TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM HỖ TRỢ GIẢI ĐỘC CƠ THỂ CHO NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TUÝ CƠ QUAN CHỦ QUẢN : SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH CƠ QUAN CHỦ TRÌ: PHÂN VIỆN HOÁ HỌC CÁC
Trang 1TÓM TẮT
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM HỖ TRỢ GIẢI ĐỘC CƠ THỂ
CHO NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TUÝ
CƠ QUAN CHỦ QUẢN : SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
CƠ QUAN CHỦ TRÌ: PHÂN VIỆN HOÁ HỌC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN TP HCM
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS LÊ VÕ ĐỊNH TƯỜNG
TS DS NGUYỄN PHƯƠNG DUNG
Đã chế tạo thành công sản phẩm thực phẩm chức năng với tên gọi là “ cốm bổ xổ độc “ từ cây
thuốc trong nước sản xuất : xuyên tâm liên ( Andrographolis paniculata ) diệp hạ châu đắng (
Phyllanthus amarus ) cỏ mực ( nhọ nồi ) (Eclipta prostrata), tảo xoắn ( Spirulina platensis )
Đã xác định hàm lượng andrographolide trong cây xuyên tâm liên là 1,59 – 2,76 %; hàm lượng phyllanthin trong bột lá khô diệp hạ châu đắng là 0,0015 – 0,0022%; hàm lượng phycoxianin từ bột tảo xoắn từ 7,8 – 8,8 %
Trên mô hình chuột nhắt trắng thực nghiệm đã xác nhận “ cốm bổ xổ độc” không có độc tính cấp, độc tính trường diễn và có tác dụng bảo vệ gan, giải độc gan, lợi niệu Trên người cai nghiện ma túy tình nguyện xác nhận cải thiện một số dấu hiệu lâm sàng như tăng cân, sự ngon miệng, giảm viêm gan do thuốc chữa bệnh lao, bệnh ngoài da, cải thiện giấc ngủ và sự nhiễm trùng cơ hội
SUMMARY
RESULT OF STUDY SUPPLEMENT, THAT SUPPORT DETOXICATE FOR
DETOXIFICATION PEOPLES
As the result of study, we compound supplement, function food , that name “ com bo xo doc “,
that mean: to detoxicate and tonics It is made of xuyên tâm liên ( Andrographolis paniculata ) diệp hạ châu đắng ( Phyllanthus amarus ) cỏ mực ( nhọ nồi ) (Eclipta prostrata), tảo xoắn (
Trang 2VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM PHÂN VIỆN HOÁ HỌC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN TẠI TP HCM
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM
HỖ TRỢ GIẢI ĐỘC CƠ THỂ
CHO NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TUÝ
CƠ QUAN CHỦ QUẢN : SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
CƠ QUAN CHỦ TRÌ: PHÂN VIỆN HOÁ HỌC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN TP HCM
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS LÊ VÕ ĐỊNH TƯỜNG
TS DS NGUYỄN PHƯƠNG DUNG
TP HỒ CHÍ MINH – 2008
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Chúng tôi chân thành cám ơn :
- Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM đã tin tưởng và cấp kinh phí cho đề tài nghiên cứu
- Hội đồng khoa học công nghệ sinh học và hội đồng xét duyệt đề tài đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để hoàn chỉnh đề cương, bản thuyết minh đề tài
- Phân viện Hoá học các Hợp chất Thiên nhiên tại TP HCM, khoa Đông Y, đại học Y Dược TP HCM đã tạo điều kiện và chỉ đạo thực hiện đề tài
- Phòng y tế lực lượng TNXP TP HCM, y tế và lãnh đạo trung tâm Nhị Xuân đã tham gia chỉ đạo và thực hiện nghiên cứu lâm sàng
- Công ty TNHH Sức Khoẻ Vàng đã tin tưởng và tham gia nghiên cứu chế tạo cốm bổ sổ độc
va làm các thủ tục xin cấp giấy phép của bộ Y tế cho sản phẩm này
- Các cán bộ khoa học và nhân viên đã tham gia đề tài
- Các anh chị em ở trung tâm Nhị Xuân đã tình nguyện tham gia thử nghiệm chế phẩm
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ……… ………4
- Tình hình nghiên cứu trong nước……… ……… …… 6
- Tình hình nghiên cứu trên thế giới :……… ……… ………….7
- Nội dung nghiên cứu :……… ………… ……….8
PHẦN II : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 1 Lấy mẫu……….………….………10
2 Phương pháp hoá lý : 2.1 Định lượng hoạt chất trong diệp hạ châu thân xanh (Ph.amarus ) 11
2.2 Định lượng andrographolid trong xuyên tâm liên ( A paniculata) 12
2.3 Định lượng phycoxianin trong tảo xoắn ( Spirulina platensis ).… 18
3 Xây dựng công thức CỐM BỔ XỔ ĐỘC … ……….………… 19
4 Xây dựng và kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng CBXĐ:.…… ………19
5 Phương pháp nghiên cứu dược lý trên mô hình động vật: …… ………19
6 Phương pháp đánh giá sơ bộ tác dụng của chế phẩm CỐM BỔ XỔ ĐỘC trên những người cai nghiện ma tuý tình nguyện……… … 25
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Nghiên cứu chuẩn hoá nguyên liệu……….……… 29
1.1 Diệp hạ châu thân xanh ( Phyllanthus amarus)……… ….29
1.2 Xuyên tâm liên ( Andrographolis paniculata)……… … 31
1.3 Tảo xoắn ( Spirulina platensis )……… …… …….32
1.4 Cỏ mực ( Eclipta prostrata )……….……… 33
2 Phối chế : 2.1 Công thức : CỐM BỔ XỔ ĐỘC……… 35
2.2 Tiêu chuẩn, kiểm nghiệm, phiếu tiếp nhận của bộ y tế … ………….36
3 Kết quả nghiên cứu dược lý :……… ………39
4 Kết quả nghiên cứu tác dụng của cốm bổ xổ độc trên người cai nghiện tình nguyện :……….……… 51
PHẦN IV : KẾT LUẬN :……… …… ……… 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH :……… ……… 56
PHỤ LỤC……… ……….… 63
Trang 5PHẦN THỨ I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 6Nghiện ma tuý là một tệ nạn xã hội, nó không những ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, tư cách, đạo đức, tương lai của những người nghiện mà còn phá hoại hạnh phúc nhiều gia đình, ảnh hưởng xấu đến an ninh xã hội và phát triển kinh tế đất nước
Đảng và Nhà nước Việt Nam kiên quyết chống tệ nạn xã hội này Thành phố Hồ Chí Minh phát huy truyền thống đi đầu trong nhiều lĩnh vực đã đề xuất và thực hiện chương trình cai nghiện ma tuý tập trung Và chương trình hợp lòng dân, có tính khoa học và xã hội cao này đã được quốc hội cho phép thí điểm thực hiện
Cai nghiện ma tuý là một biện pháp tổng hợp gồm các tác động về y sinh học, tâm
lý, pháp luật, đạo đức, giáo dục… nhằm giúp người nghiện ma tuý cắt các hội chứng nghiện, phục hồi sức khoẻ và tái hoà nhập cộng đồng trong đó cần các chế phẩm giúp giải độc cơ thể
Những người nghiện ma tuý khó cai nghiện là do họ bị nhiễm các chất độc từ ma tuý lâu dài trong cơ thể Ma tuý cũng làm người nghiện chán ăn do đó có hiện tượng gầy yếu, giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch khiến cho người nghiện có nguy cơ mắc các bệnh tật cao Hơn nữa, theo các nghiên cứu trong và ngoài nước, do dùng kim trích chung nên nhóm nghiện ma tuý có tỷ lệ cao nhiễm các bệnh virus truyền bằng đường kim trích như HIV/AIDS ( có số liệu cho biết tỷ lệ nhiễm HIV có thể lên tới 50% ) , viêm gan virus B, C…rồi từ đó họ có thể mắc thêm nhiều bệnh cơ hội khác và lây lan cho cộng đồng Chỉ riêng về vấn đề HIV/AIDS, các báo cáo mới nhất tại đại hội chống HIV thế giới lần thứ 15 vừa họp tại Thái Lan, đại dịch HIV đang bùng phát ở châu Á trong đó có Việt Nam Nếu không có nhiều biện pháp kịp thời thì đại dịch này sẽ có nguy cơ xoá sạch các thành tựu chống đói nghèo mà chúng ta đã đạt được trong các thập niên vừa qua Tổ chức sức khoẻ LHQ ( WHO)
đã khuyến cáo nên tận dụng các nền y học cổ truyền vào việc chống HIV bên cạnh các phương hướng khác ( 79,80 ) Do đó trong chương trình cai nghiện ma tuý cần thiết có các chế phẩm giúp cơ thể giải độc, có các biện pháp thanh lọc, giải độc Một trong đó là sử dụng các chế phẩm có khả năng giải độc mà Đông y thường gọi là thanh nhiệt giải độc Nếu chế phẩm đồng thời hỗ trợ gíup nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, chống virus, phòng chống các bệnh cơ hội và góp phần ngăn chặn sự lây lan và phát triển của HIV thì càng tốt
Nếu chỉ sử dụng thuốc thì chúng ta tốn kém quá nhiều, có thể nói là vượt quá khả năng kinh tế của thành phố và đất nước Hơn nữa các loại thuốc đều có giới hạn sử dụng và nhiều tác dụng phụ Trong khi đó chúng ta có nhiều cây, rau, quả, cỏ, vị thuốc nam rẻ tiền, có thể sản xuất các chế phẩm giải độc gan, có thể đưa lại hiệu quả cao trong việc nâng cao sức khoẻ, tăng chất lượng cuộc sống hỗ trợ cai nghiện
ma tuý Nhiều công trình khoa học cho thấy sử dụng y học cổ truyền giúp ích tốt cho việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong đó kể cả những người phải sống chung với HIV/AIDS Tổ chức sức khoẻ thế giới ( WHO) cũng khuyến cáo các quốc gia nên
Trang 7khuyến khích phát triển y học cổ truyền trong việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ( 79,80 )
Y học cổ truyền dân tộc thường dùng một số cây có chất đắng như xuyên tâm liên, trà đắng, linh chi, nhân trần… làm thuốc bổ đắng giúp ăn ngon cơm, mát gan, thanh nhiệt giải độc Cơ chế bổ đắng của các dược liệu này do chúng có các chất có tác dụng giải độc gan Ngày nay khoa học đã chứng minh trong các cây và dược liệu này còn có một số hoạt chất giúp bảo vệ gan, tăng cường miễn dịch ( kích sinh interferon, tăng cường sản xuất kháng thể miễn dịch, tăng sinh bạch cầu ), chống oxy hoá, và kháng sinh, kháng virus… lợi niệu, nhuận tràng, phát hãn ( làm ra mồ hôi) …giúp thải loại nhiều chất độc ra ngoài cơ thể
Việc nghiên cứu đánh giá khả năng và tính chất giải độc cơ thể của các chế phẩm
có nhiều mô hình nghiên cứu Gan là nhà máy hoá giải các chất độc của cơ thể, do
đó nghiên cứu tác dụng giải độc gan có thể cho ta biết được một cơ chế giải độc cơ thể của chế phẩm Ngoài ra các tác dụng lợi niệu, phát hãn, nhuận tràng, sổ tẩy của dược liệu hay thực phẩm cũng phần nào nói lên khả năng hỗ trợ giải độc cơ thể bằng cách tống chất độc ra các đường phân, nước tiểu, mồ hôi
1) Trong nước: Ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về khả năng bảo vệ
gan, lợi niệu, sổ, tẩy, nhuận tràng của một số dược liệu và chế phẩm Trong đó đáng chú ý là các nghiên cứu về các dược liệu dưới đây:
• Cây xuyên tâm liên ( Andrographis paniculata ) đã được xác định là một cây
thuốc có tính kháng sinh thực vật chống lại nhiều vi khuẩn gram (+) và gram (-).và
đã được nhiều xí nghiệp dược phẩn sản xuất làm thuốc ( Đỗ Tất Lợi (1999), Võ Văn Chi ( 1997) Chiết xuất được Androgopholid bởi các nghiên cứu của ĐH KHTN TP ( Nguyễn Ngọc Sương, 2002).Dân gian dùng cây này làm nước đắng có tác dụng bổ, mát gan giải nhiệt bán phổ biến ở TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam Nhưng chưa có nghiên cứu sâu về biến động hoạt chất trên của cây theo loại đất trồng và mùa vụ và tác dụng bảo vễ gan của dược liệu này
• Cây diệp hạ châu đắng ( Phyllanthus amarus) đã được chúng tôi nghiên cứu
khá sâu về độc tính, tính chất bảo vệ gan, kỹ thuật canh tác và thử nghiệm lâm sàng trong điều trị nhiễm virus viêm gan B ( Lê Võ Định Tường, 1990- 1996) Các hoạt chất Phyllanthin và hypophyllanthin, nyranthyn cũng đã được các công trình của Nguyễn Ngọc Hạnh xác định và tách chiết, và chứng minh có tác dụng bảo vệ gan của chúng Một số chế phẩm dùng làm trà và thuốc chống viêm gan đã được bộ Y tế cho lưu hành trên thị trường Nhưng chưa có nghiên cứu về động thái hoạt chất chính trên dược liệu tại khu vực TP HCM và ứng dụng chế tạo chế phẩm có tác dụng giải độc và nâng cao thể trạng người cai nghiện ma tuý Có nghiên cứu nhận xét nếu dùng riêng diệp hạ châu lâu dài có thể làm giảm tiểu cầu và làm chậm đông máu do đó cần bổ xung vào công thức các chế phẩm có diệp hạ châu các vị thuốc có tác dụng cầm máu, tăng tiểu cầu
Trang 8• Tảo xoắn ( Spirulina platensis) đã được nghiên cứu khá quy mô ở nước ta từ
khâu công nghệ nuôi cấy đến các khâu thu hoạch chế biến Gần đây các nghiên cứu
do nhóm TS Ngô Kế Sương lãnh đạo đã tách chiết được phycoxianin từ tảo này và xác nhận tính chất bảo vệ gan của nó
• Cỏ mực ( Eclipta prostrata L.) là cây thuốc dùng lâu đời ở nước ta và nhiều
nước trên thế giới Thường dùng trị chảy máu, viêm gan mãn tính, viêm ruột, lỵ Trẻ
em suy dinh dưỡng, nấm da(2)…
• Chúng tôi đã tiến hành sưu tầm các tài liệu về thuốc thiên nhiên cho người phải sống chung với HIV/AIDS và đề xuất một phương pháp luận tích hợp các thành tựu nghiên cứu hoá hợp chất thiên nhiên, y học hiện đại và y học cổ truyền chăm sóc sức khoẻ những người phải sống chung với HIV/AIDS ( Lê Võ Định Tường, 2002 ) thử nghiêm một số chế phẩm như SH-1, SH-2 trong đó có diệp hạ châu đắng, xuyên tâm liên… bước đầu cho kết quả giúp tăng cường sức khoẻ cho một số đối tượng nhiễm HIV
• Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chế tạo các sản phẩm hỗn hợp từ các nguồn dược thảo xuyên tâm liên, diệp hạ châu đắng, cỏ mực, tảo xoắn thành dạng cốm bảo kiện bốn trong một làm thực phẩm chức năng ứng dụng hỗ trợ giải độc, nâng cao thể trạng cho các đối tượng cai nghiện ma tuý và chưa có công trình nào đưa được các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực này đến với LL TNXP đang tên tuyến
đầu chống ma tuý
2) Trên thế giới đã có hàng loạt các công trình nghiên cứu về các loài tảo, nấm,
cây cỏ, vị thuốc có tác dụng giải độc đặc biệt là giải độc gan, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống ôxy hoá, kháng sinh, kháng nấm, chống virus trong đó có HIV
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh trong cây diệp hạ châu đắng có các chất bảo vệ gan ( như phyllanthin, hypophyllanthin ), ức chế virus viêm gan B ( 14,16,17,19,20,22,23,25,30,33,37,40, )
Cây xuyên tâm liên cũng được y học Ấn Độ dùng trong các bài thuốc chữa viêm gan ( như Auvera, Liv – 52 ) Hoạt chất chính trong cây này được xác định là andrografolid, Gần đây đã chứng minh in vitro và trên lâm sàng chất này có tác dụng ức chế HIV Có tác giả đã xác định một số hoạt chất trong xuyên tâm liên còn
có tác dụng tăng cường sức miễn dịch (18,23,50)
Cỏ mực đã được xác định có alcaloide ecliptin, nicotine, coumarin lacton, tanin, tinh dầu ( 71 )… Gần đây phát hiện chất prostratin có tác dụng ức chế HIV Thuốc LIV-52 chữa bệnh gan của Ấ n Độ đang bán trên thị trường nước ta cũng có vị cỏ mực trong thành phần
Tảo xoắn spirulina trong những năm gần đây đã được các nhà nghiên cứu sinh – y
Trang 9của nó ( 50-70% trọng lượng khô) mà còn có giá trị cao về mặt y học do có hàm lượng cao của các hoạt chất sinh học như ß axit linoleic, phycobiliprotein (15,31, 32,39,45,49…).Tảo xoắn được ứng dụng rộng rãi trong điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ em, phục hồi sức khoẻ cho người mới ốm dậy, thiếu sữa ở sản phụ, giảm mập, kéo dài tuổi thanh xuân, giúp nâng cap thể trạng người ung thư Tảo xoắn cũng đã được chứng minh có các họat chất bảo vệ gan ( phycoxianin) kích thích sinh interferon gama và ức chế HIV Đã có nhiều sản phẫm thực dưỡng được chế tạo từ các nguyên liệu trên Xong chưa có sản phẩm nào phối hợp các vị xuyên tâm liên, diệp hạ châu đắng, cỏ mực và tảo xoắn
Dựa trên các tư liệu trên chúng tôi nhận thấy có thể sử dụng cây xuyên tâm liên, diệp hạ châu đắng, cỏ mực và tảo xoắn làm nguyên liệu chính, có thể phối thêm với cỏ mực chế biến thành các thực phẩm chức năng có các tính chất: Bổ đắng (trong xuyên tâm liên, diệp hạ châu đắng ), các vitamin, protein, chất béo, khoáng chất vi đa lượng ( trong tảo xoắn ) giúp ăn ngon và bổ xung dinh dưỡng giúp tăng trọng, nâng thể trạng chung cho các đối tượng cai nghiện ma tuý.Có các hoạt chất kháng sinh, kháng nấm, kháng virus ( trong đó có virus viêm gan B, HIV … ) do đó
có khả năng hỗ trợ dự phòng nhiễm các mầm bệnh này trên các đối tượng trên Có các hoạt chất có tác dụng bảo vệ gan, giải độc gan, tác dụng nhuận tràng, lợi niệu: giúp giải độc cơ thể Có các chất giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng của
cơ thể
Với các tác dụng trên, các chế phẩm đặc biệt là các chế phẩm hỗn hợp có nhiều khả năng hỗ trợ giải độc cơ thể, nâng cao thể trạng cho người cai nghiện ma tuý Song do giới hạn của kinh phí đề tài tập trung nghiên cứu chế tạo sản phẩm bảo kiện gồm xuyên tâm liên, diệp hạ châu đắng, cỏ mực và tảo xoắn và chứng minh khả năng giải độc cơ thể người cai nghiện thông qua kết quả nghiên cứu khả năng bảo vệ gan của sản phẩm trên mô hình động vật và trên người cai nghiện ma tuý tình nguyện
Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu chế phẩm bảo kiện từ nguyên liệu chính là diệp hạ châu đắng (
(Spirulina platensis) và cỏ mực ( nhọ nồi ) ( Eclipta prostrata ) có khả năng hỗ trợ
giải độc cơ thể cho người cai nghiện ma tuý phục vụ chương trình cai nghiện ma tuý tập trung của thành phố
Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết các nội dung nghiên cứu cụ thể sau:
1 Nghiên cứu tiêu chuẩn hoá nguyên liệu chính cho sản xuất các chế phẩm: nghiên cứu phân tích họat chất chính thành phần andrographolide trong cây xuyên
tâm liên (Andrographis paniculata.), phyllanthin trong cây diệp hạ châu đắng (
Trang 10Phyllanthus amarus ) tại tp HCM và một số địa điểm trung tâm cai nghiện ma tuý tập trung Phân tích hàm lượng các hoạt chất này trên cây vào mùa khô, mùa mưa; trồng trên các loại đất chính ( đất phèn Bình Chánh, đất xám và đất đỏ ba dan Củ Chi và một số nơi khác) Trên cơ sở này sẽ quy hoạch vùng trồng nguyên liệu tập trung sau này
Xác định và định lượng phycoxianin có trong tảo xoắn nuôi tại TP HCM
2.Nghiên cứu sản xuất chế phẩm bảo kiện từ nguyên liệu là diệp hạ châu, xuyên tâm liên, tảo xoắn và cỏ mực Thử nghiệm công thức phối chế và cách chế biến sao cho đảm bảo giữ được các hoạt chất chính, không có độc tính, có tác dụng chức năng hỗ trợ giải độc cơ thể và đạt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm với giá thành chấp nhận được
3 Nghiên cứu xác định độc tính và một số tác dụng hỗ trợ giải độc cơ thể, nâng cao thể trạng cơ thể trên mô hình giải độc gan, lợi niệu của chế phẩm bảo kiện trên trên mô hình động vật thực nghiệm
4 Theo dõi đánh giá tác dụng của chế phẩm bảo kiện trên men gan ( SGPT) và tình trạng sức khỏe chung của người cai nghiện tình nguyện
Trang 11PHẦN II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 12máy phân tích đa năng ANALYZER MF-707
1 Lấy mẫu cây xuyên tâm liên, diệp hạ châu đắng theo từng loại đất và mùa vụ
Cụ thể lấy mẫu mỗi loại cây trên mỗi loại đất 5 mẫu 3 loại đất là: đất phèn Bình Chánh; đất xám Củ Chi và đất đỏ ba dan miền Đông Mẫu vật được thu hái vào các tháng cuối mùa mưa ( 10 ), cuối mùa khô (4) Mẫu cây được sấy bằng máy sấy hồng ngoại chân không, sau đó được xay nhỏ bằng máy nghiền siêu mịn lạnh Sau đó mẫu bột cây được chiết xuất bằng các dung môi thích hợp và tách phân đoạn
2 Sử dụng các phương pháp phân tích hóa lý hiện đại ( thuốc thử, cực phổ,
điện di, sắc ký lỏng cao áp…) đề định tính và định lượng các họat chất Khi cần thiết các chất tách ra được xác định cấu trúc hoá học bằng sự kết hợp các phương pháp phổ như phổ hồng ngoại (IR) ( trên máy Perkin - Elmer 780 Jasco Report - 100 IR Spectrometer ), phổ khối lượng ( EI-MS) ( đo trên máy GC/MS 6890/5973N Agilent ), phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton và cacbon ( ¹H- và ¹³C-NMR) ( trên máy Brucker DR X300)
Trang 132.1 Phương pháp nghiên cứu hoạt chất trong cây diệp hạ châu thân xanh ( Ph
- Alcaloid tổng được định lượng theo phương pháp Stass-Otto
2.2 Định lượng hoạt chất andrographolide trong cây xuyên tâm liên ( A paniculata
):
Trang 14Andrographolide là một hoạt chất chỉ thị cho vị thuốc này, nó đã được chứng minh là có tác dụng trong lâm sàng có tác dụng như AZT,ức chế HIV Ta tách chiết
và định lượng như sau:
Công thức hoá học của andrographolide
Trang 15Sơ đồ quy trình ly trích diterpenoid lacton thô từ lá khô cây xuyên tâm liên dùng các dung môi eter dầu hỏa ( 60 – 90 ° C ) và chloroform
Cô lập diterpenoid lacton – Andrographolid Trầm hiện vàng lục ( 45g) thu được từ sơ đồ trên được kết tinh lại nhiều lần trong alcol metil và khử màu dịch alcol metil với than hoạt tính, thu được tinh thể không màu, hình phiến ( 30 g ), đặt tên là A, với hiệu suất là 3% tính trên trọng lượng lá khô Sắc ký bản mỏng silicagel trên A, với hệ dung ly là chloroform metil 9:1, thuốc thử làm hiện vết là H2 SO4 50% cho một vết màu nâu với R = 0.38 ,
chứng tỏ A là một chất tinh khiết So sánh tính chất của A với chuẩn
andrographolid ( xem phụ lục 11-16 )
Trang 16- Phương pháp định lượng trực tiếp andrographolide trong cây xuyên tâm liên bằng phương pháp điện hoá trên máy phân tích đa năng ANALYZER MF-707
Việc định lượng hoạt chất trong thảo mộc có nhiều phương pháp như: máy sắc ký lỏng cao áp, sắc ký khí… tuy nhiên các phương pháp trên đòi hỏi thiết bị đắt tiền, dung môi giá thành cao, phải có quy trình xử lý mẫu
Hiện nay, thiết bị phân tích bằng phương pháp điện hóa trên máy phân tích đa năng ANLYZER MF- 707 cho thấy hiệu qua rất cao so với các thiết bị có cùng chức năng:
Các bước tiến hành như sau:
a).Điều chế dung dịch chuẩn:
Andrographolide chuẩn được mua từ công ty Aldrich ở dạng bột rắn, độ tinh khiết 98%
Pha lần lượt các dung dịch andrographolide chuẩn trong hỗn hợp metanol : amoni acetat (1:1) có nồng độ 5mg/l; 10mg/l; 20mg/l; 30mg/l;
Sắc đồ của andrographolide chuẩn ở các nồng độ khác nhau tại sóng -0,4mV
Trang 17b) xác định nồng độ andrographolide trong mẫu cây:
VÍ DỤ: 1g Xuyên tâm liên khô thu hái tại Tân Uyên – Bình dương được ngâm chiết trong hỗn hợp metanol trong thời gian 3h lọc thu dịch lọc định mức thành 1000ml Dùng 10 ml đo trên máy phân tích tại sóng -4mV, dựa trên đồ thị chuẩn, nồng độ của andrographolide là 18 mg/l
Hàm lượng andrographolide trong 1g mẫu là 18 mg (1,8%)
c) Đối với Cốm bổ xổ độc
Mẫu được rửa trên phễu lọc bằng nước cất để loại bỏ các tạp chất, sau đó sấy khô và chiết bằng MeOH cho đến khi mất màu Đo dịch chiết trên máy cực phổ cho hàm lượng Andrographolide trong mẫu là 0,495%
Đường chuẩn của andrographolide
I(nA)
Trang 192.3 Tách chiết và định lượng phycoxianin trong tảo xoắn ( S platensis)theo sơ đồ
dưới đây:
Chế phẩm phycoxianin được kiểm tra lại bằng cách đo quang phổ trên máy quang
phổ Hewlett Packard 8453, so sánh phổ hấp thụ của chế phẩm với mẫu phycoxianin chuẩn
Trang 203 Xây dựng công thức chế phẩm bảo kiện cốm bổ xổ độc từ nguyên liệu xuyên
tâm liên, diệp hạ châu đắng, tảo xoắn và cỏ mực Công thức cơ bản dựa trên các tư liệu nghiên cứu hiện đại đã nêu trên và nguyên lý âm dương của đông y Viêm gan
có các chứng dương nên chế phẩm gồm các vị có tính lương hàn, gồm:
• Xuyên tâm liên, cỏ mực: dùng toàn cây phần trên mặt đất nấu cao cô đặc rồi sấy thành bột do nhiều nghiên cứu xác định cao giữ được các hoạt chất
andrographolid Bổ xung cỏ mực do cỏ mực có tính cầm máu, bổ khuyết tính giảm đông máu khi dùng diệp hạ châu dài ngày
• Diệp hạ châu đắng: dùng lá sấy hồng ngoại chân không do theo kinh nghiệm dân gian dùng lá tươi tốt hơn lá khô
• Tảo xoắn: dùng bột sấy 45 ·- 60 °C
Phối chế các loại bột trên với tỷ lệ như sau:
- Xuyên tâm liên: ……….30%
- Diệp hạ châu:……….30%
- Cỏ mực:……… 20%
- Tảo xoắn:……… … ………… 15%
- Tinh bột sắn:……….5%
4 Xây dựng các tiêu chuẩn cho sản phẩm cốm bổ xổ độc
Cuối cùng sản phẩm phải đạt các tiêu chuẩn thực phẩm công nghiệp đã ban hành, theo các phương pháp mà bộ Y Tế đã ban hành
• Cảm quan: màu sắc, mùi vị đặc trưng
• Có các chất chỉ thị ( androgopholid # 0,495%)
• Độ nhiễm khuẩn đạt TCVN
• hàm lượng kim loại nặng dưới mức cho phép
• dư lượng pesticide dưới mức cho phép
Kiểm tra các chỉ tiêu an toàn thực phẩm tại Trung tâm Y tế Cộng đồng TP HCM
5 Phương pháp nghiên cứu dược lý trên mô hình động vật:
5.1 Nguyên liệu
Cốm Bổ Xổ Độc do công ty TNHH Sức Khỏe Vàng hợp đồng bào chế
5.2 Súc vật: Chuột nhắt trắng, phái đực, 8 - 10 tuần tuổi, chủng Swiss, trọng
lượng trung bình 20 ± 2g, mua tại Viện Pasteur Tp HCM, nuôi trong điều kiện ổn định về thực phẩm, nhiệt độ phòng, chiếu sáng tự nhiên
Trang 215.3 Phương tiện:
- Máy ly tâm IEC Centra-3C
- Cân phân tich Chyo Jupiter SD-200
- Cân điện tử 4 số lẻ Sartonius CP224S
- Cân điện tử Tanita 1140
- Kính hiển vi quang học Olympus
- Máy đo quang Spectronic 20D+
Các thử nghiệm được tiến hành tại Phòng thí nghiệm khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Riêng phần giải phẫu mô học gan, thận được tiến hành tại Khoa Giải Phẫu Bệnh của Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh
5.4 Nghiên cứu tác dụng loại độc và bảo vệ gan của cốm bổ xổ độc trên chuột gây độc bằng CCl 4
- Lô chứng (C): Cho chuột uống nước cất (thể tích 0,2ml/10g thể trọng chuột) mỗi ngày vào thời điểm nhất định (8:00), liên tục trong 7 ngày
- Lô bệnh lý (BL): tiêm phúc mô dung dịch CCl4 cho mỗi chuột theo thể tích 0,05ml/10g thể trọng Cho uống nước cất (thể tích 0,2ml/10g thể trọng chuột), liên tục trong 7 ngày
Trang 22- Lô đối chứng (Nissel): tiêm phúc mô dung dịch CCl4 cho mỗi chuột theo thể tích 0,05ml/10g thể trọng Cho uống Nissel liều 20mg/kg thể trọng chuột, liên tục trong
7 ngày
- Lô thử 1 (ĐT): tiêm phúc mô dung dịch CCl4 theo thể tích 0,05ml/10g thể trọng Cho uống CBXĐ pha trong nước cất theo thể tích 0,2ml/10g chuột (10g/kg), liên tục trong 7 ngày
- Lô thử 2 (DP+ĐT): cho chuột uống CBXĐ 7 ngày, sau đó tiêm phúc mô dung dịch CCl4 theo thể tích 0,05ml/10g thể trọng, tiếp tục cho chuột uống CBXĐ (10g/kg) pha trong nước cất theo thể tích 0,2ml/10g chuột, liên tục trong 7 ngày
Tại thời điểm 1ngày, 4 ngày và 7ngày sau khi gây độc, lấy máu định lượng hoạt độ enzyme
Cuối thí nghiệm (ngày thứ 7 sau gây độc), mổ lấy toàn bộ gan, cố định trong formol 10%, gửi làm xét nghiệm mô học tại Khoa Giải phẫu bệnh, bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp làm tiêu bản mô học
Cố định mẫu gan trong formol 10%
Cắt mỏng mẫu mô gan
Khử nước trong mô trong máy tự động Leica
Đúc khối nến
Cắt mỏng khối nến từ 4 – 7 µ
Nhuộm mẫu với thuốc nhuộm Hematoxylin – Eosin
Quan sát hình thái tế bào trên kính hiển vi Olympus B x 50
Trang 235.5 Phương pháp thử tác dụng lợi tiểu của CBXĐ trên chuột gây độc gan bằng CCl 4
Mục đích
Xác định thể tích nước tiểu chuột nhắt sau khi uống CBXĐ 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ và 24 giờ theo nguyên tắc của phương pháp Vallett cải tiến
Tiến hành
Ổn định chuột 3 ngày, chia ngẫu nhiên thành 6 lô, mỗi lô 10 chuột
- Lô chứng (C): Cho chuột uống nước cất với lượng 0,3ml/10g thể trọng
- Lô bệnh lý (BL): tiêm phúc mô dung dịch CCl4 cho mỗi chuột theo thể tích 0,05ml/10g thể trọng Cho uống nước cất với lượng 0,3ml/10g
- Lô đối chứng 1 (Nissel): tiêm phúc mô dung dịch CCl4 cho mỗi chuột theo thể tích 0,05ml/10g thể trọng Cho uống Nissel liều 20mg/kg, thể tích 0,3ml/10g
- Lô đối chứng 2 (Furosemid): tiêm phúc mô dung dịch CCl4 cho mỗi chuột theo thể tích 0,05ml/10g thể trọng Cho uống Furosemid liều 16mg/kg, thể tích 0,3ml/10g
- Lô thử 1 (ĐT): tiêm phúc mô dung dịch CCl4 theo thể tích 0,05ml/10g thể trọng Cho uống CBK pha trong nước cất theo thể tích 0,3ml/10g chuột (0,5g/kg)
- Lô thử 2 (DP+ĐT): cho chuột uống CBXĐ 7 ngày, sau đó tiêm phúc mô dung dịch CCl4 theo thể tích 0,05ml/10g thể trọng Cho chuột uống CBXĐ pha trong nước cất (0,5g/kg) theo thể tích 0,3ml/10g
Sau khi gây độc bằng CCl4 3 ngày và 7 ngày, đo thể tích nước tiểu thu được sau 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ và 24 giờ
5.6 Phương pháp xác định độc tính cấp (theo Quy chế đánh giá tính an toàn và
hiệu lực của thuốc cổ truyền của Bộ Y tế -1996)
Mục đích
Trang 24Xác định LD50 - liều gây chết 50% súc vật thử nghiệm
Tiến hành
Chia ngẫu nhiên chuột thử nghiệm làm 6 – 10 lô, mỗi lô 8– 12 chuột Cho chuột trong mỗi lô uống 1 liều duy nhất thuốc thử nghiệm (CBXĐ) theo thể tích 0,3ml/10g Theo dõi hành vi, hoạt động, tình trạng tiêu tiểu của chuột sau khi uống thuốc, ghi nhận số chuột chết ở mỗi lô trong vòng 48h sau khi uống thuốc Giải phẫu chuột ngay sau khi chết, so sánh sự khác biệt về mặt đại thể của gan, thận, tim, phổi, ruột so với 3 chuột bình thường không uống thuốc thử nghiệm
Tính LD50 (nếu có) theo công thức Karber-Behrens
5.7 Phương pháp xác định độc tính bán trường diễn (theo Quy chế đánh giá tính
an toàn và hiệu lực của thuốc cổ truyền của Bộ Y tế – 1996)
Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của thuốc thử nghiệm đối với sự thay đổi trọng lượng, một số chỉ tiêu huyết học, sinh hóa cơ bản của chuột nhắt sau khi dùng thuốc liên tục 2 tháng
Tiến hành
Chia ngẫu nhiên chuột nhắt thí nghiệm thành 2 lô, mỗi lô 10 con, có trọng lượng ban đầu tương đương nhau (20 ± 2g) Mỗi ngày vào giờ nhất định (8:00 sáng) cho mỗi chuột uống thuốc thử nghiệm liên tục trong 60 ngày:
1) Lô bình thường (BT): Uống nước cất, thể tích 0,2ml/10g
2) Lô nghiên cứu (NC): Uống CBXĐ pha trong nước cất, liều 10g/kg /kg thể trọng, thể tích 0,2ml/10g
Lấy máu chuột trong cả 2 lô trước thí nghiệm, trước và sau khi uống thuốc 60 ngày để xét nghiệm các chỉ tiêu:
- Huyết học: số lượng hồng cầu, bạch cầu, Hemoglobin, Hematocrit, thời gian đông máu, thời gian chảy máu
- Sinh hóa: GOT, GPT, Glucose, Ure, Protein toàn phần
Trang 255.8 Phương pháp xử lý thống kê
Dùng chương trình phân tích thống kê trên MS Excel để tính các trị số:
- Giá trị trung bình của mẫu:
N
X X
N
i i
SD
i
- Giới hạn tin cậy ở 95% (N<30: phân phối Student)
306 2 306
(X t x X t x x
t
So sánh giá trị trung bình dữ liệu tương ứng từng cặp (N < 30, mẫu phụ thuộc)
)
3 , 2 , 1
Y X
D i = i− i =
N
D D
N
i i
∑
=
= 1
) 1 (
) (
N
i i D
Trang 26N S
D N
S
D t
D D
Nếu t<tα/2, chấp nhận giả thuyết H0
- So sánh giá trị trung bình với phương sai khác nhau (N < 30, độc lập)
2
2 2 1
2 1
2 1
/ /
) (
N S N S
X X t
+
−
=
Nếu t<tα/2, chấp nhận giả thuyết H0
Các nghiên cứu trên được tiến hành tại khoa y học cổ truyền đại học Y Dược TP HCM Chuột thí nghiệm và thực phẩm nuôi chuột do viện Pasteur TP HCM cung
cấp
6 Phương pháp đánh giá tác dụng của chế phẩm CỐM BỔ XỔ ĐỘC trên những người cai nghiện ma tuý tình nguyện tại TP HCM và phụ cận theo
phương pháp nghiên cứu can thiệp mù đôi
Đối tượng nghiên cứu:
+ chế phẩm nghiên cứu:
- Cốm bổ xổ độc sản xuất tại Công ty TNHH Sức Khỏe Vàng
+ bệnh nhân nghiên cứu:
Những bệnh nhân lạm dụng chất ma tuý tình nguyện điều trị tại trung tâm giải quyết việc làm, giáo dục dạy nghề Nhị Xuân, TP HCM
- Không phân biệt giới tính, tuổi
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu bệnh- chứng mù đôi, phân nhóm ngẫu nhiên đối chứng n = 60 bệnh nhân mỗi nhóm
+ Nhóm thử: sử dụng cốm bổ xổ độc trên 1 gói ( 5 gam ) x 3 lần/ngày Uống sau ăn, trong 4 tuần
+ Nhóm chứng: sử dụng placebo ( cốm bổ B1 ) 1 gói ( 5 gam ) x 3 lần/ngày Uống sau ăn, trong 4 tuần
Tiêu chuẩn chẩn đóan:
- Chọn vào diện nghiên cứu bệnh nhân có các tiêu chuẩn sau:
Trang 27Có hay không biểu hiện triệu chứng viêm gan lâm sàng Có hay không các dấu hiệu viêm gan thể hiện trên huyết đồ, bilirubin Sinh hoá men gan SGPT
Tiêu chuẩn loại trừ:
Những bệnh nhân không thực hiện theo phác đồ hay bỏ dở giữa chừng
Những bệnh nhân đang mang thai
Có diễn biến nặng phải thay đổi hướng điều trị
Lập hồ sơ theo dõi:
- Lập mẫu phiếu theo dõi chung
Xét nghiệm cận lâm sàng: SGPT
Cách tiến hành:
- Bệnh nhân được thăm khám và tiến hành làm xét nghiệm cận lâm sàng huyết đồ, bilirubin, men gan GOT, GGT/ máu trước và sau khi sử dụng chế phẩm 4 tuần
- Những bệnh nhân có men gan tăng cao trên 40 UI lần sẽ được phân ngẫu nhiên thành hai nhóm: nhóm thử và nhóm đối chứng
Lịch tiến hành:
- Khám lâm sàng và xét nghiệm máu 1 ngày trước khi uống chế phẩm
- Theo dõi triệu chứng lâm sàng vào (0) và sau mỗi tuần ( 1,2,3,4) và tổng kết vào tuần thứ 4
- Kiểm tra xét nghiệm lại vào cuối tuần thứ 4
Thời gian theo dõi: trong 4 tuần
Tiêu chuẩn đánh giá kết qua: chủ yếu là kết quả hạ men gan và các tiêu chí
sức khỏe ( cân nặng, sự ngon miệng, xuất hiện dấu hiệu viêm gan do thuốc, biểu hiện ngoài da, tình trạng giấc ngủ, cảm giác sức khỏe cơ thể, sự xuất hiện nhiễm trùng cơ hội )
+ Kiểm định t-Test Student
+ Phép kiểm Chi-Test so sánh giữa nhóm thử và nhóm đối chứng
Thời gian nghiên cứu: 6 tháng
Vấn đề đạo đức trong thử nghiệm lâm sàng:
Trang 28+ Sau khi xác định chế phẩm hoàn toàn không có độc tính cấp và bán trường diễn trên động vật với nồng độ gấp 10 lần nồng độ sử dụng cho người chứng tỏ chế phẩm không có khả năng gây độc hại ở liều sử dụng trên người mới cho phép tiến hành thử nghiệm lâm sàng
+ Về lý thuyết thành phần của chế phẩm đã được các tài liệu dược liệu xác định không có thành phần hoạt chất nào có hại và gây độc cho người
+ Khi tuyển chọn các đối tượng nghiên cứu phải công khai mục đích, chế phẩm nghiên cứu và phải có sự tự nguyện của họ ( ký tên tình nguyện tham gia nghiên cứu)
+ Gỉa dược ( placebo) là cốm bổ B1 không có tác dụng hạ men gan nhưng cũng có lợi cho sức khoẻ người tham gia nghiên cứu
BS Chủ nhiệm nghiên cứu : Tô Văn Hán, chủ nhiệm phòng y tế lực lượng
TNXP TP Hồ Chí Minh
Trang 29PHẦN III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trang 301 NGHIÊN CỨU TIÊU CHUẨN HOÁ NGUYÊN LIỆU:
1.1 Diệp hạ châu thân xanh, diệp hạ châu đắng, chó đẻ thân xanh ( Phyllanthus
cao 10-40cm, ít khi chia nhánh Lá dạng màng, màu lục sẫm ở trên, màu xanh mốc
ở mặt dưới Lá non ở ngọn và đầu cành màu nhạt hơn Lá nguyên xếp 2 dãy, có mũi nhọn, nhẵn Mỗi cành có lá xếp như một lá kép lông chim gồm nhiều lá chét Hoa đơn tính ở nách lá màu lục nhạt Không có cánh hoa, hoa đực có cuống ngắn, sắp xếp ở phía dưới các hoa cái Hoa cái có cuống dài hơn hoa đực Qủa nang nhẵn, hình cầu dẹp, đường kính 2mm, có đài tồn tại chia thành 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh có 2 van chưa 2 hạt Hạt hình tam giác, đường kính 1 mm, có cạnh dọc và lằn ngang
- Bộ phận dùng làm nguyên liệu cho đề tài: chỉ lấy lá Nhặt kỹ loại bỏ cỏ cây khác và tạp chất Rửa sạch Sấy khô nhanh ở nhiệt độ 45 ·C – 60 ·C cho đến khi khô ròn,
độ ẩm < 12% Bột lá có màu xanh lá cây, mùi đặc trưng, vị đắng đặc trưng
- Địa điểm lấy mẫu: 1) vườn viện Sinh học nhiệt đới Thủ Đức ( đất đỏ laterit ) 2) Ấ p Bến Đò, Củ Chi ( đất xám) 3) Nông trường Phạm Văn Hai, Bình Chánh ( đất phèn) 4) Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dược liệu miền Trung ( Phú Yên) ( phù sa)
- Thời gian thu mẫu: 10-15 tháng 4/2005 và 10-15 tháng 10/2005
- Kết quả phân tích một số thành phần hoá học:
Trang 31BẢNG 1: Kết quả phân tích một số thành phần hoá học lá Ph.amarus
Địa điểm mẫu Lignan
2) Hàm lượng lignan tổng từ 0,29 – 0,50% và cũng cao hơn về mùa khô và ở Tuy Hoà, Củ Chi có hơi cao hơn
3) Hàm lượng Phyllanthin từ 0,0015 – 0,0022% bột lá khô Tháng 4 có hàm lượng phyllanthin trong lá khô nhiều hơn tháng 10 một chút
1.2 Xuyên tâm liên ( công cộng):
• Tên khoa học: Andrographis paniculata ( Burm.f.) Nees Thuộc họ ô rô
Acanthaceae
• Định danh: cây nhỏ, sống 1-2 năm, mọc thẳng đứng, có thể cao 0,3-0,8 m, có khi đến 1m, thân vuông, phân nhánh nhiều, nhiều đốt, nhiều cành, các cành mọc theo 4 hướng Lá mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng, dài 3-12 cm, rộng 1-
3 cm, nguyên, mềm, hai đầu hơi nhọn Hoa nhỏ màu trắng có điểm hồng, mọc thành
Trang 32chùm ở nách lá hay ở ngọn cành Mùa hoa tháng 9-10 Qủa nang dài 16mm, rộng 3,5 mm, hơi nhẵn Hạt hình trụ, thuôn dài, màu nâu nhạt Khi phơi sấy khô, thân, cành lá có màu xanh lá cây đậm, bốc mùi vị đắng rất dễ nhận biết
• Xuyên tâm liên được nấu cao nước như sau: thân lá xuyên tâm liên khô loại
bỏ tạp chất, rửa sạch Cho nước vào ngập thuốc, đun sôi rồi cho nhỏ lửa 2 giờ được nước 1 Nước thứ hai, thứ ba cũng đun như vậy Chắt gạn cả 3 nước, lọc kỹ, cô cách thuỷ cho đến khi đạt tỷ lệ 1:5 thì để nguội, Cho vào tủ lạnh để cho chất sáp đông nổi lên, vớt bỏ Tiếp tục cô cách thuỷ cho đến khi đạt tỷ lệ 1:1 ( so với dược liệu khô) thì sấy khô cho đến khi đạt độ ẩm < 12% Bột xuyên tâm liên lúc này có màu nâu đen, vị đắng
Trang 33• XÁC ĐỊNH HOẠT CHẤT Andrographolide:
BẢNG 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH andrographolide trong cây xuyên tâm liên
NHẬN XÉT: hàm lượng andrographolide trong cây xuyên tâm liên ở phía Nam khoảng 1,59 -2,76 % Tháng 4 hàm lượng thường cao hơn tháng 10
Dịch chiết xuyên tâm liên và andrographolide chuẩn
Địa điểm Thời điểm lấy mẫu Tỷ lệ
andrographolide (%)
10/2005
2,76 1,62
10/2005
2,69 1,66
Andrographolide của xuyên tâm liên và chuẩn
Trang 34- Nồng độ andrographolide trong cốm bổ xổ độc:
Mẫu được rửa trên phễu lọc bằng nước cất để loại bỏ các tạp chất, sau đó sấy khô và chiết bằng MeOH cho đến khi mất màu Đo dịch chiết trên máy cực phổ cho hàm lượng Andrographolide trong mẫu là 0,495%
1.3 Tảo xoắn, tảo lò xo:
- Tên khoa học: Spirulina platensis ( Nordst.) Geitl Thuộc họ tảo sợi
- Mô tả: Tảo có cấu tạo sợi như sợi lông không có bao và chuyển động được Các sợi xếp xoắn đều đặn trông giống như cái lò xo, dài 0,2 -0,5 mm Ở những dạng nhỏ không nhìn thấy vách ngăn rõ
- Tảo nguyên liệu sau khi được rửa sạch được sấy khô ở nhiệt độ 45 · - 60 ·C thành dạng bột tại cơ sở Helvinam Bình Chánh, TP HCM Bột tảo có màu xanh biển xẫm, mùi tanh đặc trưng Độ ẩm < 12%
- Kết quả định lượng phycoxianin từ bột tảo: 7,8 - 8,8% sinh khối tảo khô Đo trên máy quang phổ Hewlett Packard 8453, chế phẩm có cực đại hấp thụ của C – phycoxianin tại 620 nm, đỉnh hấp thụ của phần protein là 268 nm như mẫu chuẩn.BẢNG 3: KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG PHYCOXIANIN TRONG TẢO XOẮN
Mẫu số Ngày lấy Số lượng (g) Lượng
phycoxianin thu được (g)
Trang 351.4 Cỏ mực ( nhọ nồi)
• Đ ịnh danh: tên khoa học: Eclipta prostrata L.; thuộc họ cúc
Asteraceae
• Mô tả: cây thảo, một năm, cao 10 -60 cm, có thân màu lục, đôi khi hơi đỏ tím,
có lông Lá mọc đối, hẹp, dài 3-10 cm, rộng 0,5 – 2,5 cm, có lông ở cả hai mặt, mép khía răng Hoa màu trắng tập hợp thành đầu ở nách lá hoặc đầu cành, các hoa cái hình lưỡi ở ngoài, các hoa lưỡng tính hình ống ở giữa Qủa bế dẹt có 3 cạnh, có cánh dài 3 mm Mùa hoa tháng 7-10; mùa quả tháng 9-10
• Dược liệu: cỏ mực được rửa sạch, phơi khô, sao cháy cạnh Sau đó được sắc,
cô và sấy thành bột cao như xuyên tâm liên Bột cao thành phẩm có màu nâu đen, vị hơi mặn đặc trưng
Cỏ mực ( nhọ nồi )
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề nghị có thể lấy tiêu chuẩn sau làm tiêu chuẩn nguyên liệu để tránh nhầm lẫn hay giả mạo:
- hàm lượng andrographolide trong cây xuyên tâm liên là 1,59 – 2,76 %;
- hàm lượng phyllanthin trong bột lá khô diệp hạ châu đắng là 0,0015 – 0,0022%;
- hàm lượng phycoxianin từ bột tảo xoắn từ 7,8 – 8,8 %
Trang 362 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHỐI CHẾ CỐM BỔ XỔ ĐỘC, XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN, KIỂM NGHIỆM VÀ XIN GIẤY PHÉP CHẤT LƯỢNG AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM:
2.1 Công thức: CỐM BỔ XỔ ĐỘC ( Cty TNHH Sức Khoẻ Vàng)
Công thức cho 1 gói 5 gam như sau:
- Bột cao xuyên tâm liên: ………1,50g (30%)
- Bột lá diệp hạ châu thân xanh: ….……… 1,50g ( 30%)
- Trạng thái: Dạng viên tròn nhỏ, khô, cứng, không lẫn tạp chất
- Mầu sắc: bọc lớp bột mầu xanh cẩm thạch, viên cốm mầu nâu thẫm
- Mùi, vị : Vị đặc trưng, hậu vị đắng nhẹ, không có mùi vị lạ
3 Hàm lượng tro không tan trong axít HCL 10% % ≤ 15
Trang 374 Hàm lượng kim loại nặng:
5- Hóa chất không mong muốn:
tính
Mức công bố
3 Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, kháng
sinh, chất kích thích tăng trưởng
Theo qui định của Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04 tháng 4 năm 1998 của Bộ Y tế
II Thành phần cấu tạo: Bột cao của cây xuyên tâm liên ( Andrographolis
cây nhọ nồi ( cỏ mực ) ( Eclipta alba, hay Eclipta prostata ): 20%; bột tảo xoắn (
Trang 38III Thời hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất, hạn sử dụng ghi trên nhãn sản
phẩm
IV Chất liệu bao bì và quy cách bao gói:
1 Chất liệu bao bì: lọ nhựa KLT 80 g
2 Quy cách bao gói: Lọ nhựa KLT 80 g
V Quy trình sản xuất:
1- Xuyên tâm liên, cỏ mực:Thu hái toàn cây ở các tỉnh phía nam vào mùa khô Lựa chọn nguyên liệu rửa sạch ngâm nước ozon để khử trùng nấu cao sấy khô xay bột
2- diệp hạ châu đắng: Thu hái lá ở các tỉnh phía nam vào mùa khô Lựa chọn nguyên liệu rửa sạch ngâm nước ozon để khử trùng sấy khô xay bột 3- Bổ xung bột tảo xoắn trộn đều với phụ gia (tinh bột quấy thành hồ) lắc vê thành viên và tạo màu áo vào lọ kiểm tra thành phẩm
Công ty Sức Khỏe Vàng chỉ bào chế cho đề tài Bản quyền thuộc đề tài nghiên cứu Nếu công ty Sức Khỏe Vàng hay các công ty khác có nhu cầu sản xuất phải liên hệ
và hợp đồng với sở Khoa Học và Công nghệ TP HCM
Trang 392.3 Kết quả xét nghiệm tại viện Vệ sinh – Y tế công cộng:
Chế phẩm cốm bổ xổ độc đã đạt tiêu chuẩn thực phẩm chức năng như kết quả xét nghiệm tại viện Vệ sinh Y tế Công cộng như phiếu kết quả xét nghiệm cốm bổ xổ độc dưới đây: