1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch Vụ Vân Hậu

56 834 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 119,83 KB

Nội dung

Để có thể tận dụng thời cơ, hạn chế những thách thức thì công tác quản trị rủi ro phải được quan tâm đúng mức, đây là một trong những giải pháp tốt nhất giúpdoanh nghiệp

Trang 1

TÓM LƯỢC

Việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương Mại Thế Giới đã

giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận và học hỏi nền kinh tế hiện đại,phát triển của thế giới, cũng như phát huy thế mạnh vốn có trên trường quốc tế Tuynhiên, việc hội nhập cũng tạo ra những thách thức và những rủi ro rất lớn đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực để vượt qua, đặc biệt là các doanh nghiệp vừavà nhỏ Để có thể tận dụng thời cơ, hạn chế những thách thức thì công tác quản trị rủi

ro phải được quan tâm đúng mức, đây là một trong những giải pháp tốt nhất giúpdoanh nghiệp chủ động trong việc đương đầu và giải quyết các rủi ro, thách thức một

cách có hiệu quả Bắt nguồn từ thực tế trên, em quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch Vụ Vân Hậu”

Khóa luận gồm có 4 phần:

Phần Mở Đầu: Nêu ra tính cấp thiết của công tác quản trị rủi ro của các doanh

nghiệp nói chung và sự cấp thiết của công tác này với Công ty TNHH Thương mại &Dịch vụ Vân Hậu nói riêng Từ đó xác lập, tuyên bố vấn đề nghiên cứu, các mục tiêuvà phạm vi nghiên cứu và kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Chương I: Trình bày một số lý luận cơ bản về công tác quản trị rủi ro trong hoạt

động của doanh nghiệp Cụ thể là các các khái niệm cơ bản về rủi ro, rủi ro trong kinhdoanh và công tác quản trị rủi ro cùng với các nhân tố ảnh hưởng công tác này

Chương II: Giới thiệu sơ lược về Công ty, phân tích và đánh giá những rủi ro xảy

ra trong hoạt động kinh doanh và thực trạng công tác quản trị rủi ro trong Công tythông qua kết quả từ phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp Thông qua đó, rút ra nhữngthành tựu và tồn tại cũng như nguyên nhân của những thành tựu và tồn tại đó

Chương III: Đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị

rủi ro trong Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Vân Hậu Bao gồm giải pháp đốivới Công ty và các đề xuất với Nhà nước cùng cơ quan ban ngành

Ngoài những nội dung đã trình bày, khóa luận tốt nghiệp còn có lời cảm

ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo và các phụ lục về phiếu điều tratrắc nghiệm, câu hỏi phỏng vấn cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH Thươngmại & Dịch vụ Vân Hậu

Khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để khóa luận hoàn thiện hơn

Hà Nội, tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện

Đặng Thu Trang

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ VânHậu, em đã học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế và hoàn thành đượckhóa luận tốt nghiệp Được như vậy chính là nhờ sự giúp đỡ của nhà trường, của giáoviên hướng dẫn khóa luận và ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên trongCông ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Vân Hậu

Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy côkhoa Quản trị doanh nghiệp, các thầy cô thuộc bộ môn Nguyên lý quản trị cùng toànthể các thầy cô giáo trong trường Đại học Thương Mại đã tận tình giảng dạy và tạomọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian học tập tại trường

Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Dương Thị Thúy Nương – người đãtrực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho em trong thời gian thực hiện khóa luận tốtnghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Ban giám đốc cùng toàn thểnhân viên, các phòng ban của Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Vân Hậu đãcung cấp đầy đủ thông tin và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thựctập tại Công ty để em có thể nắm bắt được những kiến thức thực tế và hoàn thành đềtài nghiên cứu

Hà Nội, tháng 05 năm 2013

Sinh viên thực hiện Đặng Thu Trang

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

Phần Mở Đầu 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: 1

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu: 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu khóa luận: 4

Chương I: Một Số Lý Luận Cơ Bản Về Quản Trị Rủi Ro Của Doanh Nghiệp Thương Mại 5

1.1 Một số khái niệm cơ bản về quản trị rủi ro của doanh nghiệp thương mại 5

1.1.1 Khái niệm rủi ro 5

1.1.2 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh 5

1.1.3 Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh 5

1.2 Các nội dung vấn đề nghiên cứu 6

1.2.1.Vai trò và ý nghĩa của quản trị rủi ro trong kinh doanh 6

1.2.2 Phân loại rủi ro trong kinh doanh 6

1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh 9

1.2.4 Các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh 12

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh 13

Chương II: Phân Tích Và Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Quản Trị Rủi Ro Của Công Ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Vân Hậu 16

2.1 Khái quát về công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Vân Hậu 16

2.1.1 Sơ lược về hình thành và phát triển của Công ty: 16

Trang 4

2.1.2 Đánh giá tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây: 17

2.2 Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH TM & DV Vân Hậu 19

2.2.1 Những rủi ro thường gặp trong kinh doanh mà Công ty gặp phải: 19 2.2.2 Ảnh hưởng của những rủi ro tới hoạt động kinh doanh của công ty: 21 2.2.3 Thực trạng về việc áp dụng các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH TM & DV Vân Hậu 23 2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của Công ty 26

2.5 Các kết luận về thực trạng công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH TM & DV Vân Hậu 28

2.5.1 Thành công và nguyên nhân 28 2.5.2 Tồn tại và nguyên nhân 30

Chương III: Đề xuất và kiến nghị về công tác quản trị rủi ro trong Công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Vân Hậu 323.1 Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới: 323.2 Quan điểm về giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro: 333.3 Các đề xuất và kiến nghị giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Vân Hậu: 35

3.3.1 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro với Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Vân Hậu: 35 3.3.2 Một số kiến nghị với Nhà nước và các ban ngành, cơ quan liên quan 38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây

Bảng 2: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty

Bảng 3: Các rủi ro kinh doanh thường gặp của Công ty

Bảng 4: Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số rủi ro trong

hoạt động chính của Công ty

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TM & DV Thương mại & Dịch vụ

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài :

Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, tính cạnh tranh trên thị trườngcàng trở nên gay gắt Mọi doanh nghiệp càng phải cố gắng tìm ra phương thức kinhdoanh hữu hiệu nhất, họ đầu tư vào mọi khâu trong sản xuất và kinh doanh như nghiêncứu, triển khai, cải tiến sản phẩm và cuối cùng là dịch vụ khách hàng Tiếp cận từngkhâu trong cả quá trình như vậy, mọi doanh nghiệp đều gặp phải nhiều rủi ro dù lớnhay nhỏ Các nhà quản lý rủi ro không những phải tìm cách kiểm soát các rủi ro đơnthuần mà họ còn tiếp tục phán đoán và đưa ra giải pháp phù hợp cho những rủi ro tiềmtàng Vấn đề quản lý rủi ro luôn luôn là bài toán khó đối với mọi doanh nghiệp, cácnhà quản lý Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khi mà tiềm lực tài chínhchưa đủ mạnh, nền khoa học kỹ thuật kém phát triển so với các nước tiên tiến, các quyđịnh pháp luật vẫn chứa nhiều lỗ hổng, kỹ năng quản trị rủi ro của các nhà quản trị cònkém và có rất nhiều nguyên nhân khác thì vấn đề này càng trở nên cấp bách hơn hết Thực tế các doanh nghiệp hiện nay đều có sử dụng một số biện pháp nhằm hạnchế rủi ro như tham gia bảo hiểm, tự lập quỹ bảo hiểm riêng, đào tạo và huấn luyệnnhân viên… Những biện pháp này nhìn chung đã giúp doanh nghiệp hạn chế khánhiều loại rủi ro không đáng xảy ra Tuy nhiên đối với một số doanh nghiệp tại ViệtNam nói chung và Công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Vân Hậu nói riêng, cácnhà quản lý vẫn đang gặp khó khăn trong việc áp dụng biện pháp quản trị và giảmthiểu rủi ro dẫn đến việc không những không tránh được rủi ro mà hoạt động kinhdoanh lại phải chịu tổn thất nằng nề do rủi ro đó đem lại

Xuất phát từ những vấn đề trên và những phát hiện qua quá trình thực tập tạiCông ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Vân Hậu nên em chọn đề tài khóa luận “ Giảipháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH Thương Mại & Dịch VụVân Hậu”

Trang 7

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:

Do đây là một đề tài nghiên cứu còn khá mới mẻ nên những công trình nghiêncứu có cùng đề tài là không có mà chỉ có những công trình nghiên cứu về những vấnđề có liên quan đến đề tài như sau:

1 Giải pháp kiểm soát rủi ro trong công tác mua mặt hàng dầu ăn của Công tyCổ phần tập đoàn A-Z – Luận văn tốt nghiệp – Ngô Thị Thu Trang – Khoa Quản trịdoanh nghiệp – Trường đại học Thương mại – 2009

Tác giả đưa ra một số lý luận về kiểm soát rủi ro trong công tác mua mặt hàngdầu ăn và đề xuất giải pháp kiểm soát rủi ro tại Công ty Cổ phần Tập Đoàn A-Z

2 Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thươngmại Cổ phần công thương Việt Nam – Khoá Luận – Luận văn.net.vn – Đăng ngày04/03/2013

Tác giả trình bày khái niệm về quản trị rủi ro tác nghiệp và đề xuất giải phápnhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mạiCổ phần Công thương Việt Nam

3 Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua hàng tại Công

ty Cổ phần thép Trang Hùng – Luận văn tốt nghiệp – Vũ Thị Tâm – Khoa Quản trịdoanh nghiệp – Trường đại học Thương mại – 2011

Tác giả đưa ra một số lý luận về rủi ro, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tronghoạt động mua hàng Từ đó, đưa ra các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi rotrong hoạt động mua hàng tại Công ty Cổ phần thép Trang Hùng

Toàn bộ những bài viết, luận văn trên đã đóng góp cho em cơ sở lý luận về quản

trị rủi ro trong doanh nghiêp Tuy nhiên chưa có bài viết, đề tài nào nghiên cứu về “

Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Thương Mại & DịchVụ Vân Hậu”

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu đề tài bao gồm:

Trang 8

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro, quản trị rủi ro của doanh nghiệp.

- Phân tích và đánh giá thực trạng thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công tyTNHH Thương Mại & Dịch Vụ Vân Hậu

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHHThương Mại & Dịch Vụ Vân Hậu

4 Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tại Công ty

TNHH TM & DV Vân Hậu

Về thời gian: Nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH TM &

DV Vân Hậu trong giai đoạn từ 2010- 2012, giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi

ro năm 2013- 2017

Về nội dung: Từ những nghiên cứu về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công

ty TNHH TM & DV Vân Hậu, đề tài đưa ra một số đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH TM & DV Vân Hậu trong giai đoạn từnăm 2013-2017

5 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

- Phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi (phiếu điều tra)

+ Hình thức: Các câu hỏi trắc nghiệm, kết hợp các câu hỏi đóng và các câu hỏi mở

Trang 9

+ Nội dung: liên quan đến công tác quản trị rủi ro của công ty bao gồm: tình hìnhsản xuất, kinh doanh của công ty; các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi rovà mức độ ảnh hưởng của chúng; đánh giá công tác quản trị rủi ro.

+ Đối tượng điều tra: cán bộ công nhân viên công ty

+ Số phiếu phát ra: 48 phiếu

+ Số phiếu thu về: 48 phiếu

+ Số phiếu đạt chất lượng: 41 phiếu

+ Xử lý và phân tích thông tin: Thống kê và tiến hành phân tích, xử lý các số liệu

đã thu thập được thông qua phần mềm Excel

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Phương pháp này được sử dụng để làm rõ thêm những vướng mắc về công tácquản trị rủi ro của công ty mà ở phiếu điều tra chưa làm rõ Đây là phương pháp sinhviên đến gặp trực tiếp các đối tượng điều tra để tiến hành phỏng vấn trực tiếp trên cơsở các câu hỏi phỏng vấn đã được chuẩn bị trước

Đối tượng phỏng vấn là các nhà quản trị của công ty, gồm:

Thành viên hội đồng quản trị

Giám đốc công ty

Quản đốc nhà máy

Trang 10

* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng nghiên cứu như :

Báo cáo thường niên của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012

Dữ liệu về cơ cấu tổ chức của công ty

Các báo cáo tình hình thiệt hại của công ty

* Phương pháp phân tích dữ liệu:

Với các dữ liệu sơ cấp thu thập được từ các phiếu điều tra: dùng cách tính phầntrăm để so sánh giữa các chỉ tiêu, từ đó đưa ra được thực trạng, phát hiện và tìm hiểunguyên nhân các vấn đề liên quan tới công tác quản trị rủi ro Sau đó tiến hành phântích tổng hợp bằng cách kết hợp với thông tin từ phương pháp điều tra phỏng vấn để

có cái nhìn sâu hơn, cụ thể hơn và chính xác hơn về từng vấn đề nghiên cứu

Đối với các dữ liệu thứ cấp thu thập được, tiến hành phân tích bằng phươngpháp đối chiếu, so sánh

6 Kết cấu khóa luận:

Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ- hìnhvẽ, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài kết cấu thành 3 chương:

Chương I: Một số vấn đề lý luận về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.

Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Vân Hậu.

Trang 11

Chương III: Các kiến nghị và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiệc công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Vân Hậu.

CHƯƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1 Một số khái niệm cơ bản về quản trị rủi ro của doanh nghiệp thương mại

1.1.1 Khái niệm rủi ro:

Hiện nay, có 2 quan điểm về rủi ro:

Theo quan điểm truyền thống: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm

hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thểxảy ra cho con người

Trang 12

- Theo quan điểm hiện đại: Rủi ro là sự bất trắc có thể lường trước được Nó vừa

mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi oil thế mang đến những tổn thất, mấtmát, nguy hiểm cho con người nhưng cũng có thể mang đến nhiều cơ hội

1.1.2 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh :

Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện bất lợi, bất ngờ, gây khó khăn trở ngại

cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu, tàn phá các thành quả đang có, bắtbuộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, vật lực, thời gian trong quá trìnhphát triển của mình

Không nằm ngoài quy luật của cuộc sống, hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp không tránh khỏi rủi ro Nó có thể tạo ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặclàm mất đi những cơ hộ sinh lời, nhưng cũng có thể đưa đến những lợi ích, những cơhội thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.3 Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh:

Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đo

lường, đánh giá rủi ro, khắc phục các hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanhnhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong kinh doanh

Việc thực hiện quản trị rủi ro, tuỳ thuộc vào các yếu tố:

- Quy mô tổ chức lớn hay nhỏ?

- Tiềm lực của tổ chức mạnh hay yếu?

- Môi trường của tổ chức hoạt động đơn giản hay phức tạp? Có nhiều rủi ro hay ítrủi ro?

- Nhận thức của lãnh đạo?

1.2 Các nội dung vấn đề nghiên cứu:

1.2.1.Vai trò và ý nghĩa của quản trị rủi ro trong kinh doanh:

Như chúng ta cũng biết, quản trị rủi ro có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ vớiquản trị chiến lược và quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp Nó xuất hiện trong suốtquá trình thực hiện các hoạt động quản trị chiến lược, quản trị tác nghiệp nhằm hỗ trợhai hoạt động này Vì vậy, quản trị rủi ro được coi là hoạt động giúp doanh nghiệp ổn

Trang 13

định trong môi trường kinh doanh đầy sức cạnh tranh như hiện nay Bên cạnh đó, nógiúp tổ chức thực hiện đúng các mục tiêu, sứ mạng của chiến lược kinh doanh ở bất kểgiai đoạn nào Đặc biệt hơn, quản trị rủi ro giúp nhà quản lý đưa ra quyết định đúngđắn Bởi vì thông qua các quá trình: nhận dạng, phân tích, đo lường rủi ro, các nhàquản lý có thể đưa ra phương thức kiểm soát rủi ro phù hợp nhất Điều này làm tăng

độ an toàn trong kinh doanh, giảm chi phí hoạt động kinh doanh chung, hạn chế đượccác tổn thất không đáng có xảy ra, nâng cao mức uy tín của doanh nghiệp trên thịtrường và có thể giúp doanh nghiệp tìm ra nhiều cơ hội kinh doanh khả thi

Với các vai trò được nêu ở trên, chúng ta càng thấy rõ hơn về ý nghĩa của quảntrị rủi ro trong kinh doanh Nó mang một ý nghĩa rất quan trọng, là một nhân tố tạonên sự thành công cho bất kỳ kế hoạch hay chiến lược của doanh nghiệp dù là ngắnhạn hay dài hạn Bằng việc tiếp cận quan điểm hiện đại về rủi ro, các nhà quản trị hoàntoàn có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát để tránh bỏ lỡ các cơ hội lớn từ chính rủi

ro mang lại

1.2.2 Phân loại rủi ro trong kinh doanh:

a, Rủi ro thuần túy: tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm

lời được Ví dụ: người chủ một chiếc xe có rủi ro tổn thất tiềm ẩn liên quan đến một vụ

đụng xe Nếu có đụng xe người đó sẽ bị thiệt hại về tài chính Nếu không, người đó sẽkhông có lợi gì cả, vì thế tình trạng tài chính của người đó vẫn không thay đổi

b, Rủi ro suy đoán: tồn tại khi có một cơ hội kiếm lời được cũng như một nguy

cơ tổn thất Ví dụ: đầu tư vào 1 dự án vốn có thể có lợi nhuận hay có thể thất bại

Trang 14

- Phân loại theo nhóm nguyên nhân :

Rủi ro do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản trị: rủi ro do thiếu kiến thức quản

lý kinh doanh ở tầm vi mô và vĩ mô của các nhà quản lý dẫn đến những thiệt hại to lớnvề mặt kinh tế

Rủi ro do kém khả năng cạnh tranh: là những rủi ro của công ty do không thíchnghi được với khả năng cạnh tranh trên thị trường và không giữ được khách hàng củamình Hậu quả là mang lại tổn thất tài chính, có thể làm công ty phá sản

Rủi ro do sự thay đổi thị hiếu của khách hàng: do sự hạn chế về kiến thứcmarketing, các công ty đã không kịp thời đáp ứng thị hiếu của khách hàng, không bánđược hàng, tổn thất tài chính cho công ty

Rủi ro do lạm phát: do lạm phát tăng làm cho giá cả hàng hóa, nguyên vật liệutăng, đồng tiền mất giá Kết quả chi phí đầu vào lớn hơn mức dự kiến, làm cho thunhập bị giảm ( tổn thất về tài chính)

Rủi ro do điều kiện không ổn định của thuế: thuế là một trong những công cụđiều hòa thu nhập của nền kinh tế Kinh doanh trong môi trường bất ổn về thuế là rủi

ro rất lớn Nếu không tính toán kỹ, công ty có thể thu lỗ hoặc phá sản

Rủi ro do thiếu thông tin kinh tế: sự thiếu thông tin về thị trường sẽ dẫn đếnnhững quyết định sai lầm, gây hậu quả khôn lường

c, Phân loại theo môi trường hoạt động:

● Môi trường bên trong của doanh nghiệp: khi nghiên cứu rủi ro có thể chọn theo các hướng tiếp cận

Lĩnh vực: quản trị, marketing, tài chính/ kế toán, sản xuất, tác nghiệp, nghiên cứu, hệ thống thông tin

Theo phòng ban, bộ phận…

● Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp: là những yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được nhưng có ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả của doanh nghiệp

+ Môi trường vĩ mô

+ Môi trường vi mô

Trang 15

+ Môi trường thế giới.

d, Phân loại theo nguồn gốc của rủi ro:

Rủi ro từ môi trường kinh tế: khủng hoảng kinh tế, lạm phát, suy thoái làm chogiá cả các mặt hàng không ổn định dẫn đến sức mua của người tiêu dùng kém và giảmlợi nhuận, doanh số của doanh nghiệp Ví dụ: Sự biến động về tỷ giá cũng tạo nên sựchênh lệch lớn trong thanh khoản của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp phải chịu lỗtrong khâu thanh toán tiền hàng Hay lãi suất vay cao làm giá thành hàng hóa tăng caoảnh hưởng lớn sức mua và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Rủi ro từ môi trường chính trị - pháp luật: Sự thay đổi về thể chế chính trị làmảnh hưởng đến tính ổn định trong kinh doanh của doanh nghiệp Nếu thể chế chính trịkhông ổn định sẽ khó thu hút nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài, thị trườngkhông mở rộng, ngân sách nhà nước thất thoát một khoản lớn từ thuế thu nhập doanhnghiệp, như vậy kinh tế sẽ khó phát triển Hơn nữa, những thu tục pháp lý, quy địnhpháp luật thay đổi quá nhiều sẽ tạo ra khó khăn, rủi roc ho các doanh nghiệp cả tronglẫn ngoài nước

Rủi ro từ môi trường văn hóa – xã hội: do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tậpquán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức của dân tộc khác từ đó có những hành

xử không phù hợp, gây thiệt hại và mất cơ hội kinh doanh

Rủi ro từ môi trường khoa học – công nghệ: sự phát triển nhanh chóng của khoahọc công nghệ sẽ làm máy móc, thiết bị trở nên lỗi thời, năng suất kém ảnh hưởng đếnhoạt động sản xuất kinh doanh Những thủ tục pháp lý về bản quyền phát minh khoahọc thiếu chặt chẽ, minh bạch cũng ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Rủi ro từ cơ sở hạ tầng : Cơ sở hạ tầng về giao thông, thiết bị, văn phòng có thểảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Rủi ro từ môi trường tự nhiên: bao gồm lũ lụt, hạn hán, động đất,…gây thiệt hạilớn về người và của, làm cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu bịtổn thất nặng nề

Rủi ro do nhận thức con người: khi nhận diện và phân tích một vấn đề khôngđúng có thể dẫn đến quyết định sai lầm Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhauthì rủi ro càng lớn

Trang 16

e, Phân loại theo đối tượng chịu rủi ro:

● Rủi ro tài sản

● Rủi ro nhân lực

● Rủi ro trách nhiệm

g, phân loại theo ngành, lĩnh vực hoạt động:

● Rủi ro trong công nghiệp

● Rủi ro trong nông nghiệp

● Rủi ro trong kinh doanh thương mại

● Rủi ro trong hoạt động ngoại thương

● Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

● Rủi ro trong đầu tư…

1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh:

Quản trị rủi ro bao gồm 4 bước:

+ Bước 1: Nhận dạng rủi ro: là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các

loại rủi ro và bất định của một tổ chức Các hoạt động nhằm phát triển thông tin vềnguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa và các nguy cơ rủi ro

- Việc sắp xếp và phân nhóm rủi ro phải được căn cứ theo những tiêu chí sau:

Mối hiểm họa: gồm các điều kiện tạo ra hay làm tăng mức độ tổn thất của rủi ro

Mối nguy hiểm: là nguyên nhân của tổn thất

Nguy cơ rủi ro: là một tình huống có thể tạo nên ở bất kỳ lúc nào, có thể gâynên những tổn thất mà cá nhân hay tổ chức không thể tiên đoán được

- Cơ sở nhận dạng:

Nguồn rủi ro: thường được tiếp cận từ các yếu tố môi trường: tự nhiên, chínhtrị, kinh tế, văn hóa-xã hội, pháp luật, nhận thức, môi trường hoạt động của doanhnghiệp

Nhóm đối tượng chịu rủi ro: có thể là tài sản, nguồn nhân lực hay trách nhiệm

Phương pháp nhận dạng:

Trang 17

◦ Bảng liệt kê: là việc đi tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra trong các tìnhhuống nhất định, để từ đó nhà quản trị có thông tin nhận dạng và xử lý các đối tượngrủi ro.

◦ Phân tích báo cáo tài chính: bằng cách phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh,bản dự báo về tài chính và ngân sách kết hợp các tài liệu bổ trợ khác, nhà quản trị cóthể xác định nguy cơ rủi ro về tài sản, trách nhiệm pháp lý, nguồn nhân lực…

◦ Phương pháp thanh tra hiện trường: bằng cách quan sát trực tiếp các hoạt độngdiễn ra ở mỗi đơn vị, bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp, nhà quản trị tìm hiểu đượccác mối hiểm họa, nguyên nhân và các đối tượng rủi ro

◦ Ngoài ra còn có một số phương pháp khác : phương pháp lưu đồ, phương pháplàm việc với bộ phận khác của doanh nghiệp, phương pháp làm việc với bộ phận bênngoài, phương pháp phân tích hợp đồng, phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thấttrong quá khứ

+ Bước 2: Phân tích rủi ro: là quá trình nghiên cứu phỏng vấn, xác định các

mối nguy hiểm và nguy cơ rủi ro

- Trong bước này, nhà quản trị tiến hàn phân tích những điều kiện tạo ra rủi rohoặc những điều kiện làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra Có thể thông qua quátrình kiểm soát trước, trong và sau để phát hiện ra mối hiểm họa

- Cách thức phân tích :

Phân tích những tổn thất đã xảy ra: nghiên cứu, đánh giá những tổn thất đã xảy

ra để dự đoán những tổn thất sẽ xảy ra

Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, người ta dự đoán những tổn thất cóthể có

+ Bước 3: Đo lường rủi ro: thực chất là tính toán, xác định tần suất rủi ro và

biên độ rủi ro, từ đó phân nhóm rủi ro Hay nói cách khác, nhà quản trị xây dựng matrận về tần suất và biên độ rủi ro Việc đo lường rủi ro là rất quan trọng vì nó ảnhhưởng tới sự phân bổ nguồn lực cho quản trị và kiểm soát rủi ro

- Các phương pháp đo lường:

Phương pháp trực tiếp: là phương pháp xác định tổn thất bằng các công cụ đolường trực tiếp như cân, đong, đo đếm

Trang 18

Phương pháp gián tiếp: là phương pháp đánh giá tổn thất thông qua việc suyđoán tổn thất, thường được áp dụng đối với thiệt hai vô hình như chi phí cơ hội, sựgiảm sút sức khỏe, tinh thần người lao động…

Phương pháp xác suất thống kê; xác định tổn thất bằng cách xác định các mẫuđại diện, tính tỷ lệ tổn thất trung bình, sau đó tính tổng số tổn thất

Phương pháp cảm quan: là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của các chuyêngia để xác định tỷ lệ tổn thất qua đó ước lượng tổng số tổn thất

Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp sử dụng các tổng hợp cáccông cụ kỹ thuật và tư duy suy đoán của con người để đánh giá mức độ tổn thất

Phương pháp dự báo tổn thất: là dự đoán tổn thất có khi rủi ro xảy ra Phươngpháp này dựa trên cơ sở đo lường xác suất rủi ro, mức độ tổn thất trung bình của mỗisự cố, từ đó dự báo mức tổn thất trung bình có thể xảy ra trong kì kế hoạch

+ Bước 4: Kiểm soát và tài trợ tổn thất:

- Kiểm soát rủi ro là việc dùng các biện pháp để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu

những tổn thất khi rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp

Bao gồm:

Né tránh rủi ro: là việc né tránh những hoạt động hoặc loại bỏ những nguyênnhân gây ra rủi ro Để né tránh rủi ro, có thể sử dụng các phương thức như chủ động

né tránh, loại bỏ nguyên nhân của rủi ro

Ngăn ngừa tổn thất: là việc tập trung tác động vào chính mối nguy hiểm, môitrường rủi ro để ngăn ngừa tổn thất ví dụ: mua bảo hiểm, chọn ngân hàng uy tín để mởL/C Hoặc tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro bằng cáchthông qua trung gian để tiếp cận thị trường và tạo quan hệ tốt với địa phương

Giảm thiểu tổn thất: là việc cứu vớt tài sản còn sử dụng được, chuyển nợ và bồithường cho bên thứ 3, xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro, dự phòng và phân tánrủi ro

- Tài trợ rủi ro: là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù những tổn

thất hoặc tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất Trongthực tế có 2 biện pháp tài trợ rủi ro : sử dụng các biện pháp tự khắc phục rủi ro của

Trang 19

doanh nghiệp và dùng biện pháp chuyển giao rủi ro Có thể kết hợp các biện pháp nàyvới kỹ thuật :

Tài trợ rủi ro bằng cách chủ yếu là tự khắc phục rủi ro, có kèm theo chuyển giaomột phần

Tài trợ rủi ro bằng cách chủ yếu chuyển giao rủi ro, còn một phần là tự khắcphục hay tự bảo hiểm

Tài trợ rủi ro bằng cách 50% tự khắc phục và 50% chuyển giao

1.2.4 Các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh:

Xuất phát từ các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong kinh doanh, cácdoanh nghiệp có thể sử dụng một số biện pháp như sau:

Các doanh nghiệp có thể tham gia mua bảo hiểm cho các tài sản có giá trị hoặclập các quỹ nhằm bù đắp thiệt hại, tổn thất khi rủi ro xảy ra

Thực hiện tốt các chương trình bảo hiểm cho người lao động: bảo hiểm y tế,bảo hiểm xã hội

Đầu tư công nghệ thông tin, trang thiết bị báo động, phòng cháy chữa cháy hiện đại

Xây dựng quy định về an toàn lao động trong doanh nghiệp và được sự đồng ý,cam kết của nhân viên

Xây dựng các khóa đào tạo nâng cao tay nghề và kỹ năng xử lý khi rủi ro xảy ra

Nâng cao ý thức của nhân viên về rủi ro trong kinh doanh

Ngăn ngừa rủi ro bằng cách kiểm soát từ khâu tuyển dụng đến khâu đãi ngộnhân lực bởi con người là chủ thể của hoạt động

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh:

- Môi trường tự nhiên:

Nguyên nhân từ môi trường tự nhiên, như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa,sóng thần, nước biển dâng, trái đất “nóng” lên, Các rủi ro này thường có hai đặcđiểm chung: khả năng dự báo, dự đoán thấp, xảy ra bất ngờ, thứ hai là gây thiệt hạitrên quy mô lớn; không chỉ cho một vùng miền, một ngành hàng, một cộng đồng màcho cả một nền kinh tế, một số quốc gia hoặc cả thế giới Nói dự đoán, dự báo là khónhưng các hiện tượng thiên nhiên này cũng hoạt động theo quy luật, do đó, các doanhnghiệp cũng có thể chủ động phòng tránh hoặc lựa chọn giải pháp thích hợp

Trang 20

- Môi trường xã hội:

Các rủi ro từ môi trường xã hội, từ cấu trúc xã hội, dân số, dân cư Đó là sự thayđổi các chuẩn mực giá trị, hành vi con người, các thang giá trị trong xã hội, các đặc xãhội Một xã hội bao cấp về kinh tế, bao biện trong quản lý một xã hội “ít trọngthương”, loay hoay trong việc định thang giá trị “nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông,nhất nông nhì sĩ”, hai xếp hạng đơn giản theo kiểu "sĩ, nông, công, thương”, một xãhội với cộng đồng dân cư đông nhưng không mạnh, chất lượng dân số thấp, sức muakém, tỉ lệ dân số trẻ thấp, đều có thể là nguồn gốc rủi ro cho các hoạt động thươngmại, đầu tư của doanh nghiệp Ngược lại, một xã hội biết khuyến khích nuôi dưỡngcác giá trị sáng tạo, các cảm hứng đầu tư, chắc chắn sẽ là lá chắn bảo vệ tốt cho cácdoanh nghiệp

- Môi trường văn hóa:

Các rủi ro đến từ nơi có môi trường thấp kém về văn hóa, tha hóa về đạo đức Một xã hội nơi có dân trí thấp, các chuẩn mực văn hóa thiếu, đạo đức không được đềcao, làm sao có thể thực thi pháp luật tốt được? Một khi pháp luật không được thực thihiệu quả thì ngàn vạn rủi ro có thể xảy ra Ở đó, sẽ có sự lộng quyền của chính trị, sựlộng hành của các loại tội phạm như trộm cắp, cướp bóc, bạo loạn, lừa đảo kinh tếngầm, bội ước hợp đồng, hàng giả, hàng nhái, kích động tôn giáo, sắc tộc, hận thù Các giá trị "chân, thiện, mỹ”, như là chuẩn mực của văn hóa, đạo đức một khi đã bịchà đạp thì làm sao kinh doanh chân chính, đầu tư bền vững có chỗ đứng lâu dàiđược ? Hệ quả sẽ là các loại kinh doanh chụp giật, lừa đảo, dối trá sẽ thống trị

- Môi trường chính trị:

Các rủi ro từ môi trường chính trị, nơi thiếu các thiết chế để bảo vệ quyền tự do,dân chủ, quyền sở hữu tài sản của người dân nói chung, doanh nghiệp nói riêng Môitrường chính trị bao gồm sự ổn định về chính trị, an ninh, an toàn cho doanh nghiệp,người dân Một quốc gia thường xuyên thay đổi chính sách, thường xuyên có đảochính, chiến tranh, bạo loạn, xung đột sắc tộc, tôn giáo, bãi công đình công, thườngxuyên có sự can thiệp thiếu chuẩn mực vào thị trường, chính sách bị các nhóm lợi ích

mờ ám chi phối, phân biệt đối xử, tham ô, hối lộ trầm trọng đều gây nguy cơ rủi rocho các doanh nghiệp khiến họ thiếu niềm tin kinh doanh, mất động lực đầu tư hoặc tệ

Trang 21

hại hơn, kinh doanh theo kiểu băng đảng maphia, băng hoại nhà nước, gây hại cho cảnền kinh tế, xã hội.

- Môi trường kinh tế:

Một nền kinh tế khoẻ là một nền kinh tế có sức đề kháng cao, có khả năng giảiquyết khủng hoảng một cách tốt nhất theo hướng minh bạch, chi phí thấp, tính bềnvững cao Một môi trường kinh tế, nơi thường xuyên có khủng hoảng, lạm phát triềnmiên, giá cả thất thường, cung cầu bất ổn, tỷ giá thay đổi chóng mặt, hàng hóa dịch vụkhan hiếm (thật và giả), độc quyền không kiểm soát được, cạnh tranh công bằng chỉnằm trên giấy cùng với việc thiếu năng lực kỹ trị hoặc sự công tâm của công quyềnđều được coi là những rủi ro lớn cho các doanh nghiệp Ngoài ra, xét từ một góc độkhác, các thách thức đến từ một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, sự thay đổi mạnhmẽ của khoa học kỹ thuật của công nghệ thông tin cũng sẽ là những rủi ro cho nhữngdoanh nghiệp thiếu khả năng thích ứng với đổi mới

- Môi trường pháp luật:

Các rủi ro có nguyên nhân từ môi trường pháp lý thiếu minh bạch trong cả ba lĩnhvực lập pháp, hành pháp và tư pháp Đây cũng là hiểm họa của kinh doanh lành mạnh.Một hệ thống văn bản pháp luật được ban hành với sự tham gia có hiệu quả của cộngđồng doanh nghiệp, theo các tiêu chí bền vững, thống nhất, thân thiện, công bằng, dễ ápdụng; một hệ thống hành pháp hoạt động theo phương châm hỗ trợ, thúc đẩy và phục vụkinh doanh; một hệ thống tư pháp đáng tin cậy, tôn trọng công lý, bảo đảm pháp luậtthực thi hiệu quả cùng với một xã hội thượng tôn đạo đức, pháp luật sẽ là một môitrường lý tưởng để khuyến khích đầu tư và phát triển doanh nghiệp Ngược lại, nơi phápluật bất nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, thay đổi đột ngột, mờ ám, thực thi pháp luật thiếuminh bạch, công khai, hiệu quả, việc áp dụng pháp luật thiếu công bằng, khách quan,các quyền sở hữu tài sản, quyền bảo vệ hợp đồng hoặc luôn bị xâm hại hoặc chi phí quácao đều là nguồn gốc rủi ro, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp

- Các yếu tố thuộc môi trường đặc thù của doanh nghiệp:

Các rủi ro đến từ các đối tác của doanh nghiệp Họ có thể là các nhà đầu tư, gópvốn liên doanh, liên kết, là bạn hàng của doanh nghiệp Họ đến từ đâu ? Họ có đáng tincậy về đạo đức, kỹ năng, kinh nghiệm, tài chính, pháp luật, quản trị doanh nghiệpkhông ? Thiết lập quan hệ với họ rồi mới đến việc thương thuyết, ký kết, thực hiện hợp

Trang 22

đồng trong đó, mỗi công đoạn đều rình rập những rủi ro mà doanh nghiệp cần phảitính đến như: mâu thuẫn trong các điều khoản, chọn luật, thanh toán và thuế, chuyểnquyền sở hữu và rủi ro, các biện pháp khắc phục và xử lý vi phạm, giới hạn tráchnhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và giải quyết tranh chấp hợp đồng

- Môi trường bên trong doanh nghiệp:

Các rủi ro đến ngay từ chính trong nội bộ doanh nghiệp như thái độ của doanhnghiệp đối với rủi ro, sai lầm trong chiến lược kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, sựyếu kém của cán bộ quản lý và nhân viên, thiếu đạo đức và văn hóa kinh doanh, thiếuđộng cơ làm việc, thiếu đoàn kết nội bộ Quản trị doanh nghiệp là toàn bộ các điều

lệ, quy tắc, quy chế, thông lệ quản lý và điều hành doanh nghiệp Quản trị doanhnghiệp tốt sẽ giúp các chiến lược, quyết định của doanh nghiệp được ban hành sángsuốt nhất, thực thi hiệu quả nhất, loại trừ được rủi ro tốt nhất Quản trị doanh nghiệptốt bảo đảm phát huy hết nguồn lực (nhân lực/ vật lực) trong doanh nghiệp đồng thờisớm phát hiện được vấn đề phát sinh nội bộ

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ VÂN HẬU

2.1 Khái quát về công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Vân Hậu:

2.1.1 Sơ lược về hình thành và phát triển của Công ty:

a Giới thiệu chung về Công ty:

Công ty TNHH TM & DV Vân Hậu hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quyđịnh hiện hành khác của nước CHXHCN Việt Nam và được thành lập ngày 8/4/2004,công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh số: 1902000512 và mã số thuế:2500226702

Trang 23

Địa chỉ công ty : Lô 50, đường Nguyễn Tất Thành, xã Định Trung, thành phốVĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3861668

Fax: 0211.3846569

Email: vinhyenvinamilk.com.vn

b Chức năng và nhiệm vụ của công ty:

Với máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển đồng bộ hiện đại và đội ngũ nhânviên dày dặn kinh nghiệm, nhiệm vụ chính của công ty là phân phối các sản phẩmbánh kẹo, gia vị, sữa bột, thuốc lá Để phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế của cảnước, đồng thời với phương châm “Chất lượng là hàng đầu”, công ty đã từng bước mởrộng quy mô hoạt động và các lĩnh vực khác, tập trung các nguồn lực cạnh tranh nhằmchiếm lĩnh thị trường, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao năng suất lao động góp phầnphát triển kinh tế xã hội

c Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:

Hình 1: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Vân Hậu

(Nguồn: phòng nhân sự)

Giám đốc

Phòng kế toán Phòng nhân sự

Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh

Trang 24

2.1.2 Đánh giá tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây:

Trải qua hơn 8 năm thành lập và phát triển, Công ty TNHH TM & DV Vân Hậu

đã trải qua nhiều sự thay đổi trên mọi phương diện như nhân lực, tài chính, công nghệ,

…Trong suốt thời gian đó, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Công ty phải đốimặt với nhiều khó khăn Tuy nhiên, nhờ chiến lược, chính sách đúng đắn, phù hợp vớiđiều kiện kinh tế và sự lãnh đạo của các cấp quản trị mà Công ty đã vượt qua được khókhăn, tiếp tục phát triển Minh chứng cụ thể là giai đoạn 2010-1012, đây là 3 năm khókhăn đối với các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Đơn vị: triệu đồng.

So sánh

2011 và 2010 2012 và 2011

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệDoanh thu 39512,21 43368,72 45154,69 3856,51 0,09 1785,97 0,04

Trang 25

(Nguồn: phòng kế toán và phòng kinh doanh)

Về kết quả kinh doanh: doanh thu của Công ty có xu hướng tăng ít Doanh thunăm 2011 tăng 9% so với doanh thu năm 2010 nhưng đến năm 2012 chỉ tăng 4% sovới năm 2011 Lợi nhuận sau thuế của Công ty từ đó cũng giảm mạnh, cụ thể năm

2011 giảm 12% so với năm 2010 và năm 2012 giảm 24% so với năm 2011 Mặc dùcác chỉ tiêu trên đều có xu hướng giảm nhưng nó lại nằm trong kế hoạch cắt giảm chitiêu để phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay Các chỉ tiêu như chi phí tài chính, chiphí bán hàng, chi phí quản doanh nghiệp ở năm 2011 tăng mạnh chiếm hơn 10% sovới năm 2010 nhưng đến năm 2012, sự chênh lệch này giảm xuống còn khoảng hơn4% Qua đây, ta thấy được sự nỗ lực của đội ngũ quản trị trong việc hạn chế rủi ro vềtài chính của của Công ty

Bảng 2: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty

Đơn vị: triệu đồng

Trang 26

Mặc dù, các nhà quản trị của Công ty đã có sự can thiệp kịp thời để kết quả kinhdoanh và nguồn vốn trong 3 năm gần đây không giảm sút trầm trọng hay nói cáchkhác, Công ty giảm bớt phần nào mức độ ảnh hưởng của rủi ro do yếu tố kinh tế đemlại nhưng Công ty vẫn gặp nhiều rủi ro liên quan đến công tác quản trị tác nghiệp vàcông tác quản trị nhân lực Hiện nay, Công ty chủ yếu tập trung vào phòng ngừa rủi rocho con người do đặc thù lao động nặng nhọc của doanh nghiệp: bốc vác hàng, chuyênchở thông qua các loại bảo hiểm phương tiện giao thông và bảo hiểm sức khỏe Còncác rủi ro liên quan đến những biến động trên thị trường từ phía khách hàng và nhàcung cấp, đối thủ cạnh tranh, Công ty cũng đưa ra các kế hoạch chi tiết phòng trừnhằm giảm bớt thiệt hại nhưng chưa thực sự phù hợp Điều này cho thấy, công tácquản trị rủi ro của Công ty chưa được quan tâm đúng mức Do vậy, Công ty TNHH

TM & DV Vân Hậu trong thời gian tới cần có những biện pháp nhằm nâng cao côngtác quản trị rủi ro một cách toàn diện và hiệu quả hơn

Trang 27

2.2 Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH TM & DV Vân Hậu

2.2.1 Những rủi ro thường gặp trong kinh doanh mà Công ty gặp phải:

Qua điều tra nhân viên, nhà quản lý trong Công ty cổ phần TNHH TM & DVVân Hậu về vấn đề quản trị rủi ro và thông qua các báo cáo thường niên của công tytrong 3 năm 2010-2012, nhận thấy rằng công ty chịu rủi ro chủ yếu liên quan đến côngtác mua hàng, bán hàng, dự trữ hàng hóa và về nhân sự Ta có kết quả cụ thể như sau:

Bảng 3: Các rủi ro kinh doanh thường gặp của Công ty

Do nhu cầu thị trườngtăng nhanh vào dịp lễ,tết và trình độ quản lýcủa đội ngũ nhân viêncòn kém

2 Rủi ro về đối thủ

cạnh tranh, nền

kinh tế suy thoái

Tần suấtlớn vì Luônbị ảnhhưởng

Thiệt hại về doanhthu vì mất kháchhàng

Số đối thủ cạnh tranhlớn, chịu ảnh hưởngbởi sự suy thoái kinh

ra thườngxuyên

lượng hàng hóa tồnkho do hỏng hoặchết hạn sử dụngchiếm trung bìnhkhoảng 18,7% tổnggiá trị số hàng trongkho hàng năm

Do thiếu cơ sở vậtchất Hệ thống thiếtbị bảo quản, sắp xếpchưa đầy đủ.Nguồn tài chính cònhạn hẹp

4 Rủi ro về nhân

viên bỏ việc,

chuyển công tác

Tần suấtthấp xảy ra

3 lần tronggiai đoạn

Có 6 nhân viên bánhàng và 2 nhân viênhành chính nghỉ

việc

Công tác quản lýnhân sự chưa tốt, mâuthuẫn nội bộ

Trang 28

- Rủi ro về mua hàng: Công ty hay gặp tình trạng lô hàng thiếu hoặc hỏng do

quá hạn sử dụng từ nhà cung cấp và những lô hàng này rất khó đổi, trả lại; chất lượnghàng hóa không đồng bộ Những rủi ro này xảy ra với tần suất khá lớn Ví dụ: rủi rothiếu hàng có tần suất trung bình là 22 lần/năm, nếu vào các dịp lễ, Tết, thì tần suấtnày gấp 4,2 lần Số lượng hàng hóa tồn kho do hỏng, quá hạn chiếm lượng lớn trongtổng số hàng trong kho Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trên là nhu cầu thị trường tăngmạnh vào các dịp lễ đặc biệt; sự kiểm soát chất lượng hàng hóa của đội ngũ nhân viênchưa tốt; khả năng đánh giá lượng hàng hóa cần nhập còn kém; thiếu sự liên kết giữacác nhà cung cấp và Công ty

- Rủi ro về bán hàng: Công ty gặp rủi ro từ tình hình kinh tế, rủi ro từ đối thủ

cạnh tranh và rủi ro từ việc thiếu hàng bán Cũng giống các doanh nghiệp khác, kếtquả doanh thu của Công ty bị ảnh hưởng rất nhiều do nền kinh tế suy thoái Hơn nữa,

số lượng đối thủ cạnh tranh trong khu vực tỉnh Vĩnh Phúc là 10 công ty sản xuất vàphân phối có mặt trên thị trường khá lâu, có nhiều chính sách bán hàng hấp dẫn và khảnăng tài chính lớn nên đã tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ Đó chính là những nguyênnhân dẫn đến các rủi ro trên

- Rủi ro về dự trữ hàng hóa: bao gồm rủi ro do hàng hóa hỏng vì sắp xếp

không cẩn thận hay quá hạn sử dụng Mặc dù các rủi ro trên xảy ra với tần suất cao vàmức độ tổn thất lớn vì số lượng hàng hóa nhập/ lần khá lớn đều cùng lô sản xuất nên

dễ hỏng trong cùng một điều kiện Nguyên nhân là thiếu trang thiết bị như kệ hàng, giá

đỡ, xe hàng nên hàng hóa sắp xếp chồng chéo nhiều làm ảnh hưởng đến bao bì và sảnphẩm bên trong Ngoài ra, hệ thống thiết bị chữa cháy chưa được trang bị đầy đủ Hiệntại, nhân viên kho vẫn làm công tác kiểm tra hàng theo từng ngày bằng cách thủ côngnên rất dễ có trường hợp kiểm tra sai, thông tin sai về số lượng hàng hóa đến bộ phậnkế toán, làm ảnh hưởng đến kế hoạch nhập hàng

- Rủi ro về nhân sự: gồm có rủi ro thiếu nguồn nhân sự do bỏ việc, chuyển công

tác, nghỉ hưu hay về sức khỏe; rủi ro từ việc mâu thuẫn nội bộ Các rủi ro này cũngkhông xảy ra thường xuyên nhưng nó ảnh hưởng đến mọi hoạt động của Công ty Kểtừ năm 2009- 2012, có khoảng 6 nhân viên bán hàng xin nghỉ việc và chuyển sang làm

Ngày đăng: 17/03/2015, 12:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w