Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần sữa Hà Nội Hoàng Hiếu Thảo Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: PGS.TS.Trần An
Trang 1Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Cổ phần sữa Hà Nội Hoàng Hiếu Thảo
Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: PGS.TS.Trần Anh Tài
Năm bảo vệ: 2010
Abstract Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
các cấp độ Phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Công
ty cổ phần sữa Hà Nội Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Hanoimilk, đáp ứng những đòi hỏi xuất phát từ người tiêu dùng
Keywords Năng lực cạnh tranh; Quản trị kin h doanh; Cạnh tranh
Content
MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, khi các doanh nghiệp mong muốn đạt được một số kết quả như lợi nhuận, giá cả, chất lượng sản phẩm sẽ dẫn đến cạnh tranh Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh không phải là một vấn đề, mà năng lực cạnh tranh mới là điều đáng phải quan tâm Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững
Ngành sữa là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng gắn liền với nhu cầu không thể thiếu của đời sống xã hội, là bộ phận quan trọng của nhu cầu tiêu dùng các thực phẩm dinh dưỡng và thiết yếu Trong những năm qua ngành sữa luôn giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế của cả nước, là ngành thu hút và giải quyết nhiều việc làm cho người lao động Xét trên bình diện quốc gia, tần suất mua dùng sản phẩm sữa chỉ đứng vị trí thứ ba sau ngành thực phẩm và nước chấm gia vị, nhưng nếu xét theo giá trị thì ngành sữa đứng đầu bảng
Trang 2Việt Nam vốn không có ngành chăn nuôi bò sữa truyền thống nên không có các giống bò hay dê cho sữa chuyên dụng đặc thù nào Chăn nuôi bò sữa xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ 20 Trải qua những năm tháng khó khăn của đất nước, ngành chăn nuôi bò sữa đã đóng gớp đáng kể trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm cho sự phát triển của đất nước Tuy nhiên ngành chăn nuôi bò sữa mới chỉ thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hóa từ những năm 1990 trở lại đây
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, đời sống ngày càng cao, nhu cầu sử dụng sữa hàng ngày trong mỗi gia đình trở thành thiết yếu Vì vậy, thị trường sữa ngày càng có thêm nhiều sản phẩm mới đa dạng về nhãn hiệu và chất lượng Các nhãn hiệu ngoại nổi tiếng có mặt trên thị trường như Dutch Lady, Abbot, Nestle… các sản phẩm của các công ty này đã chiếm được thị phần đáng kể, ngoài các công ty sữa ngoại kể trên chúng ta còn thấy sự góp mặt của các công ty sữa nội địa như Công ty sữa Việt Nam, công ty sữa Mộc Châu, và gần đây là công ty cổ phần sữa Hà Nội Các công ty sữa nội địa đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng Việt Nam Tuy nhiên, thị trường sữa của Việt Nam vẫn phải chịu sự khống chế của một vài các công ty lớn chủ yếu là nước ngoài, tiềm lực tài chính dồi dào, nhiều kinh nghiệm và đã có chỗ đứng đáng kể trong trí nhớ của những bà nội trợ Việt Nam
Ngày 7/8/2009 Bộ Chính trị vừa ban hành văn bản 264 về cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” Văn bản nêu rõ: Trước yêu cầu đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, giải quyết tốt an sinh xã hội, thì người Việt nên ưu tiên dùng hàng Việt Nam Mục đích của cuộc vận động nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Sữa
và các sản phẩm chế biến từ sữa là một trong các mặt hàng được chính phủ khuyến khích người dân tiêu dùng các sản phẩm do các công ty trong nước sản xuất
Nâng cao sức cạnh tranh của các công ty sữa nội địa là một yêu cầu bức thiết đối với những nhà quản lý, bởi vì nếu làm được điều đó thì Việt Nam mới chủ động ổn
Trang 3định được giá cả, lý do sữa là một trong những thực phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân, góp phần tăng doanh thu cho ngân sách, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ như chăn nuôi, bao bì, vận chuyển
Không như các năm trước đây, các công ty sữa nội địa đã quan tâm đến nguồn nguyên liệu trong nước, đầu tư và cho người nông dân vay vốn để chăn nuôi bò sữa, tiếp nhận nguyên liệu từ thị trường trong nước, nguồn nguyên liệu tại chỗ này vừa gần, vừa ổn định, và tránh được sự biến động về giá cả so với việc chỉ nhập nguồn nguyên liệu sữa từ nước ngoài Người nông dân các của các vùng nguyên liệu có được thu nhập tốt hơn từ việc chăn nuôi do có sự đầu tư của các công ty sữa trong nước
Công ty cổ phần sữa Hà Nội - Hanoimilk là một trong những doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường sữa và các sản phẩm dinh dưỡng, cũng phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp trong nước và các công ty nước ngoài có tiềm lực lớn Vì vậy, trong những năm vừa qua, Công ty luôn luôn chủ động trong sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao và củng cố vị thế của mình trên thị trường Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế nhất định
Bức tranh tổng thể kể trên đã cho chúng ta cái nhìn khái quát về thị trường sữa Việt Nam Việc đi sâu và tìm hiểu về một công ty sữa trong nước là việc cần thiết,
và quan trọng, ta có thể nhìn cận cảnh và chi tiết hơn Do các điều kiện khách quan
và chủ quan, công ty được tác giả lựa chọn là Công ty cổ phần sữa Hà Nội
Công ty Hanoimilk hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức cũng như cơ hội phát triển, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ sữa của Việt Nam ngày càng tăng, nhưng cũng kèm theo sự đòi hỏi cao về mặt chất lượng sản phẩm, không chỉ Hanoimilk mà đối với tất cả các đối thủ tham gia thị trường cung cấp các sản phẩm được chế biến từ sữa Để tận dụng cơ hội và vượt qua những khó khăn thì Hanoimilk phải không ngừng tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Trang 4Từ trước tới nay đã có một số nghiên cứu về ngành sữa, các công ty sữa Việt Nam Có thể kể đến nghiên cứu của một số tác giả sau:
- Khảo sát sức cạnh tranh của hàng hóa (Vụ Kế hoạch, Bộ Thương mại, 1999)
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam (Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, 2002)
- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2002)
- TS Lê Đăng Doanh, Ths Nguyễn Thị Kim Dung, TS Trần Hữu Hân - Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước (Kinh nghiệm Nhật Bản) NXB Lao động, 1998
- Tập thể tác giả - Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế Kỷ yếu ĐHKTQD tháng 11/ 1998
- Tập thể tác giả - Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Tạp chí kinh tế
và phát triển tháng 11/2000
- GS TS Trần Chí Thành - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam Tạp chí Kinh tế và phát triển tháng 4/2000
- Thông tin Bộ Kế hoạch đầu tư - Báo cáo về các sản phẩm và dịch vụ có năng lực cạnh tranh Tháng 3/2000
- Tầm nhìn chiến lược của FAO đối với sự phát triển ngành sữa Châu Á (Tổ chức nông lương liên hợp quốc, tháng 10/2008)
- TS Đỗ Kim Tuyến - Chiến lược phát triển ngành sữa Việt Nam đến năm 2020
- Tiêu Đức Việt - Vị thế cạnh tranh của Châu Á và Việt Nam trong ngành công nghiệp sữa toàn cầu
- Phát triển ngành sữa bền vững, từ vật nuôi đến ngành sữa (Thực phẩm DeLaval, 10/2008)
- Chương trình thanh toán tiền sữa mang tính khuyến khich cho các hộ chăn nuôi
bò sữa quy mô nhỏ (Công ty sữa Việt Nam, năm 2008)
- Một số giải pháp để giúp đỡ cán hộ chăn nuôi bò sữa nhỏ phát triển bền vững (công ty Proconco, tháng 10/2008)
Trang 5- Lưu Văn Tân - Khả năng giảm giá thành sản xuất sữa thông qua chuỗi cung ứng thức ăn trực tiếp (Công ty FrieslandFood, tháng 10/2008)
- Kiểm soát chất lượng và thanh toán tiền sữa, hệ thống minh bạch của Dutch Lady Việt Nam (Công ty FrieslandFoods, tháng 10/2008)
Kết quả nghiên cứu của các công trình này cho thấy, Việt Nam trong thời gian qua
đã phần nào giải quyết nhu cầu thực phẩm thiết yếu cung cấp những dưỡng chất chính cho người dân, nhưng hiệu quả chưa cao Xu hướng thương mại hóa toàn cầu cũng khiến cho ngày càng nhiều các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam để cung cấp các sản phẩm chế biến từ sữa
Tuy nhiên cho đến hiện tại chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về việc nâng cao khả năng cạnh tranh của một công ty cụ thể tại như Hanoimilk Trước thực tiễn và
tính cấp thiết của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của công ty Cổ phần sữa Hà Nội” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình, nhằm
góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đang được đặt ra cho công ty, giúp công
ty nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh trên thị trường sữa Việt Nam, với mục đích,
nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau:
* Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của công ty Hanoimilk, nhằm giúp công ty nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh trên thị trường sữa Việt Nam
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các cấp độ
- Phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh và năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa Hà Nội
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Hanoimilk, đáp ứng những đòi hỏi xuất phát từ người tiêu dùng
Trang 6* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất kinh doanh và những biện pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh của Hanoimilk
* Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn tronglinhx vực
hoạt động kinh tế của Hanoimilk và một vài công ty cung cấp các sản phẩm sữa trên thị trường Việt Nam Tập trung chủ yếu từ năm 2001 đến nay, và từ nay tới 2020 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Mục lục thì kết cấu của luận văn được chia thành 3 phần :
Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh
Chương 2: Thực trạng kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Hanoimilk
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Hanoimilk tại thị trường sữa Việt Nam
References
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1 Nguyễn Ngọc Toản (2010), Chiến lược cạnh tranh, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí
Minh
2 Nguyễn Phúc Hoàng (2010), Lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí
Minh
3 Nguyễn Phúc Hoàng (2010), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nxb Trẻ, Tp Hồ
Chí Minh
4 Vũ Trọng Hùng (2009), Quản trị Marketing, Nxb Lao động - Xã hội, Tp
Hồ Chí Minh
5 Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2002), Nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia, Nxb Thống kê, Hà Nội
6 Mai Hải Oanh (2007),”Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trước những đòi
hỏi của thực tiễn”, Tạp chí Cộng sản, 126(3), Tr 10-15
Trang 77 Tiêu Đức Việt (2007), “Vị thế cạnh tranh của Châu Á và Việt Nam trong
ngành công nghiệp sữa toàn cầu”, Trang tin ngành sữa Việt Nam, 003(1),
Tr 21-25
8 Lưu Văn Tân (2008), “Chương trình thanh toán tiền sữa mang tính khuyến
khich cho các hộ chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ”, Trang tin ngành sữa Việt
Nam, 005(13), Tr 17-31
9 Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân (1998), Nâng cao
năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, Nxb Lao động, Hà
Nội
10 Đỗ Lê Hằng (2010), “Báo cáo ngành sữa Việt Nam”, Phân tích ngành sữa
Việt Nam, 001(10), Tr 1-10
11 Trần Chí Thành (2000), “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, 126(3), Tr 35-46
12 Trần Văn Chánh (2004), Từ điển kinh tế, Nxb Thống kê, Hà Nội
13 Viện Xã hội học (1987), Từ điển kinh tế chính trị học, Nxb Thống kê, Hà Nội
Tiếng Anh
14 Michael E.Porter (1998), Competitive Stragegy, Simon & Schuster, New
York
15 Michael E.Porter (1998), Competitive Advantage, Simon & Schuster, New
York
16 Michael E.Porter (1998), Competitive Advantage of Nation, Simon &
Schuster, New York
17 Philip Kotler (2002), Marketing Management, Prentice Hall, New York.
18 Philip Kotler (2006), Framework for Marketing Management, Prentice Hall,
New York
Internet
19 http://www.hanoimilk.vn/vi/san-pham.html
20 http://www.dairyvietnam.org.vn/vi/statisticslist.php?mnu=4&sid=9
Trang 821 http://www.dutchlady.com.vn/?id_pproductv=35&lg=vn&start=0
22 http://vinamilk.com.vn/?vnm=phanphoi
23 http://nutifood.com.vn/Default.aspx?pageid=41
24 http://bsc.com.vn/ViewReports.aspx?CategoryID=1&SourceID=5
25 http://www.nokia.com.vn/vai-net-ve-nokia/cong-dong
26 http://www.interbrandmedia.com/giai-phap/tu-van-thuong-
hieu/127-thuong-hieu-la-gi.html