Những rủi ro trong kinh doanh XNK rất đa dạng và phức tạp, và hầu hết xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng bởi đây là quá trình chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố không thể kiểm soát đ
Trang 1
CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO TRONG NGOẠI THƯƠNG 8
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO 8
1.1.1 Các khái niệm về rủi ro 8
1.1.2 Bản chất của rủi ro 10
1.1.3 Các loại rủi ro 11
1.1.4 Đo lường và quản lý rủi ro 12
1.1.4.1 Đo lường rủi ro 12
1.1.4.2 Xử lý rủi ro 14
1.2 RỦI RO PHÁT SINH TRONG NGOẠI THƯƠNG 16
1.2.1 Hoạt động kinh doanh ngoại thương và các nguyên nhân gia tăng rủi ro 16
1.2.2 Khái quát về hợp đồng mua bán ngoại thương 19
1.2.2.1 Khái niệm và đặc điểm 19
1.2.2.2 Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương 20
1.2.2.3 Quy trình thực hiện hợp đồng ngoại thương 21
1.2.2.4 Đặc điểm của rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng 23
1.2.2.5 Các loại rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK 24
1.2.2.6 Quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả thực hiện hợp đồng XNK 25
CHƯƠNG 2 RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 28
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ ĐẦU NHỮNG NĂM 1990 ĐẾN NAY 28
2.1.1 Tình hình xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ 29
2.1.2 Tình hình nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ 34
2.2 RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 35
2.2.1 Rủi ro liên quan đến đối tác trong quá trình giao dịch, ký kết hợp đồng ngoại thương 36
2.2.2 Rủi ro trong việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng ngoại thương 39
2.2.2.1 Rủi ro phát sinh trong việc giao hàng 39
2.2.2.2 Rủi ro do sự biến động của giá cả 46
2.2.2.3 Rủi ro phát sinh từ sự biến động về tỷ giá hối đoái 54
2.2.3 Rủi ro trong thanh toán tiền hàng 55
2.2.4 Rủi ro trong quá trình chuyên chở, giao nhận hàng hoá XNK 59
2.3 NGUYÊN NHÂN GÂY RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH GIAO DỊCH, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU 64
2.3.1 Nguyên nhân rủi ro từ môi trường chính trị, pháp luật quốc tế 64
2.3.1.1 Ảnh hưởng của môi trường chính trị quốc tế 64
2.3.1.2 Rủi ro phát sinh từ sự khác biệt trong hệ thống luật pháp quốc tế 66
2.3.2 Nguyên nhân rủi ro từ môi trường tự nhiên 68
2.3.3 Nguyên nhân rủi ro chính sách quản lý và cơ chế điều hành XNK 70
2.3.4 Nguyên nhân rủi ro từ môi trường cạnh tranh 76
2.3.5 Nguyên nhân rủi ro từ yếu kém trong năng lực quản lý và trình độ chuyên môn 77
2.3.6 Các nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố khác 79
2.4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 83
2.4.1 Những tác động chính của rủi ro đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 83
Trang 2
2.4.2 Một số nhận xét rút ra từ việc đánh giá rủi ro đối với việc thực hiện hợp đồng ngoại thương 84
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XNK 87
3.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 87
3.2 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP 88
3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh XNK 88
3.2.2 Đẩy mạnh công tác dự báo biến động môi trường kinh doanh quốc tế 89
3.2.3 Bảo hiểm hàng hóa XNK 89
3.2.4 Các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật thực hiện hợp đồng 95
3.2.5 Nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ 97
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 98
3.3.1 Đổi mới hoàn thiện chính sách quản lý và cơ chế điều hành kinh doanh xuất nhập khẩu 98
3.3.2 Phát triển thị trường bảo hiểm mạnh và cạnh tranh cao 99
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Trang 3B/L : Vận tải đơn (Bill of Lading)
L/C : Thư tín dụng (Letter of Credit)
TTR : Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer)
D/P : Thanh toán chấp nhận chứng từ trả tiền (Documents against
payment)
Trang 4
LỜI NÓI ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Trước xu thế toàn cầu hoá đang phát triển hết sức mạnh mẽ, Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Trong đó, hoạt động kinh tế đối ngoại, mà đặc biệt là ngoại thương nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với nền kinh tế toàn cầu Kinh doanh XNK không chỉ đóng vai trò là cầu nối cho giao lưu kinh tế giữa Việt nam và thế giới mà còn là động lực phát triển cho các lĩnh vực kinh tế trong nước và nâng cao sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế
Tuy nhiên, kinh doanh XNK không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió”
mà nhiều khi còn gặp phải những rủi ro, dẫn đến những tổn thất cho các bên trong việc thực hiện những thương vụ quốc tế Những rủi ro trong kinh doanh XNK rất đa dạng và phức tạp, và hầu hết xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng bởi đây là quá trình chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố không thể kiểm soát được
Rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK là hiện tượng tương đối phổ biến do môi trường kinh doanh XNK có nét đặc trưng là luôn tiềm ẩn các nhân
tố làm gia tăng rủi ro như sự khác biệt về luật pháp, văn hoá, tập quán, ngôn ngữ, chủ thể hợp đồng Ngoài ra, quá trình thực hiện hợp đồng còn gắn chặt với các mặt
kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương như thanh toán quốc tế, làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng hoá XNK, thuê tàu, mua bảo hiểm, khiếu nại, kiện tụng, vốn dĩ là những nghiệp vụ phức tạp, chứa đựng nguy cơ rủi ro dẫn đến những tổn thất lớn cho doanh nghiệp Do đó, nghiên cứu về rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK, để từ
đó hình thành các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro là rất cần thiết, nhất là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Các rủi ro phát sinh khi thực hiện hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam” để làm luận văn
tốt nghiệp Thạc sỹ ngành kinh tế đối ngoại
2 Tình hình nghiên cứu
Trang 5Rủi ro thường xuyên xảy ra kéo theo nhiều thiệt hại, đe doạ tới hiệu quả của hoạt động XNK, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Tuy nhiên, rủi ro và hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồng XNK còn
là phạm trù khá mới mẻ và chưa nhận được sự quan tâm thích đáng của các nhà nghiên cứu cũng như từ phía các doanh nghiệp
Viết về vấn đề rủi ro, cho đến nay có các cuốn sách: 1) Cuốn sách “Rủi ro
trong kinh doanh” của tác giả Ngô Thị Ngọc Huyền, Nxb Chính trị Quốc gia xuất
bản năm 2003 Nội dung cuốn sách đã phân tích khá đầy đủ các khía cạnh của rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung Tuy nhiên, nội dung cuốn sách chưa đi sâu
phân tích về rủi ro và quản lý rủi ro trong kinh doanh XNK; 2) Cuốn sách “Hạn chế
rủi ro trong kinh doanh” của tác giả Nguyễn Dương và Ngọc Quyên, Nxb Giao
thông Vận tải ấn hành đã nêu ra những rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh và các biện pháp hạn chế rủi ro Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ mới nêu ra những rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro một cách tổng quát chứ chưa đi vào
một lĩnh vực cụ thể nhất định 3) Cuốn sách “Nhận biết các tranh chấp và thách
thức trong kinh doanh” của tác giả Trần Trung Hiếu, do Nxb Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh xuất bản năm 2006, đã nêu những phương pháp giúp các doanh nghiệp kinh doanh XNK nhận biết được các tranh chấp, thách thức trong kinh doanh Tuy nhiên, nội dung cuốn sách chưa nêu được cụ thể các rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK, đặc biệt là trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu; 4)
Cuốn sách “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương” của tác giả Nguyễn
Anh Tuấn, Nxb Lao động xã hội ấn hành năm 2006, đã phân tích khá đầy đủ và chặt chẽ những nguyên nhân phát sinh rủi ro trong kinh doanh ngoại thương, từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại thương Tuy nhiên, cuốn sách chưa nêu ra những rủi ro cụ thể, chưa cập nhật những nguyên nhân mới nảy sinh trong điều kiện Việt Nam hội nhập và mở cửa nền kinh
tế, đồng thời chưa đi sâu phân tích rủi ro trong một khâu cụ thể của hoạt động kinh doanh ngoại thương như quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu 5) Chuyên
đề “Thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng XNK và bài học kinh
nghiệm” của Trường đại học Ngoại Thương xuất bản năm 2002 đã nêu ra những vụ
tranh chấp trong thực tiễn hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế và cách giải
Trang 6quyết Tuy nhiên, chuyên đề này không đi vào phân tích các nguyên nhân nảy sinh tranh chấp và chưa nêu ra được những hậu quả, tức là những tổn thất phát sinh từ việc tranh chấp đó
Ngoài ra còn một số bài báo của một số tác giả khác viết về rủi ro trong kinh doanh, nhưng nhìn chung, những rủi ro luôn là vấn đề mới nên vẫn cần phải nghiên cứu và cập nhật để cho các doanh nghiệp tham khảo
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu
Qua các bài học kinh nghiệm cụ thể trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, Luận văn mong muốn tổng hợp và cập nhật các tài liệu có liên quan để nghiên cứu sâu hơn, một cách toàn diện và có
hệ thống những vấn đề rủi ro có thể phát sinh trong khi thực hiện loại hợp đồng này,
từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa hữu hiệu, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích về lý thuyết những rủi ro thường xảy ra trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam
Nghiên cứu, đánh giá các rủi ro đã từng phát sinh trong khi thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế của một số doanh nghiệp Việt Nam và tìm ra nguyên nhân của những rủi ro đó
Đề xuất giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong khi thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế của Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những rủi ro mà các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp
phải trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu, đánh giá tình hình các rủi ro khi
thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế kể từ đầu những năm 1990 đến nay qua nghiên cứu một số tình huống cụ thể mà các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp phải
Rủi ro trong kinh doanh XNK là một mảng đề tài rất rộng, song trong giới hạn
phạm vi của một luận văn Thạc sỹ, luận văn chỉ phân tích, nghiên cứu rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK hàng hoá hữu hình tại Việt nam
Trang 7
5 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích mối quan hệ tương tác giữa rủi ro, tổn thất với quá trình phát triển ngoại thương
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải quy nạp được luận văn sử dụng nhằm nêu rõ quá trình phát triển hoạt động mua bán quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như sự phát sinh những rủi ro khi thực hiện các nghiệp vụ buôn bán quốc tế
- Luận văn sử dụng phương pháp thống kê như là một công cụ phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu
6 Dự kiến những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của rủi ro trong kinh doanh nói chung và rủi ro phát sinh trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương nói riêng
- Phân tích và làm sáng tỏ những nguyên nhân phát sinh rủi ro trong thực hiện hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian vừa qua
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để phòng ngừa và hạn chế rủi ro
7 Bố cục của luận văn
Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về rủi ro trong kinh doanh ngoại thương
Chương 2: Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương tại các doanh nghiệp Việt Nam từ những năm 1990 đến nay
Chương 3: Một số biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK
Trang 8
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO TRONG NGOẠI THƯƠNG
Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn ẩn chứa những mầm mống rủi ro
Xu thế hội nhập kinh tế thế giới và làn sóng tự do hóa thương mại luôn tồn tại trong
nó nhiều “sóng gió lớn” buộc doanh nghiệp phải đối mặt với sự mạo hiểm Dù không mong muốn thì các rủi ro vẫn tồn tại khách quan và luôn đe dọa các nhà kinh doanh Tuy nhiên thực tiễn cho thấy lĩnh vực kinh doanh nào có độ rủi ro càng cao thì càng có nhiều cơ hội đem lại tỷ suất lợi nhuận lớn và ngược lại Do đó, hiện nay phổ biến quan điểm chấp nhận rủi ro, mạo hiểm
Nếu như kinh doanh nói chung luôn mang tính mạo hiểm thì mức độ rủi ro, mạo hiểm lại tăng lên bội phần trong môi trường kinh doanh XNK
Rủi ro trong kinh doanh XNK chủ yếu xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, bởi thực hiện hợp đồng thường là khâu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khó kiểm soát được Do đó, muốn quy trình thực hiện hợp đồng XNK triển khai suôn sẻ, doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất Để làm được điều này, trước hết, các doanh nghiệp cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản
về rủi ro
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO
1.1.1 Các khái niệm về rủi ro
Rủi ro là sự kiện không may mắn Rủi ro hết sức đa dạng, phức tạp, tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau và gắn liền với đời sống, hoạt động sản xuất và kinh doanh của con người Do đó, nhiều năm qua rủi ro đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả trong lĩnh vực kinh tế và bảo hiểm trên thế giới Xoay quanh khái niệm rủi ro hiện đang có rất nhiều quan điểm khác nhau Sau đây là một số khái niệm phổ biến nhất
Frank Knight, một học giả người Mỹ trong lĩnh vực bảo hiểm và quản trị rủi ro,
cho rằng “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” [22] Theo ông, các loại bất
trắc không thể đo lường được thì được gọi là bất trắc, còn loại bất trắc có thể đo lường được gọi là rủi ro Cách tiếp cận này dựa trên cơ sở bất trắc có đo lường được hay không Tuy nhiên, trên thực tế không phải bất trắc nào cũng có thể đo lường
Trang 9được hoàn toàn
Một học giả người Mỹ khác, ông Allan Willett trong cuốn “Risk and Insurance”
[24] lại quan niệm rằng “rủi ro là bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi” Như vậy, theo ông rủi ro liên quan tới thái độ của con người Những
biến cố ngoài mong đợi thì được xem là rủi ro còn những biến cố mong đợi không phải là rủi ro
Theo ông Nguyễn Hữu Thân, tác giả cuốn “Phương pháp mạo hiểm và phòng
ngừa rủi ro trong kinh doanh” [20] thì “rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát thiệt hại” Theo cách tiếp cận này, rủi ro phải là bất trắc gây hậu quả cho con người, còn
những bất trắc không gây tổn thất thì không phải là rủi ro
Theo giáo trình “Thị trường chứng khoán”, Nxb Giáo dục 1998, “rủi ro là một hiện tượng khách quan, liên quan đến và có thể ảnh hưởng tới mục tiêu do con người vạch ra mà con người có thể thấy được các hiện tượng khách quan đó nhưng lại không lượng hóa được nó sẽ xảy ra lúc nào, ở đâu và mức độ thiệt hại thực sự đối với mục tiêu đó”
Nhìn từ góc độ bảo hiểm, rủi ro là những đe dọa nguy hiểm mà con người không lường trước được và là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm
Tóm lại, qua các khái niệm khác nhau về rủi ro của các học giả đề cập ở trên, ta thấy các khái niệm có sự giao thoa và tồn tại mối liên hệ giữa chúng ở hai vấn đề cơ bản sau:
Một là, các khái niệm đều đề cập tới sự bất định, không chắc chắn và sự ngờ vực đối với tương lai Đây chính là thuộc tính cơ bản nhất của rủi ro
Hai là, các khái niệm đều hàm ý về hậu quả của rủi ro do một hay nhiều nguyên nhân gây ra cho con người trong một tình huống cụ thể và hậu quả của rủi ro chính
là tổn thất
Như vậy, rủi ro không chỉ đơn thuần là mối ngờ vực trong tương lai mà còn ám chỉ cả một thực tế là nó có thể kéo theo thiệt hại cho con người
Tuy nhiên, các khái niệm nêu trên chưa phân biệt rõ sự kiện nguy hiểm đã xảy
ra hay chưa, rủi ro đã xuất hiện hay chỉ mới ở dạng tiềm ẩn Do vậy, trong bài viết này, người viết muốn nhấn mạnh tới việc xem xét xem rủi ro đã xảy ra hay chưa để
Trang 10làm cơ sở đề xuất các biện pháp phòng ngừa hạn chế Cụ thể là đối với rủi ro chưa xảy ra, thì sẽ tập trung vào biện pháp ngăn chặn phòng ngừa, còn đối với rủi ro đã xảy ra sẽ tập trung vào biện pháp khoanh lại rủi ro, giảm thiểu thiệt hại
Do đó, quan điểm của người viết là rủi ro tồn tại ở hai dạng: rủi ro và nguy cơ rủi ro
Rủi ro là những sự kiện không may mắn bất ngờ đã xảy ra gây thiệt hại về lợi ích cho con người Lợi ích này tồn tại ở cả hai dạng: vật chất và phi vật chất Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro là một hoàn cảnh trong đó xảy ra sự sai lệch trái với kết quả mong muốn, gây ra mất mát về tài sản, thua lỗ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Những sự kiện bất lợi chưa xảy ra nhưng có khả năng xảy ra được gọi là nguy
cơ rủi ro Nói khác đi, nguy cơ rủi ro là những rủi ro có khả năng xảy ra
Nguy cơ là tình thế có thể gây ra những sự cố bất lợi, có nghĩa là, nó phản ánh trạng thái của hoàn cảnh có thể là nguồn gốc tạo ra sự kiện bất lợi
Nguy cơ được đặc trưng bởi hai tính chất cơ bản:
- Nguy cơ diễn tả khả năng xảy ra sự cố
- Nguy cơ tồn tại với mức độ cao thấp khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố tác động tạo ra nguy cơ
Nguy cơ rủi ro phản ánh trạng thái tiềm ẩn và khả năng xảy ra rủi ro Nguy cơ càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro càng lớn Nguy cơ rủi ro luôn tiềm ẩn song hành với hoạt động kinh doanh và làm cho rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào gây thiệt hại mất mát cho doanh nghiệp Tuy nhiên, nguy cơ rủi ro ít nhiều mang tính quy luật
Nó luôn vận động, biến đổi theo môi trường tự nhiên, chính trị, kinh tế do vậy, khả năng làm chủ tự nhiên và khả năng tư duy của con người càng cao thì việc nhận dạng, dự đoán nguy cơ rủi ro càng chính xác
1.1.2 Bản chất của rủi ro
Nói tới rủi ro là đề cập tới sự kiện không may mắn, bất ngờ xảy ra gây thiệt hại
về lợi ích cho con người Qua nghiên cứu khái niệm về rủi ro có thể rút ra một số bản chất cơ bản nhất của rủi ro như sau:
Một là, rủi ro tồn tại khách quan Bản chất này xuất phát từ thực tế là rủi ro khộng phụ thuộc vào ý chí của con người do mọi hiện tượng trong môi trường kinh
Trang 11doanh luôn vận động, biến đổi không ngừng Trong quá trình vận động, biến đổi,
sự vật, hiện tượng có thể đem lại lợi ích nhưng cũng có thể gây tác động có hại Những tác động có hại này buộc nhà kinh doanh phải đối mặt với rủi ro, tổn thất Hai là, rủi ro là những sự cố ngẫu nhiên, bất ngờ Đó là sự kiện mà ta không lường trước được một cách chắc chắn Con người có thể thấy được các hiện tượng khách quan và chủ quan có thể gây ra rủi ro nhưng lại không thể lượng hóa được chắc chắn nó sẽ xảy ra lúc nào, ở đâu
Tuy nhiên, mức độ bất ngờ của rủi ro còn phụ thuộc vào khả năng dự đoán của con người Nếu không dự đoán được rủi ro thì khi rủi ro xảy ra hoàn toàn bất ngờ với con người Nếu khoa học nhận dạng và dự báo giúp con người biết được chính xác tuyệt đối sự kiện xảy ra khi nào, rủi ro sẽ giảm tới mức được coi là sự kiện chắc chắn và do vậy sự kiện đó không được coi là rủi ro mà chỉ là sự kiện bất lợi
Ba là, rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi của con người Rủi ro xảy ra, sẽ gây ra tổn thất Tổn thất đến lượt nó lại là những thiệt hại mất mát về lợi ích của con người Do đó, không ai mong muốn rủi ro tổn thất xảy ra với mình Vì thế, rủi ro là
sự kiện ngoài mong đợi
Nghiên cứu bản chất của rủi ro giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về rủi
ro Một sự kiện được coi là rủi ro phải đồng thời thỏa mãn cả ba thuộc tính trên Nếu sự kiện đã biết trước chắc chắn xảy ra hoặc xảy ra nhưng không gẩy tổn thất hoặc xảy ra do mong muốn của con người thì không được coi là rủi ro
1.1.3 Các loại rủi ro
Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau có thể phân rủi ro chung thành các loại sau:
a Căn cứ vào khả năng đo lường
- Rủi ro có thể tính toán được: Là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó có thể tiên đoán được ở mức độ tin cậy nào đó
-Rủi ro không thể tính toán được: Là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó bất thường, khó tiên đoán
b Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro
- Rủi ro cơ bản: Là rủi ro xuất phát từ các biến cố khách quan và ảnh hưởng đến toàn xã hội Ví dụ: bão, lũ, chiến tranh, bạo động chính trị
Trang 12
- Rủi ro riêng biệt: Là rủi ro xuất phát từ biến cố chủ quan của từng cá nhân, doanh nghiệp và chỉ ảnh hưởng đến một số ít người Ví dụ: rủi ro phát sinh do hàng hoá hỏng hóc, thương vụ thua lỗ do biến động giá cả
c Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh rủi ro
- Rủi ro do thiên tai: Là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như bão gió lốc, sét, sóng thần, động đất, núi lửa, lở đá
- Rủi ro do các hiện tượng chính trị, xã hội: Là những rủi ro chiến tranh, đình công, hành động khủng bố
- Rủi ro do tai họa của biển: Là những tai nạn xảy ra đối với con tàu ở ngoài biển như: tàu bị mắc cạn, cháy, nổ, đâm va, mất tích
d Căn cứ vào nguyên nhân gây ra rủi ro
- Rủi ro có nguyên nhân khách quan: Là rủi ro do tác động của môi trường vĩ mô và nguyên nhân bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát chi phối được, như rủi ro do chính trị bất ổn, kinh tế suy thoái, tỷ giá biến động
- Rủi ro có nguyên nhân chủ quan: Là rủi ro bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ quan như những yếu kém của doanh nghiệp về nghiệp vụ chuyên môn, thiếu thông tin, sai lầm trong chính sách kinh doanh
e Căn cứ vào nghiệp vụ của bảo hiểm
- Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Là rủi ro có tính chất bất ngờ, ngẫu nhiên, xảy ra ngoài ý muốn của người và được bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm A, B,
C Ví dụ: Rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ
- Rủi ro phải bảo hiểm riêng, không được bồi thường theo các điều kiện bảo hiểm gốc A, B, C Ví dụ: chiến tranh, đình công
- Rủi ro loại trừ: Là rủi ro không được bảo hiểm trong mọi trường hợp Ví dụ: Rủi
ro do nội tỳ, ẩn tỳ của hàng hóa, lỗi của người được bảo hiểm
Ngoài ra, người ta còn phân biệt rủi ro mang tính đầu cơ và rủi ro thuần tuý Rủi
ro mang tính đầu cơ là rủi ro mà doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận với hy vọng có
cơ hội tạo ra lợi nhuận Rủi ro thuần tuý là rủi ro chỉ đem lại thiệt hại
1.1.4 Đo lường và quản lý rủi ro
1.1.4.1 Đo lường rủi ro
Trang 13
Đo lường có vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng tới việc phân bổ các nguồn lực cho quản lý và kiểm soát rủi ro Đo lường giúp doanh nghiệp biết được rủi ro đó xảy ra nhiều hay ít, mức độ và tác hại của rủi ro và những ảnh hưởng của nó đến khả năng tài chính của doanh nghiệp
Các phương pháp đo lường có thể được sử dụng:
Phương pháp định lượng: cân, đong, đo, đếm, tính toán, thống kê…
Phương pháp định tính: đo lường tổn thất dựa trên cơ sở kinh nghiệm, suy đoán tổn thất, tính toán tình huống tương tự, giả định, thăm dò…
Phương pháp định lượng thường được sử dụng sau khi rủi ro đã xảy ra gây tổn thất và tổn thất đó là tổn thất hữu hình, có thể xác định được bằng phương pháp vật
lý thông thường Phương pháp định tính được sử dụng cả trước khi rủi ro xảy ra lẫn sau khi rủi ro đã xảy ra
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, cần đẩy mạnh áp dụng phương pháp định tính vì nó mang tính tích cực hơn cho quá trình quản lý rủi ro của doanh nghiệp
Ví dụ cụ thể về áp dụng phương pháp định tính để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro trong thanh toán quốc tế của doanh nghiệp:
Bước 1: Liệt kê các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro trong thanh toán quốc tế
A: Tỷ giá hối đoái
B: Sai sót trong bộ chứng từ thanh toán
C: Yếu kém về nghiệp vụ ngân hàng
D: Ý thức thực hiện hợp đồng của đối tác
E: Phương thức thanh toán
Bước 2: Xác định phương pháp đo lường: phương pháp so sánh liên hoàn
Phương pháp cho điểm:
- Nếu mức độ ảnh hưởng lớn hơn : điểm số đạt được là 3
- Nếu mức độ ảnh hưởng bằng nhau : điểm số đạt được là 1
- Nếu mức độ ảnh hưởng nhỏ hơn : điểm số đạt được là 0
Bước 3: Lập bảng so sánh liên hoàn theo mức độ ảnh hưởng của nhân tố tác
động tới rủi ro trong khâu thanh toán quốc tế của doanh nghiệp :
A B C D E Tổng điểm Xếp thứ bậc ưu tiên
Trang 14Bước 4: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Từ bảng so sánh có thể kết luận như sau: nguyên nhân chủ yếu của rủi ro trong thanh toán quốc tế là do sai sót trong bộ chứng từ thanh toán, tiếp đến là do ý thức thực hiện hợp đồng, phương thức thanh toán Yếu tố tỉ giá hối đoái và yếu kém về nghiệp vụ ngân hàng có mức độ ảnh hưởng như nhau
Do đó, doanh nghiệp nên quan tâm nhiều tới khâu lập bộ chứng từ thanh toán và giám sát chặt chẽ tiến độ thanh toán
1.1.4.2 Xử lý rủi ro
Xử lý rủi ro, tổn thất là triển khai tổng hợp các biện pháp cần thiết để ngăn chặn kịp thời rủi ro, tổn thất
Xử lý rủi ro, tổn thất có thể bao trùm các nội dung sau:
1 Kế koạch hành động: bao gồm toàn bộ hoạt động tác nghiệp của bộ phận liên quan khi rủi ro xảy ra
2 Kế koạch tài chính: gồm khoản phải chi cho xử lý sơ bộ rủi ro, tổn thất như chi phí khắc phục, sửa chữa, bồi thường thiệt hại
3 Kế hoạch nhân lực: chuẩn bị nhân lực xử lý rủi ro, tổn thất, hành động nhanh, thống nhất, hiệu quả khi xảy ra rủi ro, tổn thất
Xử lý rủi ro, tổn thất gồm các bước cụ thể:
Khoanh lại rủi ro, tổn thất: không làm rủi ro, tổn thất lan rộng cả về phạm vi lẫn mức độ trầm trọng để không trở thành nguyên nhân gây rủi ro, tổn thất khác Tuỳ loại rủi ro, tổn thất mà người ta sử dụng biện pháp khoanh lại khác nhau Ví dụ: rủi ro về chất lượng do lây bẩn lây hại thì phải tách riêng phần hàng bị tổn thất
để xử lý và tiến hành giám định ngay để có căn cứ khiếu nại
Trang 15
Tìm kiếm biện pháp kỹ thuật: khôi phục giá trị sử dụng, giá trị thương mại của hàng hoá
Giám sát xử lý rủi ro, tổn thất: đảm bảo quá trình xử lý hiệu quả
Di chuyển rủi ro, tổn thất: khiếu nại người bảo hiểm nếu hàng hoá được bảo hiểm
Tài trợ rủi ro tổn thất: Là biện pháp trích lập quỹ để :
Xây dựng kế hoạch phục hồi kinh doanh: là tổng thể các biện pháp khả thi
để hạn chế hậu quả lâu dài nếu rủi ro, tổn thất xảy ra
Thực hiện kế hoạch phục hồi kinh doanh:
Biện pháp khẩn cấp: bảo đảm an toàn, bảo vệ hàng hoá, chứng từ
Thông báo cho khách hàng, bạn hàng về kế hoạch
Xử lý tai biến: hỏi ý kiến chuyên gia, phân công nhiệm vụ
Thực hiện chương trình cứu giữ thị trường, quan hệ bạn hàng
Tái đầu tư kinh doanh
Kiểm tra, đánh giá lại kế hoạch
Trang 16
1.2 RỦI RO PHÁT SINH TRONG NGOẠI THƯƠNG
1.2.1 Hoạt động kinh doanh ngoại thương và các nguyên nhân gia tăng rủi ro
Ngoại thương là hoạt động gắn liền với việc trao đổi hàng hóa vượt qua đường biên giới quốc gia; đó là nguyên nhân nảy sinh một loạt vấn đề phức tạp, từ vấn đề pháp lý cho đến việc di chuyển hàng hóa và thanh toán quôc tế Dưới góc độ nghiên cứu hoạt động kinh doanh ngoại thương để có nhận thức đày đủ bản chất, nhằm phục vụ cho công tác quản lý, điều hành và kinh doanh có hiệu quả, sau đây sẽ đề cập đến một số đặc trưng cơ bản cũng là nguyên nhân làm tăng rủi ro trong kinh doanh ngoại thương
a Nguồn luật áp dụng trong kinh doanh
Luật áp dụng và điều chỉnh kinh doanh ngoại thương có sự khác nhau cơ bản so với kinh doanh trong nước Trong kinh doanh ngoại thương, ngoài việc tôn trọng luật quốc gia của các bên còn buộc phải lựa chọn và quy định một cách thống nhất nguồn luật áp dụng trong hợp đồng
Thực tế, bất kỳ một thương nhân nào cũng muốn áp dụng nguồn luật của nước mình vì họ cho rằng sẽ bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của họ Vì vậy thường nảy sinh vấn đề tranh chấp trong việc thỏa thuận luật áp dụng ngay từ khi đàm phán hợp đồng Việc phải lựa chọn nguồn luật của nước đối tác, hoặc của nước thứ ba sẽ gây ra cho các thương nhân một nguy cơ rủi co cao trong quá trình kinh doanh, đó
là vì sự thiếu hiểu biết, sự phức tạp, thiếu công khai, thiếu nhất quán hay thay đổi… của nguồn điều chỉnh
b Chủ thể trong kinh doanh ngoại thương
Kinh doanh ngoại thương cần phải thiết lập các mối quan hệ với các chủ thể nước ngoài Chủ thể nước ngoài là những thương nhân có quốc tịch, có trụ sở giao dịch ở các quốc gia khác nhau, họ bị điều chỉnh bởi một hệ thống luật pháp khác, ngôn ngữ bất đồng, tập quán buôn bán không đồng nhất, nền văn hóa khác biệt, tư cách pháp nhân, sự tôn trọng luật pháp và trình độ hiểu biết về chuyên môn cũng khác nhau… Đó chính là mối hiểm họa, nguy cơ rủi ro cao trong kinh doanh ngoại thương Mặt khác, vì có nhiều khác biệt và ở quá xa nhau nên không phải bao giờ, khi nào cũng có đủ điều kiện tìm hiểu, nắm bắt thường xuyên tình hình kinh doanh của đối tác, nên thường nảy sinh những rủi ro như đối tác bị phá sản, lừa đảo, chiếm
Trang 17đoạt… trong buôn bán
c Giao dịch thông qua các phương tiện thông tin làm môi giới
Trao đổi thông tin và ý định của các chủ thể là yêu cầu cần thiết trong quá trình kinh doanh Chi phí giao dịch sẽ là rất lớn và hiệu quả kinh tế sẽ không thể đạt được nếu các doanh nghiệp không biết khai thác triệt để lợi thế của các phương tiện thông tin ngày càng hiện đại nhằm phục vụ kinh doanh
Mặt khác, thời cơ là yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh; nhiều khi thành công hoặc thất bại được xác định bằng giây, bằng phút do chớp được hoặc bỏ lỡ thời cơ Ví dụ: thương mại điện tử là hoạt động trao đổi mua, bán hàng hóa thông qua hệ thống thông tin nhằm giảm chi phí, rút ngắn thời gian giao dịch nhưng chính thương mại điện tử là nguồn phát sinh rủi ro mới trong kinh doanh Vì vậy, sử dụng thông tin hiện đại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ rủi ro trong kinh doanh thông qua trao đổi ý định bằng các phương tiện thông tin
Thông thường, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ có nhiều ảnh hưởng tích cực, còn nếu nhập khẩu quá nhiều mặt hàng tiêu dùng sẽ có ảnh hưởng đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển Chính vì vậy, thông qua một số cơ quan như Hải quan, biên phòng và các đơn vị chức năng, Chính phủ các nước luôn kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp nhằm đảo bảo nguyên tắc hiệu quả trong kinh doanh ngoại thương, trên cơ sở thực hiện tốt chính sách ngoại thương của Chính phủ trong từng thời kỳ
Việc di chuyển hàng hóa vượt đường biên giới quốc gia là một đặc trưng quan trọng luôn gắn liền với các ngành vận tải quốc tế, bảo hiểm quốc tế… Đây là một trong những nguồn rủi ro lớn nhất về tài sản trong buôn bán quốc tế Vì việc di chuyển hàng hóa luôn phải đối mặt với những nguy cơ, hiểm họa trong quá trình
Trang 18vận chuyển
e Di chuyển chứng từ sở hữu hàng hóa
Trong hoạt động kinh doanh ngoại thương, chứng từ hàng hóa là một bộ phận quan trọng của quá trình lưu thông, thậm chí nhiều khi nó còn quan trọng hơn hàng hóa Hàng hóa thông thường bao gồm tính hai mặt: mặt hữu hình, phản ánh giá trị
sử dụng của hàng hóa; mặt vô hình, phản ánh giá trị của hàng hóa Thực tế cho thấy giá trị của hàng hóa được phản ánh thông qua giá trị trao đổi, mà thực chất là trao quyền sở hữu, quyền định đoạt của hàng hóa từ người bán sang người mua Quyền
sở hữu là quyền do pháp luật quy định, nó có thể thay đổi do người ta chuyển giao quyền sở hữu một cách hợp pháp như: mua, bán, cho, biếu, tặng hoặc bất hợp pháp như: cưỡng đoạt, chiếm đoạt…
Trong quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa hợp pháp của chủ hàng, người ta có thể chuyển nhượng bộ chứng từ đó để lấy tiền mà không cần biết hàng hóa đó là gì, miễn sao là được người mua chấp nhận Quá trình di chuyển bộ chứng
từ hàng hóa luôn đối mặt với những nguy cơ rủi ro ngoài mong đợi như giả mạo, sai sót, không đồng bộ Chính nguy cơ này là nguyên nhân dẫn đến những rủi ro lừa đảo hoặc rủi ro cho người sở hữu hợp pháp bộ chứng từ đó nhưng không được ngân hàng trả tiền hoặc không có quyền nhận hàng Thật đáng tiếc, trong kinh doanh ngoại thương thì những rủi ro loại này lại chiếm một phần đáng kể
f Thanh toán tiền hàng trong hợp đồng mua bán ngoại thương
Trao đổi, buôn bán quốc tế được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau Khi trao đổi, mua bán đối lưu tiền tệ chỉ đóng vai trò tính toán, do vậy không có sự
di chuyển tiền tệ giữa các quốc gia buôn bán với nhau Khi trao đổi hàng hóa mà mua và bán tách rời, độc lập với nhau, tức là người mua không nhất thiết là người bán và ngược lại, thì tất yếu sự bồi hoàn ở đây phải thông qua tiền tệ tự do chuyển đổi (thông thường là những ngoại tệ mạnh) Từ đây rất nhiều vấn đề nảy sinh: vấn
đề về hệ thống thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán làm sao vừa hiệu quả, vừa an toàn phù hợp với thông lệ quốc tế đặt ra; vấn đề tỷ giá hối đoái biến động sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi hoặc của người bán hoặc của người mua… Đây là một trong số nguồn rủi ro có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh ngoại thương Ví dụ: tỷ giá hối đoái thay đổi nhanh chóng, bất thường có thể làm cho mọi cố gắng, nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp trở nên vô nghĩa Hoặc sau khi đã trả tiền
Trang 19L/C theo quy định, doanh nghiệp vẫn phải cầu viện vào sự may rủi để quyết định kết quả kinh doanh của mình
g Tranh chấp và giải quyết tranh chấp
Sự khác biệt giữa các quốc gia về luật pháp, pháp chế, về phong tục, tập quán,
về ngôn ngữ, văn hóa, điều kiện tự nhiên, xã hội, sự thiếu hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ buôn bán quốc tế, sự thiếu thận trọng trong đàm phán và kinh doanh… là những nguyên nhân chủ yếu gây ra những bất đồng dẫn đến tranh chấp giữa các chủ thể và cũng là nguyên nhân làm cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với giải quyết tranh chấp kinh tế trong nước Đây là nguồn phát sinh rủi ro trong kinh doanh khi mà doanh nghiệp là người bị vi phạm nhưng không bảo vệ được quyền lợi của mình
Tóm lại, kinh doanh ngoại thương là hoạt động không những mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp trực tiếp tham gia mà còn mang lại lợi ích cho đất nước Tuy nhiên, người ta biết và đến với ngoại thương không chỉ vì những mặt thuận lợi mà còn phải chấp nhận cả những mặt bất lợi, rủi ro
Nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh ngoại thương rất nhiều, đa dạng trong đó có những đặc trưng của kinh doanh ngoại thương quyết định
Sự khác biệt đó thường làm phức tạp hơn mối quan hệ kinh tế và cũng là nhân tố làm gia tăng nguy cơ rủi ro trong kinh doanh Nhận thức bản chất nhóm nguyên nhân này giúp các nhà quản lý, điều hành kinh doanh, các nhà quản trị kinh doanh xác định các biện pháp thích hợp để phòng ngừa, hạn chế rủi ro
1.2.2 Khái quát về hợp đồng mua bán ngoại thương
1.2.2.1 Khái niệm và đặc điểm
a Khái niệm
Hợp đồng mua bán quốc tế còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (Bên mua) một tài
Trang 20sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng Định nghĩa trên đây nêu rõ:
Bản chất của hợp đồng này là sự thoả thuận của các bên ký kết trên cơ sở hai bên cùng có lợi (các bên đương sự)
Chủ thể của hợp đồng là bên bán (bên xuất khẩu) và bên mua (bên nhập khẩu)
Họ có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau Bên bán giao một hàng hóa, hoặc dịch vụ có giá trị nhất định, và để đổi lại, bên mua phải trả một đối giá (Counter value) cân xứng với giá trị đã được giao (Contract with consideration)
Đối tượng của hợp đồng này là tài sản; do được đem ra mua bán tài sản này biến thành hàng hoá Hàng hoá này có thể là hàng đặc tính (Specific goods) và cũng có thể là hàng đồng loại (Generic goods) Khách thể của hợp đồng này là sự di chuyển quyền sở hữu hàng hoá (chuyển chủ hàng hoá) Đây là sự khác biệt so với hợp đồng thuê mướn (vì hợp đồng thuê mướn không tạo ra sự chuyển chủ), so với hợp đồng tặng biếu (vì hợp đồng tặng biếu không có sự cân xứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi)
- Đặc điểm 2: Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên
- Đặc điểm 3: Hàng hóa - đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng
1.2.2.2 Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương
Một hợp đồng mua bán quốc tế thường gồm có hai phần: Những điều trình bày (representations) và các điều khoản và điều kiện (terms and conditions)
*Trong phần những điều trình bày, người ta ghi rõ:
a Số hợp đồng (contract No.)
Trang 21c Tên và địa chỉ của các đương sự
d Những định nghĩa dùng trong hợp đồng Những định nghĩa này có thể rất nhiều,
ví dụ: hàng hoá có nghĩa là…, thiết kế có nghĩa là… Chí ít, người ta cũng đưa ra định nghĩa sau đây:
“ABC company, address…, Tel … represented by Mr … herein-after referred to as the Seller (or the Buyer)”
e Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng Đây có thể là hiệp định chính phủ ký kết ngày tháng, cũng có thể là Nghị định thư ký kết giữa một Bộ của quốc gia với một Bộ của quốc gia khác Chí ít, người ta cũng nêu ra sự tự nguyện của hai bên khi ký kết hợp đồng Ví dụ: “It has been mutually agreed that the Seller commits to sell and the Buyer commits to buy the undermentioned goods on the following terms and conditions”
*Trong phần các điều khoản và điều kiện người ta ghi rõ các điều khoản thương phẩm (như tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì); Các điều khoản tài chính (như giá cả và cơ sở của giá cả, thanh toán, trả tiền hàng, chứng từ thanh toán); Các điều khoản vận tải (như: điều kiện giao hàng, thời gian và địa điểm giao hàng); Các điều khoản pháp lý (như: Luật áp dụng vào hợp đồng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng, trọng tài)
1.2.2.3 Quy trình thực hiện hợp đồng ngoại thương
Quá trình thực hiện hợp đồng XNK thông thường là quá trình lâu dài, phức tạp
và trải qua nhiều công đoạn Nó bắt đầu sau khi hợp đồng được ký kết và kết thúc khi các bên đã hoàn thành mọi nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong quan hệ hợp
Trang 22đồng Trong quá trình đó, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi điều kiện phát sinh rủi ro xuất hiện Do đó, muốn tìm hiểu về rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK, trước hết phải nắm vững quy trình thực hiện hợp đồng XNK
Thực hiện hợp đồng XNK là một quá trình hết sức phức tạp vì các bên tham gia thường là những chủ thể có quốc tịch khác nhau, có sự xa cách nhau về mặt địa lý, khác biệt về hệ thống luật pháp, tập quán thương mại và chính sách kinh tế đối ngoại Do đó, thực hiện hợp đồng XNK thường liên quan tới nhiều khâu công việc hơn thực hiện hợp đồng mua bán trong nước Tùy vị trí là nhà XK hay NK mà các khâu công việc phải thực hiện có khác nhau
Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải tiến hành các công
- Chuẩn bị hàng XK, thu gom, tập trung hàng hoá, đóng gói bao bì, kẻ kí mã hiệu
- Kiểm tra, kiểm dịch hàng hóa ở cấp cơ sở và cấp cửa khẩu
- Thuê tàu hoặc lưu cước (nếu cần)
- Mua bảo hiểm (nếu cần)
- Làm thủ tục hải quan
- Giao hàng lên tàu
- Làm thủ tục thanh toán quốc tế
- Giải quyết khiếu nại (nếu có)
Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp thường phải tiến hành
các công việc sau:
- Xin giấy phép NK (nếu mặt hàng thuộc diện quản lý nhà nước bằng giấy phép)
- Mở L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C)
- Thuê tàu hoặc lưu cước (nếu cần)
- Mua bảo hiểm (nếu cần)
- Làm thủ tục hải quan
- Nhận hàng từ tàu
Trang 23
- Kiểm tra hàng hóa - Kiểm dịch và giám định
- Làm thủ tục thanh toán
- Khiếu nại (nếu có)
Tóm lại, trên đây là những bước cơ bản và quan trọng của quá trình thực hiện hợp đồng XNK Nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng XNK giúp ta có một cái nhìn tổng quan về thực hiện hợp đồng XNK để từ đó có thể nhận dạng, phát hiện ra những khâu nào tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, ở những khâu nào nếu rủi ro xảy ra thường đem lại tổn thất nặng nề và qua đó có thể đề ra các phương án phòng ngừa thích hợp
1.2.2.4 Đặc điểm của rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng
Kinh doanh XNK diễn ra trong môi trường đặc biệt phức tạp Quá trình thực hiện hợp đồng bao gồm một chuỗi các bước nghiệp vụ kế tiếp nhau và trong từng khâu của quá trình này, các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây rủi ro xuất hiện ngày càng nhiều Tất cả những điều này làm cho rủi ro trong kinh doanh XNK mà chủ yếu là trong quá trình thực hiện hợp đồng xảy ra thường xuyên hơn, mức độ nghiêm trọng hơn và biểu hiện dưới các hình thức đa dạng, phức tạp hơn so với kinh doanh trong nước
a Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK xảy ra với tần suất lớn hơn thực hiện hợp đồng trong nước
Trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK, nhà kinh doanh phải luôn đối mặt với môi trường kinh doanh đầy biến động, kèm theo đó là muôn vàn nguy cơ rủi ro ở tất
cả các lĩnh vực hoạt động diễn ra trong và ngoài nước Các nhân tố ảnh hưởng, các nguyên nhân chủ quan và khách quan ở cả trong nước và nước ngoài làm cho rủi ro xảy ra thường xuyên hơn với tần suất lớn hơn so với kinh doanh trong nước Sự xuất hiện dồn dập, thường xuyên của các sự cố bất lợi có thể lý giải bằng sự khác biệt trong hệ thống luật pháp, văn hóa kinh doanh, chủ thể trong quan hệ hợp đồng, khoảng cách địa lý Nguyên nhân gây rủi ro càng nhiều thì rủi ro xảy ra với tần số càng lớn và ngược lại Việc rủi ro xảy ra thường xuyên với tần số lớn hơn chính là đặc điểm nổi trội của rủi ro trong thực hiện hợp đồng XNK
b Rủi ro xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn
Khi đã xảy ra, rủi ro thường gây hiệu quả nghiêm trọng hơn cho người kinh
Trang 24doanh XNK vì hai lý do Một là, giá trị của thương vụ XNK thường lớn hơn so với các thương vụ kinh doanh trong nước Hai là, quá trình thực hiện hợp đồng XNK thường liên quan tới nhiều bên hơn nên khi xảy ra rủi ro, tổn thất có thể tất cả các bên cùng phải gánh chịu Nói một cách khác, mức độ nghiêm trọng hơn được thể hiện ở phạm vi ảnh hưởng của rủi ro, tổn thất rộng lớn hơn
c Rủi ro đa dạng phức tạp hơn
Đặc điểm này xuất phát từ thực tế là các nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong kinh doanh hoạt động ngoại thương vốn dĩ đa dạng và phức tạp hơn so với hoạt động kinh doanh thông thường trong nước Do đó, rủi ro trong thực hiện hợp đồng XNK liên quan tới nhiều lĩnh vực như vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, bảo hiểm Hơn nữa, đặc trưng của hợp đồng mua bán ngoại thương là có yếu tố nước ngoài, thể hiện ở chủ thể của hợp đồng là các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng thường được di chuyển qua biên giới quốc gia hoặc từ khu vực pháp lý này sang khu vực pháp lý khác, đồng tiền tính giá, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ với một trong các bên, luật điều chỉnh hợp đồng hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có yếu tố nước ngoài Vì vậy rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK đa dạng, phức tạp hơn so với hợp đồng kinh doanh trong nước
Tóm lại, rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK xảy ra với tần suất lớn hơn, mức độ nghiêm trọng hơn và đa dạng, phức tạp hơn Điều đó có nghĩa là các nhà kinh doanh XNK cần hết sức thận trọng trong thực hiện hợp đồng và cần có các biện pháp đảm bảo để ngăn ngừa hạn chế rủi ro
1.2.2.5 Các loại rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK
Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể phân rủi ro thành các loại sau:
a Căn cứ vào khả năng đo lường
- Rủi ro có thể tính toán được: là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó có thể tiên đoán được ở mức độ tin cậy nào đó
- Rủi ro không thể tính toán được: rủi ro mà tần số xuất hiện của nó bất thường, khó tiên đoán
b Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro
- Rủi ro cơ bản: Là rủi ro xuất phát từ các biến cố khách quan và ảnh hưởng đến
Trang 25toàn xã hội Ví dụ: bão, lũ, chiến tranh, bạo động chính trị
- Rủi ro riêng biệt: Là rủi ro xuất phát từ biến cố chủ quan của từng cá nhân, doanh nghiệp và chỉ ảnh hưởng đến một số ít người Ví dụ: rủi ro phát sinh do hàng hoá hỏng hóc; thương vụ thua lỗ do biến động giá cả
c Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh rủi ro
- Rủi ro do thiên tai: Là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như bão gió lốc, sét, sóng thần, động đất, núi lửa, lở đá
- Rủi ro do tai họa của biển: Là những tai nạn xảy ra đối với con tàu ở ngoài biển như tàu bị mắc cạn, cháy, nổ, đâm va, mất tích
- Rủi ro do các hiện tượng chính trị, xã hội: rủi ro chiến tranh, đình công, hành động khủng bố
d Căn cứ vào nguyên nhân gây ra rủi ro
- Rủi ro có nguyên nhân khách quan: Là rủi ro do tác động của môi trường vĩ
mô và nguyên nhân bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát chi phối được Như rủi ro do chính trị bất ổn, kinh tế suy thoái, tỷ giá biến động
- Rủi ro có nguyên nhân chủ quan: Là rủi ro bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ quan như những yếu kém của doanh nghiệp về nghiệp vụ chuyên môn, thiếu thông tin, sai lầm trong chính sách kinh doanh
e Căn cứ vào nghiệp vụ của bảo hiểm
- Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Là rủi ro có tính chất bất ngờ, ngẫu nhiên, xảy ra ngoài ý muốn của người và được bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm A, B, C Ví dụ: rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ
- Rủi ro phải bảo hiểm riêng, không được bồi thường theo các điều kiện bảo hiểm gốc A, B, C Ví dụ: chiến tranh, đình công
- Rủi ro loại trừ: Là rủi ro không được bảo hiểm trong mọi trường hợp Ví dụ: rủi ro do nội tỳ, ẩn tỳ của hàng hóa, lỗi của người được bảo hiểm
Ngoài ra, người ta còn phân biệt rủi ro mang tính đầu cơ và rủi ro thuần tuý Rủi
ro mang tính đầu cơ là rủi ro mà doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận với hy vọng có
cơ hội tạo ra lợi nhuận Rủi ro thuần tuý là rủi ro chỉ đem lại thiệt hại
1.2.2.6 Quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả thực hiện hợp đồng XNK
a Hiệu quả thực hiện hợp đồng XNK
Hiệu quả thực hiện hợp đồng XNK là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
Trang 26dụng các nguồn lực của doanh nghiệp kinh doanh XNK để tạo ra kết quả cao nhất trong quá trình thực hiên hợp đồng với chi phí thấp nhất
Hiệu quả thực hiện hợp đồng XNK thường được đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:
* Tỷ lệ lãi / một đơn vị ngoại tệ: p
Hợp đồng XK: pX là chênh lệch tỷ giá trên thị trường (r) và tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu (RX)
pX = r - RX Hợp đồng NK: pN là chênh lệch tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu (RN) và tỷ giá trên thị trường (r)
pN = RN - r
* Tổng lãi của hợp đồng: P
Hợp đồng xuất khẩu:
PX = pX DXHợp đồng nhập khẩu:
Trang 27P’N = PN/CN
b Mối quan hệ tương tác giữa rủi ro và hiệu quả thực hiện hợp đồng XNK
Đạt được hiệu quả cao nhất trong thực hiện hợp đồng XNK luôn là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh XNK nào Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng nguy cơ rủi ro luôn tồn tại và khi rủi ro xảy ra sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận thậm chí gây thua lỗ cho thương vụ, từ đó làm giảm hiệu quả của hợp đồng XNK Vì vậy có thể nói rủi ro luôn có tác động tỷ lệ nghịch với hiệu quả thực hiện hợp đồng XNK
Rủi ro xảy ra đem theo thiệt hại to lớn về lợi ích vật chất và phi vật chất Do vậy, khi rủi ro đã xảy ra, doanh nghiệp sẽ tốn kém thêm các chi phí để xử lý, khoanh vùng rủi ro, giảm thiểu tổn thất, chi phí phục hồi sản xuất kinh doanh Chi phí tăng trong khi doanh thu về không đổi làm các chỉ tiêu hiệu quả biến đổi theo chiều hướng xấu Khi đó, tỷ lệ lãi trên một đơn vị ngoại tệ giảm, tổng lãi hợp đồng giảm, tỷ suất ngoại tệ hợp đồng XK tăng
Hiệu quả thực hiện hợp đồng chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp có biện pháp phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu rủi ro Để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, doanh nghiệp phải phân tích môi trường kinh doanh, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm loại trừ hoàn cảnh phát sinh rủi ro, tiết kiệm để bù đắp mất mát rủi ro bằng lập quỹ dự trữ, mua bảo hiểm cho hàng hóa Mặc dù để tiến hành các hoạt động này doanh nghiệp phải bỏ ra khoản chi phí nhất định song nếu đem so sánh nó với chi phí khắc phục rủi ro thì chi phí phòng ngừa có thể chấp nhận được Đến lượt nó, các biện pháp phòng ngừa, giúp doanh nghiệp kiểm soát được rủi ro, làm cho công việc kinh doanh ổn định và tạo tâm lý yên tâm cho nhà kinh doanh
khi thực hiện hợp đồng
Tóm lại, trong môi trường kinh doanh quốc tế thì rủi ro, tổn thất xảy ra thường xuyên hơn và đem theo hậu quả nặng nề hơn so với kinh doanh trong nước do các yếu tố của môi trường quốc tế có tính chất pháp lý phức tạp hơn Mặt khác, rủi ro xảy ra luôn đem theo thiệt hại cho doanh nghiệp và tỷ lệ nghịch với hiệu quả thực
Trang 28hiện hợp đồng Do đó, điều cần thiết để tăng hiệu quả là người kinh doanh XNK phải nhận thức được rủi ro và chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh rủi ro, ngăn ngừa rổn thất
1997 xuống còn 5,76% năm 1998 và tiếp tục giảm còn 4,77% năm 1999, đây cũng
là mức thấp nhất trong vòng hơn 10 năm qua Bước sang thiên niên kỷ mới, kinh tế Việt Nam dần lấy lại được đà tăng trưởng với tốc độ tăng GDP tương ứng qua các năm 2004, 2005, 2006 và 2007 là 7,7%; 8,4%; 8,3% và 8,48% (xem bảng 2.1) Cùng với sự tăng trưởng chung, cơ cấu kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm dần, tỷ trọng công nghiệp xây dựng tăng lên nhanh chóng, tỷ trọng dịch vụ ở mức tương đối ổn định Năm 2007, khu vực nông lâm, thủy sản chiếm 20,25% GDP, công nghiệp xây dựng chiếm 41,61% và dịch vụ chiếm 38,14% Tỷ trọng công nghiệp chế biến trong GDP tăng dần đều, nếu như năm 1990 đạt 12,3% năm 1995 tăng lên 15%, năm 2000 đạt 18,7% thì năm 2003 tăng tới 20,86% Năm 2002, tăng trưởng công nghiệp đạt 14%, đây là năm thứ 12 liên tục tăng ở mức hai chữ số, quy mô công nghiệp tăng 4,7 lần năm 90 và là thời kỳ tăng trưởng cao nhất và dài nhất mà trước đây chưa đạt được Năm 2007, tỷ lệ tăng trưởng này đạt tới con số 10,6% Đây chính là tiền đề để thực hiện mục tiêu do Đại hội Đảng IX đã đề ra là đến năm 2020 cơ bản biến Việt Nam
Trang 29thành một nước công nghiệp
Bảng 2.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 1988-2007 (triệu USD)
Năm Mức tăng
Mức tăng GDP (%) GDP
tế, tụt 3 bậc so với năm 2005 (Bản báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF về tính cạnh tranh của các nền kinh tế toàn cầu) Ba là chuyển dịch cơ cấu còn chậm và mang nặng tính tự phát
Những điểm yếu này chính là rào cản cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trên con đường phát triển bền vững
2.1.1 Tình hình xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ
Năm 1988, lần đầu tiên trong lịch sử, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt tới cột mốc 1 tỷ USD và tiếp bảy năm sau (1995) mới vươn tới cột mốc 5 tỷ USD, rồi tiếp
Trang 30
4 năm nữa (1999) mới tới cột mốc 10 tỷ USD, nhưng từ năm 2000 đến 2003, thời gian cần thiết để xuất khẩu đạt tới ngưỡng 20 tỷ USD chỉ có 3 năm (xem bảng 2.2)
Bảng 2.2 Ngoại thương Việt Nam 1998-2007 (triệu USD)
khẩu Nhập khẩu
Cán cân thương mại
(Nguồn: website Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn)
Nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 18,4%/năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 2,6 lần; kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1991-1995 gấp 2 – 2,5 lần so với giai đoạn 1986-1990; kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt hơn 14 tỷ USD,
Trang 31gần gấp 6 lần của năm 1990 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2007 là 48.4 tỷ USD, bằng 338% so với kim ngạch xuất khẩu của năm 2000
Bảng 2.3 Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa 2000-2007 (triệu USD) Chỉ số 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng kim ngạch
xuất khẩu 14,482 15,027 16,705 19,880 26,000 32,447 39,826 48,400 Mức tăng tuyệt
đối 2,941 546 1,677 3,174 6,120 6,447 7,379 8,574 Tốc độ tăng
trưởng so với
năm trước (%)
25.5 3.8 11.2 19.0 30.7 24.8 22.7 21.5
(Nguồn: website Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn)
Cơ cấu xuất khẩu đã được cải thiện theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo ra một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định (xem bảng 2.4 và 2.5), tỷ trọng sản phẩm chế biến đã tăng
từ 8% vào năm 1991 lên khoảng 40% vào năm 2000 và 50% vào năm 2003 Năm
1991 mới có bốn mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD là dầu thô, thủy sản, gạo và hàng dệt may Đến năm 2000, có thêm tám mặt hàng nữa là cà phê, cao
su, hạt điều, giày dép, than đá, điện tử, thủ công mỹ nghệ và rau quả có mức xuất khẩu trên 100 triệu USD Năm 2003, xuất khẩu đã có những tiến bộ đáng kể với bốn mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD là dầu thô: 3.7 tỷ USD (chiếm 19%), dệt may: 3.60
tỷ USD (chiếm 18.3%), giày dép: 2.2 tỷ USD (chiếm 11.2%), thủy sản: 2.2 tỷ USD (chiếm 11.2%); một số mặt hàng công nghiệp chế tạo cũng có kim ngạch xuất khẩu cao là điện tử, điện lạnh, máy tính đạt 854 triệu USD, sản phẩm gỗ: 608 triệu USD, dây và cáp điện: 300 triệu USD, sản phẩm nhựa: 173 triệu USD; vẫn duy trì nhịp độ xuất khẩu gạo như trong giai đoạn 1995-2000, tuy nhiên do giá gạo giảm nên mặc
dù sức xuất khẩu gạo đạt 3,8 triệu tấn, nhưng doanh thu chỉ đạt 734 triệu USD Năm
2004 đã có sáu mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD là dầu thô: 5.7 tỷ USD, dệt may: 4.4 tỷ USD, giày dép: 2.7 tỷ USD, thủy sản: 2.4 tỷ USD, điện tử và linh kiện máy tính:
Trang 321.06 tỷ USD, đồ gỗ trên 1.1 tỷ USD Xuất khẩu gạo năm 2004 tuy chỉ đạt 4 triệu tấn nhưng kim ngạch đạt 941 triệu USD, cao hơn năm 2003 do giá gạo lên
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo mặt hàng chủ yếu
tre, cói, lá,
thảm
“ 92.5 103.1 113.2 141.2 171.7 157.3 191.6
Hàng gốm sứ “ 108.4 117.1 123.5 135.9 154.6 255.3 274.3 Hàng sơn mài
Hàng rau,
hoa, quả “ 213.1 344.3 221.2 151.5 177.7 235.5 259.1 Hạt tiêu Nghìn
tấn 36.4 57.0 78.4 73.9 110.5 110.0 116.7
Cà phê “ 733.9 931.1 722.2 749.4 976.2 912.7 980.9 Cao su Nghìn
tấn 273.4 308.1 454.8 432.3 513.4 554.1 708.0 Gạo “ 3476.7 3720.7 3236.2 3810.0 4063.1 5254.8 4643.4 Hạt điều nhân “ 34.2 43.6 61.9 82.2 104.6 109.0 126.8
Trang 33Sữa và các
(Nguồn: website Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn)
Việc thực hiện chủ trương “phát triển nhiều hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, nhất
là hoạt động du lịch” có nhiều tiến bộ Khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam đã tăng từ 250 ngàn lượt người năm 1991 lên khoảng 2 triệu lượt người vào năm 2000
và 2,6 triệu khách vào năm 2002, doanh thu đạt gần 600 triệu USD Năm 2006 thu hút được hơn 3,5 triệu khách quốc tế với doanh thu đạt hơn 2,85 tỷ USD Đến năm
2007, lượng khách du lịch đến với Việt Nam lên tới hơn 4,1 triệu lượt người, doanh
Trang 34thu đạt khoảng 3,5 tỷ USD Về đưa lao động ra nước ngoài, bình quân trong giai đoạn 1996-2000, mỗi năm ta đưa ra nước ngoài khoảng 20.000 lao động với thời hạn hợp đồng từ 3-5 năm Tính đến năm 2000, có khoảng 90.000 người đang lao động ở nước ngoài, đem lại khoảng 500 triệu USD thu nhập hàng năm Đến năm
2003, ta đưa được khoảng 160.000 lao động ra nước ngoài, với thu nhập bình quân đầu người đạt 4.000 USD/năm, ước tính kim ngạch xuất khẩu lao động đạt 640 triệu USD Và năm 2006 đã có khoảng 400 ngàn người lao động Việt Nam đang lao động tại hơn 50 quốc gia và đem lại kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD Năm
2007, tổng số lao động Việt Nam đang ở nước ngoài đạt khoảng 485 ngàn người Các dịch vụ khác như ngân hàng, hàng không, viễn thông, xây dựng, y tế, giáo dục thu được khoảng 1 tỷ USD vào năm 2000 Tổng xuất khẩu dịch vụ năm 2000 đạt 2000 triệu USD, xuất khẩu dịch vụ năm 2003 đạt 3100 triệu USD và năm 2006 đạt đến con số là 5100 triệu USD (không bao gồm dịch vụ xuất khẩu lao động) Trong số này, nhiều nhất là du lịch với 2.85 tỷ USD, hàng không: 890 triệu USD, hàng hải: 650 triệu USD
2.1.2 Tình hình nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ
Nhập khẩu, về cơ bản đã “phục vụ có hiệu quả cho phát triển sản xuất và đổi mới công nghệ, thúc đẩy nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa, đáp ứng nhu cầu cần thiết của đời sống” Đến năm 2007, tư liệu sản xuất hiện chiếm gần 92.5% kim ngạch nhập khẩu, trong đó 26.3% là máy móc thiết bị, 66.2% là nguyên nhiên vật liệu (bảng 2.6) Hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 7.5% (năm 1990 là 15%) Nhập siêu giảm cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối: năm 1996 nhập siêu gần
4 tỷ USD, năm 1999 chỉ còn khoảng 0.2 tỷ USD Tuy nhiên từ năm 2001 nhập siêu lại từng bước tăng lên, từ 1.1 tỷ USD năm 2001 lên 3,039 triệu USD năm 2002 và 5
tỷ USD năm 2006, đến năm 2007 nhập siêu đã tăng vọt lên 12,4 tỷ USD Tỷ trọng nhập siêu so với xuất khẩu đã giảm từ 50% trong thời kỳ 1994-1996 xuống còn 26% trong thời kỳ 1997-1998, mức 7.9% trong năm 2001-2002 nhưng lại tăng lên xấp xỉ 13% trong giai đoạn 2005-2007
Bảng 2.6
Cơ cấu nhập khẩu năm 2001-2007 (triệu USD)
Trang 35
Hàng hóa Tổng giá trị
hàng hóa nhập khẩu
Máy, thiết
bị và phụ tùng
Nguyên, nhiên vật liệu
Hàng tiêu dùng Năm
(Nguồn: website Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn)
2.2 RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
Thực tiễn hơn 20 năm đổi mới, mở cửa hội nhập vừa qua cho thấy nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh XNK nói riêng đã trải qua những bước thăng trầm Chính trong giai đoạn đầu tiên của quá trình hòa mình với nền kinh tế thế giới, các nhà đầu tư kinh doanh XNK nước ta đã gặp rất nhiều rủi ro Theo đánh giá của các nhà phân tích, tỷ lệ rủi ro trong kinh doanh XNK trong thời gian vừa qua của Việt Nam là khá cao vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau
Rủi ro xảy ra ngày một nhiều trong kinh doanh XNK mà chủ yếu là xuất hiện
Trang 36trong quá trình thực hiện hợp đồng đã để lại nhiều hậu quả cho nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp Giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới lên xuống thất thường, tỷ giá thường xuyên biến động, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, bão lũ, hạn hán hoành hành ở nhiều nơi, các vụ lừa đảo kinh tế xảy ra liên tiếp, sự cố tai nạn hàng hải, cướp biển gia tăng, tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng ngày một nhiều, tình trạng non kém về nghiệp vụ vẫn là phổ biến ở các doanh nghiệp kinh doanh XNK, tất cả đã cộng hưởng cùng tác động tiêu cực tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Thực hiện hợp đồng là quá trình phức tạp và cọ xát nhiều nhất với các yếu tố bất định Trên thực tế, rủi ro có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào trong quá trình thực hiện hợp đồng khi có nhân tố làm phát sinh mầm mống rủi ro dẫn đến hậu quả là rủi ro xuất hiện, kèm theo nó là tổn thất gây thiệt hại nặng nề Thực tiễn cho thấy rủi ro tồn tại dưới nhiều hình thái muôn hình muôn vẻ với mức độ, quy mô và tần số khác nhau Từ quá trình nghiên cứu rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng XNK của các doanh nghiệp Việt Nam trong hơn một thập kỷ vừa qua, có thể rút ra một số rủi ro điển hình sau đây:
2.2.1 Rủi ro liên quan đến đối tác trong quá trình giao dịch, ký kết hợp đồng ngoại thương
Trong quá trình giao dịch với các đối tác, các rủi ro chủ yếu thường là do một bên cố tình lừa đảo bên kia để kiếm các khoản lợi Còn bên bị lừa thường mắc bệnh
cả tin, hơn nữa lại chưa biết cách sử dụng tốt các công cụ trong tay như cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan giám định
Tình huống 1:
Công ty A tại Việt Nam có ký kết hợp đồng nhập khẩu 2000 tấn ray tà vẹt bằng thép từ Công ty sắt thép B (một công ty tại Ấn Độ) trong tháng 3/2006 Hai bên biết đến nhau thông qua công ty môi giới C (công ty Thương mại và Đầu tư C - Việt Nam)
Toàn bộ giá trị hợp đồng đã được công ty A mở một tín dụng thư để thanh toán cho bên B
Theo giao dịch giữa các bên, bên Bán (công ty B) thông báo hàng hóa đã được xếp lên tàu X - Quốc tịch Nga khởi hành từ cảng Kolkata tại Ấn Độ ngày
Trang 3720/4/2006 Theo thông tin từ bên bán thì đại lý cho hãng tàu X tại Hải Phòng là công ty D Đồng thời bên B cũng gửi bộ hồ sơ đề nghị thanh toán cho ngân hàng bên A và đã được chấp nhận trả tiền
Đại lý tàu D thông báo cho bên mua tàu X sẽ cập cảng HP vào ngày 18/5/2006 nhưng đến ngày 18/5/2006 vẫn chưa đến và đại lý tàu thông báo do gặp sự cố tàu X
sẽ cập cảng HP ngày 27/5/2006 Đến ngày 30/5/2006, đại lý tàu D đã chính thức thông báo với bên mua họ đã mất hoàn toàn liên lạc với tàu X
Công ty A đã liên lạc đến tất cả các nơi liên quan như bên Bán, đại diện chủ tàu, giám định SGS Kết quả: tất cả các số điện thoại đều đã bị khóa
Vài ngày sau, bên mua nhận được thông tin từ Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL): Không có con tàu nào tên X vào Việt Nam thời gian đó Công ty giám định cũng khẳng định: Chứng thư SGS là giả mạo
Như vậy có thể kết luận, thương gia Ấn Độ đã thực hiện lừa đảo Cố tình không giao hàng
Tình huống 2:
Đầu năm 2006, thông qua công ty môi giới, một doanh nghiệp tư nhân Việt Nam (tạm gọi là X) đã ký hợp đồng mua nguyên liệu của một công ty nước ngoài với giá rất hời Phía môi giới cho biết đã gặp người bán nhiều lần và khẳng định đó
là một công ty có tên tuổi, làm ăn đứng đắn
Theo hợp đồng quy định, người bán sẽ có một chứng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance bond) với trị giá 2% do ngân hàng hàng đầu của họ cấp Phía môi giới cam kết họ sẽ chịu trách nhiệm về việc này và thậm chí sẽ bay sang bên đó
để kiểm tra hàng trước khi tàu chở về Việt Nam Tin lời công ty môi giới, doanh nghiệp X vội vàng cho mở L/C để triển khai ngay thương vụ
Tới hạn giao hàng, bên X càng yên tâm khi được người bán thông báo những chi tiết đầy đủ không thể chê vào đâu được như: tên hàng, số lượng, tên tàu và hãng tàu, tên đại diện hãng tàu tại cảng đến để chuẩn bị tiếp nhận con tàu, ngày dự kiến tàu ra khơi tại cảng giao hàng, ngày dự kiến tàu đến cảng
Đồng thời, họ nhận được của bên bán gửi một bộ chứng từ “hoàn hảo” gồm hóa đơn, vận đơn, biên bản giám định của SGS tại cảng đi, bản sao điện thông báo giao hàng, bản sao hóa đơn của công ty chuyển phát nhanh xác nhận bên bán có gửi một
Trang 38
bộ chứng từ không có giá trị thương mại cho người mua để chuẩn bị làm việc với ngân hàng của mình và nhận bộ chứng từ gốc đi lấy hàng khi tàu cập cảng Trong khi đó, ngân hàng người bán cũng chuyển bộ chứng từ gốc cho ngân hàng người mua để yêu cầu chuyển tiền thanh toán
Nhận được bộ chứng từ gốc, ngân hàng kiểm tra thấy không có sai sót gì so với điều kiện L/C đã mở Để chắc ăn, ngân hàng có hỏi ý kiến của người mua và được người mua chấp nhận thanh toán Gần một triệu USD (trị giá gần 15 tỉ đồng theo thời giá lúc đó) theo đó được chuyển cho người bán với một thủ tục chặt chẽ Nhưng tiền đã trao mà đến hạn chẳng thấy tăm hơi hàng đâu cả Người mua sốt ruột hỏi đại diện hãng tàu ở cảng về thì được biết đại diện hãng tàu ở cảng đi thông báo là tàu hỏng máy nên chậm ra khơi
Vài ngày sau, đại diện hãng tàu lại thông báo tiếp là tàu đã ra khơi nhưng điện thoại của thuyền trưởng bị hỏng, chưa liên lạc được Rồi lại nhận được thông báo rằng khi tàu đến tọa độ gần một hòn đảo lớn của ta bị hỏng máy và có điện xin vào sửa chữa, cảng vụ ở đây cũng nhận được điện này nhưng không thấy tàu vào Chuyến hàng biệt tăm luôn từ đó!
Cả người mua lẫn đại diện hãng tàu lúc này cuống cuồng liên hệ với người bán
và đại diện hãng tàu tại cảng đi theo số điện thoại bàn, cầm tay, mail, fax đã được cho trong giao dịch và đã từng giao dịch nhưng tất cả đều tắt ngóm!
Người mua là một doanh nghiệp tư nhân gom góp bấy lâu nay mới có được một thương vụ lớn thì nay mất sạch gần như cả tài sản Khi vụ việc vỡ lở, người môi giới mới thú thật rằng họ tìm được người bán và liên lạc với người bán chỉ thông qua mạng Alibaba.com
Ở đây, người mua đã phạm phải một sai lầm lớn nhất là đã quá cả tin Đây là lỗi hết sức “cổ điển” mà một công ty Việt Nam cũng hay mắc phải
Trong phi vụ này, dù chưa hề kiểm tra khả năng thực lực đối tác ra sao, mới chỉ nghe qua lời quảng cáo ngon ngọt của phía môi giới, doanh nghiệp X đã vội vàng
ký hợp đồng
Và ngay cả đại diện hãng tàu tại nơi đến cũng không hề kiểm tra xem có người bán hoặc hãng tàu thật trong thương vụ này không Tiếp nữa, sau khi ký hợp đồng,
Trang 39
lẽ ra phải chờ bên bán mở chứng thư bảo lãnh thì bên mua lại tiếp tục sơ sẩy: mở ngay L/C cho bên bán!
Sai lầm nữa là không kiểm tra kỹ chứng từ Toàn bộ chứng từ, kể cả bộ chứng
từ gốc mà ngân hàng bên bán gửi cho ngân hàng bên mua hóa ra đều là giả Những tiêu đề màu trên chứng từ thô thiển tới mức chỉ cần để ý là biết họ dùng photo màu bình thường để in, thế nhưng ngân hàng và người mua vẫn không nhận ra
Một chuyên gia tư vấn cho rằng vì trong bộ chứng từ có cả biên bản giám định của SGS nên ta hoàn toàn có thể liên hệ với SGS tại Việt Nam để nhờ họ kiểm tra xem nhưng rất tiếc người mua và ngân hàng đã không làm như vậy
2.2.2 Rủi ro trong việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng ngoại thương
2.2.2.1 Rủi ro phát sinh trong việc giao hàng
a Rủi ro đối với người Mua do người Bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng
Giao hàng trong hợp đồng mua bán ngoại thương bao gồm:
Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, nghĩa vụ giao hàng của người bán được quy định trong các điều khoản có liên quan như: tên hàng, số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng, điều khoản bao bì Việc người bán vi phạm một trong các điều khoản trên được coi là vi phạm nghĩa vụ giao hàng Theo quy định của hợp đồng mua bán ngoại thương cũng như các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thì người bán phải giao hàng đúng như trong thời hạn đã thoả thuận Thời gian đó có thể vào một ngày cụ thể, ví dụ: vào ngày 31/12/2007 hoặc vào một ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng, ví dụ: không chậm quá ngày 31/12/2007 hoặc vào một khoảng thời gian như tháng 12/2007, quý
IV năm 2007 hoặc vào một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo sự lựa chọn của một trong hai bên (thường là bên bán), ví dụ: trong vòng 6 tháng sau khi ký hợp đồng
Trang 40tuỳ theo sự lựa chọn của người bán Như đã nói ở phần trên thì thời hạn giao hàng, theo quy định của luật pháp Việt Nam cũng như của một số nước khác là một trong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng Do vậy, nếu người bán không giao hàng hoá đúng thời hạn thì người bán đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng, vi phạm hợp đồng mua bán ngoại thương và giữa các bên khó tránh khỏi xảy ra tranh chấp Hơn nữa, khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng người bán phải giao hàng phù hợp với hợp đồng về mặt số lượng Điều 345 Công ước Viên 1980 quy định: “Người bán giao hàng đúng số lượng ”; còn điều 60 khoản 1 Luật Thương mại Việt Nam (1997) cũng quy định: “Người bán phải giao hàng đúng số lượng ” Như vậy, người bán bị coi là vi phạm hợp đồng nếu chỉ giao một số lượng hàng hoá thực tế ít hơn số lượng quy định trong hợp đồng Tuy nhiên theo tập quán thương mại quốc
tế, người bán chỉ buộc phải tuân thủ đúng số lượng hàng hoá trong hợp đồng trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là những hàng hoá cá biệt, hàng đặc định hoặc các mặt hàng số lượng nhỏ với đơn vị đo là cái, chiếc như máy móc, thiết bị, ô tô,
xe máy Còn trong trường hợp hàng hoá - đối tượng của hợp đồng là hàng đồng loại, số lượng lớn và được xác định bằng các đơn vị đo trọng lượng, khối lượng, dung tích như tấn, tạ, mét khối ví dụ như ngũ cốc, gạo, than đá, nguyên vật liệu và hợp đồng thường quy định một số lượng phỏng chừng, thì người có quyền giao với
số lượng chênh lệch trong tỷ lệ dung sai quy định
Tranh chấp về số lượng có thể phát sinh từ các vấn đề như: cách xác định số lượng (trọng lượng), địa điểm xác định số lượng (trọng lượng) và giá trị pháp lý của việc xác định đó Tranh chấp về số lượng (trọng lượng) thường xảy ra đối với những hàng hoá mà số lượng có thể thay đổi như: nông sản, rau, hoa quả tươi Khi các bên quy định địa điểm xác định số lượng (trọng lượng) phải quan tâm tới điều kiện cơ sở giao hàng Có nhiều trường hợp hợp đồng quy định địa điểm xác định số lượng (trọng lượng) cuối cùng mâu thuẫn với điều kiện cơ sở giao hàng Quy định như vậy khi phát sinh tranh chấp về số lượng (trọng lượng) sẽ rất khó giải quyết Ví dụ: điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng là FOB cảng Hải phòng, theo Incoterms 2000, nhưng lại quy định địa điểm xác định trọng lượng cuối cùng là
“cảng đến” Theo điều kiện FOB Incoterms 2000 thì trách nhiệm của người bán sẽ chấm dứt khi hàng qua lan can tàu tại cảng đi và kể từ đấy rủi ro sẽ chuyển từ người