Tình hình sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn tại công ty Cổ phần viễn thông điện lực Hà Nội (Trang 41)

III Thực trạng sử dụng vốn tại công ty

2. Tình hình sử dụng vốn lưu động

Từ biểu 3(trang 18) bảng cân đối kế tóan trong ba năm ta có thế thấy tình hình phân bổ vốn lưu động của công ty và tình trạng của từng khỏan mục trong các giai đoạn luân chuyển.

• Vốn bằng tiền:

Năm 2008 là 893.175.496đồng, chiếm 4,5% tổng vốn lưu động của công ty.

Năm 2009, số vốn này là 5.993.757.275đồng (chiếm 19,17% tổng vốn lưu động của công ty), tăng 5.100.581.779đồng (tăng 14,67% so với năm 2008).

_________________________________________________________________ Năm 2010, số vốn bằng tiền giảm xuống còn 2.192.929.946đồng (chiếm 3,8% tổng vốn lưu động), giảm 3.800.827.329đồng so với năm 2009. Lượng tiền này giảm xuống là do công ty dùng để thanh tóan lương cho công nhân viên, tạm ứng mua hàng...công ty đã dùng lượng tiền này cho các khỏan mục trên nhiều hơn năm 2009. Vốn bằng tiền giảm đi là dấu hiệu tốt vì đây là số tiền mà công ty đi vay, phải chịu lãi, nếu công ty để tiền mặt tại quỹ nhiều sẽ gây lãng phí.

• Các khỏan phải thu:

Năm 2008, các khoản phải thu của công ty là 6.650.583.822đồng, chiếm 33,54% tổng vốn lưu động của công ty.

Năm 2009, con số này là 8.691.407.228đồng (chiếm 27,8% tổng vốn lưu động), tăng về số tuyệt đối nhưng giảm về số tương đối so với năm 2008.

Năm 2010, các khỏan phải thu là 22.888.027.353đồng (chiếm 39,64% tổng vốn lưu động), tăng cả về số tương đối lẫn tuyệt đối so với năm 2009 và năm 2008.

Các khỏan phải thu của khách hàng vẫn còn cao và đang có xu hướng tăng: năm 2008 là 6.233.482.822đồng (chiếm 31,44% tổng vốn lưu động và 93,73% các khỏan phải thu); năm 2009 là 4.897.994.778đồng (chiếm 15,67% tổng vốn lưu động và 56,35% các khỏan phải thu); năm 2010 là 11.811.149.918đồng (chiếm 20,46% tổng vốn lưu động và 51,6% các khỏan phải thu). Chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn, điều này sẽ làm cho công ty tạm thời bị thiếu vốn lưu động để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn đảm bảo cho quá trình hoạt động được diễn ra liên tục, công ty phải đi vay vốn, trả lãi vay, trong khi khỏan tiền mà khách hàng chịu thì công ty không thu được lãi. Công ty cần phải chú ý hơn đến điều này.

Khỏan trả trước cho người bán cũng tăng lên cả về số tương đối và tuyệt đối: năm 2008 là 286.736.000đồng (chiếm 1,45% tổng vốn lưu động và 4,31% _________________________________________________________________

_________________________________________________________________ các khoản phải thu); năm 2009 là 3.574.392.375đồng (chiếm 11,44% tổng vốn lưu động và 41,12% các khoản phải thu); năm 2010 là 10.868.150.371đồng (chiếm 18,82% tổng vốn lưu động và 47,48% các khoản phải thu) điều này chứng tỏ công ty vẫn chưa có quan hệ tốt với các nhà cung cấp, vẫn chưa được tin tưởng.

Các khỏan phải thu khác cũng đang có chiều hướng giảm: năm 2008 là 0,665% tổng vốn lưu động; năm 2009 là 0,7%; năm 2010 là 0,36% đây là một dấu hiệu tốt.

Khoản mục phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của công ty, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi công ty phải đưa ra giải pháp để giảm các khoản phải thu.

• Hàng tồn kho:

Năm 2008 là 12.283.558.083đồng (chiếm 61,95% tổng vốn lưu động). Năm 2009 là 16.105.618.669đồng (chiếm 51,53% tổng vốn lưu động). Năm 2010 là 30.760.852.843đồng (chiếm 53,27% tổng vốn lưu động). Là một công ty xây dựng việc dự trữ nguyên vật liệu, trang thiết bị là nhu cầu thường xuyên nhưng vì làm việc theo mùa vụ nên phải đảm bảo yêu cầu kinh doanh được tiến hành liên tục, vừa đảm bảo tiết kiệm được chi phí, tránh tình trạng ứ đọng một cách lãng phí.

• Tài sản ngắn hạn khác:

Năm 2009 là 463.834.113đồng; năm 2010 là 1.898.063.626đồng, đã có sự tăng lên so với năm 2009.

Để cụ thể hơn, chúng ta cần xem xét đến tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

_________________________________________________________________

Biểu 9: Vốn lưu động thường xuyên

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Tài sản cố định 2. Vốn chủ sở hữu 3. Nợ dài hạn 1.946.144.570 17.283.147.793 0 5.556.257.007 19.310.712.733 0 5.998.980.657 23.882.361.670 0 Vốn lưu động thường xuyên (2 + 3 – 1) 15.337.003.223 13.754.455.726 17.883.381.013

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty HATEC)

Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động thường xuyên của các năm đều dương, nguồn vốn dài hạn dư thừa để đầu tư cho tài sản lưu động. Đồng thời tài sản lưu động lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn, do vậy khả năng thanh tóan của doanh nghiệp tốt, tình hình tài chính như vậy là lành mạnh.

Bên cạnh chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên, người ta còn sử dụng chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên để phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh.

Biểu 10: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Các khỏan phải thu 2. Hàng tồn kho 3. Nợ ngắn hạn 6.650.583.822 12.283.558.083 4.720.971.665 8.691.407.228 16.105.618.669 17.943.852.468 22.888.027.353 30.760.852.843 40.280.182.555 Nhu cầu vốn lưu động

thường xuyên (1 + 2 – 3) 14.213.170.240 6.853.173.429 13.368.697.641

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty HATEC)

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên dương ở cả ba năm, hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Tại đây các tài sản ngắn hạn của doanh _________________________________________________________________

_________________________________________________________________ nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho phần chênh lệch.

Để đánh giá xem công ty đã sử dụng vốn lưu động của mình như thế nào, ta cùng nghiên cứu các số liệu sau:

Biểu 11: Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản lưu động

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Gía vốn hàng bán 17.386.189.879 22.256.421.569 64.410.157.791 2. Tồn kho bình quân

trong kỳ 3.708.199.561 1.911.030.293 7.327.617.087 3. Vòng quay dữ trữ, tồn

kho (1/2) 4,69 11,65 8,79

4. Doanh thu thuần 20.947.216.722 27.534.310.125 74.639.934.115 5. Tài sản lưu động bình

quân 14.976.726.086 25.540.967.343 44.947.245.527 6. Vòng quay tài sản lưu

động (4/5) 1,40 1,08 1,68

7. Mức đảm nhiệm tài

sản lưu động (5/4) 71,5% 92,76% 59,62%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty HATEC)

• Số lần luân chuyển hàng tồn kho trong kỳ là không ổn định, cao nhất là ở năm 2009 với 11,65vòng. Chỉ số này cho thấy hàng hóa bị ứ đọng, mức tiêu thụ hàng hóa không đều.

• Vòng quay tài sản lưu động

Năm 2008, vòng quay tài sản lưu động là 1,40; một đồng tài sản lưu động đem lại 1,4đồng doanh thu thuần.

Năm 2009, vòng quay tài sản lưu động là 1,08 (giảm 32% so với năm 2008); một đồng tài sản lưu động đem lại 1,08đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động đang giảm sút.

Năm 2010, vòng quay tài sản lưu động là 1,68 (tăng 60% so với năm 2009, tăng 28% so với năm 2008); một đồng tài sản lưu động tạo ra 1,68đồng _________________________________________________________________

_________________________________________________________________ doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của công ty đang được cải thiện.

• Mức đảm nhiệm tài sản lưu động quá cao và tăng giảm không đều.

Năm 2008, chỉ tiêu này là 71,5%. Doanh nghiệp cần phải sử dụng 71,5% đơn vị tài sản lưu động để đạt được một đơn vị doanh thu.

Năm 2009, chỉ tiêu này là 92,76% (tăng 21,265 so với năm 2008). Doanh nghiệp phải sử dụng 92,76%đơn vị tài sản lưu động để đạt được một đơn vị doanh thu, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty thấp.

Năm 2010, chỉ tiêu này là 59,62%, tuy đã giảm đi nhiều so với hai năm trước đó nhưng vẫn còn cao. Để đạt được một đơn vị doanh thu, doanh nghiệp phải sử dụng 59,62% đơn vị tài sản lưu động.

Doanh nghiệp cần phải cố gắng giảm chỉ số này hơn nữa, sử dụng tài sản lưu động một cách hợp lý hơn.

Sau đây chúng ta sẽ xem xét đến khả năng thanh tóan, cơ cấu tài chính cũng như nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp:

Biểu 12

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Hệ số thanh tóan ngắn hạn 4.200 1.741 1.433

2 Hệ số thanh tóan nhanh 1.598 0.818 0.623

3 Hệ số nợ tổng tài sản 0.214 0.482 0.628

4 Hệ số nợ vốn cổ phần 0.273 0.929 1.687

5 Hệ số sinh lợi của doanh thu 0.044 0.085 0.067 6 Hệ số sinh lợi của tài sản 0.056 0.070 0.097 7 Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu 0.209 0.121 0.053

(Dựa vào các số liệu ở báo cáo tài chính của công ty HATEC)

Hệ số thanh tóan ngắn hạn của công ty qua các năm đều > 1 chứng tỏ khả năng thanh tóan tốt, song lại đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Công ty cần quan tâm đến điều này khi mà các khỏan nợ ngắn hạn đang tăng dần.

_________________________________________________________________ Hệ số thanh tóan nhanh của công ty đang giảm dần, từ chỗ có thể đáp ứng các khỏan phải thu đến chỗ không thể. Khả năng ứng phó của công ty ngày càng giảm trong khi tỷ lệ nợ phải trả cao: năm 2008 là 21,45% so với tổng tài sản; năm 2009 là 48,16% so với tổng tài sản; năm 2010 là 62,78% so với tổng tài sản. Công ty đang có xu hướng đi vay nhiều hơn, nếu không quản lý tốt nguồn vốn này thì công ty sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn tại công ty Cổ phần viễn thông điện lực Hà Nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w