Tình hình sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn tại công ty Cổ phần viễn thông điện lực Hà Nội (Trang 39)

III Thực trạng sử dụng vốn tại công ty

1. Tình hình sử dụng vốn cố định

Vốn cố định là một phần của vốn kinh doanh để tạo nên nguồn vốn của doanh nghiệp. Việc quản lý, sử dụng tốt vốn cố định có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để đánh giá tình hình sử dụng vốn cố định của công ty, ta nghiên cứu bảng sau:

Biểu 7: Cơ cấu vốn cố định của công ty

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Tài sản cố định - Nguyên giá

- Gía trị hao mòn lũy kế

1.946.144.570 2.099.708.000 (153.563.430) 5.556.257.007 2.099.708.000 (528.716.414) 5.998.980.657 2.746.376.378 (869.161.014)

2. Đầu tư dài hạn 0 0 0

3. Chi phí xây dựng cơ 0 3.985.265.421 4.081.725.293 _________________________________________________________________

_________________________________________________________________ bản dở dang

Tổng 1.946.144.570 9.541.522.428 10.080.705.950

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty HATEC)

Với hoạt động chủ yếu là xây dựng, lắp đặt, tu bổ trạm biến áp; Tài sản cố định chiếm phần lớn trong tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty và có xu hướng tăng dần theo các năm: năm 2008 (89,4%); năm 2009 (92,6%); năm 2010 (93,4%). Có thể thấy công ty đã đổi mới trang thiết bị , mua sắm mới để phục vụ cho quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó chi phí xây dựng cơ bản dở dang đang tăng dần cho thấy nguốn vốn của doanh nghiệp vẫn chưa được sử dụng hợp lý, không có tài sản cố định dùng để đầu tư dài hạn vào chứng khóan.

Biểu 8: Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Doanh thu thuần 20.947.216.722 27.534.310.125 74.639.934.115 2. Tài sản cố định bình quân 1.101.150.748 3.751.200.789 5.773.618.867 3. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1/2) 19,02 7,34 12,93 4. Hàm lượng vốn TSCĐ (2/1) 0,05 0,14 0,08

(Nguồn: Báo cái tài chính của công ty HATEC)

• Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty không đồng đều, năm 2009 là thấp nhất, năm 2010 mặc dù có tăng nhưng vẫn chưa bằng đựơc năm 2008.

Năm 2008, một đồng tài sản cố định trong kỳ tạo ra được 19,02 đồng doanh thu.

Năm 2009, một đồng tài sản cố định tạo ra 7,34đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty giảm chỉ bằng (7,34/19,02=0,38lần) so với năm 2008, trong khi đó tài sản cố định tăng 3,4lần còn doanh thu thuần chỉ tăng 1,31lần. Doanh thu thuần tăng ít hơn tốc độ tăng của tài sản cố định.

_________________________________________________________________ Năm 2010, một đồng tài sản cố định tạo ra 12,93đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty tăng 1,76lần so với năm 2009 nhưng vẫn chỉ bằng 0,68lần của năm 2008. So với năm 2009, doanh thu thuần tăng 2,71lần còn tài sản cố định tăng 1,54lần. Doanh thu thuần tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản cố định, đây là 1 dấu hiệu tốt.

• Hàm lượng vốn tài sản cố định của công ty đang có xu hướng giảm xuống. Năm 2008, để tạo ra một đồng doanh thu cần sử dụng 0,05đồng tài sản cố định.

Năm 2009, để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,14đồng tài sản cố định, tăng 2,8lần so với năm 2009, điều này cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty đang giảm xuống.

Năm 2010, để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,08đồng tài sản cố định. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty đã được cải thiện đáng kể. Mặc dù chỉ còn bằng 0,57lần của năm 2009 nhưng vẫn gấp 1,6lần năm 2008. Công ty phải tiếp tục cố gắng để giảm chỉ số này xuống càng thấp càng tốt.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn tại công ty Cổ phần viễn thông điện lực Hà Nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w