Điều kiện để thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn tại công ty Cổ phần viễn thông điện lực Hà Nội (Trang 58)

III Kiến nghị và điều kiện để thực hiện các giải pháp

2. Điều kiện để thực hiện các giải pháp

Mua sắm, thay mới trang thiết bị, máy móc là điều nên làm nhưng công ty cũng cần phải xem xét đến khả năng hiện nay của mình về tài chính, cũng như khả năng - trình độ tiếp cận với công nghệ mới của các cán bộ công nhân viên. Không phải máy móc thiết bị càng hiện đại thì càng mang lại hiệu quả cao trong sản xuất. Năng lực của kỹ sư, công nhân vận hành kém sẽ không thể phát huy hết công dụng của máy, thậm chí còn gây khó khăn trong quá trình sản xuất. Do vậy, công ty cần đầu tư thiết bị vừa hiện đại, vừa phù hợp với trình độ công nghệ ở Việt Nam. Cần ưu tiên nhập những thiết bị mới. Để xác định nên đầu tư thiết bị nào, công ty cần trả lời câu hỏi: mua công nghệ nào là thích hợp? giá mua bao nhiêu thì hợp lý? nên mua công nghệ của nước nào?

Việc lập kế hoạch sử dụng và huy động vốn cần phải dựa vào những phân tích, tính tóan các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ tiếp theo. Kế hoạch huy động và sử dụng vốn cần phải được lập đúng, sát để làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện. Tiến hành bán giảm giá nhưng phải đảm bảo hòa vốn để thu hồi vốn nhằm tái đầu tư.

_________________________________________________________________ Nhu cầu về điện năng của nước ta ngày càng lớn, các công trình điện năng được xây dựng nhiều hơn nên cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng không phải là ít. Tuy nhiên, trước sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty xây dựng, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Để nhận thầu được nhiều công trình có giá trị lớn, mang lại doanh thu và lợi nhuận cao công ty cần:

- Nâng cao năng lực máy móc, thiết bị, dễ dàng đáp ứng các đòi hỏi cao về kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình thi công, an tòan cho người lao động... Chỉ có như vậy công ty mới có thể giữ cho mình ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.

- Nâng cao trình độ của các nhân viên chịu trách nhiệm trong việc lập hồ sơ dự thầu. Lập hồ sơ dự thầu có luận chứng khoa học, có sức thuyết phục. Để làm được việc này cần tập trung các cán bộ công nhân viên có chuyên môn, kinh nghiệm, biết phán đoán tình thế để đưa ra các biện pháp thích hợp ngay khi cần thiết.

- Trong những công việc nhất định không thuộc chuyên môn của công ty hoặc lĩnh vực đó thiếu cán bộ giỏi thì công ty có thể thuê tư vấn, những người có kinh nghiệm hơn.

- Nâng cao năng lực tổ chức: Năng lực tổ chức trong xây dựng thể hiện ở việc tổ chức quá trình sản xuất, bố trí lao động đảm bảo thi công công trình đúng tiến độ, chất lượng. Những công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, yêu cầu cao càng cần năng lực tổ chức tốt. Lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý của công ty cần phải biết đúc rút kinh nghiệm từ những công trình đã thi công, nắm chắc yêu cầu của công việc cần thực hiện, điều kiện thi công cụ thể. Ngoài 50 nhân viên chính thức, tùy theo quy mô cũng như địa điểm của từng công trình mà công ty cần có kế hoạch điều phối lực lượng, thiết bị hợp lý.

- Tích cực thu thập thông tin phục vụ cho công tác đấu thầu. Thông tin là một yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Thông _________________________________________________________________

_________________________________________________________________ tin kịp thời, chính xác giúp nhà quản lý nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mình, biến động của môi trường kinh doanh, có được đánh giá đúng về đối thủ. Chỉ khi biết rõ các mặt mạnh, yếu của bản thân và đối thủ nhà quản lý mới có thể kịp thời đưa ra những quyết định chính xác để tận dụng thời cơ, nâng cao khả năng thắng thầu.

- Tăng cường quảng cáo, giới thiệu hình ảnh, năng lực của công ty. Kinh nghiệm và uy tín cũng là một trong những tiêu chuẩn để chủ đầu tư đánh giá những ứng viên tham gia dự thầu. Kinh nghiệm lâu năm, uy tín trong ngành điện sẽ tạo điều kiện cho công ty có cơ hội tham gia các cuộc đấu thầu hạn chế hay chỉ định thầu.

_________________________________________________________________

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại công ty HATEC, với sự hướng dẫn tận tình của GS. TS Đàm Văn Nhuệ em đã hoàn thành chuyên đề “Một số giải pháp tăng

cường quản lý sử dụng vốn tại công ty cổ phần viễn thồn điện lực Hà Nội”.

Cụ thể như sau:

- Chương I: Hệ thống đựợc một số khái niệm về vốn, phân loại vốn, nêu được vai trò của vốn đối với doanh nghiệp, đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp và nêu được một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

- Chương II: Giới thiệu đôi nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty; cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý; tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua; phân tích tình hình thực tế quản lý và sử dụng vốn của công ty Cổ phần viễn thông điện lực Hà Nội, em đã thấy những thành tựu mà công ty đạt được trong những năm qua cũng như những hạn chế cần khắc phục để có thể quản lý và sử dụng vốn đạt kết quả cao.

- Chương III: Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để phù hợp với phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tới. Để có thể hội nhập được trong nền kinh tế, doanh nghiệp phải có đủ sức cạnh tranh và quy mô vốn lớn, kỹ thuật công nghệ hiện đại, uy tín trên thị trường. Muốn vậy công ty phải quản lý tốt vốn của mình và sử dụng một cách có hiệu quả, quan tâm đúng mức đến việc đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, thay thế bằng những thiết bị hiện đại để không ngừng nâng cao chất lượng cũng như hạ giá thành sản phẩm.

Do trình độ lý luận và thời gian thực tập tại công ty là có hạn nên chuyên đề này của em còn nhiều hạn chế, em rất mong nhận được sự đánh giá của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn.

_________________________________________________________________

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Giáo trình:Hạch tóan kế tóan trong các doanh nghiệp –Chủ biên: PGS. TS Nguyễn Thị Đông – Nhà xuất bản Tài chính – Hà Nội, 2008

2. Bộ giáo dục và đào tạo - Giáo trình: Kinh tế chính trị Mác-Lênin – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội, 2006

3. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Giáo trình: Tài chính doanh nghiệp – Chủ biên: PGS. TS Lưu Thị Hương; PGS. TS Vũ Duy Hào - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội, 2009

4. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Những văn bản pháp luật kinh tế - Nhà xuất bản Lao động-Xã hội – Hà Nội, 2009

5. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Giáo trình: Khoa học quản lý tập II – Chủ biên: TS Đòan Thị Thu Hà; TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội, 2002

6. Cổng thông tin điện tử Saga.vn – Vốn cố định và vốn lưu động – KimChi – 11/06/2007

7. Cổng thông tin Saga.vn – Chỉ số tài chính-vẻ đẹp tiềm ẩn – Saga.vn và Investopedia – 08/2007

8. Cổng thông tin điện tử Kienthuctaichinh.com – Sáu sai lầm trong quản lý nguồn vốn – 16/03/2010

9. Các báo cáo tài chính của công ty Cổ phần viễn thông điện lực Hà Nội

10. Hồ sơ năng lực nhà thầu xây lắp – Công ty cố phần viễn thông điện lực Hà Nội – Năm 2011

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn tại công ty Cổ phần viễn thông điện lực Hà Nội (Trang 58)

w