Cạnh tranh là sự sống còn củamỗi doanh nghiệp, đó là sự ganh đua giữa các nhà doanh nghiệp trong việc giành mộtnhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao lợi thế của mình trên thị tr
Trang 1Đề tài: “NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SOTRANS HÀ NỘI”
Họ Tên: Nguyễn Bá Thành
Lớp: K45A3
Mã SV: 09D100202
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
PHẦN MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 10
1.1 M ỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
10 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh 10
1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 10
1.1.1.2 Các loại hình cạnh tranh 10
1.1.2 Khái niệm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 13
1.1.3 Vai trò của cạnh tranh 13
1.1.3.1 Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân 13
1.1.3.2 Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng 14
1.1.3.3 Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp 14
1.2 C ÁC NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
14 1.2.1 Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp 14
1.2.1.1 Giá cả 14
1.2.1.2 Chất lượng và đặc tính sản phẩm 15
1.2.1.3 Hệ thống phân phối 15
1.2.1.4 Uy tín của doanh nghiệp 15
1.2.1.5 Các công cụ cạnh tranh khác 16
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 16
1.2.2.1 Doanh thu và Thị phần 16
1.2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận 17
1.2.2.3 Tỷ suất chi phí marketing 17
1.3 C ÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
18 1.3.1 Các nhân tố môi trường vĩ mô 18
1.3.2 Các nhân tố môi trường ngành 19
1.3.3 Môi trường bên trong doanh nghiệp 20
CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SOTRANS HÀ NỘI 23
2.1 G IỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
23 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 23
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 24
2.1.2.1 Chức năng 24
2.1.2.2 Nhiệm vụ 24
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 24
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh 25
2.1.6 Tổng quan về khả năng cạnh tranh của công ty: 28
2.2 T HỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNNG TY CỔ PHẦN S OTRANS H À N ỘI
28 2.2.1 Các công cụ cạnh tranh của Sotrans Hà Nội 29
2.2.1.1 Giá cả 29
2.2.1.2 Chất lượng và đặc tính sản phẩm 31
2.2.1.3 Hệ thống phân phối 32
2.2.1.4 Uy tín của doanh nghiệp 33
2.2.1.5 Các công cụ cạnh tranh khác 33
2.2.2 Khả năng cạnh tranh của Sotrans Hà Nội thông qua một số chỉ tiêu 34
2.2.2.1 Doanh thu và Thị phần 34
Trang 32.2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận 34
2.2.2.3 Tỷ suất chi phí marketing 35
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Sotrans Hà Nội 35
2.2.3.1 Các nhân tố môi trường vĩ mô 35
2.2.3.2 Các nhân tố môi trường ngành 37
2.2.3.3 Môi trường bên trong doanh nghiệp 38
2.3 K ẾT LUẬN CHUNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
40 2.3.1 Những thành công và nguyên nhân 40
2.3.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân 41
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SOTRANS HÀ NỘI 42
3.1 C ÁC DỰ BÁO THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
42 3.1.1 Dự báo tình hình trong thời gian tới 42
3.1.2 Định hướng phát triển 43
3.2 Q UAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN S OTRANS H À N ỘI
44 3.3 Đ Ề XUẤT , KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN S OTRANS H À N ỘI
45 3.2.1 Đề xuất một số giải pháp và Kiến nghị với công ty 45
3.2.1.1 Tăng khả năng cạnh tranh bằng việc đầu tư và hoạt động xúc tiến 45
3.2.1.2 Thực hiện tốt công tác tổ đào tạo cán bộ quản lý 45
3.2.1.3 Đổi mới, cập nhật các máy móc, công nghệ hiện đại 46
3.2.1.4 Hoàn thiện hệ thống phân phối 46
3.2.1.5 Tăng khả năng cạnh tranh bằng giảm kết cấu giá thành dịch vụ 47
3.2.2 Kiến nghị với cơ quan nhà nước và ngành 47
3.2.2.1 Kiến nghị với Nhà nước 47
3.2.2.2 Kiến nghị với ngành 48
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công ty cổ phần Sotrans Hà Nội hiện đang chủ yếu hoạt động trong lĩnh vựclogistics một ngành đang có tiềm năng phát triển mạnh, và đang được đảng và nhànước chú trọng và ưu tiên phát triển
Logistics là một thị trường còn khá mới mẽ với các doanh nghiệp Việt Nam, thịtrường logistics cũng chỉ mới bắt đầu khởi sắc trong khoảng 10 năm trở lại đây với tốc
độ tăng trưởng hàng năm 20%, tổng giá trị chiếm 19% GDP của Việt Nam Các công
ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này đa phần là những công ty nhỏ, chưa thực sựcung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ của một chuỗi logistics Cũng vì lịch sử phát triểncòn khá mới nên các công ty Việt Nam trong ngành ban đầu chỉ mới lo cung cấp dịch
vụ cho khách hàng, lo tăng trưởng doanh số Hệ thống khách hàng có được phần lớn là
do các mối quan hệ buôn bán, làm ăn, khách hàng giới thiệu cho khách hàng…hầunhư chưa có những chiến lược phát triển, những chiến lược về marketing để quảng bátên tuổi, thương hiệu của công ty mình cho khách hàng trong nước cũng như trên thếgiới
Một đặc trưng cơ bản khiến cho các hoạt động Marketing trong lĩnh vực nàykhông sôi động như những lĩnh vực khác là do: logistics là một sản phẩm dịch vụ,khách hàng không thể dùng những giác quan của con người để cảm nhận sản phẩmnày được Khi không thể cảm nhận bằng những giác quan bình thường thì con người
có xu hướng tìm kiếm những bằng chứng, dấu hiệu về chất lượng dịch vụ thôngqua địa điểm, con người, trang thiết bị, giá cả… Vì thế nhiệm vụ của người cung ứng
là hình tượng hóa sản phẩm của mình, cung cấp những bằng chứng mà theo người tiêudùng nó tượng trưng cho chất lượng sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của kháchhàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm mình đangkinh doanh Vậy khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là gì, nó bao gồm nhữngyếu tố nào, làm sao để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để chiến thắng đối thủ.Đây là lí do ra đời đề tài: ”Nghiên cứu các nhân tố nâng cao khả năng cạnh tranh củacông ty cổ phần Sotrans Hà Nội”
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Micheal E Porter (2009) “Chiến lược cạnh tranh” ,NXB Tổng hợp TP.HCM
Tác phẩm tiên phong Chiến lược cạnh tranh của Michael E Porter đã thay đổi cả
lý thuyết, thực hành và việc giảng dạy chiến lược kinh doanh trên toàn thế giới Hấpdẫn trong sự đơn giản, phân tích của Porter về các ngành công nghiệp đã thâu tóm toàn
Trang 5bộ sự phức tạp của cạnh tranh ngành vào năm yếu tố nền tảng Ông giới thiệu mộttrong những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhất: ba chiến lược cạnh tranh phổ quát - chiphí thấp, khác biệt hóa và trọng tâm, những chiến lược đã biến định vị chiến lược trởthành một hoạt động có cấu trúc Ông chỉ ra phương pháp định nghĩa lời thề cạnh tranhtheo chi phí và giá tương đối và trình bày một góc nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo
và phân chia lợi nhuận
Hơn một triệu nhà quản lý ở các tập đoàn lớn và các công ty nhỏ, các nhà phântích đầu tư, nhà tư vấn, sinh viên và các học giả khắp nơi trên thế giới đã cụ thể hóanhững ý tưởng của Porter và áp dung chúng vào đánh giá các ngành, tìm hiểu các đốithủ cạnh tranh và lựa chọn những vị trí cạnh tranh Những ý tưởng trong cuốn sáchgiải quyết nhưng vấn đề cơ bản của cạnh tranh theo cách thức độc lập với nhữngphương pháp cạnh tranh cụ thể mà các doanh nghiệp đang sử dụng
Lợi thế cạnh tranh là sự bổ sung hoàn hảo cho tác phẩm tiên phong Chiến lượccạnh tranh, trong cuốn sách này, Michael E Porter nghiên cứu và khám phá những cơ
sở cốt lõi của lợi thế cạnh tranh trong từng doanh nghiệp
Với hơn 30 lần tái bản bằng tiếng Anh và được dịch ra 13 thứ tiếng, tác phẩm thứhai trong bộ ba tác phẩm đặc biệt này của Porter mô tả một công ty đã giành được lợithế trước các đối thủ cạnh tranh như thế nào Cuốn Lợi thế cạnh tranh giới thiệu mộtcách thức hoàn toàn mới trong việc tìm hiểu xem một công ty làm những gì Kháiniệm “chuỗi giá trị” của Porter tách biệt một công ty thành những “hoạt động” khácnhau, những chức năng hoặc quy trình riêng biệt, đại diện cho từng yếu tố tạo nên lợithế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh biến chiến lược từ một tầm nhìn mang tính vĩ mô trở thànhmột cấu trúc nhất quán của những hoạt động bên trong – một phần quan trọng của tưtưởng kinh doanh quốc tế hiện nay Cấu trúc mạnh mẽ đó cung cấp những công cụ hữuhiệu để hiểu được ảnh hưởng của chi phí và vị thế tương đối về chi phí của công ty.Chuỗi giá trị của Porter giúp các nhà quản lý phân biệt được những nguồn lực tiềm ẩncủa giá trị khách hàng (buyer value) - điều có thể giúp chúng ta đưa ra một mức giácao, và lý do tại sao sản phẩm hay dịch vụ này lại có thể thay thế cho sản phẩm, dịch
vụ khác
Tác giả chỉ rõ lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm ở bản thân mỗi hoạt động, màcòn ở cả mối liên kết giữa các hoạt động với nhau, với các hoạt động của nhà cung cấp
Trang 6và cả các hoạt động của khách hàng nữa Lợi thế cạnh tranh cũng là cuốn sách đầu tiênmang đến cho chúng ta công cụ để phân đoạn chiến lược một ngành kinh doanh vàđánh giá một cách sâu sắc logic cạnh tranh của sự khác biệt hóa
Việc những thuật ngữ “lợi thế cạnh tranh” và “lợi thế cạnh tranh bền vững” càngngày càng trở nên thông dụng đã chứng minh mạnh mẽ tính đúng đắn của những ýtưởng mà Porter đưa ra Lợi thế cạnh tranh đã dẫn đường cho vô số các công ty, cácsinh viên ở các trường kinh doanh và nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu nguồn gốc,ngọn ngành của cạnh tranh Tác phẩm của Porter tiếp cận tính chất vô cùng phức tạpcủa cạnh tranh theo một cách thức giúp chiến lược trở nên vừa cụ thể, vững chắc, vừa
có thể thực hiện được
Nguyễn Thị Tú Uyên (2007), luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Thương MạiKết quả đạt đựơc: Luận văn đã đưa ra được một số nội dung chủ yếu của vấn đềnâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Luận văn đã chỉ ra được những cơhội và thách thức của công ty trong phần thực trạng nâng cao khả năng cạnh tranh củacông ty Phần cuối của luận văn cũng đề ra đựoc một số giải pháp nhằn nâng cao khảnăng cạnh tranh của công ty Cổ phần thương mại và xây dựng 379
Hoàng Thị Thu Hiền (2009), luận văn tốt nghiệp, Trường đại học Thương mại.Kết quả đạt được: Luận văn đã nêu ra được các khái niệm và những vấn đề liênquan đến cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Luận văn đã phân tíchđược tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimexđồng thời qua đón luận văn đã phân tích được thực trạng khả năng cạnh tranh của công
ty, chỉ ra được những mặt đã đạt được và những mặt chưa đạt được của công ty cổphần tư vấn xây dựng Petrolimex Cuối cùng, luận văn đã đưa ra được những giải phápchính và một số kiến nghị với nhà nước nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh củadoanh nghiêp
Đinh Thị Kim Tuyến (2009), luận văn tốt nghiệp, Trường đại học ThươngMại
Kết quả đạt được: Luận văn hệ thống hoá được một số vấn đề về lý luận cơ bản
về khả năng cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh Luận văn
đã phân tích, và đánh giá được thực trạng khả năng cạnh tranh của Trung tâm thươngmại dịch vụ Tràng Thi qua những ưu điểm và hạn chế Từ đó, luận văn đề xuất một sốgiải pháp mang tính khả thi để hoàn thiện và nâng cao khả năng cạnh tranh của Trungtâm thương mại dịch vụ Tràng Thi
Trang 7Nhận xét: Nhìn chung các đề tài trên đều nêu được thực trạng về vấn đề cần
nghiên cứu tại doanh nghiệp Những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Nhữngcông cụ cạnh tranh và nêu được tầm quan trọng của khả năng cạnh tranh Song nhữngkiến nghị và giải pháp đưa ra chưa phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp vàtrên thị trường Hiện tại ở Công ty Sotrans Hà Nội rất cần thiết đẩy mạnh việc nângcao khả năng cạnh tranh, từ trước tới nay chưa có đề tài nào viết về việc nâng cao khảnăng cạnh tranh của Công ty, vì vậy đây là một đề tài mới và có tính thực tiễn sâu sắc
3 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu lý luận: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh
và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung
Mục tiêu nghiên cứu thực trạng: Tìm hiểu, phân tích, nhận dạng khả năng cạnhtranh của công ty cổ phần Sotrans Hà Nội, so sánh với các đối thủ cạnh tranh
Mục tiêu về giải pháp: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranhcủa công ty cổ phần Sotrans Hà Nội
4 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Tiến hành xây dựng bộ tiêu chí và đánh giá khả năng cạnh tranh củacông ty với nhóm sản phẩm dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, cảng thông quan…Không gian: Tại công ty cổ phần kho vận Sotrans Hà Nội
Thời gian: Sau thời gian thực tập tại công ty qua các số liệu thực tế năm 2010,
2011, 2012 Đề xuất giải pháp cho công ty trong 2 năm 2103-2015
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
5.1.1 Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp hữu hiệu được áp dụng để tăng tính xácthực cho các thông tin thu thập được Được tiến hành qua 4 bước:
Bước 1: Xây dựng câu hỏi phỏng vấn
Bước 2: Phỏng vấn đối tượng cần phỏng vấn
Bước 3: Ghi chép lại thông tin
Bước 4: Thu thập, phân tích và xử lý thông tin
Trang 85.1.2 Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xửcủa con người Phương pháp này thường được áp dụng với các phương pháp khác đểkiểm tra độ chính xác của các dữ liệu thu được, có thể chia ra làm 2 loại
Quan sát trực tiếp: Là tiến hành quan sát các sự kiện đang diễn ra
Quan sát gián tiếp: Là quan sát kết quả hay tác động của hành vi chứ không trựctiếp quan sát hành vi
Ưu điểm: mang tính hiện thực cao
Nhược điểm: kết quả quan sát được không có tính đại diện cho số đông
5.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
5.2.1 Phương pháp thống kê kinh tế
Đây là phương pháp phổ biến nhằm nghiên cứu các hoạt động Kinh Tế - Xã Hội.Thực tế của phương pháp này tổ chức điều tra, thu thập dữ liệu… Sau khi đã tổng hợpphân tổ thì đối chiếu và so sánh phân tích để có kết luận chính xác về thực trạng vấn
đề nghiên cứu
5.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sau khi đã thu thập số liệu, tiến hành phân tích và sử lý số liệu Việc sử lý số liệutiến hành bằng máy tính bỏ túi và mày vi tính thông qua các phần mềm hỗ trợ nhưExcel
5.2.3 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến và lâu đời So sánh trongphân tích và đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế xã hội đã được lượng hóa cócùng nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ bình quân củachỉ tiêu Trên cơ sở đánh giá các mặt phát triển hay không phát triển, hiêu quả haykhông hiệu quả để tìm ra các giải pháp tối ưu trong từng trường hợp tùy thuộc vàomục đích phân tích mà ta xác định phương pháp so sánh
6 Kết cấu đề tài
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sở đồ hình vẽ và từ viết tắt thìluận văn bao gồm 3 chương:
Trang 9CHƯƠNG 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: Phân tích và đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty
cổ phần Sotrans Hà Nội
CHƯƠNG 3: Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần sotrans Hà Nội
Trang 10CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Thuật ngữ “Cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng La Tinh với nghĩa chủ yếu là sựđấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trịnhằm đạt được những ưu thế, lợi thế, mục tiêu xác định Trong hình thái cạnh tranh thịtrường, quan hệ ganh đua xảy ra giữa hai chủ thể cùng (nhóm người bán), cũng nhưchủ thể cầu (Nhóm người mua), cả hai nhóm này tiến tới cạnh tranh với nhau và đượcliên kết với nhau bằng giá cả thị trường
Theo Samuelson: Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh vớinhau để giành khách hàng
Theo Kac-Marx: Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tưbản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá đẻe thuđược lợi nhuận siêu ngạch
Theo cuốn “Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soátđộc quyền kinh doanh” của Viện nghiên cứu kinh tế Trung Ương (2002), NXB Giaothông vận tải Thì cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thịtrường, là năng lực phát triển của kinh tế thị trường Cạnh tranh là sự sống còn củamỗi doanh nghiệp, đó là sự ganh đua giữa các nhà doanh nghiệp trong việc giành mộtnhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao lợi thế của mình trên thị trường đểđạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần Đối với xã hội, cạnh tranh là động lực quan trọng nhất để huy động nguồn lực của
xã hội vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ còn thiếu Qua đó nâng cao năng lựcsản xuất của toàn xã hội Trong cạnh tranh, các doanh nghieưẹp yếu kém bị đào thải,doanh nghiệp mới xuất hiện Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ tiếp tục tồn tại vàphát triển, nhờ đó nguồn lực xã hội được sử dụng hợp lý, là cơ sở, tiền đề cho sự thànhcông trong việc tăng trưởng nền kinh tế ở mỗi quốc gia
1.1.1.2 Các loại hình cạnh tranh
a) Căn cứ vào đối tượng cạnh tranh
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau
Trang 11Là cuộc cạnh tranh chính và khốc liệt nhất trong nền kinh tế thị trường Nó có ýnghĩa sống còn đối với các chủ doanh nghiệp Cạnh tranh giữa những người bán điềuchỉnh cung cầu hàng hoá trên thị trường Khi cung một hàng hoá nào đó lớn hơn cầuthì cạnh tranh giữa những người bán làm cho giá cả hàng hoá đó giảm xuống, chỉnhững doanh nghiệp nào đủ khả năng cải tiến công nghệ, trang bị kỹ thuật, phươngthức quản lý và hạ được giá bán sản phẩm mới có thể tồn tại Kết quả để đánh giádoanh nghiệp nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là tăng lợi nhuận, tăng doanh
số và thị phần Trong nền kinh tế thị trường, việc cạnh tranh là hiện tượng tất yếukhông thể tránh khỏi đối với bất kỳ doanh nghiệp nào
- Cạnh tranh giữa những người mua
Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu, khi một loại hàng hoá, dịch vụnào đó mà mức cung nhỏ hơn mức cầu thì cuộc cạnh tranh càng trở nên quyết liệt vàgiá hàng hoá, dịch vụ đó sẽ càng tăng Kết quả cuối cùng là người bán thu được lợinhuận cao, còn người mua phải mất thêm một số tiền Khi đó người kinh doanh sẽ đầu
tư vốn xây dựng thêm cơ sở sản xuất mới hoặc nâng cao năng lực sản xuất của những
cơ sở sản xuất sẵn có Đó là động lực quan trọng nhất làm tăng thêm lượng vốn đầu tưcho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất trong toàn xã hội Điều quantrọng là động lực đó hoàn toàn tự nhiên, không theo và không cần bất kỳ một mệnhlệnh hành chính nào của các cơ quan quản lý Nhà nước
b) Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường
- Cạnh tranh hoàn hảo
Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán, họ đều quá nhỏ
lẻ nên không ảnh hưởng đến giá cả thị trường Điều đó có nghĩa là không cần biết sảnxuất được bao nhiêu, họ đều có thể bán tất cả sản phẩm của mình tại mức giá thịtrường hiện hành Vì vậy mặt hàng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có lý
do gì để bán rẻ hơn mức giá thị trường Đồng thời hàng năm cũng không tăng giá củamình lên cao hơn giá thị trường vì nếu tăng giá thì hãng sẽ không bán được hàng, dongười tiêu dùng sẽ đi mua hàng với mức giá hợp lý từ các đối thủ cạnh tranh củahãng Do đó các hãng sản xuất sẽ luôn tìm các biện pháp để giảm chi phí sản xuất đếnmức tối đa, nhờ đó để có thể tăng lợi nhuận
Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ không có những hiện tượng cung cầugiả tạo, không bị hạn chế bởi các biện pháp hành chính Nhà nước, vì vậy trong thịtrường cạnh tranh hoàn hảo giá cả thị trường sẽ dần tới chi phí sản xuất
- Cạnh tranh không hoàn hảo
Trang 12Nếu một hàng có thể tác động đáng kể đến giá cả thị trường đối với đầu ra củahãng ấy thì hãng ấy được liệt vào “hàng cạnh tranh không hoản hảo” Như vậy, cạnhtranh không hoàn hảo là cạnh tranh trên thị trường không đồng nhất với nhau Mỗi loạisản phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau mặc dù sự khác biệt giữa các sản phẩm
là không đáng kể Mỗi loại sản phẩm lại có uy tín, hình ảnh khác nhau, các điều kiệnmua bán hàng cũng rất khác nhau Người bán có thể có uy tín độc đáo khác nhau đốivới người mua do nhiều lý do khác nhau như: Khách hàng quen, gây được lòng tin từtrước Người bán là kéo khách về phía mình bằng nhiều cách: quảng cáo, khuyếnmại, phương thức bán hàng và cung cấp dịch vụ, tín dụng, chiết khấu giá Loại hìnhcạnh tranh không hoàn hảo hiện nay rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường
- Cạnh tranh độc quyền
Là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó có một số người bán một số sản phẩm thuầnnhất hoặc nhiều người bán một loại sản phẩm không đồng nhất Họ có thể kiểm soátgần như toàn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hoá bán ra trên thị trường Thị trườngnày có pha trộn giữa độc quyền và cạnh tranh, được gọi là thị trường cạnh tranh độcquyền ở đây xảy ra cạnh tranh giữa các nhà độc quyền Điều kiện ra nhập hoặc rút luikhỏi thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc do độcquyền về bí quyết công nghệ Thị trường này không có cạnh tranh về giá cả, mà một
số người bán toàn quyền quyết định giá cả
c) Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hànghoá hoặc dịch vụ nào đó Trong cuộc cạnh tranh này các chủ doanh nghiệp thôntínhnhau Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trênthị trường Những doanh nghiệp thu cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh, thậm chí bị phásản
- Cạnh tranh giữa các ngành
Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác nhaunhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất Trong quá trình cạnh tranh này, các chủ doanhnghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn kinhdoanh từ những ngành ít thu được lợi nhuận sang những ngành có lợi nhuận cao hơn
Sự điều chỉnh này sau một thời gian nhất định sẽ hình thành nên sự phân phối vốnhợp lý giữa các ngành sản xuất Kết quả cuối cùng là các chủ doanh nghiệp đầu tư ở
Trang 13các ngành khác nhau với số vốn bằng nhau và chỉ thu được lợi nhuận như nhau Tức làhình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho tất cả các ngành.
1.1.2 Khái niệm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
• Theo quan điểm của M.Poter:
Dựa theo quan điểm quản trị chiến lược được phản ánh trong các cuốn sách củaM.Poter, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là năng chiếm lĩnh thịtrường, tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của công ty đó Vớicách tiếp cận này mỗi ngành dù là trong hay ngoài nước năng lực cạnh tranh được quyđịnh bởi các yếu tố sau:
- Số lượng các doanh nhgiệp mới tham gia, Sự có mặt của các sản phẩm thaythế
- Vị thế của khách hàng, uy tín của nhà cung ứng
• Trong nền kinh thế thị trường:
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp cóthể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, đảmbảo việc thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ nhữngmục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện được những mục tiêu mà doanhnghiệp đề ra
1.1.3 Vai trò của cạnh tranh
1.1.3.1 Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân
Canh tranh là động lực phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động xã hội Mộtnền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh nghiệp phát triển cókhả năng cạnh tranh cao Tuy nhiên ở đây cạnh tranh phải là cạnh tranh hoàn hảo,cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để cùng phát triển, cùng đilên thì mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững Còn cạnh tranh độc quyền sẽ ảnhhưởng không tốt đến nền kinh tế, nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳngdẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi và lợi ích kinh tế trong xã hội, làm cho nền kinh tếkhông ổn định Vì vậy, Chính phủ cần ban hành lệnh chống độc quyền trong cạnhtranh, trong kinh doanh để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh Cạnh tranh hoàn hảo
sẽ đào thải các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả Do đó buộc các doanh nghiệpphải lựa chọn phương án kinh doanh có chi phí thấp nhất, mang lại hiệu quả kinh tếcao nhất Như vậy cạnh tranh tạo ra sự đổi mới mang lại sự tăng trưởng kinh tế
Trang 141.1.3.2 Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng
Trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng diễn ra gay gắt thì ngườiđược lợi nhất là khách hàng Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng không phải chịumột sức ép nào mà còn được hưởng những thành quả do cạnh tranh mang lại như: chấtlượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn, chất lượng phục vụ cao hơn Đồng thờikhách hàng cũng tác động trở lại đối với cạnh tranh bằng những yêu cầu về chất lượnghàng hoá, về giá cả, về chất lượng phục vụ Khi đòi hỏi của người tiêu dùng càng caolàm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn để giành được nhiềukhách hàng hơn
1.1.3.3 Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp
Cạnh tranh là điều bất khả kháng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thịtrường Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệpkhông thể tránh khỏi mà phải tìm mọi cách vươn nên để chiếm ưu thế và chiến thắng.Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch
vụ, thay đổi kiểu dáng mẫumã đáp ứng nhu cầu của khách hàng Cạnh tranh khuyếnkhích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại , tạo sức ép buộc cácdoanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành,nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnhtranh cao.Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “ bảnlĩnh” của mình trong quá trình kinh doanh Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng vữngmạnh và phát triển hơn nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường.Chính sựtồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền kinh tế nói chung vàđến từng doanh nghiệp nói riêng nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường
1.2 Các nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp
Sự cạnh tranh gay gắt nhất luôn là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùngsản xuất, cùng cung ứng một loại hàng hoá hay dịch vụ Do vậy các công cụ cạnhtranh ở đây chủ yếu xem xét theo các doanh nghiệp trong cùng một ngành
1.2.1.1 Giá cả
Giá cả là phạm trù trung tâm của kinh tế hàng hoá của cơ chế thị trường Giá cả làmột công cụ quan trọng trong cạnh tranh Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá sản
Trang 15phẩm mà người bán có thể dự tính nhận được từ người mua thông qua sự trao đổi giữacác sản phẩm đó trên thị trường giá cả phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Các yếu tố kiểm soát được: Đó là chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí lưuthông, chi phí yểm trợ và tiếp xúc bán hàng
- Các yếu tố không thể kiểm soát được : Đó là quan hệ cung cầu trên thị trường,cạnh tranh trên thị trường, sự điều tiết của nhà nước
Các chính sách giá có thể áp dụng đó là:
- Chính sách định giá thấp, Chính sách định giá cao, Chính sách ổn định giá bán,Chính sách giá phân biệt, Chính sách bán phá giá
1.2.1.2 Chất lượng và đặc tính sản phẩm
Nếu lựa chọn sản phẩm là công cụ cạnh tranh thì phải tập trung vào giải quyết toàn
bộ chiến lược sản phẩm, làm cho sản phẩm thích ứng nhanh chóng với thị trường Chấtlượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức
độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với công dụngcủa sản phẩm Chất lượng sản phẩm trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng củadoanh nghiệp trên thị trường bởi nó biểu hiện sự thoả mãn nhu cầu khách hàng của sảnphẩm Chất lượng sản phẩm ngày càng cao tức là mức độ thoả mãn nhu cầu ngày cànglớn dần đến sự thích thú tiêu dùng sản phẩm ở khách hàng tăng lên, do đó làm tăngkhả năng thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên nhiều khi chất lượngquá cao cũng không thu hút được khách hàng vì khách hàng sẽ nghĩ rằng những sảnphẩm có chất lượng cao luôn đi kèm với giá cao Khi đó, họ cho rằng họ không có đủkhả năng để tiêu dùng những sản phẩm này Nói tóm lại muốn sản phẩm của doanhnghiệp có khả năng cạnh tranh được trên thị trường thì doanh nghiệp phải có chiếnlược sản phẩm đúng đắn, tạo ra được những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu đadạng của thị trường với chất lượng tốt
1.2.1.3 Hệ thống phân phối
Trước hết để tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải chọn các kênh phân phối,lựa chọn thị trường, nghiên cứu thị trường và lựa chọn kênh phân phối để sản phẩmsản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng, hợp lý và đạt được hiệu quả cao Chính sáchphân phối sản phẩm đạt được các mục tiêu giải phóng nhanh chóng lượng hàng tiêuthụ, tăng nhanh vòng quay của vốn thúc đẩy sản xuất nhờ vậy tăng nhanh khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1.4 Uy tín của doanh nghiệp
Trang 16Là yếu tố tác động rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng và đến quyết định mua củakhách hàng Uy tín của doanh nghiệp sẽ tạo lòng tin cho khách hàng, cho nhà cung cấp
và cho các đối tác kinh doanh và doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi và được ưu đãitrong quan hệ với bạn hàng Uy tín của doanh nghiệp là một tài sản vô hình của doanhnghiệp Khi giá trị của tài sản này cao sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thâm nhậpvào thị trường trong và ngoài nước, khối lượng sản phẩm tiêu thụlớn, doanh thu tăng,khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao
1.2.1.5 Các công cụ cạnh tranh khác
- Dịch vụ sau bán hàng
Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp không dừng lại sau lúc bán hàng thu tiền củakhách hàng mà để nâng cao uy tín và trách nhiệm đến cùng đối với người tiêu dùng vềsản phẩm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải làm tốt các dịch vụ sau bánhàng
- Phương thức thanh toán
Đây cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng, phươngthức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà hay nhanh chậm sẽ ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ
và do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.2.1 Doanh thu và Thị phần
a) Doanh thu
Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được khi bán hàng hoá hoặc dịch vụ.Bởi vậy mà doanh thu có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh.Hơn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và tăng thêm lợi nhuận.Căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu qua từng thời kỳ hoặc qua các năm ta có thể đánh giáđược kết quả hoạt động kinh doanh là tăng hay giảm, theo chiều hướng tốt hay xấu.Nhưng để đánh giá được hoạt động kinh doanh đó có mang lại được hiệu quả haykhông ta phải xét đến những chi phí đã hình thành nên doanh thu đó Nếu doanh thu vàchi phí của doanh nghiệp đều tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng của doanh thulớn hơn tốc độ tăng của chi phí thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánhgiá là tốt, doanh nghiệp đã biết phân bổ và sử dụng hợp lý yếu tố chi phí, bởi một phầnchi phí tăng thêm đó được doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư mua sắmtrang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng…
Trang 17b) Thị phần
Là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp thường dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thịtrường của mình so với đối thủ cạnh tranh Khi xem xét người ta đề cập đến các loạithị phần sau:
- Thị phần của toàn bộ công ty so với thị trường: Đó chính là tỷ lệ phần trăm giữadoanh số của doanh nghiệp so với doanh số của toàn ngành
- Thị phần của công ty so với phân khúc mà nó phục vụ : Đó là tỷ lệ phần trămgiữa doanh số của công ty so với doanh số của toàn phân khúc
- Thị phần tương đối : Đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của công ty so với đối thủcạnh tranh mạnh nhất, nó cho biết vị thế của công ty cạnh tranh trên thị trường như thếnào? Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này, doanh nghiệp biết mình đang đứng
ở vị trí nào và cần vạch ra chiến lược hành động như thế nào
1.2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Doanh thu
Hoặc:
Tỷ suất lợi nhuận = ( Giá bán –Giá thành )/ Giá bán
Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt, ngược lại nếuchỉ tiêu này cao có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh rất thuận lợi
1.2.2.3 Tỷ suất chi phí marketing
Tỷ suất chi phí = Chi phí marketing/ Tổng doanh thu
Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không muốngắn doanh nghiệp của mình với thị trường Vì trong cơ chế thị trường chỉ có như vậydoanh nghiệp mới hy vọng tồn tại và phát triển được
Tỷ lệ chi phí marketing/ tổng doanh thu cho phép doanh nghiệp đánh giá được liệumột đồng chi phí marketing bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đơn
vị sản phẩm.Việc xác đinh được tỷ lệ này giúp cho các nhà lãnh đạo biết được nhữngnhu cầu của thị trường, bằng các biên pháp so sánh giữa các năm có thể đưa ra đượccác mức chi phí marketing bỏ ra sao cho hợp lý trên cơ sở tối đa hoá lợi nhuận
Trang 18Tỉ lệ chi phí marketing trên tổng doanh thu còn là biện pháp xác định cho từng loạithị trường, đối với các thị trường mới, hay với thị trường đã bão hoà thì nên sử dụngchi phí marketing như thế nào?
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố môi trường vĩ mô
- Các yếu tố về mặt kinh tế :
Trong môi trường kinh doanh các yếu tố kinh tế dù ở bất kỳ cấp độ nào cũng cóvai trò quan trọng và quyết định hàng đầu Các yếu tố kinh tế cần phải được nghiêncứu, phân tích và dự báo bao gồm :
+ Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao sẽ làm cho thu nhập của dân cư tăng lên.Thu nhập của dân cư có ảnh hưởng đến việc quyết định khả năng thanh toán của họ.Nếu như thu nhập của họ tăng lên có nghĩa là họ có thể tiêu dùngnhững sản phẩm dịch
vụ với chất lượng và yêu cầu cao hơn, đây là một cơ hội tốt cho các nhà doanh nghiệp
có khả năng sản xuất những hàng hoá cao cấp
+ Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng nội tệ : Có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngcủa doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế mở như hiện nay Nếu đồng nội tệ mà
bị mất giá thì nó cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.Đối với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nhập nhiều nguyên liệu nước ngoài thì đây
là khó khăn vì nó làm cho giá thực tế của hàng hoá nhập khẩu tăng lên, làm ảnhhưởng tới giá thành sản phẩm và khả năng cạnh ttranh của công ty
+ Lãi suất cho vay của ngân hàng: cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hạn chế về vốn phải vay củangân hàng Nếu tỉ lệ lãi suất cao, chi phí của doanh nghiệp tăng lên do trả lãi tiền vaylớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ kém đi, nhất là so với các đối thủ cótiềm lực mạnh về vốn
- Các nhân tố về chính trị:
Các nhân tố về chính là nền tảng qui định các yếu tố khác của môi trường kinhdoanh Có thể nói quan điểm đường lối chính trị nào, hệ thống pháp luật và chính sáchnào sẽ có môi trường kinh doanh đó Nói cách khác không có môi trường kinh doanhthoát ly quan điểm chính trị và nền tảng pháp luật
- Các nhân tố về pháp luật:
Trang 19Một hệ thống pháp luật rõ ràng, nghiêm minh sẽ tạo điều kiện cho các doanhnghiệp yên tâm tiến hành sản xuất kinh doanh Đặc biệt là các đạo luật liên quan đếndoanh nghiệp như luật thuế, những quy định về nhập khẩu của nhà nước đã đảm bảocho sự công bằng giữa các doanh nghiệp, ngăn chặn hành vi gian lận gây mất ổn định :
Ví dụ như việc chốn lậu thuế cũng làm ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp
-Các nhân tố khoa học công nghệ :
Trong môi trường kinh doanh các nhân tố về khoa học công nghệ đóng vai tròngày càng quan trọng Nhất là trong thời đại ngày nay khi mà khoa học công nghệ trênthế giới có sự phát triển mạnh mẽ Nó đóng vai trò quan trọng đến khả năng cạnh tranhcủa mỗi doanh nghiệp Thông qua hai công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp
là chất lượng và giá bán sản phẩm Qua đó tạo nên khả năng cạnh tranh của mỗi loạisản phẩm, vị trí dân cư, phân bổ địa lý các tổ chức kinh doanh Các nhân tố này tạođiều kiện thuận lợi hoặc khó khăn ban đầu cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.Tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi cũng tạo điều kiện thuận lợicho doanh nghiệp khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường
1.3.2 Các nhân tố môi trường ngành
- Khách hàng :
Là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh, sự tín nhiệm củakhách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp Sự tín nhiệm đạt được dobiết thoả mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với đối thủ cạnhtranh Khách hàng luôn là đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp Thông qua sự tiêudùng của khách hàng mà doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận Các doanh nghiệpluôn tìm những biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất so với đốithủ cạnh trạnh Khách hàng có thể gây ảnh hưởng của mình tới khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp thông qua thị hiếu và thu nhập
-Các đối thủ cạnh tranh hiện có và các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Các đối thủ cạnh tranh hiện có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp Nhất là các doanh nghiệp có quy mô năng lực sản xuất và mức độ cạnhtranh trong ngành.Mỗi đối thủ khi tham gia vào thị trường đều muốn huy động mọikhả năng của mình nhằm thoả mãn đến mức cao nhất mọi yêu cầu của người tiêudùng Bởi vậy nếu muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏ doanh nghiệp phải khôngngừng củng cố, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để có thể theo kịp và vượt lên
Trang 20trên đôi thủ cạnh tranh khác.Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có khả năng tham gia vàongành sẽ tác động đến mức độ cạnh tranh của ngành trong tương lai.
-Các đơn vị cung ứng đầu vào :
Đối với một doanh nghiệp thương mại thì việc cung ứng hàng hoá đầu vào có ảnhhưởng tới chất lượng hàng hoá bán ra Do vậy các nhà cung ứng đầu vào đóng vai tròrất quan trọng Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp có thể gây khó khănlàm giảm khả năng cạnh tranh trong các trường hợp sau :
+ Doanh nghiệp không phải là khách hàng quan trọng của nhà cung cấp
+ Họ là nhà cung cấp độc quyền của doanh nghiệp
+ Loại vật tư của nhà cung cấp là yếu tố đầu vào quan trọng nhất đối với doanhnghiệp, có thể quyết định đến quá trình sản xuất hoặc quyết định sản phẩm của doanhnghiệp
Trong những trường hợp trên, nhà cung cấp có thể ép doanh nghiệp qua việc tănggiá bán, chì hoãn cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất làm cho doanh nghiệp khôngcòn sản phẩm để bán Do đó doanh nghiệp nên có những mối quan hệ tốt với họ hoặctìm cho mình các nhà cung cấp khác để tự chủ cho nguồn nguyên liệu đầu vào
-Các sản phẩm thay thế :
Sự ra đời của sản phẩm thay thế luôn luôn là một tất yếu nhằm đáp ứng những nhucầu của thị trường theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú và đòi hỏi ngày càngcao, số lượng sản phẩm thay thế gia tăng cũng làm tăng mức độ cạnh tranh và thu hẹpquymô thị trường của sản phẩm trong ngành.Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ
bị ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nếu như sản phẩm của doanh nghiệp thuộc loại sảnphẩm bị thay thế Chẳng hạn như một hàng bếp điện sẽ bị thay thế bởi hàng bếp ga,quạt điện có thể thay thế bằng điều hoà nhiệt độ Sự ảnh hưởng này có thể do giá báncủa sản phẩm quá cao khiến người tiêu dùng thay thế bằng việc mua sản phẩm khác cómức giá thấp hơn hoặc nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và đòi hỏi cao hơn
1.3.3 Môi trường bên trong doanh nghiệp
- Hệ thống thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp
Tình trạng của hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ của doanh nghiệp có ảnhhưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó Nó là yếu tố quan trọngthể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp và tác động trực tiếp tới chất lượng sảnphẩm Một doanh nghiệp có máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến thì
Trang 21doanh nghiệp đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí nguyên liệu,chi phí nhân công làm cho doanh nghiệp có lợi thế trong việc sử dụng giá cả làm công
cụ cạnh tranh trên thị trường
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Năng lực về tài chính luôn luôn là yếu tố quyết định đối với hoạt động sản xuấtkinh doanh nói chung cũng như khả năng cạnh tranh nói riêng của mỗi doanhnghiệp.Một doanh nghiệp có khả năng tài chính đảm bảo sẽ có ưu thế trong việc đầu
tư, đổi mới máy móc thiết bị, tiến hành các hoạt động khác nhằm nâng cao khả năngcạnh tranh Doanh nghiệp có khó khăn về vốn sẽ rất khó khăn để tạo lập, duy trì vànâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường
- Quy mô và năng lực sản xuất
Doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có lợi thế trong cạnh tranh so với doanh nghiệpnhỏ như :
+ Số lượng sản phẩm lớn sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thoả mãn được nhiềuhơn nhu cầu khách hàng, qua đó chiếm được thị phần lớn hơn
+ Doanh nghiệp có quy mô và năng lực sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đối với ngườitiêu dùng so với các doanh nghiệp nhỏ
- Đội ngũ lao động
Con người luôn là yếu tố quan trọng và quyết định nhất đối với yếu tố hoạt độngcủa mọi doanh nghiệp Yếu tố con người bao trùm lên trên mọi hoạt động của doanhnghiệp thể hiện qua khả năng, trình độ ý thức của đội ngũ quản lý và những người laođộng.Đội ngũ lao động tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông quacác yếu tố về năng suất lao động, ý thức của người lao động trong sản xuất, sự sángtạo Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm,giảm chi phí sản xuất
Trang 22- Vị trí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Việc lựa chọn mặt bằng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là điều cần thiếtquan trọng, nó có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình cung ứng nguyên vậtliệu đầu vào và quá trình tiêu thụ sản phẩm Vì thế nó góp phần vào việc nâng cao khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp nếu chọn được vị trí sản xuất kinh doanh hợp lý
Trang 23CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SOTRANS HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Sotrans-Hà Nội là chi nhánh của công ty cổ phần kho vận Miền Nam Sotrans
Khái quát về SOTRANS:
Tên doanh nghiệp: Công ty CP kho vận Miền nam
Tên giao dịch quốc tế: South transport Warehouseing Company
Địa chỉ: 1B - Hoàng Diệu - Quận 4 - TP.Hồ Chí Minh
Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần
Công ty CP kho vận Miền Nam ra đời năm 1975, là doanh nghiệp nhà nước thuộc
Bộ Thương Mại thành lập theo Quyết định số QĐ 612/ TM/ TCCB ngày 28/5/1993
- Năm 1975: Tiền thân của công ty CP kho vận Miền Nam là công ty kho vận cấp
1 được hình thành từ năm 1975 trực thuộc Bộ Nội Thương
- Năm 1992: Xí nghiệp đại lý giao nhận vận tải Quốc tế (Sotrans II F) được thànhlập
- Năm 1993: Công ty CP Kho Vận Miền Nam được thành lập lại theo quyết định
số 612/ TMT/ TCCB ngày 28/5/1993 của Bộ Thương Mại, là doanh nghiệp hạch toánđộc lập với số vốn ban đầu là: 5034 tỷ đồng
- Năm 1997: Hợp tác với GEMADEPT xây dựng cảng ICD Phước Long
- Năm 2001: Được cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001: 2000 trong lĩnh vực dịch vụ logistics
- Năm 2003: Chi nhánh Công ty CP kho vận Miền Nam tại Hà nội được thành lập
- Năm 2007: Sotrans được chuyển đổi thành công ty CP với tên mới là Công ty CPkho vận Miền Nam Sotrans là thành viên của Hiệp hội Du lịch Châu á Thái BìnhDương
- Năm 2010: SOTRANS đoạt giải thưởng Thương Hiệu Mạnh Việt Nam
Giới thiệu chung về chi nhánh Công ty CP kho vận miền nam tại Hà nội
Trang 24- Chi nhánh Công ty CP kho vận Miền nam - Sotrans Hà nội thành lập ngày 1tháng 6 năm 1999 theo quyết định số 107/ QĐ - KVMN của Công ty kho vận Miềnnam với tên giao dịch là “SOTRANS IFF - Hà nội branch office
- Từ ngày 1 - 6 - 1999 đến tháng 7 - 2003: Là văn phòng đại diện công ty CP khovận Miền nam tại Hà nội Có cùng chức năng và lĩnh vực hoạt động kinh doanh với xínghiệp địa lý giao nhận vận tải quốc tế, do đó hạch toán kinh doanh theo xí nghiệp
- Từ tháng 7 - 2003 đến nay: Chính thức là chi nhánh công ty CP kho vận Miềnnam tại Hà Nội theo quyết định số 74/QĐ - KVMN ngày 17/7/2003 của công tyKVMN Từ năm 2003 - 2007 Sotrans Hà nội hạch toán phụ thuộc, nhưng năm 2008đến nay vừa qua chi nhánh hạch toán kinh doanh độc lập, hàng năm nộp lãi cho côngty
Sotrans Hà nội là một công ty cổ phần trực thuộc Công ty CP kho vận Miền namđược thành lập theo quyết định số 107/ QĐ - KVMN của Công ty, do vậy nguồn vốnban đầu của Sotrans Hà nội là do tổng Công ty cấp từ khi mới thành lập
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1.2.1 Chức năng
-Cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế bằng đường biển, đường hàng không Vậnchuyền container, hàng công trình, hành dự án
-Vận chuyển đường bộ, vận chuyển hàng siều trường siêu trọng
-Dịch vụ thuê hải quan, dịch vụ hàng hải, dịch vụ kho ngoại quan Dịch vụ giaonhận hàng hóa xuất nhập khẩu và kinh doanh thương mại
- Chia sẻ với xã hội và cộng đồng về trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường
2.1.3 Cơ cấu tổ chức