,46%) và đến năm 2008 chênh lệch này là – 206105 tỷ đồng (tương đương -5,4%)
Trang 11Khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản), sự chênh lệch giữa giá trị sản xuất
do TW và địa phương tính toán có xu hướng doãng dần theo thời gian, giá trị sản xuất do địa phương tính luôn luôn cao hơn giá trị sản xuất do TW tính Năm
2000, sự chênh lệch giữa trung ương và địa phương là -11.599 tỷ đồng, tăng lên -67.328 tỷ đồng vào năm 2005, và đến năm 2008 chênh lệch – 127.823 tỷ đồng (tương đương - 26,46%) Trong đó ngành có sự chênh lệch lớn nhất là nông, lâm nghiệp (năm 2008, chênh lệch giá trị sản xuất của ngành này là -121.635 tỷ đồng)
Khu vực II (công nghiệp và xây dựng) : Trong những năm 2000-2002, chênh
lệch giá trị sản xuất của khu vực có xu hướng dương (tức là trung ương tính cao hơn địa phương), nhưng từ năm 2003 đến nay có chiều hướng ngược lại, tức là giá trị sản xuất của khu vực II do địa phương tính thường cao hơn Tổng cục thống kê tính, cụ thể năm 2000 chênh lệch 31.667 đồng, năm 2001 chênh lệch 38.699 tỷ đồng, năm 2002 chênh lệch 32.322 tỷ đồng Từ năm 2003, chênh lệch bắt đầu có xu hướng âm với số tuyệt đối là -34.277 tỷ đồng (tương đương -4,38%) và đến năm 2008 chênh lệch là – 106.895 tỷ đồng (tương đương – 4,45%) Trong khu vực này, chênh lệch chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến
và ngành xây dựng Đáng chú ý là ngành xây dựng trong những năm 2000-2002
có sự chênh lệch rất lớn, song từ năm 2003, chênh lệch giá trị sản xuất theo giá thực tế của ngành này có xu hướng giảm mạnh (năm 2002 chênh lệch khoảng khoảng 20% xuống còn 3,33% năm 2003) và giảm xuống còn 366 tỷ năm 2007 (tương đương 0,13%) Ngành công nghiệp chế biến có mức chênh 13.727 tỷ đồng năm 2002 và có chiều hướng thay đổi chênh lệch âm vào năm 2003 là -31.946 tỷ đồng và đến năm 2007 là -40.653 tỷ đồng (tương đương -3,07%)
Khu vực III (dịch vụ): Đối với khu vực dịch vụ, giá trị sản xuất theo giá thực
tế do TW tính toán luôn cao hơn địa phương, nhưng có xu hướng thu hẹp dần khoảng cách, năm 2000 chênh lệch khoảng 51.086 tỷ đồng (tương đương 23,36%) nhưng đến năm 2008 chênh lệch là 38.861 tỷ đồng (tương đương 3,83%)
Trong khu vực dịch vụ, giá trị sản xuất theo giá thực tế của ngành thương nghiệp (bao gồm cả thuế nhập khẩu) do Tổng cục Thống kê và do địa phương tính có sự chênh lệch rất lớn, số liệu do Tổng cục công bố luôn cao hơn tổng cộng của 63 tỉnh Năm 2000 giá trị sản xuất theo giá thực tế của ngành thương
Trang 12nghiệp do Tổng cục Thống kê công bố là 86.924 tỷ đồng, địa phương tính là 56.180 tỷ đồng, chênh lệch 30.744 tỷ đồng (tương đương 54.72%), năm 2005 chênh lệch là 27.568 tỷ đồng và năm 2007 chênh lệch là 50.474 tỷ đồng
b.Theo giá so sánh
Giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 do Tổng cục tính luôn thấp hơn giá con số tổng cộng từ 63 Cục Thống kê tỉnh Năm 2002, chênh lệch giữa trung ương và tổng cộng địa phương là -18.473 tỷ đồng (tương đương -9.35%) Năm
2003, chênh lệch là -155.119 tỷ đồng (tương đương -13.88%) và năm 2007 chênh lệch là -273.493 tỷ đồng (tương đương -18.24%)
Khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản): Giá trị sản xuất của khu vực I
theo giá so sánh do Tổng cục Thống kê tính toán thấp hơn tổng cộng từ các Cục Thống kê tỉnh Năm 2002, Tổng cục công bố giá trị sản xuất khu vực I theo giá
so sánh là 136.649 tỷ đồng, địa phương tính là 159.596 tỷ đồng, chênh lệch 22.947 tỷ đồng (tương đương -14.38%), và năm 2008 chênh lệch lên đến -71.823 tỷ đồng (tương đương – 33,41%) Trong Khu vực này thì ngành nông, lâm nghiệp có sự chênh lệch lớn nhất, năm 2008 chênh lệch gữa trung ương và địa phương lên đến -54.611 tỷ đồng (tương đương -33,12%)
-Xét về tốc độ tăng trưởng của khu vực I, năm 2005 và 2006 thì không có sự chênh lệch lớn (năm 2005 trung ương tính GO tăng 5.2%, địa phương tính tăng 6.5%, năm 2006 trung ương tính tăng 5.1%, địa phương tính tăng 6.8%), nhưng năm 2004 và 2008 có sự chênh lệch tương đối lớn (năm 2004 Trung ương tính tăng 5.8%, địa phương tính tăng 9.2%, năm 2008 Trung ương tính tăng 6,8%, địa phương tính tăng 8.1%)
Tốc độ tăng GO KV I theo giá so sánh 1994
Địa phương Trung ương
Khu vực II (Công nghiệp và xây dựng): Giá trị sản xuất của khu vực này
Trang 13tuyệt đối lẫn số tương đối, chênh lệch giữa giá trị sản xuất do trung ương tính
và tổng cộng địa phương ngày càng doãng ra Năm 2002, chênh lệch -8.449 tỷ đồng (tương đương -14.52%), năm 2005 đã lên đến -68.846 tỷ đồng (tương đương 20.33%) và năm 2007 là – 123.514 tỷ đồng (tương đương -21.85%) Chênh lệch của khu này chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến (năm 2007 chênh lệch giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến đã chiếm tới hơn 90% chênh lệch của cả khu vực II)
Về tốc độ tăng trưởng của khu vực này không có sự chênh lệch lớn, thí
dụ năm 2005 tốc dộ tăng trưởng giá trị sản xuất do trung ương và địa phương tính xấp xỉ bằng nhau (16% và 16.1%)
Tốc độ tăng GO KV II theo giá so sánh 1994
5.0 10.0 15.0 20.0
Địa phương Trung ương
Khu vực III (dịch vụ): Ngược lại với giá trị sản xuất theo giá thực tế, giá
trị sản xuất theo giá so sánh của khu vực dịch vụ do Tổng cục Thống kê tính trong những năm từ 2000-2002 cao hơn số liệu tổng cộng từ 63 tỉnh, nhưng bắt đầu từ năm 2003 thì con số Tổng cục tính đã bắt đầu thấp hơn tổng cộng từ địa phương Năm 2002, chênh lệch giá trị sản xuất khu vực III theo giá so sánh giữa trung ương và địa phương là 12.923 tỷ đồng (tương đương 7%), song từ năm 2003, chênh lệch là -5.751 tỷ đồng (tương đương -2.67%), đến năm 2007 con số chênh lệch đã lên đến -89.898 tỷ đồng (tương đương -23.25%)
Trong khu vực III, ngành có sự chênh lệch lớn nhất là ngành vận tải, bưu điện, năm 2002 chênh lệch -14.279 tỷ đồng, năm 2005 chênh lệch 34.373 tỷ đồng và năm 2007 chênh lệch 48.531 tỷ đồng (tương đương -59.23%)
2 Đối với chỉ tiêu VA/GDP
a.Theo giá thực tế
Từ năm 1993, theo Quyết định số 183/TTg ngày 25/12/1992 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống tài khoản quốc gia ở Việt Nam, chỉ tiêu
Trang 14Tổng sản phẩm trong nước (GDP) được tính ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh Sau một số năm thực hiện Quyết định trên, đã xuất hiện sự chênh lệch số liệu GDP
do Tổng cục Thống kê tính toán với số liệu tổng cộng từ các tỉnh do các Cục Thống kê tính toán, mặc dù ngành thống kê đã có một số biện pháp khắc phục hiện tượng này, song cho đến nay sự chênh lệch này vẫn chưa được khắc phục
và có xu hướng ngày càng tăng, cụ thể là: GDP tính theo giá thực tế do Tổng cục Thống kê tính toán nhỏ hơn so với số liệu tổng cộng của 63 tỉnh, thành phố đối với năm 2005 là 54.409 tỷ đồng (tương đương 6.5%), năm 2006 là 69.063
tỷ đồng (tương đương 7%), năm 2007 là 104.677 tỷ đồng (tương đương 9%) và năm 2008 là 142.080 tỷ đồng (tương đương 9,57%)
Khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản): Trong những năm gần đây sự
khác biệt giữa giá trị tăng thêm của khu vực này do trung ương tính và địa phương tính ngày càng lớn cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, nếu năm 2001 sự chênh lệch chỉ là 521 tỷ đồng (tương đương 0.47%) thì đến năm 2005 đã là 8.726 tỷ đồng (tương đương 4.96%), đến năm 2008 là 127800 tỷ đồng (tương đương 25,5%) Trong đó chênh lệch chủ yếu ở ngành nông, lâm nghiệp
Khu vực II (công nghiệp và xây dựng): Trong những năm 2000-2002, giá trị
tăng thêm của khu vực này do trung ương tính cao hơn tổng địa phương tính nhưng bắt đầu từ năm 2003 thì có xu hướng ngược lại, tổng cộng 63 tỉnh đã cao hơn con số trung ương tính Cụ thể, năm 2000 trung ương tính cao hơn khoảng 15.143 tỷ đồng (tương đương 9%), năm 2002 tính cao hơn khoảng 13.120 tỷ đồng (tương đương 6.4%), nhưng đến năm 2003 con số giá trị tăng thêm của khu vực II do trung ương tính đã thấp hơn địa phương tính là 6.856 tỷ đồng (tương đương 2.83%), năm 2005 là 49.544 tỷ đồng (tương đương 14.39%), đến năm 2008 là 109,500 tỷ đồng (tương đương 5,7%)
Trong khu vực II thì ngành có sự chênh lệch lớn nhất là ngành công nghiệp chế biến, năm 2000 chênh lệch giá trị tăng thêm của ngành này giữa trung ương
và địa phương là 27.732 tỷ đồng (tương đương 34%), đây là một tỷ lệ chênh lệch lớn nhất Năm 2003, tổng giá trị tăng thêm của khu vực II do địa phương tính toán đã vượt con số do trung ương tính đến 13.153 tỷ đồng (tương đương 10.48%)
Khu vực III (dịch vụ): Mặc dù giá trị sản xuất của khu vực dịch do trung
Trang 15nhưng đối với giá trị tăng thêm xu thế này chỉ xuất hiện ở các năm 2000-2005, bắt đầu từ năm 2006 giá trị tăng thêm của khu vực này do Tổng cục tính đã thấp hơn tổng cộng của 63 tỉnh Cụ thể xem đồ thị dưới đây:
Năm 2000, giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ do Tổng cục tính là 171.070 tỷ đồng, tổng cộng địa phương là 144.799 tỷ đồng, chênh lệch 26.291
tỷ đồng (tương đương 15%), đến năm 2005, chênh lệch giảm thấp nhất với mức chênh là 3.861 tỷ đồng (tương đương 1.2%) và đến năm 2008 là 39.064 tỷ đồng (tương đương 6,93%)
Trong khu vực III, ngành có sự chênh lệch giá trị tăng thêm lớn nhất là ngành thương nghiệp, số liệu tổng hợp từ 63 tỉnh luôn thấp hơn số liệu do Tổng cục Thống kê công bố Giá trị gia tăng của ngành thương nghiệp bao gồm cả thuế nhập khẩu, nhưng số liệu về thuế nhập khẩu do địa phương tính toán luôn thấp hơn số thuế nhập khẩu của cả nước Năm 2000 chênh lệch về giá trị gia tăng theo giá thực tế giữa trung ương và địa phương là 21.597 tỷ đồng (tương đương 34%), năm 2005 là 25.203 tỷ đồng (tương đương 22%) và năm 2007 là 29.361 tỷ đồng (tương đương 18,8%)
b Theo giá so sánh
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá so sánh do Tổng cục Thống kê tính và do các Cục Thống kê tỉnh tính luôn có sự chênh lệch và độ doãng ngày càng lớn và luôn cao hơn độ doãng tính theo giá thực tế Nếu như năm 2000 tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh do Tổng cục Thống kê tính là 273.666 tỷ đồng, thì tổng cộng 63 tỉnh là 289.190 tỷ đồng, chênh lệch 15.524 tỷ đồng (tương đương 5.67%), năm 2005 chênh lệch là 96.594 tỷ đồng (tương đương 24.57%), đến năm 2008 chênh lệch đã lên đến 186.334 tỷ đồng (tương đương 37,99%)
Về tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng GDP do TW tính luôn thấp hơn tốc
độ tăng của tổng cộng 63 tỉnh Năm 2000, tốc độ tăng do Tổng cục Thống kê công bố là 6.9%, tổng hợp 63 tỉnh công bố là 9.3% (chênh lệch 2.37% điểm phần trăm), năm 2004 là năm có sự chênh lệch lớn nhất trong dãy năm 2001-
2007 với độ doãng là 4.52% điểm phần trăm (Tổng cục công bố 7.8%, địa phương 12.3%), năm 2007 Tổng cục công bố tốc độ tăng GDP là 8.5%, địa phương tính là 11% (chênh lệch 2.51% điểm phần trăm), năm 2008 Tổng cục công bố tốc độ tăng trưởng GDP là 6,3%, địa phương là 11,35 (chênh lệch 5%),
Trang 16đến năm 2009 Tổng cục công bố là 5,3% địa phương công bố 11,8% (chênh lệch 6,5%)
Tốc độ tăng GDP do TW và ĐF tính
2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0
-2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản): Ngành nông, lâm nghiệp có sự
chênh lệch rất lớn, địa phương luôn tính cao hơn trung ương từ 30-60% Năm
2000 chênh lệch 24.697 tỷ đồng (tương đương 38.76%), năm 2003 chênh lệch 33.623 tỷ đồng (tương đương 47.47%), năm 2005 chênh lệch 40.175 tỷ đồng (tương đương 52.25%, như vậy địa phương đã tính cao gấp rưỡi trung ương), năm 2007 chênh lệch là 49.803 tỷ đồng (tương đương 60.41%) và đến năm
2008 chênh lệch đã lên đến 53.921 tỷ đồng (tương đương 62,26%) Sự chênh lệch rất lớn này phát sinh từ chênh lệch số liệu về sản lượng, tỷ lệ chi phí trung gian giá và hệ thống giá, chỉ số áp dụng để tính chuyển giá trị tăng thêm từ giá thực tế về giá so sánh của các ngành trong khu vực này
Xét về tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm theo giá so sánh của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, năm 2001 Tổng cục công bố tăng 2.98%, địa phương công bố tăng 4.8%, năm 2005 Tổng cục công bố tăng 4.02%, địa phương tăng 5.09%, năm 2007 Tổng cục công bố tăng 3.4%, địa phương công
bố tăng 7.55%, năm 2008 Tổng cục công bố tăng 4,7%, địa phương công bố tăng 6,3% và năm 2009 Tổng cục công bố tăng 1,8%, địa phương công bố tăng 10%
Tốc độ tăng VA KVI do TW và ĐF tính
1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00
-2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Trang 17Trong khu vực I, ngành có độ chênh theo số tuyệt đối lớn nhất là ngành nông nghiệp, nhưng ngành có độ chênh theo số tương đối lớn nhất lại là ngành thuỷ sản, năm 2000 VA ngành nông nghiệp chênh 19.021 tỷ đồng (tương đương 34.91%), ngành thuỷ sản chênh lệch 4.070 tỷ đồng, nhưng tương đương 60.92%, đến năm 2005 ngành nông nghiệp chênh 27.484 tỷ đồng (tương đương 42.9%), ngành thuỷ sản chênh 10.567 tỷ đồng (tương đương 103.79%), như vậy giá trị tăng thêm của ngành thuỷ sản theo giá so sánh do địa phương tính đã cao gấp đôi con số do trung ương công bố, năm 2007 chênh lệch giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp là 33.003 tỷ đồng (tương đương 48.8%, địa phương tính gần gấp rưỡi số liệu TW công bố), ngành thuỷ sản chênh lệch 14.388 tỷ đồng (chênh lệch 118.8%)
Khu vực II (công nghiệp và xây dựng): Chênh lệch về giá trị tăng thêm
khu vực công nghiệp và xây dựng do trung ương tính và địa phương tính có xu hướng ngày càng lớn cả về số tuyệt đối và số tương đối, năm 2000 chênh lệch chỉ là 869 tỷ đồng (tương đương 0.9%), đến năm 2005 đã là 38.074 tỷ đồng (tương đương 24.12%), năm 2007 chênh lệch là 53.285 tỷ đồng (tương đương 27.63%) và đến năm 2008 chênh lệch là 32.295 tỷ đồng (tương đương 15,86%)
Xét về tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm theo giá so sánh của khu vực công nghiệp và xây dựng trong giai đoạn 2001-2007, thì riêng năm 2007 tốc độ tăng do Tổng cục công bố cao hơn tốc độ tăng do 63 tỉnh tính còn các năm khác tốc độ tăng giá trị tăng thêm của khu vực này do địa phương tính luôn cao hơn tốc độ tăng do Tổng cục công bố Năm 2000, Tổng cục công bố tốc độ tăng giá trị tăng thêm theo giá so sánh 1994 của khu vực II tăng 10.39%, địa phương tăng 13.28% chênh lệch 2.9%, năm 2004 là năm có tốc độ tăng chênh lệch lớn nhất lên đến 7.2% (Tổng cục công bố tăng 10.2%, địa phương tính tăng 17.4%)
Số liệu tính bổ sung cho thấy năm 2008 Tổng cục công bố tăng 6%, thì địa phương công bố tăng 12,8% và năm 2009 Tổng cục công bố tăng 5,5% thì địa phương công bố tăng 10,8%
Trang 18Tốc độ tăng VA KV II theo giá So sánh 1994
5.0 10.0 15.0 20.0
Tốc độ tăng VA ngành CN Điện nước theo giá so
sánh
(80.0) (60.0) (40.0) (20.0) - 20.0 40.0 60.0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Khu vực III (dịch vụ): Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ theo giá so
sánh 1994 do Tổng cục và địa phương tính có sự chênh lệch thay đổi theo xu hướng từ năm 2000-2002 trung ương tính cao hơn địa phương, từ năm 2003 tổng cộng địa phương bắt đầu cao hơn số của Tổng cục Năm 2003 chênh lệch giữa trung ương và địa phương là 2.005 tỷ đồng (tương đương 1.47%), năm
2005 chênh lệch 18.300 tỷ đồng (tương đương 11.56%), năm 2007 chênh lệch
Trang 1943.486 tỷ đồng (tương đương 23.35%) nhưng đến năm 2008 chênh lệch đã lên tới 99.688 tỷ đồng (tương đương 49,66%)
Xét về tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm khu vực III do địa công bố luôn cao hơn con số do Tổng cục Thống kê công bố từ 3.1-7.3%, năm 2000 Tổng cục thống kê công bố tốc độ tăng giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ là 6.1%, địa phương tính 9.27%, chênh lệch 3.17% điểm phần trăm, năm 2005 Tổng cục công bố 8.48%, địa phương tính 15.03%, chênh lệch 6.54% điểm phần trăm, năm 2007, Tổng cục công bố 8.68%, địa phương tính 16% chênh lệch lên đến 7.32%điểm phần trăm Năm 2008 Tổng cục công bố tăng 7,4% thì địa phương công bố tăng 12,6%, chênh lệch 5,2% điểm phần trăm và năm 2009 Tổng cục công bố tăng 6,6% thì địa phương công bố 13,9%, chênh lệch xấp xỉ năm 2007 là 7,3% điểm phần trăm
Tốc độ tăng VA KV III theo giá so sánh 1994
5.00 10.00 15.00 20.00
2005, con số Tổng cục tính là 63.950 tỷ đồng, địa phương tính là 50.091 tỷ đồng (bằng 78.33%) và năm 2007 con số tương ứng là 75.437 tỷ đồng và
63.251 tỷ đồng (bằng 83.85%)
Đồ thị dưới đây phản ánh tốc độ tăng giá trị tăng thêm của ngành thương nghiệp theo giá so sánh 1994 do Tổng cục Thống kê và do địa phương tính
Trang 21MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUAN TRỌNG DO TRUNG ƯƠNG
VÀ ĐỊA PHƯƠNG TÍNH TOÁN
Đơn vị tính
Trang 22II Các nguyên nhân dẫn tới chênh lệch số liệu GO, VA/GDP giữa TW và địa phương
1 Những nguyên nhân thống kê
a/ Vấn đề liên quan tới tổ chức tính toán: Quy trình tổ chức tính toán
không thống nhất, thiếu đồng bộ giữa trung ương và địa phương:
- Công tác tổ chức biên soạn tài khoản quốc gia ở Tổng cục và các Cục Thống kê tỉnh hiện nay đang áp dụng là quy trình phân tán, tức là các Vụ trên Tổng cục tính và công bố chỉ tiêu GO, VA/GDP theo giá thực tế và giá so sánh cho phạm vi cả nước đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát các Cục Thống kê tỉnh tính và công bố các chỉ tiêu này cho tỉnh mình, riêng các ngành thuộc khu vực dịch vụ, các Vụ cung cấp thông tin để Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia tính toán, song sự phối hợp giữa các Vụ thống kê chuyên ngành và Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia chưa tốt nên cả phạm vi, nội dung, nguồn thông tin, phương pháp tính một số chỉ tiêu chưa thống nhất
- Quy trình tính chỉ tiêu GDP theo địa bàn tỉnh, thành phố chưa được Tổng cục Thống kê nghiên cứu một cách khoa học cho nên khi vận dụng chưa phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế của nước ta và cũng chưa phù hợp với thông
lệ quốc tế, thí dụ: thông thường giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp được tính bằng phương pháp đánh giá trực tiếp tức là giá trị sản xuất bằng sản lượng sản phẩm nhân với đơn giá bình quân sản xuất sản phẩm; cho dù giữa Trung ương và địa phương thống nhất với nhau về sản lượng sản phẩm nhưng đơn giá bình quân sử dụng khác nhau sẽ dẫn đến giá trị sản xuất khác nhau Hoặc để tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm theo phương pháp sản xuất, tức là giá trị tăng thêm bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian, nếu thống nhất với nhau về giá trị sản xuất mà tỷ lệ chi phí trung gian so với giá trị sản xuất khác nhau sẽ dẫn đến giá trị tăng thêm khác nhau
- Các đơn vị trên Tổng cục Thống kê chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát các Cục Thống kê tỉnh tính các chỉ tiêu GO, VA/GDP, chưa kịp thời tham mưu cho Lãnh đạo Tổng cục Thống kê để giảm thiểu tình trạng chênh lệch số liệu giữa TW và địa phương
-Quy trình tổ chức công việc mang tính “phân tán và chia cắt” nên nguồn thông tin, phương pháp tính không công khai, minh bạch lại thiếu sự giám sát
Trang 23hai chiều, dẫn đến tổ chức công việc tuỳ tiện, vi phạm tính độc lập và khách quan trong công tác thống kê
b/Những vấn đề về đơn vị thống kê, nguồn thông tin, phương pháp tính GDP
b.1/Những vấn đề về xác định đơn vị thường trú trên địa bàn tỉnh
Về nguyên tắc xác định đơn vị thường trú đối với tỉnh phải nhất quán với việc xác định đơn vị thường trú đối với cả nước, vì vậy nguyên tắc “Trung tâm lợi ích kinh tế” là nguyên tắc cơ bản để xác định đơn vị thường trú trên địa bàn của một tỉnh: Song xác định đơn vị thường trú trên địa bàn tỉnh còn phụ thuộc vào nguyên tắc xác định “đơn vị thống kê trên địa bàn” và điều kiện thực tế về phương pháp hạch toán kế toán-thống kê và phương pháp thu thập thông tin, vào đặc điểm của từng loại hình hoạt động, từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế cụ thể, vào quy mô của chủ thể tham gia hoạt động kinh tế, vào phương pháp tính chỉ tiêu GO, VA của từng ngành, từng hoạt động …Vì vậy khi xác định đơn vị thường trú cho tỉnh về cơ bản phải kết hợp giữa các nguyên tắc “Trung tâm lợi ích kinh tế trong lãnh thổ” và nguyên tắc “Địa bàn xuất sứ sản phẩm”,
Do khái niệm “đơn vị thống kê cơ sở trong lãnh thổ” và “đơn vị thường trú trên địa bàn tỉnh, thành phố” chưa được quy định một cách khoa học và cụ thể, chưa được hiểu thống nhất nên nhiều tỉnh hiểu, vận dụng rất khác nhau trong quá trình tính toán, biểu hiện là:
+ Các doanh nghiệp do tỉnh thành lập, có các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc hoạt động ngoài tỉnh (không phải là đơn vị thường trú của tỉnh) nhưng tỉnh vẫn tính toàn bộ theo doanh nghiệp mẹ vào GDP của mình
+ Các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc có doanh thu riêng hoạt động trong tỉnh, thành phố (là đơn vị thường trú của tỉnh) nhưng doanh nghiệp
mẹ là của trung ương hoặc tỉnh khác thì nhiều tỉnh, thành phố tính vào GDP của tỉnh mình song cũng có tỉnh không tính Hiện tượng này thường xảy ra đối các loại hình kinh tế như Tập đoàn kinh tế, công ty nhà nước hoạt động theo mô hình “công ty mẹ, công ty con”, các Tổng công ty 90, 91, các doanh nghiệp do
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và do các tổ chức Đảng, đoàn thể quản lý
+ Các tỉnh còn chưa đưa các lĩnh vực quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, văn hoá, y tế, giáo dục do trung ương quản lý đóng trên lãnh thổ tỉnh;
Trang 24các cơ quan sứ quán, lãnh sự quán của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài và thuế nhập khẩu trong khi đó GDP của cả nước đã bao gồm cả các hoạt động này
b.2/ Những vấn đề liên quan đến phân ngàn, phân loại thống kê và nguồn thông tin
- Do có sự khác nhau trong tổng hợp thông tin theo ngành và thành phần kinh tế giữa trung ương và địa phương, thí dụ: Đơn vị A Trung ương xếp vào ngành phục vụ cá nhân cộng đồng song địa phương lại xếp vào kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn tổ hợp tác nông nghiệp có tỉnh xếp vào thành phần kinh tế tập thể, có tỉnh xếp vào thành phần kinh tế cá thể, do qui định hình thái sản phẩm không thống nhất đối với lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp -Nguồn thông tin để tính GDP ở cấp cả nước và cấp tỉnh chưa thống nhất, chưa phù hợp với chế độ hạch toán thống kê - kế toán, chế độ báo cáo và điều tra thống kê, thí dụ điều tra doanh nghiệp hàng năm chưa đáp ứng yêu cầu thông tin theo đơn vị cơ sở ngành kinh tế trên địa bàn Thông tin từ một số cuộc điều tra thống kê thường xuyên hoặc đột xuất nhất là điều tra chọn mẫu, với lượng mẫu chọn chỉ đại diện cho cả nước, do vậy khi suy rộng theo tỉnh sẽ không đại diện, dẫn đến xuất hiện chênh lệch số liệu khi tính toán
-Về báo cáo thống kê kế toán định kỳ của các cơ sở, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp của các Bộ, ban ngành:
+Đối với các đơn vị hạch toán toàn ngành như: Điện, vận tải hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng … các Cục thống kê tỉnh không có hoặc có không đầy đủ thông tin để tính các chỉ tiêu Giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của các hoạt động này… dẫn đến số liệu địa phương tính thường thấp hơn số liệu trung ương
+Đối với báo cáo của Hải quan về thuế nhập khẩu: các cục Thống kê tỉnh thường không có báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, nhất là số liệu các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhập khẩu và nộp thuế nhập khẩu tại các cửa khẩu thuộc tỉnh khác
Nhìn chung số liệu, thông tin đầu vào từ các chế độ báo cáo định kỳ về thống kê, kế toán, chế độ điều tra thống kê, từ các hồ sơ hành chính, nhất là đầu vào cho phạm vi tỉnh thiếu về số lượng, chậm cải tiến, bổ sung, hoàn thiện và
Trang 25chất lượng thông tin thấp là nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng chênh lệch số liệu giữa trung ương và địa phương.(Đề nghị tham khảo thêm phụ lục 1)
b.3/ Những vấn đề liên quan tới phương pháp tính
- Hiện tại Tổng cục Thống kê tính GDP theo 2 phương pháp: phương pháp sản xuất và phương pháp sử dụng cuối cùng (những năm có điều tra I/O tính thêm được phương pháp thu nhập) Trong khi đó các Cục Thống kê tỉnh chỉ tính GDP theo phương pháp sản xuất GDP tính theo phương pháp sản xuất, sử dụng công thức: GDP = GO-IC+thuế nhập khẩu Ở đây có 3 yếu tố đều có thể dẫn đến chênh lệch số liệu giữa trung ương và địa phương, đó là:
+ Chênh lệch về giá trị sản xuất của các ngành do Tổng cục Thống kê tính
và do địa phương tính Thí dụ: Đối với khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản) thường sử dụng phương pháp đánh giá trực tiếp, tức là sử dụng giá bình quân của cả nước để tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo công thức lượng nhân đơn giá, song cho đến năm 2008 Tổng cục quy định cho Cục Thống kê tỉnh, địa phương nào có điều tra giá nông, lâm nghiệp và thuỷ sản thì áp dụng giá của tỉnh đó (Có 37 tỉnh có điều tra); địa phương nào không có điều tra thì sử dụng giá của vùng để tính, như vậy đối với 27 tỉnh không có điều tra giá nên chỉ tiêu
GO đã tính toán không phản ánh đúng thực tế của địa phương Các ngành còn lại để tính GO theo giá thực tế thường áp dụng phương pháp doanh thu hoặc phương pháp chi phí, do chỉ tiêu doanh thu hoặc chi phí chỉ xác định theo đơn
vị hạch toán độc lập dẫn đến chỉ tiêu GO hoặc bị tính trùng hoặc bỏ sót giữa các tỉnh với nhau
+ Hệ số chi phí trung gian điều tra một năm dùng cho một số năm (nhìn chung các tỉnh vẫn dùng tỷ lệ chi phí trung gian đã điều tra từ năm 1997, từ năm 2000 đến nay tuy Tổng cục Thống kê đã lồng ghép vào một số cuộc điều tra lồng ghép như điều tra doanh nghiệp, điều tra sản xuất kinh doanh cá thể để tính hệ số chi phí trung gian mới, nhưng các cuộc điều tra này chủ yếu phục vụ cho phạm vi cả nước, vì vậy nhiều Cục Thống kê vẫn sử dụng hệ số chi phí trung gian cũ hoặc nếu có sử dụng hệ số mới nhưng tính đại diện chưa cao, do lượng mẫu chọn điều tra không đại diện), do vậy chi phí trung gian cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về GDP giữa trung ương và địa phương (Theo hướng dẫn của Tổng cục, từ năm 2008 cả nước cũng như các Cục Thống
kê tỉnh thống nhất sử dụng hệ số trung gian theo vùng năm 2007 để tính chỉ tiêu
Trang 26giá trị tăng thêm và GDP, song vẫn còn một số tỉnh chưa áp dụng hệ số này với
lý do tỷ lệ IC theo vùng không phù hợp cho tỉnh, hoặc sợ bĩ gẫy dãy số liệu đã tính)
+ Thuế nhập khẩu: Do địa phương không có đủ thông tin nên giá trị thuế nhập khẩu tổng cộng từ 63 tỉnh chỉ bằng khoảng 50% số do Tổng cục Thống kê tính toán
- Ngành thống kê thường sử dụng 2 phương pháp cơ bản để tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp theo giá so sánh năm gốc, đó là phương pháp đánh giá trực tiếp từ lượng và giá theo từng loại sản phẩm của năm gốc và phương pháp giảm phát:
Phương pháp đánh giá trực tiếp từ lượng và giá theo từng loại sản phẩm
tính bằng cách lấy khối lượng sản phẩm của năm cần tính nhân với đơn giá sản phẩm của năm gốc Phương pháp này đòi hỏi phải có thông tin chi tiết, đầy đủ
về khối lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và đơn giá tương ứng của năm gốc, phương pháp này đối với các sản phẩm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Phương pháp giảm phát: dùng chỉ số giá phù hợp để loại trừ biến động
về giá trong các chỉ tiêu theo giá thực tế của năm cần tính chuyển về giá so sánh năm gốc Phương pháp này áp dụng đối với ngành xây dụng và các ngành thuộc khu vực dịch vụ
Để tính GO theo giá so sánh, đối với ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
và công nghiệp sử dụng bảng giá cố định 1994, được coi là giá so sánh năm
1994 Bản thân bảng giá cố định 1994 đã bộc lộ nhiều bất cập ngay từ khi xây dựng Hơn nữa, giá cố định là giá bình quân cho cả nước, không mang tính đại diện cho các tỉnh và các vùng khác nhau, nên khi áp dụng cho tỉnh đã đánh giá sai lệch kết quả sản xuất của tỉnh Theo thống kê TKQG giá so sánh là giá thực
tế bình quân năm được chọn làm gốc, nhưng khi lập bảng giá cố định 1994, giá bình quân là của một vụ hay một quí, thí dụ giá thực tế của thóc là giá của vụ mùa 1994, dẫn tới trong NGTK giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế
1994 là 64 877 tỷ đồng, song giá trị sản xuất theo giá cố định 1994 là 76 998 tỷ đồng
Các ngành còn lại áp dụng hệ thống chỉ số giá (CPI, PPI ), nhưng hệ thống chỉ
số giá chưa đầy đủ nhất là chưa tính được cho tỉnh, vì vậy các địa phương
Trang 27không có thông tin để tính toán nên đã tuỳ tiện sử dụng các nguồn thông tin khác nhau, nguồn thông tin này thường thiếu tin cậy và cũng không phù hợp với thực tế diễn ra ở tỉnh
+ Về phạm vi, nội dung tính giá trị sản xuất ngành công nghiệp
* Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia hướng dẫn các tỉnh tính GO như sau :
GO = Doanh thu bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ công nghiệp
+ Thu về khoản trợ cấp của Nhà nước (nếu có)
± Chênh lệch cuối kỳ (-) đầu kỳ thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang, hàng gửi đi bán là sản phẩm của sản xuất công nghiệp
+ Nguyên vật liệu của khách hàng đặt gia công tại đơn vị
* Vụ Thống kê công nghiệp-xây dựng hướng dẫn các tỉnh tính GO như sau:
GO = Doanh thu công nghiệp
+ Thu về khoản trợ cấp của Nhà nước (nếu có)
± Chênh lệch cuối kỳ (-) trừ đầu kỳ thành phẩm tồn kho, sản phẩm
dở dang, hàng gửi đi bán là sản phẩm của sản xuất công nghiệp
Trong đó doanh thu công nghiệp bao gồm:
(1) Doanh thu tiêu thụ thành phẩm được sản xuất bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp
(2) Doanh thu tiêu thụ thành phẩm do doanh nghiệp đưa nguyên liệu đi gia công ở doanh nghiệp khác
(3) Doanh thu do tiêu thụ các dịch vụ công nghiệp cho bên ngoài như: doanh thu gia công sản phẩm cho các doanh nghiệp khác mà nguyên vật liệu do khách hàng mang đến, doanh thu sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị … cho đơn vị khác, doanh thu từ các công việc có tính chất công nghiệp như sơn, mạ, đánh bóng các sản phẩm…
Nếu theo cách tính của vụ Thống kê Công nghiệp – Xây dựng thì GO sẽ thiếu toàn bộ giá trị nguyên vật liệu của nước ngoài thuê Việt Nam gia công chế biến (thí dụ hàng dệt may, giầy da), hoặc của các ngành kinh tế cấp I không
Trang 28phải ngành công nghiệp đem gia công chế biến trong ngành công nghiệp.(Đề nghị tham khảo thêm ở phụ lục 1)
2 Nguyên nhân phi thống kê
-Ý thức chấp hành chế độ báo cáo và điều tra thống kê-kế toán của các đơn
vị cơ sở (cá nhân, tổ chức), của các cấp, các ngành chưa nghiêm
- Hàng năm, theo chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền, ngành kế hoạch tỉnh
đã đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng rất cao, thường cao hơn từ 3 – 3,5 điểm phần trăm do Chính phủ, Quốc hội xây dựng kế hoạch cho cả nước, thậm chí có năm tốc độ tăng trưởng cao gấp 2 lần Đây là sức ép rất lớn đối với ngành Thống kê Do cơ chế điều hành theo nhiệm kỳ, do sợ không hoàn thành
kế hoạch, nên ở tỉnh này, tỉnh khác đã tác động nhất định đến kết quả tính toán, làm cho số liệu thiếu độ tin cậy, không phản ánh đúng thực tế phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương …Không ít lãnh đạo tỉnh do không nắm được Luật Thống kê, do bệnh thành tích nên đã áp đặt, gây sức ép đến tổ chức, người làm công tác thống kê, ngược lại có một số lãnh đạo các Cục Thống kê tỉnh do thiếu bản lĩnh của người làm công tác thống kê nên đã vi phạm nghiệm trọng đến tính độc lập và khách quan của số liệu thống kê
- Trình độ cán bộ thống kê còn hạn chế, nhất là các cán bộ chuyên sâu về công tác thống kê Tài khoản quốc gia ở cấp tỉnh Công tác luân chuyển cán bộ ở địa phương làm chưa tốt, người làm công tác tài khoản quốc gia thường xuyên biến động, trong khi đó cán bộ Tài khoản quốc gia phải là những người có kinh nghiệm, có kiến thức về kinh tế, phải có đầu óc tổng hợp và phải ổn định tương đối lâu dài trong công việc
Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu GDP giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh trực thuộc trung ương” đã được các chuyên gia thống kê từng lĩnh vực đánh giá trong từng chuyên đề Để đánh giá thực trạng Ban chủ nhiệm đã phối hợp với Cục Thống kê Phú thọ, kết quả các đánh giá phân tích này không chỉ thống nhất với các nhận định trên góc độ vĩ mô, mà bước đầu đã thử nghiệm một số các giải pháp quan trọng được đề xuất trong phần III của Đề tài
Trang 29PHẦN II: CƠ SỞ CỦA VIỆC BIÊN SOẠN CHỈ TIÊU TỔNG SẢN PHẨM
TRONG NƯỚC CHO CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ
Tiêu dùng cuối cùng +
Tích lũy tài sản
+
Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
c/Phương pháp thu nhập
GDP =
Thu nhập của người lao động
từ sxkd
+
Thuế sản xuất
+
Khấu hao tài sản cố định
+
Thặng dư/
Thu nhập hỗn hợp của kinh
tế cá thể , hộ gia đình
2/ Giá trị thực tế và giá so sánh
- Giá thực tế phản ánh giá trị trên thị trường hàng hóa dịch vụ, tài sản chu
chuyển từ quá trình sản xuất, lưu thông phân phối tới sử dụng cuối cùng đồng
thời với vận động của tiền tệ, tài chính và thanh toán Giá thực tế là giá dùng
trong giao dịch của năm báo cáo
- Giá so sánh là giá thực tế của năm được chọn làm gốc để nghiên cứu
thay đổi của yếu tố giá, chỉ tiêu GDP của những năm khác nhau được tính theo
giá của năm gốc Có 3 phương pháp cơ bản để tính GDP theo giá so sánh, đó là:
Phương pháp tính giá trực tiếp từ lượng và giá theo từng loại sản phẩm của năm
gốc, phương pháp giảm phát (dùng chỉ số giá phù hợp để loại trừ biến động và
Trang 30giá đối với các chỉ tiêu theo giá thực tế của năm cần tính chuyển về giá so sánh năm gốc) và phương pháp ngoại suy khối lượng (lấy giá trị của năm gốc nhân với chỉ số khối lượng phù hợp của năm cần tính so với năm gốc)
3/ Đơn vị thống kê
Trong thống kê Tài khoản quốc gia có hai đơn vị giao dịch: loại thứ nhất xuất hiện trong tài khoản tạo thu nhập, phân phối thu nhập, tài khoản vốn – tài sản và Tài khoản tài chính; Loại thứ hai liên quan tới các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ trong sản xuất, TDCC và TLTS Ứng với hai hình thức giao dịch trên, thống kề TKQG dùng hai loại đơn vị thống kê, đó là doanh nghiệp (enterprise) dùng cho thống kê thu nhập, chiêu tiêu và thống kê tài chính, đơn vị ngành kinh
tế (kind-of-activity units) dùng cho thống kê sản xuất
4/ Khái niệm về thường trú
Thống kê TKQG định nghĩa nền kinh tế là tập hợp toàn bộ các đơn vị thể chế thường trú Một đơn vị thể chế được gọi là thường trú của nền kinh tế (của
cả một quốc gia, của một vùng hay một tỉnh) nếu đơn vị đó có trung tâm lợi ích kinh tế trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia, của vùng, của tỉnh
Một đơn vị thể chế được gọi là có trung tâm lợi cích kinh tế trong lãnh thổ kinh tế nế đơn vị đó có trụ sở, địa điểm SXKD, nhà cửa trong lãnh thổ kinh
tế, tiến hành các hoạt động kinh tế với thời gian lâu dài (thường là trên một năm)
Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia, vùng, tỉnh bao gồm lãnh thổ địa lý chịu sự quản lý nhà nước của quốc gia, vùng, tỉnh, ở lãnh thổ này cư dân, hành hóa, tài sản và vốn được tự do lưu thông
Một cá nhân, tổ chức được gọi là thường trú của một tỉnh nếu cá nhân, tổ chức đó có trung tâm lợi ích kinh tế trong lãnh thổ kinh tế của tỉnh đó Một cá nhân, tổ chức được coi là có trung tâm lợi ích kinh tế trong lãnh thổ kinh tế của tỉnh nếu cá nhân, tổ chức đó có trụ sở, có địa điểm sản xuất hoặc nhà cửa trong lãnh thổ kinh tế của tỉnh, tiến hành hoặc cam kết tiến hành các hoạt động sản xuất và giao dịch kinh tế với thời gian lâu dài (thường trên một năm) Đơn vị
Trang 31thường trú là một chủ thể kinh tế nhỏ nhất, có thể là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, hoặc phụ thuộc, nhưng có thể thống kê được số lượng lao động, thu nhập của người sản xuất, sản lượng sản xuất hoặc doanh thu, chi phí cho hoạt động kinh tế, thông thường đơn vị thường trú của tỉnh có các điều kiện sau:
- Là những đơn vị cơ sở đang hoạt động kinh tế trong địa bàn hành chính tỉnh bao gồm :
+ Các hộ gia đình, các đơn vị sản xuất kinh doanh cá thể do tỉnh quản lý + Các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp … có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh
tế độc lập hay hạch toán kinh tế phụ thuộc đang hoạt động trong địa giới hành chính của tỉnh (gọi là doanh nghiệp, tổ chức đơn)
- Đơn vị có địa điểm cố định để hoạt động kinh tế (địa điểm để sản xuất,
để giao dịch, để tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao …) lâu dài trong tỉnh
- Đơn vị có người hoặc một nhóm người thường xuyên hoạt động hoặc quản lý các hoạt động kinh tế trong địa bàn tỉnh
Cho đến nay chưa có thống kê chính thức và đầy đủ có bao nhiêu nước ngoài việc biên soạn chỉ tiêu GDP cho phạm vi cả nước còn tính thêm chỉ tiêu GDP theo vùng lãnh thổ và tỉnh Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia và một số đơn
vị trong và ngoài ngành thống kê đã thu thập thông tin về việc tính chỉ tiêu GDP theo vùng lãnh thổ và tỉnh của một số nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc,
Ấn Độ, Hungary, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Úc, Indonesia….trong khuôn khổ của
Đề tài Ban chủ nhiệm đã nghiên cứu và xin giới thiệu kinh nghiệm của một số
cơ quan thống kê quốc gia như Ba Lan, Úc, Indonesia
II Kinh nghiệm quốc tế về biên soạn chỉ tiêu GDP theo vùng
1.Kinh nghiệm lập tài khoản quốc gia ở cơ quan thống kê trung ương ÚC (ABS)
Lập các tài khoản là một công việc rất được coi trọng ở ABS Điều này được thể hiện bằng số cán bộ cán bộ lớn được giao thực hiện nhiệm vụ này là:
Trang 3265 người Các thông tin do các tài khoản đưa ra không chỉ được sử dụng ở các
cơ quan chức năng của nhà nước mà các ngân hàng, những người sản xuất kinh doanh, cũng là những đơn vị sử dụng thông tin này
Giống như nhiều nước khác, Vụ Tài khoản quốc gia của ABS cũng là nơi tính chỉ tiêu GDP cho quốc gia và cho các vùng (bang) GDP được tính theo cả
ba phương pháp: Phương pháp sản xuất, Phương pháp thu nhập và Phương pháp tiêu dùng cuối cùng Phương pháp tiêu dùng cuối cùng được coi là chủ đạo Tuy nhiên, kết quả tính toán được từ hai phương pháp kia cũng được sử dụng để xem xét mức độ sát thực của chỉ tiêu này Chỉ tiêu GDP được tính cho quý và cũng được tính theo cả 3 phương pháp
Vụ Tài khoản quốc gia cũng xây dựng bảng I/O và có số liệu cho từng năm cũng như cho từng vùng (bang) Ngoài các tài khoản chính như Tài khoản thu nhập, Tài khoản tài sản cố định, Tài khoản tài chính, , ABS cũng xây dựng các tài khoản vệ tinh ví dụ như Tài khoản vệ tinh cho hoạt động du lịch
Để thiết lập được các tài khoản, ABS phải dùng đến các nguồn số liệu khác nhau Mặt khác họ cũng phải tạo ra các cơ sở hạ tầng gồm các loại bảng phân loại, các hệ thống máy tính, đồng thời phải đào tạo cán bộ Đội ngũ cán bộ của Vụ Tài khoản quốc gia được chia ra thành từng nhóm để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau Ví dụ, có nhóm thiết lập tài khoản thu nhập và sản xuất, nhóm này gồm 19 cán bộ Nhóm đảm trách Tài khoản nhà nước, nhóm này gồm
có 4 cán bộ,
Để tính được chỉ tiêu GDP cũng như các chỉ tiêu khác, các cán bộ của ABS phải tính đi tính lại nhiều lần cho cùng 1 chỉ tiêu Tiêu thức để dừng việc tính toán là sử dụng một khung công tác Khung này xác định các công việc phải thực hiện đồng thời cũng xác định khi nào có thể dừng công tác tính toán ABS còn sử dụng dãy số liệu theo thời gian để kiểm định kết quả tính toán Nếu kết quả tính toán quá “đột biến” so với thường thấy thì phải tìm cách lý giải và tìm ra nguyên nhân
ABS không chỉ tính GDP cho toàn quốc mà còn tính GDP cho 8 vùng (bang) Việc tính toán GDP cho các vùng được thực hiện theo nguyên tắc TOP-DOWN Tức là GDP được tính cho toàn quốc sau đó mới phân bổ về cho các vùng Việc phân bổ được thực hiện ở cấp ngành kinh tế Mỗi ngành có cách
Trang 33phân bổ riêng tuỳ thuộc vào điều kiện của ngành Thí dụ, phân bổ giá trị gia
tăng cho ngành đường sắt bằng cách chia theo tỷ lệ lao động của vùng trong
ngành Việc phân bổ được thực hiện theo dạng “phân bổ theo ma trận” (xem
bảng dưới) Hàng cuối cùng của bảng thể hiện GDP của từng vùng
Ma trận phân bổ giá trị gia tăng cho các vùng
Về mặt nguyên tắc, Vụ Hệ thống TKQG chịu trách nhiệm ước lượng VA
cho toàn quốc và phân bổ cho các vùng để có GDP vùng Thông thường các
bang (vùng) thu thập số liệu thô, ví dụ Bang TAS thu thập thông tin về sản
lượng lúa, bằng nguồn khác Vụ Hệ thống TKQG có được các số liệu đầu vào,
trên cơ sở này tính được giá trị tăng thêm (VA) chung cho toàn quốc, sau đó họ
sẽ phân lại cho các vùng
Việc thu thập thông tin để tính VA cho từng ngành kinh tế được thực
hiện theo phương pháp khá độc đáo: Vùng nào chiếm tỷ trọng lớn về giá trị của
ngành sẽ được phân công thu thập thông tin chung cho toàn bộ ngành đó Có
nghĩa là vùng được phân công sẽ thu thập thông tin cho vùng mình, đồng thời
cũng thu thập thông tin cho 7 vùng còn lại Như vậy, mỗi vùng phụ trách một
mảng số liệu: Một vùng thu thập thông tin nông nghiệp cho toàn quốc; Một
vùng khác thu thập thông tin về công nghiệp cho toàn quốc;
Trang 342 Kinh nghiệm thực hiện thống kê vùng lãnh thổ của Ba Lan
Cục Thống kê Trung ương cho tới nay mới có 80 năm phát triển Tuy nhiên công tác thống kê của Ba lan đã có lịch sử phát triển trên 205 năm Thống
kê Ba lan lấy thống kê toán làm nền tảng cho công tác của mình Vì vậy các phương pháp điều tra chọn mẫu được ứng dụng rộng rãi để thu thập thông tin thống kê Mặc dầu vậy thống kê vùng lãnh thổ vẫn được quan tâm đặc biệt Ngay trong thế kỷ trước thống kê vùng lãnh thổ đã phát triển mạnh mẽ và đáp ứng nhu cầu thông tin theo vùng lãnh thổ cho quốc gia này
Trong thống kê vùng lãnh thổ của Ba lan, một số chỉ tiêu sau đây đặc biệt được quan tâm:
+ Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product GDP);
+ Sản phẩm quốc dân thuần (Net National Product NNP);
+ Thu nhập quốc dân thuần (Net National Income NNI); và
2.1 Tổng sản phẩm trong nước
a Tổng sản phẩm trong nước(GDP) được các nhà thống kê Ba lan xác định là: GDP trong hệ thống tài khoản quốc gia là chỉ tiêu cơ bản phản ánh kết quả sản xuất của cải vật chất của toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện đặc trưng cho tiềm năng kinh tế của một quốc gia GDP bằng tổng thu nhập thành phần ở tất cả các đơn vị thống kê trong một thời kỳ đã định GDP là phần cân đối tổng hợp của tài khoản sản xuất trong hệ thống tài khoản quốc gia
b Tương ứng với chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước ở cấp quốc gia, ở cấp vùng/ tỉnh có chỉ tiêu “Tổng sản phẩm vùng/ tỉnh” Mục tiêu tính chỉ tiêu tổng sản phẩm vùng được xác định là “phân tích sự khác nhau về tiềm năng kinh tế giữa các vùng”, mặt khác cũng cho phép “nghiên cứu các dòng trao đổi sản phẩm giữa các vùng” Khi tính chỉ tiêu tổng sản phẩm vùng không lấy nguyên tắc thường trú (resident) làm cơ sở mà lấy nguyên tắc địa bàn làm cơ sở
để tính giá trị gia tăng của một đơn vị kinh tế cho một vùng
“Phù hợp với nguyên tắc vùng lãnh thổ, giá trị tăng thêm được tạo ra bởi một đơn vị thống kê được tính cho tổng sản phẩm vùng của vùng mà nó được
Trang 352.2 Tổng sản phẩm quốc dân thuần
a Ở các nước có nền kinh tế mở và chịu ảnh hưởng của vốn đầu tư nước ngoài, GDP không phản ánh đầy đủ bức tranh kinh tế của đất nước vì không tính thu nhập theo yếu tố sản xuất giữa trong nước và nước ngoài Tổng sản phẩm quốc dân thuần khác với Tổng sản phẩm trong nước ở lượng khấu hao và
có tính đến thu nhập yếu tố ban đầu (theo lao động và vốn) giữa trong nước và nước ngoài Tính thêm vào tổng sản phẩm trong nước giá trị tăng thêm của các đơn vị kinh tế thuộc quyền sở hữu của công dân của đất nước nhưng đóng ở nước ngoài Mặt khác loại trừ giá trị gia tăng của các đơn vị nước ngoài đóng tại nước mình Tổng sản phẩm quốc dân cho biết tiềm năng kinh tế của đất nước được đo bằng tổng thu nhập thành phần của các đơn vị kinh tế trong nước
b Tương ứng với chỉ tiêu Tổng sản phẩm quốc dân thuần là chỉ tiêu Sản phẩm quốc dân vùng thuần Chỉ tiêu này không có một định nghĩa chính xác, vì không có một tiêu chí tương tự như ở chỉ tiêu Tổng sản phẩm quốc dân để phân chia Tiêu chí gần với tiêu chí của chỉ tiêu Tổng sản phẩm quốc dân thuần cho vùng là tiêu chí “Nơi đặt cơ quan chính của doanh nghiệp” (ở Ba Lan là nơi đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp) Đo sản phẩm quốc dân vùng dựa vào tiêu chí này rất khó mà thực hiện mục tiêu so sánh giữa các vùng, đặc biệt là đối với các quốc gia có nhiều vùng lãnh thổ, bởi vì dường như
là chính quyền các vùng này thường thu thuế của các doanh nghiệp đăng ký tại địa phương mình nhưng thực tế lại hoạt động ở các vùng khác
2.3 Thu nhập quốc dân thuần
a Thu nhập quốc dân thuần (DNN) là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tổng hợp Nó là kết quả của sự phân tách của thu nhập theo yếu tố giữa trong nước
và nước ngoài Nó là kết quả của sự phân chia thu nhập theo yếu tố giữa trong nước và nước ngoài Vì trong đinh nghĩa của sản phẩm quốc dân thuần là giai đoạn đầu của quá trình này (quá trình chuyển nhượng thu nhập theo yếu tố giữa trong nước và nước ngoài), tổng thu nhập quốc dân khác với tổng sản phẩm quốc dân ở chỗ có cân đối với thu nhập từ nước ngoài
b Tương ứng với thu nhập quốc dân thuần ở các vùng có Thu nhập vùng thuần Nó cũng được gọi là thu nhập vùng thuần ban đầu để phân biệt với thu nhập vùng khả dụng, chỉ tiêu phản ánh mức sống của dân cư trong vùng Chỉ
Trang 36tiêu này là đặc trưng đầy đủ nhất của tiềm năng kinh tế của vùng Nó thể hiện khả năng của vùng trong việc tạo ra thu nhập, bởi vì nó bao hàm cả việc tính thu nhập ban đầu không chỉ với nước ngoài mà còn với các vùng khác của đất nước Điều đó có nghĩa là công nhân sống ở vùng A, nhưng lại được tuyển dụng bởi nhà sản xuất thường trú tại vùng B, thì tạo ra sản phẩm của của vùng
B Nhưng nếu lương của người công nhân này được sử dụng ở vùng A thì làm tăng thu nhập vùng thuần ban đầu ở vùng A Quy tắc này được sử dụng để xử lý tương tự cho người sản xuất thường trú tại vùng A, nhưng sở hữu nhà máy ở vùng B Nhà máy ở vùng B được tính cho tổng sản phẩm của vùng B Nếu một phần lợi nhuận được trả cho chủ sở hữu ở vùng A thì phần này phải tính cho Tổng thu nhập vùng ban đầu của vùng A
Ở các nước thuộc khối EU, người ta không có số liệu về thu nhập vùng ban đầu thuần, vì không có được thông tin cần thiết để làm việc đó Để tính được thu nhập ban đầu thuần cần phải hạch toán được phần chuyển nhượng
“nước ngoài” cho từng vùng Mà chuyển nhượng nước ngoài của từng vùng lại bao gồm hai mảng, một mảng từ nước ngoài thực sự, còn một mảng từ các vùng khác của trong nước
2.4 Một số lưu ý chính của Ba lan trong việc xây dựng và tính toán các chỉ tiêu thống kê cơ bản của vùng
Khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê tổng hợp cho vùng thường gặp nhiều vấn đề phức tạp khác nhau Tuy nhiên, tập trung chủ yếu vào chỉ tiêu Tổng sản phẩm vùng Việc xử lý thực tế về phạm vi tính toán của chỉ tiêu này ảnh hưởng tới bức tranh thực tế về tiềm năng kinh tế vùng cũng như mức sống của dân cư trong vùng Với lý do đó thống kê Ba lan đã có những bàn luận về việc giải quyết các vấn đề đó như sau:
a Sử dụng nguyên tắc thường trú trong định nghĩa thống kê vùng nhiều khi không khả thi Trong một số trường hợp, ví dụ như xây dựng và giao thông vận tải, phái sử dụng nguyên tắc lãnh thổ cho thống kê vùng
b Một số loại hoạt động của nền kinh tế không thuộc vào bất kỳ một vùng kinh tế nào Ví dụ, hoạt động của các đại sứ quán, của quân đội làm nhiệm
vụ ở nước ngoài
Trang 37c Tổng sản phẩm trong nước được lấy từ tài khoản sản xuất và tính theo giá thị trường cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân Tổng sản phẩm vùng có thể vừa tính theo giá thị trường, vừa tính theo giá các yếu tố Mỗi một phương pháp tính cho một giá trị khác nhau Theo ý nghĩa của chỉ tiêu này trên toàn bộ nền kinh tế thì tổng sản phẩm vùng tính theo giá các yếu tố mới tương thích
d Tính giá trị dịch vụ vận tải vùng thường dựa trên nguyên tắc lãnh thổ Trong khi đó chỉ tiêu này ở phạm vi quốc gia lại tính theo nguyên tắc thường trú, tức là ở nơi nó thực hiện hoạt động chứ không phải ở nơi nó được đăng ký Ngoại trừ nguyên tắc này ra vận tải được thực hiện ở nước ngoài thì lại vận dụng nguyên tắc thường trú
e Đối với hoạt động xây dựng, cách xử lý tương tự như đối với hoạt động vận tải Tức là tính giá trị xây dựng vùng dựa vào nguyên tắc lãnh thổ: hoạt động xây dựng thực hiện ở đâu thì tính cho ở đó
f Thực tế, để mô tả cơ cấu giá trị gia tăng vùng thường theo loại hoạt động hoặc theo thu nhập, theo đơn vị thể chế của định nghĩa thực hành về đơn
vị thống kê trong hạch toán tài khoản Quá trình tạo ra thu nhập (giá trị tăng thêm) thường diễn ra ở các đơn vị có liên quan đến quá trình sản xuất (được gọi là các đơn vị sản xuất), còn quá trình tài chính thì diễn ra ở các đơn vị thể chế Một nguyên tắc được đề ra là các đơn vị thống kê được phân loại theo loại hoạt động cơ bản của chúng Người ta tính một đơn vị sản xuất hoặc một đơn vị thể chế vào nhóm doanh nghiệp nào không dựa trên việc nó năm ở đâu Điều đó
có nghĩa là trong thực tế một doanh nghiệp có nhiều chi nhánh nằm ở các vùng khác nhau nhưng lại thuộc về một đơn vị kinh tế, thì tất cả chúng đều được phân vào cùng một nhóm theo họat động cơ bản của doanh nghiệp
3 Kinh nghiệm của Cục Thống kê Indonesia (BPS)
Để tính chỉ tiêu thống kê tài khoản quốc gia, Cục Thống kê Trung ương Indonesia (BPS) thành lập Vụ thống kê Tài khoản quốc gia Vụ này gồm có 3 ban: Ban Tài khoản Sản xuất, Ban Tài khoản Tiêu dùng cuối cùng và Ban Phân tích, Dự báo Theo giải thích của bạn, sở dĩ có 3 ban như vậy vì BPS sử dụng hai trong ba phương pháp tính GDP để tính chỉ tiêu này Như vậy, Ban Tài khoản Sản xuất sẽ chịu trách nhiệm tính GDP theo phương pháp sản xuất, còn
Trang 38Ban Tài khoản Tiêu dùng cuối cùng chịu trách nhiệm tính GDP theo phương pháp tiêu dùng cuối cùng
Theo kinh nghiệm của bạn, phương pháp sản xuất cho giá trị GDP xác thực hơn, còn phương pháp tiêu dùng cuối cùng mức độ sát thực chỉ vào khoảng 60% Kết quả tính được từ phương pháp sản xuất được sử dụng để hiệu chỉnh cho phương pháp tiêu dùng cuối cùng Tuy mức độ sát thực của phương pháp này thấp như vậy, nhưng họ vẫn tính là nhằm phục vụ cho công tác phân tích kinh tế vĩ mô
Ở Indonesia, việc tính GDP được thực hiện cho từng qúy và cho cả năm Mặt khác cũng được thực hiện ở cấp tỉnh (có 33 tỉnh) BPS ở trung ương tính GDP cho toàn quốc, còn BPS của tỉnh nào, tính GDP cho tỉnh đó Hai bên tính độc lập với nhau, tuy nhiên vẫn phải tuân theo một nguyên tắc thống nhất là theo hai phương pháp tính GDP đã nêu và phải sử dụng nguồn thông tin thống nhất Sau khi các địa phương tính xong, trung ương gộp số liệu của các tỉnh lại
để có kết quả GDP cho toàn quốc theo phương pháp gộp từ dưới lên Kết quả này được đem so sánh với kết quả do trung ương tự tính Thông thường có sự vênh nhau đáng kể: (khoảng trên dưới 10%)
Khi được hỏi nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến có sự chênh nhau như vậy, phía bạn cho biết có hai nguyên nhân chủ yếu Nguyên nhân thứ nhất là có
sự khác nhau về phương pháp tính, và nguyên nhân thứ hai là có thể do nguồn
số liệu khác nhau Để giải quyết sự chênh lệch này, BPS sử dụng một quy trình gọi là “Reconcile” (Quy trình hiệu chỉnh) Theo quy trình này, để thống nhất số liệu giữa trung ương và các địa phương, hàng qúy Vụ Thống kê Tài khoản Quốc gia tổ chức họp với các cán bộ tính GDP của 33 tỉnh thành phố một lần
Họ cùng nhau xem xét số liệu để phát hiện ra những điểm chưa đúng của từng địa phương, trên cơ sở đó hiệu chỉnh lại kết quả tính toán cho từng địa phương
và cho toàn quốc nếu phát hiện ra những điểm không hợp lý Việc tính toán GDP được thực hiện bằng cách cộng giá trị gia tăng (Value Added) của từng ngành kinh tế, nên việc rà soát, đối chiếu được thực hiện cả trên bình diện ngành Như vậy, có những ngành không cần hiệu chỉnh và có ngành thì cần xem xét và hiệu chỉnh
Việc xem xét và hiệu chỉnh được thực hiện cả ở các tỉnh Các huyện của
Trang 39thống kê tỉnh cộng của các huyện lại và so sánh giá trị này và giá trị mình tính được, trên cơ sở đó đi đến quyết định có cần hiệu chỉnh không Nếu cần (hầu như là cần) hiệu chỉnh tỉnh lại mời cán bộ thống kê huyện đến họp và cùng nhau xem xét, hiệu chỉnh Mỗi quý việc này được tiến hành một lần
Indonesia rất coi trọng việc tính toán GDP, ở trung ương có tới 65 người làm nhiệm vụ này và ở cấp tỉnh cũng có khoảng 4-5 người tham gia thường xuyên vào công tác này Mặt khác số liệu GDP được hiệu chỉnh 3 lần (số liệu
sơ bộ lần 1, số liệu sơ bộ lần 2, số liệu sơ bộ lần 3) và cuối cùng là số liệu chính thức trước khi được công bố chính thức Làm như vậy nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng thông tin về GDP của Nhà nước
III/Nhu cầu và cơ sở biên soạn chi tiêu GDP đối với cấp tỉnh trực thuộc trung ương của Việt Nam
1.Nhu cầu biên soạn chỉ tiêu GDP cấp tỉnh trực thuộc trung ương đối với cơ chế quản lý kinh tế theo cấp hành chính
Chính quyền địa phương các cấp có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng tại địa phương mình Tuy nhiên, trong khuôn khổ của đề tài chỉ đề cập tới vai trò chỉ đạo điều hành kinh tế và xã hội của cấp tỉnh
Về mặt kinh tế, tỉnh là địa bàn tương đối có điều kiện để xây dựng một
cơ cấu kinh tế trên đơn vị hành chính – lãnh thổ nằm trong cơ cấu kinh tế chung của cả nước, thể hiện trong tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo vùng kinh tế- lãnh thổ Nó là địa bàn hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý kết hợp giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, phát triển theo sự phân công chung của trung ương và phát huy được thế mạnh của địa phương phù hợp với yêu cầu chung của nền kinh tế
Với vị trí như vậy, trên cơ sở những quy định chung đối với chính quyền địa phương, tỉnh tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Thực hiện những nhiệm vụ chung về quản lý nhà nước trên lãnh thổ, tham gia với các cơ quan trung ương trong công tác quy hoạch, kế hoạch lãnh thổ; làm đầy đủ nghĩa vụ đối với đất nước, đối với trung ương, bảo đảm kết cấu
hạ tầng cho các hoạt động kinh tế trên lãnh thổ, bảo vệ môi trường sống và an ninh và an toàn xã hội trên lãnh thổ của mình
Trang 40+ Trực tiếp lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách địa phương, xây dựng và quản lý kinh tế, văn hoá xã hội do địa phương quản lý trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động của các tổ chức trung ương diễn ra trên lãnh thổ
+ Định ra những chủ trương, những chính sách cụ thể để thi hành chính sách chung của trung ương, những quy định của Chính phủ và các bộ phù hợp với đặc điểm của địa phương, tổ chức sự liên doanh liên kết giữa các cơ sở kinh
tế, văn hoá, xã hội thuộc các ngành, các thành phần, các cấp quản lý khác nhau hoạt động trên lãnh thổ để tạo cơ cấu kinh tế-xã hội lãnh thổ tốt nhất
+ Tổ chức chăm lo đời sống cho nhân dân thuộc địa phương quản lý
Chính quyền các tỉnh có quyền đề ra các chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương Mặt khác, để thực hiện được chức năng của mình họ còn phải đề ra phương hướng và kế hoạch (trong sự phù hợp với kế hoạch chung của toàn quốc) phát triển kinh tế chung của địa phương mình Muốn làm tốt được nhiệm vụ này, các tỉnh ngoài việc có các thông tin phản ánh tiềm năng (dân số lao động, đất đai,…) của địa phương mình còn cần có thông tin về hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Để thực hiện được điều đó, chính quyền các địa phương cần thông tin thống kê riêng của địa phưong mình, vì các lý do sau đây:
+ Địa phương cần có số liệu thống kê chi tiết để giám sát quá trình phát triển của địa phương mình: Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm trong việc đề ra các chính sách xã hội phù hợp riêng cho địa phương mình (không ngoài khuôn khổ của luật pháp chung), chăm lo tới việc phát triển kinh tế, bảo
vệ môi trường, phát triển giao thông, các dịch vụ vui chơi giải trí, phát triển hài hoà giữa khu vực nông thôn và thành thị của địa phương mình,…Muốn làm được điều này tốt rõ ràng họ cần phải có thông tin thống kê
Giám sát các hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường ở địa phương là một trách nhiệm quan trọng của chính quyền địa phương Hiểu rõ được tình hình phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương cũng như xu hướng phát triển của chúng, chính quyền địa phương mới có được các giải pháp phù hợp để đẩy mạnh sự phát triển theo chiều hướng có lợi cho cộng đồng dân
cư địa phương