DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT8 NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn... NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh trên lĩnh vựctiền tệ..
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong trường ,đặc biệt là các thầy côkhoa Tài chính Ngân hàng ,những người dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trongsuốt thời gian học tập ở trường
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc ,các cô chú,anh chị đang công tác tạiNHNo&PTNT – chi nhánh Hoàng Mai đã tạo mọi điều kiện và chỉ bảo em trong suốtquá trình thực tập và nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS NGUYỄN ĐỨC THẢO ,người
đã dành cho em sự hướng dẫn , giúp đỡ tận tình để hoàn thành khóa luận này Em xin
chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Phan Thị Thêu
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em Các số liệu trongkhóa luận được sử dụng trung thực ,xuất phát từ tình hình thực tế tại NHNo&PTNT -chi nhánh Hoàng Mai nơi em thực tập
Sinh viên : Phan Thị Thêu Lớp : TC15B – K15
Trường : ĐHDL Đông Đô
Trang 3M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU ,SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu của đề tài : 2
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TAI CHÍNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 5
1.1.3 Hoạt động cho vay trung dài hạn của Ngân hàng thương mại 7
1.2 Thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại 8
1.2.1 Dự án 8
1.2.2 Khái niệm thẩm định tài chính dự án 11
1.2.3 Sự cần thiết thẩm định tài chính dự án 11
1.2.4 Nội dung thẩm định tài chính dự án 13
1.3 Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 24
1.3.1 Quan niệm về hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 24 1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh việc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án : 27
Trang 41.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 28
Trang 5CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH HOÀNG MAI 33
2.1 Khái quát về NHNo&PTNT - chi nhánh Hoàng Mai 33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT - chi nhánh Hoàng Mai 33
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 34
2.1.3 Kết quả hoạt động Kinh doanh chủ yếu 35
2.2.4 Thực trạng việc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT – chi nhánh Hoàng Mai 42
2.3 Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng No&PTNT - chi nhánh Hoàng Mai 71
2.3.1 Những kết quả đạt được 71
2.3.2 Những hạn chế 74
2.3.3 Nguyên nhân hạn chế 76
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG No&PTNT CHI NHÁNH HOÀNG MAI 80
3.1 Phương hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh năm 2013 80
3.1.1 Phương hướng nhiệm vụ họat động kinh doanh năm 2013 80
3.1.2 Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Hoàng Mai 82
3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại NHNo&PTNT - chi nhánh Hoàng Mai 83
3.2.1 Bố trí cán bộ làm công tác thẩm định có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của nhiêm vụ 83
3.2.2 Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời 85
3.2.3 Hoàn thiện nội dung công tác thẩm định tài chính dự án 87
Trang 63.2.4 Kết hợp các chỉ tiêu định tính với các chỉ tiêu định lượng để đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án 92
Trang 73.2.5 Tổ chức và điều hành công tác thẩm định phải hợp lý và khoa học, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả đề ra 93 3.2.6 Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ 94 3.2.7 Nâng cấp trang thiết bị công nghệ phục vụ công tác thẩm định 94 3.2.8 Học hỏi kinh nghiệm thẩm định của các ngân hàng thương mại khác 95
3.3 Một số đề xuất kiến nghị 95 3.3.1 Đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành và các cơ quan có liên quan 95 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 95 3.3.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
96
KẾT LUẬN 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
8 NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU ,SƠ ĐỒ
Các bảng biểu ,
Cơ cấu tổ chức tại NHNo&PTNT – chi
MỞ ĐẦU
Trang 101 Lý do chọn đề tài
Ngân hàng thương mại là hệ thần kinh, trái tim của nền kinh tế, là dấu hiệu báohiệu trạng thái sức khoẻ của nền kinh tế Các ngân hàng mạnh, nền kinh tế mạnh.Ngược lại, các ngân hàng yếu, nền kinh tế sẽ yếu kém Thậm chí nếu ngân hàng đổ vỡnền kinh tế sẽ lâm vào khủng hoảng và sụp đổ
Với tư cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành các hoạtđộng cho vay và đầu tư NHTM đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội như làngười mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trình sản xuấtkinh doanh NHTM ngày càng đóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toáncủa các thành phần kinh tế, là định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh trên lĩnh vựctiền tệ Trong số các nghiệp vụ của mình thì tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu tạo ralợi nhuận cao nhất, nó chiếm khoảng 2/3 lợi tức có từ tiền lãi cho vay Nhưng đây cũng lànghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất Có vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay, xuất pháttừ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn làm cho ngânhàng bị phá sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế
Quá trình phát triển của Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá cùngvới chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Đảng, Nhà nước đòi hỏi việctriển khai ngày càng nhiều các dự án đầu tư, với nguồn vốn trong và ngoài nước, thuộc mọithành phần kinh tế Trong đó, nguồn vốn cho vay theo dự án đầu tư của NHTM ngày càngphổ biến, cơ bản và quan trọng đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ Đó cũngđặt ra một thách thức không nhỏ đối với các NHTM về sự an toàn và hiệu quả của nguồnvốn cho vay theo dự án Bởi vì, các dự án đầu tư thường đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéodài và rủi ro rất cao Để đi đến chấp nhận cho vay, thì thẩm định dự án đầu tư về mặt tàichính dự án đầu tư là khâu quan trọng, quyết định chất lượng cho vay theo dự án của ngânhàng Thẩm định tài chính dự án đầu tư ngày càng có ý nghĩa vô cùng to lớn, đảm bảo lợinhuận, sự an toàn cho ngân hàng
Những năm vừa qua, mặc dù các NHTM đã chú trọng đến công tác thẩm địnhnhưng nhìn chung kết quả đạt được chưa cao, chưa đem lại cho nền kinh tế một sựphát triển an toàn ,bền vững Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Chi nhánh
NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Mai, em đã chọn đề tài: “ Giải pháp hoàn thiện
Trang 11công tác thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Hoàng Mai”
Với những kiến thức tích luỹ được trong thời gian thực tập thực tế tại Chi nhánhvà trong thời gian học tập tại trường, em mong muốn sẽ đóng góp một phần công sứcđể hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định dự án tại Chi nhánh
2 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá lý luận về thẩm định tài chính dự án của NHTM
- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư
của NHNo&PTNT - chi nhánh Hoàng Mai
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chínhdự án đầu tư
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu : Chất lượng thẩm định tài chính dự án củaNHNo&PTNT - chi nhánh Hoàng Mai
- Phạm vi nghiên cứu : Hoạt động thẩm định tài chính dự án trong hoạt đông chovay trung và dài hạn tại NHNo&PTNT - chi nhánh Hoàng Mai , thời gian từ năm 2010đến năm 2012
4 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp thống kê ,so sánh và phân tích trên cơ sởphương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp duy vật lịch sử để phân tíchvà làm rõ nội dung
5 Kết cấu của đề tài :
Ngoài phần mở đầu và kết luận ,khoá luận gồm 3 chương :
Chương 1 : Tổng quan về dự án và hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án của ngân hàng thương mại
Chương 2 : Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh Hoàng Mai
Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh Hoàng Mai
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ HOÀN THIỆN
Trang 12CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TAI CHÍNH DỰ ÁN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vựctiền tệ và tín dụng, không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như các doanhnghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất - kinh doanh nhưng tạo điều kiện thuận lợi cho quátrình sản xuất, lưu thông và phân phối sản phẩm xã hội bằng cách cung ứng vốn tíndụng, vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mở rộng kinh doanh, gópphần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế
Theo định nghĩa ở Việt Nam, pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và công ty
tài chính ngày 24/05/1990 (Điều I, Khoản 1): "Ngân hàng thương mại là một tổ
chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách dưới những hình thức khác nhau với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, để chiết khấu và để làm phương tiện thanh toán" Như vậy,
NHTM sẽ tiến hành hoạt động huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi củacác tổ chức cá nhân chuyển đến những người có nhu cầu về vốn cho đầu tư sảnxuất Hay Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng vàdoanh nghiệp Thành công của Ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịchvụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả.Các NHTM ngày nay cung cấp rất nhiều các loại hình dịch vụ tài chính khác nhau,bao gồm các hoạt động cung cấp dịch vụ mang tính chất truyền thống (dịch vụ traođổi tiền tệ, cung cấp các dịch vụ uỷ thác,…), và các dịch vụ mới (cho vay tiêu dùng,
tư vấn tài chính, quản lý tiền mặt,…) Có thể xem xét sơ qua về một số hoạt động cơbản của một NHTM như sau
Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động tạo vốn cho Ngân hàng thương mại, nó đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng
Hoạt động huy động vốn của một Ngân hàng thương mại bao gồm: Nhận tiền
Trang 13gửi, phát hành các giấy tờ có giá ra công chúng, vay từ các tổ chức khác, tự tài trợ bằng vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Tuy nhiên, dưới bất kỳ hình thức huy động nào thì Ngân hàng thương mạiđều phải trả một chí phí nhất định, đó là chí phí huy động vốn hay còn gọi là chi phíđầu vào của ngân hàng Các chi phí này được bù đắp thông qua việc cho vay và đầu
tư của ngân hàng
Hoạt động cho vay và đầu tư
Hoạt động cho vay và đầu tư là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu choNgân hàng Thông qua hoạt động này Ngân hàng có thể bù đắp được các chi phí choviệc huy động vốn Trong đó, hoạt động cho vay chiếm vị trí quan trọng hơn cả,Ngân hàng có khả năng đối diện với rủi ro mất khả năng thanh toán là rất lớn, quyếtđịnh sự tồn tại của mọi ngân hàng
Có nhiều hình thức phân loại một khoản vay của Ngân hàng thương mại: theogiá trị thời gian có vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; theo đối tượng khách hàng códoanh nghiệp, cá nhân, chính phủ,…
Hoạt động trung gian
Cũng như đã nói ở trên, nếu một tổ chức nào đó chỉ thực hiện 2 nghiệp vụ huyđộng vốn và sử dung vốn thì không thể coi là một ngân hàng được Vì vậy cácNgân hàng thương mại muốn được hiểu theo đúng nghĩa của nó thì còn thực hiện cảnghiệp vụ trung gian thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như chuyển tiền,thanh toán không dùng tiền mặt, cung cấp dịch vụ… Nghiệp vụ này không nhữngmang lại thu nhập cho Ngân hàng (Ngân hàng thực hiện theo sự uỷ nhiệm củakhách hàng được hưởng tiền hoa hồng) mà còn góp phần thúc đẩy hỗ trợ các nghiệpvụ nói trên
Ngân hàng cần phải hội đủ cả ba hoạt động trên Nếu thiếu một thì không thểcoi là ngân hàng được Vì vậy, ba hoạt động này là một thể thống nhất có quan hệmật thiết với nhau, coi nhẹ hoạt động nào thì đều làm cho ngân hàng không pháthuy được hết sức mạnh tổng hợp
Tóm lại, có thể định nghĩa NHTM như sau: NHTM là một tổ chức kinh tế
được thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh tiền tệ và tín dụng với nội dung thường
Trang 14xuyên là nhận tiền gửi ,sử dụng tiền gửi đó để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
1.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, đồng thời nó cũng là hoạt độngkinh doanh chủ chốt của NHTM để tạo ra lợi nhuận Khoản mục cho vay chiếm quánửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu nhập của Ngân hàng HayNgân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đìnhvà một phần đối với Nhà nước (thành phố, tỉnh…) Vì vậy, có thể nói NHTM hỗ trợcho sự phát triển của cộng đồng thông qua việc cung cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầutài chính của xã hội với một mức lãi suất hợp lý Cho vay là chức năng kinh tế cơbản hàng đầu của các Ngân hàng
Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đã được định nghĩa trong “ Quychế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng” ban hành theo Quyết định số1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như
sau : “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng , theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách
hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” Đây là một trong những hoạt
động chính gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của NHTM NHTM huyđộng vốn nhàn rỗi từ dân chúng và các tổ chức kinh tế tạo khoản cho vay với lãi suấtcao hơn lãi suất huy động
Hoat động cho vay là hoạt động chiếm tỉ trọng lớn và đem lại nguồn thu lớn nhất choNgân hàng thương mại nhưng cũng là hoạt động rủi ro nhất Các nguyên tắc cho vay gópphần rất quan trọng vào việc hạn chế rủi ro cho Ngân hàng thương mại Đối với cácNHTM của Việt Nam , hoạt động tín dụng luôn chiếm đến hơn 70% chi phí và thunhập ,tuy nhiên , chất lượng của các khoản tín dụng vẫn còn khá thấp Do vậy , hoat độngcủa các NHTM Việt Nam chứa đựng khá nhiều rùi ro Chính vì thế cần quản lý chặt chẽhoạt động cho vay để có thể đảm bảo tính an toàn đó
1.1.2.2 Phân loại cho vay :
Ngày nay, nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu về tín dụng của khách hàng
Trang 15rất đa dạng và phong phú Để đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn, cácNHTM đã cung cấp nhiều loại hình tín dụng khác nhau Tuỳ vào các căn cứ mà tíndụng có thể phân thành các loại sau:
a Căn cứ vào mục đích cho vay:
- Cho vay bất động sản
- Cho vay công nghiệp và thương mại
- Cho vay nông nghiệp
- Cho vay các định chế tài chính
- Cho vay tiêu dùng
b Căn cứ vào thời hạn cho vay :
- Cho vay ngắn hạn
- Cho vay trung hạn :
- Cho vay dài
c Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng :
- Cho vay không bảo đảm
- Cho vay có tài sản bảo đảm
d Căn cứ vào Phương pháp cho vay :
- Cho vay trực tiếp từng lần
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Cho vay trả góp
- Cho vay luân chuyển
- Cho vay thấu chi
e Căn cứ vào Xuất xứ tín dụng : Chia thành 2 loại :
- Cho vay trực tiếp
- Cho vay gián tiếp
1.1.3 Hoạt động cho vay trung dài hạn của Ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Khái niệm và các hình thức cho vay
Trang 16a Khái niệm :
Trong nền kinh tế ,nhu cầu tín dụng trung dài hạn thường xuyên phát sinh , bởicác doanh nghiệp luôn phải tìm cách phát triển mở rộng sản xuất ,đổi mới kỹ thuật ,tinhọc … để củng cố và tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.Muốn làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một khối lượng vốn lớn và mộtthời gian dài Chính vì vậy các doanh nghiệp phải thường tìm đến NHTM nhờ sự giúpđỡ của các NHTM cho các doanh nghiệp vay khối lượng vốn lớn bằng các hình thứccho vay trung – dài hạn
Trong hoạt động cho vay của NHTM :
- Cho vay trung hạn là khoản cho vay có thời gian hoàn vốn từ 1 – 5 năm , được
sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất ,kinh doanh dịch vụ và đời sống Cho vay trung hạn được cấp cho khách hàng để mở rộng cải tạo ,khôi phục,
hoàn thiện ,hợp lý hóa quy trình công nghệ ,quy trình sản xuất
- Cho vay dài hạn và khoản cho vay có thời gian hoàn vốn trên 5 năm ,được sử
dụng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất ,kinh doanh dịch vụ ,đời sống
Cho vay dài hạn được cấp cho khách hàng nhằm hỗ trợ việc xây dựng mới , mở rộnghoặc hoàn thiện quy trình sản xuất ,quy trình công nghệ
b Các hình thức cho vay trung và dài hạn :
- Cho vay theo dự án : Đây là hình thức cho vay dựa trên cơ sở dự án sau khi đãxem xét khẳng định tính hiệu quả ,khả thi của dự án đó Do vậy , công việc của Ngânhàng không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn thẩm định lại các vấn đề : chi phí sảnxuất ,giá thành ,thị trường tiêu thụ ,quy trình công nghệ …
- Cho vay tuần hoàn : Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cam kết chínhthức giành một hạn mức tín dụng trong thời gian nhất định có thể từ 1 – 3 năm hay 5năm, trong thời hạn nợ ký kết trong hợp đồng thường gắn và nếu khách hàng thực hiệntốt các điều khoản trong hợp đồng thì cam kết hạn mức sẽ được tiếp tục
- Cho thuê tài chính : Là hoạt động tín dụng trung dài hạn thông qua việc chothuê máy móc ,thiết bị ,phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợpđồng cho thuê với bên thuê Bên cho thuê cam kết mua máy móc ,thiết bị … theo yêucầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê Bên thuê sử dụng
Trang 17tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏathuận Khi kết thúc thời hạn thuê , bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuêhoặc tiếp tục thuê Tổng số tiền thuê phải ít nhất tương đương với giá trị tài sản thuê
1.1.3.2 Quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại :
Mỗi ngân hàng tự xây dựng và áp dụng cho nội bộ đơn vị mình một quy trìnhthẩm định riêng sao cho phù hợp với điều kiện của ngành , của ngân hàng và tuân thủtheo đúng quy định của ngân hàng nhà nước Tuy nhiên , về cơ bản một quy trình tổchức thẩm định bao gồm các bước sau :
- Bước 1 : Tiếp nhận hồ sơ dự án : Khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ gửi bộ hồ
sơ dự án đầy đủ theo yêu cầu của Ngân hàng Phòng nghiệp vụ sẽ tiếp nhận hồ sơ vàlập kế hoạch thẩm định dự án
- Bước 2 : Tập hợp các căn cứ để thẩm định : Bộ phận nghiệp vụ sẽ tiến hành thuthập ,tổng hợp các nguồn thông tin phục vụ cho việc phân tích ,đánh giá dự án
- Bước 3 : Thực hiện công việc thẩm định : đơn vị đầu mối tổ chức thẩmđịnh ,phân tích đánh giá dự án ,đề suất ý kiến trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các cơquan ,đơn vị có liên quan và kết quả thẩm định thiết kế cơ sở
- Bước 4 : Lập báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư theo mẫu quy định củaNgân hàng
- Bước 5 : Trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt
1.2 Thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại
1.2.1 Dự án
1.2.1.1 Khái niệm về dự án
Đầu tư là hoạt động quan trọng của bất kỳ tổ chức nào trong nền kinh tế Đó là hoạtđộng bỏ vốn với hy vọng sẽ đạt được lợi ích tài chính, kinh tế xã hội trong tương lai.Ngày nay, nhằm tối đa hóa hiệu quả đầu tư, các hoạt động đầu tư đều được thực hiệntheo dự án
Khái niệm về dự án
ở Việt Nam, trong “Quy chế đầu tư và xây dựng” theo Nghị định 52/1999/NĐ-CPngày 08 tháng 07 năm 1999 : Dự án là một tập hợp những đề xuất có liên quan đếnviệc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm
Trang 18đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng củasản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định Có quan điểm khác lại chorằng : dự án là hoạt động đặc thù tạo nên một thực tế mới một cách có phương phápvới nguồn lực đã định.
Dự án được xem xét dưới nhiều góc độ nhưng tổng hợp lại có thể hiểu: “ Dự án là
tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù quan hệ mật thiết với nhau nhằm thực hiện mục tiêu cụ thể trong tương lai trên cơ sở nguồn lực và thời gian xác định bằng những phương pháp nhất định ”
Dự án đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản lývà tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội Nếu có dự án, nền kinh tế
sẽ khó nắm bắt được cơ hội phát triển Dự án là căn cứ quan trọng để quyết định bỏvốn đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư và theo dõi quá trình thực hiện đầu tư Dựán là căn cứ để các tổ chức tài chính đưa ra quyết định tài trợ, các cơ quan chứcnăng của Nhà nước phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư Dự án còn được coi là côngcụ quan trọng quản lý vốn, vật tư, lao động trong quá trình thực hiện dự án
1.2.1.2 Vai trò của dự án
a Đối với chủ đầu tư : Dự án luôn là căn cứ quan trọng để quyết định đầu
tư ,xây dựng kế hoạch đầu tư và theo dõi quá trình thực hiện đầu tư
b Đối với nhà tài trợ ( Các NHTM ) : Dự án là căn cứ quan trọng để các tổ chức
xem xét tính khả thi của dự án,từ đó đưa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án haykhông , và nếu có tài trợ thì nên tài trợ ở mức độ nào để có thể hạn chế rủi ro ở mứcthấp nhất cho nhà tài trợ
c Đối với cơ quan quản lý Nhà nước : Dự án là tài liệu quan trọng để các cấp có
thẩm quyền xét duyệt ,cấp giấy phép đầu tư , đồng thời dự án còn là căn cứ pháp lýquan trọng để tòa án giải quyết khi xảy ra tranh chấp giữa các bên trong quá trình thựchiện dự án
Đặc điểm của dự án:
* Dự án không chỉ là một ý tưởng phác thảo mà còn có hàm ý hành động vớimục tiêu cụ thể Nếu không có hành động thì dự án chỉ vĩnh viễn tồn tại ở trạng tháitiềm năng
Trang 19* Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng mà phảinhằm đáp ứng một nhu cầu cụ thể đã được đặt ra, tạo nên một thực thể mới.
* Được thực hiện trong một môi trường bất định Môi trường Chính trị, Kinh Xã hội, Tự nhiên tác động tới quá trình thực hiện dự án
tế-* Dự án bị khống chế bởi thời hạn
* Nó bị ràng buộc về mặt nguồn lực Thông thường, các dự án bị ràng buộc vềvốn, vật tư, lao động
* Mức độ rủi ro đối với một dự án thường là rất lớn và dễ xẩy ra do thời gianthực hiện dài
Phân loại dự án :
Trên thực tế, các dự án rất đa dạng về cấp độ, loại hình, quy mô và thời hạnvà được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau ở nhiều nước trên thế giới người
ta phân dự án theo một số tiêu thức sau:
- Theo cơ cấu tái sản xuất:
+ Dự án theo chiều rộng: dự án này có số vốn lớn, thời gian thực hiện dài và thờigian thu hồi vốn lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao
+ Dự án theo chiều sâu: Đòi hỏi khối lượng ít hơn, thời gian thực hiện đầu tưkhông lâu, độ mạo hiểm thấp hơn so với dự án theo chiều rộng
- Theo lĩnh vực hoạt động:
+ Dự án phát triển sản xuất kinh doanh
+ Dự án phát triển khoa học kỹ thuật
+ Dự án phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội)
- Theo nguồn vốn:
+Dự án có vốn huy động trong nước (vốn tích lũy của ngân sách , của doanhnghiệp, tiết kiệm của dân cư)
+ Dự án có vốn nước ngoài ( đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp)
………
1.2.2 Khái niệm thẩm định tài chính dự án
Thẩm định tài chính dự án là việc rà soát, đánh giá một cách toàn diện và
Trang 20khoa học mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ của nhà đầu tư Nếu nhưChính phủ, các cơ quan quản lý vĩ mô quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả kinh tế xãhội của dự án thì các nhà đầu tư lại quan tâm nhiều hơn đến khả năng sinh lãi của dựán Thẩm định tài chính dự án là nội dung rất quan trọng trong thẩm định dự án.Cùng với thẩm định kinh tế, thẩm định tài chính giúp các nhà đầu tư có những thôngtin cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Song đối với ngân hàng thương mại, khi tiến hành thẩm định tài chính dự ánthường quan tâm hơn đến khả năng trả nợ của dự án, hay nói cách khác chính là ngânhàng có thể thu hồi cả gốc và lãi vay của mình sau khi tài trợ cho dự án hay không.Có thể ngay cả lúc ngân hàng thấy dự án của doanh nghiệp có NPV <0 nhưng vẫncho vay vì thấy doanh nghiệp vẫn có thể trả cả gốc và lãi Trong trường hợp này thìdoanh nghiệp đang bỏ lỡ một cơ hội đầu tư khác tốt hơn mà không biết, ngân hàng cần
tư vấn thêm cho doanh nghiệp
1.2.3 Sự cần thiết thẩm định tài chính dự án
* Sự cần thiết thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
Đối với các doanh nghiệp, một dự án trung và dài hạn thường đòi hỏi lượng vốnlớn trong một thời gian dài, phần lớn vượt khả năng tài chính, tự tài trợ của chủ đầu
tư Chính vì vậy, các doanh nghiệp các doanh nghiệp phải huy động vốn bằngnguồn tài trợ từ các ngân hàng thương mại.Thực chất đây là cách mà các doanhnghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua việc tăng các khoản nợ từ ngân hàngnhằm đạt tới một cơ cấu vốn đầu tư hiệu quả Do đó đối với các doanh nghiệp (cácchủ đầu tư) thì việc có dự án chỉ là điều kiện cần còn việc thẩm định dự án, nhất làthẩm định tài chính dự án mới là điều kiện đủ để nhằm họ đưa ra phương pháp đầu
tư tối ưu, có hiệu quả và quan trọng hơn, đó chính là cơ sở , là bằng chứng để họ cóthể tìm nguồn tài trợ cho dự án từ các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàngthương mại
Về phía các ngân hàng thương mại, cho vay theo dự án là hoạt động kinhdoanh truyền thống có khả năng sinh lợi cao nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro Vìthế, để hạn chế tới mức tối đa các rủi ro có xẩy ra, các ngân hàng thương mại phải
Trang 21tiến hành thẩm định dự án mà trong đó quan trọng nhất là thẩm định tài chính dự án.Đây là căn cứ mang tính quyết định giúp ngân hàng đưa ra quyết định của mình.Như vậy:
- Thẩm định tài chính dự án là cơ sở để các ngân hàng thương mại xác địnhhiệu quả vốn đầu tư, khả năng hoàn vốn của dự án và khản năng trả nợ của nhà tư.Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể đưa ra các quyết định tài trợ cho dự án ở mức độnào như: giá trị khoản vay, thời hạn, lãi suất cho vay, hình thức thu nợ, các biện phápbảo đảm tiền vay cũng như các phương án khác nhằm hạn chế rủi ro
- Thẩm định tài chính dự án là căn cứ để ngân hàng có biện pháp kiểm tra việcsử dụng vốn có đúng mục đích, đúng đối tượng hay không, góp phần để dự án thựchiện đầu tư có hiệu quả
- Thẩm định tài chính dự án giúp ngân hàng lường trước các rủi ro có thể xẩy
ra ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện dự án như các yếu tố về công nghệ,sự biến động của thị trường nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra, sự thay đổi vềcông suất sản xuất, doanh số bán hàng, chi phí sản xuất, các yếu tố về môi trường,chính sách quản lý, Từ đó,
ngân hàng phải xem xét các yếu tố nhằm đưa ra các giải pháp đối với chủ đầu
tư, các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà Nước, hạn chế các rủi ro và nângcao tính khả thi trong việc thực hiện dự án
- Đối với các dự án đầu tư phụ thuộc, thẩm định tài chính dự án giúp ngân hàngcó thể đưa ra các quyết định quan trọng như: chấp nhận cho vay với dự án nào thìcó hiệu quả hơn
Nhìn tổng thể, thẩm định tài chính dự án giúp ngân hàng tích lũy được nhữngkinh nghiệm và rút ra những bài học quý báu để hoàn thiện các nguồn vốn cho vay,đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Tóm lại, có thể nói thẩm định tài chính dự án là nội dung cần thiết, quan trọngvà phức tạp nhất trong quá trình thẩm định dự án Công tác này đòi hỏi sự tổng hợptất cả các biến cố tài chính, kỹ thuật, thị trường, .đã được lượng hóa trong các nộidung thẩm định trước nhằm phân tích, tạo ra các bảng dự trù tài chính, những chỉtiêu tài chính phù hợp và có ý nghĩa Đây chính là nội dung của hoạt động thẩm định
Trang 22tài chính dự án, là kim chỉ nam, tạo tiền đề cho quyết định tài trợ của ngân hàng.
1.2.4 Nội dung thẩm định tài chính dự án
1.2.4.1 Thẩm định tổng mức đầu tư
Nội dung quan trọng đầu tiên cần xem xét khi tiến hành thẩm định tài chính dựán là việc xem xác định tổng mức vốn đầu tư Mục tiêu của việc này là để tránh khithực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu dẫn tớviệc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dựán
Đối với ngân hàng thương mại, khi thực hiện nội dung này cần đánh giá tổngmức vốn đầu tư của dự án này đã được tính hợp lý chưa, tổng vốn đầu tư đã tính toánđầy đủ các khoản cần thiết chưa, có bảo đảm được mức vốn pháp định hay không,cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dựphòng việc thay đổi tỷ giá nếu dự án có sử dụng ngoại tệ Trên cơ sở những dự ántương tự đã thực hiện và được rút kinh
nghiệm ở khâu thẩm định dự án sau đầu tư, ngân hàng cần phải so sánh, nếuthấy có sự khác biệt lớn thì phải tìm ra được nguyên nhân, từ đó đưa ra nhận xét.Công việc đó giúp cho ngân hàng có thể xác định mức vốn đầu tư hợp lý cho dự ántrên cơ sở vẫn bảo đảng được các mục tiêu mà dự án đặt ra, từ ngân hàng có thểxác định mức tài trợ tối đa của ngân hàng khi tham gia dự án
Nhìn chung tổng vốn đầu tư mà ngân hàng thẩm định bao gồm hai yếu tốchính: Vốn đầu tư tài sản cố định và vốn đầu tư tài sản lưu động:
- Vốn đầu tư tài sản cố định chính là những chi phí đầu tư ban đầu như: máymóc, trang thiết bị công nghệ, chi phí cho đầu tư xây dự cơ bản hoặc đầu tư bổsung chúng trong quá trình thực hiện dự án
- Vốn lưu động bao gồm chi phí nguyên vật liệu, điện nước, nhiên liệu, vàthành phẩm tồn kho, hàng hoá bán chịu, vốn bằng tiền
Ngoài hai khoản chính trên thì trong tổng vốn đầu tư còn có: lãi vay ròngthời gian thi công, vốn dự phòng của dự án, vốn để bù đắp các khoản chi phí nhưđiều tra, khảo sát, tư vấn thiết kế
Thực chất việc thẩm định tổng vốn đầu tư giúp ngân hàng kiểm tra lại số vốn
Trang 23mà nhà đầu tư dự tính đã chính xác hay không.
1.2.4.2 Thẩm định nguồn tài trợ cho dự án
Đối với một dự án thường có hai nguồn tài trợ chính đó là:
- Nguồn từ nhà đầu tư
- Nguồn từ bên ngoài: do ngân sách nhà nước cấp, vay các ngân hàng thươngmại, vốn cổ phần, vốn liên doanh,
Để bảo đảm tiến độ thực hiện của dự án, đồng thời tránh ứ đọng vốn, cácnguồn tài trợ không chỉ xem xét về mặt số lượng mà còn cả về thời điểm nhận tài trợ.Các nguồn tài trợ phải được bảo đảm chắc chắn trên cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế
Cơ sở pháp lý: Bất kỳ nguồn vốn nào cũng đều có giấy tờ, văn bản xác nhậncủa cơ quan, các cấp có thẩm quyền Chẳng hạn nếu nguồn tài trợ là Ngân sáchcấp hoặc ngân hàng cho vay thì phải có văn bản của các cơ quan này, nếu là vốngóp cổ phần hoặc liên doanh thì phải có văn bản về tiến độ và số lượng vốn góp củamỗi bên Nếu là vốn tự có thì phải giải trình về tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh của cơ sở 3 năm trước đây và hiện tại để chứng tỏ cơ sở đã và đang hoạt độngcó hiệu quả, có đủ khả năng thực hiện dự án
Cơ sở thực tế: dự trên quy mô và tiến độ giải ngân của các nguồn tài trợ
- Quy mô: thông qua việc xem xét các nguồn tài trợ và so sánh với nhu cầuvốn đầu tư thì sẽ biết được số vốn còn thiếu và mức cho vay đối với dự án Ngoài rangân hàng phải đánh giá các yếu tố khác như : nguồn tài trợ từ các ngân hàng khác cóthoả mãn những quy định pháp lý không Nếu các ngân hàng cùng tham gia góp vốnthì các yếu tố về nguồn tài trợ còn phải được các ngân hàng cùng xem xét và ra quyếtđịnh thống nhất
- Tiến độ giải ngân của các nguồn tài trợ cũng phải được dự tính kỹ lưỡng, đặcbiệt là đối với các dự án có thời gian dài Thông thường các công trình đầu tư bằngphương thức cho vay dài hạn thì sẽ phân tiến độ giải ngân phải làm sao cho phù hợpvới tiến độ của dự án tránh tình trạng dự án thiếu vốn, hay có khi lại thừa vốn làmgiảm hiệu quả của dự án Sự phối hợp nhịp nhàng giữa ngân hàng và nhà đầu tư sẽlàm cho dự án được thực hiện một cách có hiệu quả
1.2.4.3 Thẩm định các bảng dự tính doanh thu – chi phí ,lợi nhuận từ hoạt
Trang 24động của dự án
Sau khi đề cập tới nhu cầu vốn, giải trình các nguồn trả nợ, hồ sơ dự án sẽ trìnhbày về giá thành, chi phí sản xuất, giá bán sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận của dự án.Trong phần này các ngân hàng thương mại thường thẩm định các yếu tố:
- Chi phí
Chi phí cơ bản của dự án về cơ bản gồm:
+ Nguyên, nhiên vật liệu
+ Chi phí nhân công
+ Chi phí trả lãi
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
+ Chi phí phân xưởng
+ Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị
Trong khi thẩm định về chi phí thì cán bộ tín dụng phải dựa vào các định mứcmà nhà nước đã công bố, kết hợp với giá cả thực trên thị trường để xác định xem việcxác định chi phí của dự án đã hợp lý chưa
- Giá thành đơn vị sản phẩm: được tính với giá của các sản phẩm cùng loạitrên thị trường
- Doanh thu : Doanh thu của dự án là tổng các giá trị bán ra và được ngườimua chấp nhận trả tiền của hàng hoá và dịch vụ, bao gồm : doanh thu từ sản phẩmchính, sản phẩm phụ, phế liệu và dịch vụ cung cấp cho bên ngoài
Nó phụ thuộc rất nhiều vào công suất thực hiện, mức tiêu thụ, và giá cả thịtrường Trong khi kiểm tra doanh thu, ngân hàng phải chú ý tới công suất thiết kếcủa sản phẩm cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm vì trong năm đầu tiên, công suấtthực hiện thường thất hơn so với thiết kế và mức tiêu thụ cũng thất
- Lợi nhuận : Lợi nhuận của dự án được hiểu là phần chênh lệch giữa doanhthu bán hàng hoá, dịch vụ và các chi phí (trong và ngoài sản xuất) EBIT là phầnchênh lệch giữa doanh thu và các khoản chi phí chưa tính lãi vay Lấy EBIT mà trừ
đi lãi vay thì được lợi nhuận trước thuế Lấy lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thunhập doanh nghiệp thì được lợi nhuận sau thuế
Trang 25Nếu mà dự án chỉ là quá trình bổ sung vào quá trình sản xuất chung của doanh nghiệphay là sản phẩm được tạo ra từ dự án không phải là sản phẩm cuối cùng thì lợi nhuận củadự án kiểu này được tính bằng sự chênh lệch của lợi nhuận trước và sau khi có dự án.
1.2.4.4 Thẩm định dòng tiền của dự án ,khả năng trả nợ của dự án
* Thẩm định dòng tiền của dự án : Đối với Ngân hàng thì chỉ tiêu mà họ quan
tâm nhất không giống như doanh nghiệp đó là chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuậntừ dự án mà là dòng tiền của dự án Bởi vì dòng tiền của dự án là cơ sở để phântích, đánh giá dự án có hiệu quả về mặt tài chính hay không
Dòng tiền của dự án là sự chênh lệch giữa lượng tiền nhận được với lượng tiềnchi ra của dự án Phân tích dòng tiền là một nội dung, một căn cứ quan trọng đểđánh giá dự án về mặt tài chính Tuy nhiên cần phân biệt khái niệm này với khoảnthu nhập của bản báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo hệ thống kế toán Sựkhác biệt ở đây vì theo phương pháp kế toán việc xác định những khoản thu nhập ,chi phí trên cơ sở việc thu, chi đã thực hiện xong còn việc xác định dòng tiền thì tínhcác khoản thu, chi ở thời điểm ghi nhận hiện tại (những khoản thu chi thực xuất hoặcthực nhập quỹ)
Việc xác định dòng tiền ở đây là dòng tiền sau thuế vì đây là dòng tiền mà sẵnsàng cho việc sử dụng, chia lãi hay tái đầu tư Từ đó mà việc tính toán dòng tiền thìchỉ dùng các số liệu ngoài thuế
Trong hoạt động thẩm định tài chính dự án , các dòng tiền thường được ngânhàng thẩm định bao gồm các nội dung sau:
- Xác định các dòng tiền vào của dự án : Dòng tiền vào được tính chính là
toàn bộ doanh thu ngoài thuế từ dự án ( khoản thực nhập quỹ)
Xác định giá trị thu hồi tài sản cố định: Hầu hết các dự án đều có giá trị thu hồitài sản cố định Khoản này là khoản thu nhập bất thường của dự án Khi tài sản cốđịnh được thu hồi ( thường là vào năm cuối của dự án) thì sẽ xuất hiện một dòng tiềnvào có ảnh hưởng đến dòng tiền ròng của dự án Vì vậy, mà khi trường hợp này xảy
ra thì dòng tiền năm cuối của dự án sẽ được cộng thêm thu nhập sau thuế của hoạtđộng đó
- Xác định các dòng tiền ra của dự án : bao gồm toàn bộ chi phí xuất quỹ của dự án.
Trang 26+ Chi phí đầu tư trang thiết bị : ở đây không chỉ đơn thuần là giá mua trên hoáđơn mà con bao gồm tất cả các chi phí đưa nó vào hoạt động Ví dụ như chi phí vậnchuyển , bảo hiểm, lắp đặt , Ngoài ra nó còn bao gồm cả chi phí cơ hội mà khó cóthể lượng hoá được một cách chính xác.
+ Xác định khấu hao: Trong báo cáo thu nhập của kế toán, khấu hao được khấu
trừ vào chi phí để xác định lợi nhuận trong kỳ Mặc dù đây là một chi phí kế toánnhưng nó không phải là chi phí xuất quỹ cho nên khi tính thu nhập ròng của dự án,khấu hao không phải chi bằng tiền mà chỉ là một yếu tố là giảm thuế thu nhập doanhnghiệp Vì vậy mà nó tác động một cách gián tiếp đến dòng tiền sau qua thuế Khikhấu hao thay đổi thì sẽ làm thay đổi mức thuế phải nộp, mà thuế lại là một dòngtiền thực nên nó lại làm ảnh hưởng đến dòng tiền sau thuế Việc tăng khấu hao cóthể tác động tới chi phí theo hai hướng: khấu hao lớn sẽ làm tăng chi phí, giảm lợinhuận trước thuế, giảm lợi nhuận sau thuế và từ đó làm giảm dòng tiền; mặt kháckhấu hao lớn lại làm xuất hiện một khoản tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp và từđó làm dòng tiền có xu hướng tăng lên Do vậy mà khấu hao được coi là một nguồnthu của dự án
+ Xác định chi phí lãi vay: là một khoản chi phí và là một khoản chi tiêu bằngtiền thực nhưng nó không được đưa vào dòng tiền vì lãi vay tượng trưng cho giá trịthời gian của tiền và khoản này được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền tương lai.Dòng tiền ròng từng năm của dự án (CFi) có thể được tính theo công thức
CFi =
Lợi nhuận sau
thuế nămthứ i
Khấuhao+ năm thứ
i
Thu hồi+ vốn lưuđộng
Lợi nhuận sau+ thuế từ hoạtđộng bấtthường
Hay CFi = Tổng các dòng tiền vào năm thứ i - Tổng các dòng tiền ra năm thứ i
Tóm lại, việc xác định dòng tiền của dự án có thể coi là khâu quan trọng nhấttrong quá trình thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại Vì đây là cơ sởđể ngân hàng xem xét khả năng trả nợ của dự án
* Thẩm định khả năng trả nợ của dự án: Nguồn trả nợ của dự án thường
Trang 27được xác định hàng năm Trên lý thuyết thì nó là dòng tiền ròng của dự án (CFi),nghĩa là bao gồm cả lợi nhuận sau thuế và khấu hao tài sản cố định Trên thực tếnguồn trả nợ chủ yếu là toàn bộ khấu hao và một phần lợi nhuận sau thuế ( phần kiadùng để tái đầu tư hoặc đầu tư vào dự án khác ) Từ nguồn trả nợ này, ngân hàng cóthể tính được tỷ lệ đảm bảo trả nợ của dự án từng năm:
Tỉ lệ đảm bảo trả nợ năm thứ i = Nguồn trả nợ năm thứ i
Số nợ phải trả năm thứ i
Nếu tỷ lệ này càng cao và đạt 100% thì càng tốt và ngược lại Trong trường hợp
tỷ lệ bảo đảm trả nợ thấp tức là nguồn trả nợ từ dự án không đủ thì ngân hàng cần yêu cầu nhà đầu tư giải trình các nguồn khác để trả nợ chẳng hạn như: thanh lý tài sảncố định , thu hồi vốn lưu động ròng hoặc nguồn vốn vay khác
Thẩm định tỷ lệ chiết khấu
Tuỳ theo các quan điểm khác nhau, cách dự tính tỷ lệ này có thể khác nhau.Song thực chất, đó là lãi suất mong đợi của nhà đầu tư
Việc xác định một tỷ lệ chiết khấu hoàn toàn chính xác là rất khó Tỷ lệ chiếtkhấu là chi phí cơ hội của nhà đầu tư vào dự án mà không đầu tư trên thị trường vốn
Tỷ lệ này thường được tính bằng tỷ lệ thu nhập của các tài sản tài chính tương đương.Hiện tại chúng ta vẫn giả thiết rằng tỷ lệ chiết khấu không thay đổi trong suốtthời gian của dự án Tuy nhiên điều đó là không hoàn toàn chính xác Giả sử vốn vàothời điểm này rất khan hiếm so với trước đây, trong tình huống này ta thấy chi phícủa vốn vào thời điểm hiện tại sẽ cao một cách bất thường và tỷ lệ chiết khấu sẽgiảm dần trong lúc cung cầu về vốn trở lại mức bình thường Ngược lại, nếu hiện tại
dư thừa về vốn, thì chúng ta dự chiến chi phí vốn và tỷ lệ chiết khấu sẽ xuống thấphơn mức bình quân dài hạn, trong trường hợp này chúng ta dự kiến tỷ lệ chiết khấu sẽtăng lên khi cung cầu về vốn quay trở lại xu hướng dài hạn Do vậy mà giá trị hiện tạiròng (NPV) của dự án nên tính:
Trang 28Trong đó : Bi – Ci : Luồng tiền ròng năm i
Bi : Luồng thu nhập ròng dự kiến năm i
Ci : Chi phí đầu tư năm i
r : Tỷ lệ chiết khấu
n : Số năm tính từ thời điểm đầu tư cho đến khi kết thúc dự án
Ngoài ra một yếu tố hết sức quan trọng cần phải tính đến trong khi dự tính tỷ lệchiết khấu đó là tỷ lệ lạm phát
Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá dự án về mặt tài chính dự án.
Thực chất, một dự án mang tính thuyết phục và khả thi để đưa ra quyết địnhtài trợ phụ thuộc rất lớn vào vào việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá dự án đó về mặt tàichính Bởi lẽ có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá dự án đó về mặt tài chính, trong đó mỗichỉ tiêu có một ưu điểm và nhược điểm riêng Đối với ngân hàng thương mại thì chỉsử dụng một số chỉ tiêu làm cơ sở để ra quyết định, các chỉ tiêu khác lúc đó chỉ có giátrị tham khảo
Các chỉ tiêu đánh giá dự án về mặt tài chính thường được sử dụng có thể kể đến:
- Giá trị hiện tại ròng (NPV)
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
- Thời gian hoàn vốn nội bộ (PP)
- Chỉ số doanh lợi (PI)
* Ch ỉ tiêu giá tr ị hiện t ạ i ròng (N PV ):
Giá trị hiện tại ròng (NPV) của một dự án là sự chênh lệch giữa giá trị hiệntại của các dòng tiền ròng kỳ vọng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư
Ta có công thức :
1 1
(1 )
n i i
i i
Trang 29Hay :
Trong đó : n : Số năm tính từ thời điểm đầu tư đến khi kết thúc dự án
r : Tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho dự án
CF0 : Vốn đầu tư ban đầu
Bt : Thu nhập của dự án năm thứ t
Ct : Chi phí của dự án năm thứ t
CFt hay (Bt – Ct) : Dòng tiền của dự án năm thứ t
NPV đo lường phần giá trị tăng thêm dự tính dự án sẽ đem lại cho nhà đầu tưvới mức rủi ro cụ thể của dự án Có thể thấy NPV cho biết chi phí cơ hội của vốnđầu tư, xác định kết quả sử dụng nguồn lực - chủ yếu là vốn - cho dự án có mang lạilợi ích lơn hơn các nguồn lực đã sử dụng hay không
Nếu dự án độc lập thì dự án nào có NPV > 0 sẽ được lựa chọn, dự án cóNPV<0 sẽ bị loại
Nếu các dự án loại trừ nhau thì trong số các dự án có NPV>0, dự án nào cóNPV lớn nhất sẽ được chọn
Để xác định chính xác tỷ lệ chiết khấu của từng dự án là một việc không đơngiản Có thể hiểu tỷ lệ chiết khấu là phần lợi nhuận thích hợp bù đắp rủi ro Tỷ lệnày có mối quan hệ chặt chẽ với NPV, khi tỷ lệ chiết khấu tăng lên thì NPV của dự án
sẽ giảm xuống và ngược lại Trường hợp tỷ lệ chiết khấu mà tại đó npv bằng 0 thìchính là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án
ưu điểm của NPV: Phương pháp tính dựa trên cơ sở chiết khấu các dòng tiền (tức
là hiện tại hoá giá trị thời gian của dòng tiền trong tương lai) là hoàn toàn hợp lý.Trong công thức này chúng ta đã coi tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ lãi suất mà tại đó cácluồng tiền có thể được tái đầu tư ( có nghĩa chi phí vốn của dự án cũng thích hợp).Cách thức lựa chọn theo NPV về bản chất là phù hợp bởi nó cho phép lựa chọnđược các dự án làm tối đa hoá giá trị của chủ đầu tư
n
t t
Trang 30Nhược điểm: Độ chính xác của chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ chiết
khấu r - chi phí vốn của doanh nghiệp - nhưng trên thực tế việc xác định tỷ lệ chiếtkhấu là rất khó khăn, hơn nữa tỷ lệ chiết khấu cũng chịu nhiều yếu tố tác động khácđặc biệt là lạm phát Chỉ tiêu này ngào ra cũng chỉ phản ánh được quy mô sinh lời(số tuyệt đối) mà chưa phản ánh được hiệu quả sinh lời (số tương đối) của dự án Dovậy với các dự án khác nhau về thời gian, dùng NPV không có nhiều ý nghĩa hoặcgiả sử vẫn sử dụng thì đòi hỏi các tính toán khá phức tạp
* Chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ (IRR)
Chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ là chỉ tiêu dùng để đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư củamột dự án Về mặt kỹ thuật tính toán, IRR của một dự án là tỷ lệ chiết khấu mà tại đóNPV=0
Công thức :
Thông thường người ta tính IRR bằng nội suy tuyến tính tức là chọn ra haimức lãi suất chiết khấu : r1 và r2 sao cho NPV(r1) >0 và NPV(r2) < 0 Chênh lệchgiữa hai tỷ lệ chiết khấu này càng ít thì việc nội suy càng chính xác (thông thườngchênh lệch không quá 0,05)
Sau đó áp dụng công thức:
Với sự xuất hiện của những phần mềm kế toán-tài chính thì việc tính IRR làhết sức đơn giản Ví dụ như trong Microsoft Exel thì ta có thể sử dụng hàm IRR.IRR cho biết tỷ lệ sinh lời cần thiết của dự án Nó chính là chi phí vốn bìnhquân cao nhất mà nha đầu tư có thể chấp nhận mà không chịu thua thiệt (NPV >= 0).Nếu toàn bộ số tiền đầu tư cho dự án đều là vốn vay thì IRR được coi là lãi suất tiềnvay cao nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được Khi IRR= r thì tức là toàn bộcác khoản thu từ dự án chỉ đủ để hoàn trả phần vốn gốc và lãi đầu tư ban đầu vào dự
Trang 31Đối với những dự án độc lập thì lựa chọn dự án có IRR lớn hơn hoặc bằngchi phí vốn bình quân của dự án Đối với các dự án phụ thuộc, loại trừ lẫn nhau thìtrong các dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng chi phí vốn bình quân của dự án thì chọndự án có IRR lớn nhất
Ưu điểm: IRR cũng như NPV đã tiếp cập hiệu quả của dự án trên cơ sở giá
trị thời gian của tiền, đây là một cách tiếp cận đúng đắn tuy nhiên so với chỉ tiêuNPV, chỉ tiêu IRR đã giải quyết được vấn đề lựa chọn giữa các dự án có thời giankhác nhau Trong
thực tế người ta thường dùng cả hai chỉ tiêu NPV và IRR để tận dụng được ưuđiểm của cả hai
Về mặt toán học, NPV và IRR sẽ đưa đến cùng một quyết định chấp nhận haybác bỏ đối với những dự án độc lập Tuy nhiên đối với những dự án loại trừ, hai chỉtiêu này có thể đưa đến kết quả khác nhau Trong trường hợp này các nhà phân tíchcho rằng kết quả của NPV có ý nghĩa hơn
Nhược điểm: IRR chưa đề cập đến độ lớn, quy mô của dự án , do vậy sẽ
không hiệu quả nếu sử dụng chỉ tiêu IRR để lựa chọn những dự án loại trừ có quy
mô khác nhau Ngoài ra, với những dòng tiền đổi dấu liên tục sẽ dẫn tới có nhiều kếtquả IRR ( thoả mãn phương trình NPV=0), do đó trong trường hợp này IRR sẽ khôngáp dụng được
Bên cạnh đó, nhược điểm lớn nhất của IRR là nó giả định thu nhập ròng của dựán được tái đầu tư tại tỷ lệ lãi suất IRR Điều này thực sự không chính xác làm tỷlệ thích hợp nhất phải là chi phí vốn bình quân của dự án
Để khắc phục nhược điểm trên , người ta điều chỉnh chỉ tiêu IRR và đưa ra chỉ tiêuMIRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh) Đây là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trịhiện tại của chi phí đầu tư bằng giá trị hiện tại của tổng giá trị tương lai của các dòng tiềnthu được từ dự án với giả định các dòng tiền này được tái đầu tư tại tỷ lệ lãi suất bằng chiphí vốn bình quân ( Ký hiệu là k) Ta có công thức tính MIRR như sau :
1 0
n
n t
Trang 32* Chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ :
Thời gian hoàn vốn nội bộ của một dự án là độ dài thời gian cần thiết thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu
Để tính chính xác PP, các dòng tiền ở đây phải quy về giá trị hiện tại lúc này PP còn có thể gọi là thời gian thu hồi vốn chiết khấu
Công thức:
Chỉ tiêu PP cho biết sau bao nhiêu lâu thì dự án có thể đem lại số vốn đã đầu
tư ban đầu Ngoài ra PP còn cũng cho biết mức độ rủi ro của dự án , một dự án có
PP càng ngắn thì tính thanh khoản của dự án càng cao và ngược lại
Người ta thường sử dụng chỉ tiêu này để lựa chọn các dự án loại trừ nhau có,dự án nào có PP ngắn hơn thì sẽ được chọn
Ưu điểm: Chỉ tiêu PP đơn giản, dễ áp dụng Ngoài việc cho biết thời gian thu
hồi vốn dự kiến còn cho biết mức độ rủi ro của dự án
Nhược điểm: Phương pháp đánh giá theo chỉ tiêu PP có nhiều nhược điểm hơn
so với các phương pháp khác:
+ Phần thu nhập của dự sau thời gian hoàn vốn được bỏ qua hoàn toàn, nhưvậy phương pháp này đã không đề cập một cách đầy đủ hiệu quả tài chính của toànbộ dự án
+ Yếu tố rủi ro đối với luồng tiền tương lai của dự án không được xem xét Dođó, khi sử dụng chỉ tiêu PP nếu không chiết khấu các dòng tiền sẽ không đảm bảotính chính xác và thông thường sẽ cho kết quả khả quan hơn thực tế
+ Yếu tố thời gian của tiền tệ không được đề cập
+ Xếp hạng các dự án không phù hợp với mục tiêu tối đa hoá giá trị vốn chủ sởhữu
PP = Số năm ngay trước các năm dòng
tiền đủ đáp ứng được chi phí +
Chi phí chưa được bù đắp đầu nămGiá trị hiện tại ròng thu được trong năm
Trang 33* Chỉ tiêu doanh l ợ i ( P I):
Chỉ tiêu doanh lợi (PI) được tính dựa vào mối quan hệ tỷ số giữa giá trị hiệntại của các dòng tiền dự án mang lại so với giá trị của đầu tư ban đầu Nó phản ánh
1 đơn vị đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đơn vị giá trị Nếu PI lớn lơn 1 thì có nghĩa làdự án mang lại giá trị cao hơn chi phí và khi đó có thể chấp nhận được
Công thức :
Ưu điểm: Nó có mối quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu NPV, thường cùng đưa
tới một quyết định Ngoài ra nó còn dễ hiểu và dễ diễn đạt
Nhược điểm: Do chỉ tiêu chỉ đưa lại số tương đối nên khó sử dụng trong một số
trường hợp, ví dụ như đối với việc lựa chọn hai dự án loại trừ nhau Cả bốn chỉ tiêu :NPV, IRR, PP và PI đều bổ sung cho nhau và về căn bản không có gì trái ngược nhaukhi đánh giá dự án về mặt tài chính Trên cơ sở biết được ưu điểm và nhược điểmcủa từng chỉ tiêu mà có thể sử dụng chúng một cách linh hoạt nhằm đem lại hiệu quảtốt nhất
Nói tóm lại, có rất nhiều phương pháp, nhiều chỉ tiêu nhằm thẩm định tài chínhmột dự án Trong thực tế, tuỳ vào từng dự án cụ thể mà cũng như tuỳ vào từng mụcđính của nhà thẩm định dự án mà sẽ lựa chọn chỉ tiêu phù hợp làm cơ sở cho việc đưa
ra các quyết định Đây cũng là một trong những nhân tố rất quan trọng để đánh giáchất lượng thẩm định tài chính dự án
1.3 Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của
NHTM
1.3.1 Quan niệm về hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt
động cho vay của NHTM
Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cần phải đảm bảo các nguyêntắc sau :
1 0
(1 )
n
t t t
CF r PI
CF
Trang 341.3.1.1 Nội dung thẩm định tài chính dự án phải đảm bảo tính khoa học
Việc thẩm định tài chính dự án rất quan trọng đối với ngân hàng thương mại nênđảm bảo nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện giải quyết các vấn đề cụ thể trong phươngpháp thẩm định một cách chính xác , hợp lý ( thí dụ như : việc triển khai thẩm địnhnhững nội dung cần thiết ; xác định chi tiết các yếu tố dựa vào tính toán trong cácphương pháp thẩm định ; công thức tính chỉ tiêu thẩm định …) Có như vậy kết quả củathẩm định tài chính dự án mới có độ tin cậy cao , giúp ngân hàng đưa ra những quyếtđịnh đúng đắn nhất , hạn chế được nhiều rủi ro cho ngân hàng và khách hàng
1.3.1.2 Các nội dung thẩm định tài chính dự án phải có tính khả thi ,hợp lí
Để thẩm định tài chính dự án có rất nhiều công việc phải làm ,do vậy cần xácđịnh các nội dung ,vấn đề cụ thể phải đảm bảo tính khả thi , hợp lý , tránh hai xuhướng sau :
Với mục tiêu hoàn thiện công việc thường căn cứ vào nền tảng lý thuyết ,đòihỏi tính toán hoàn chỉnh , đầy đủ đưa ra quá nhiều nội dung ,căn cứ ,chỉ tiêu …nhưng những yêu cầu đó tỏ ra khó thực hiện được trong thực tế ,không đảm bảo tínhkhả thi nhất là trong điều kiện của Việt Nam
Xu hướng muốn đơn giản hóa nội dung công việc để dễ thực hiện đến mứcbất hợp lý ,làm cho quá trình đánh giá ,thẩm định thiếu chắc chắn ,độ tin cậy thấp ,rủi
ro cao
1.3.1.3 Nội dung thẩm định được hoàn thiện phải có sự định hướng là phát
triển và tiếp cận thông lệ quốc tế
Khi xem xét nội dung công việc thẩm định tài chính dự án phát hiện những hạnchế nhưng không thể đòi một sự thay đổi triệt để ,tức thì nhưng cần thấy được mụctiêu cuối cùng ,nền tảng lâu dài
Bên cạnh đó ,lý thuyết thẩm định tài chính dự án đã có từ lâu và ít nhiều cũng mangthông lệ quốc tế Việc thẩm định tài chính dự án trong nước và cả nước ngoài đầu tư vàoViệt Nam phải chú ý đến thông lệ của mỗi nước nói riêng và quốc tế nói chung
1.3.1.4 Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án phải chú ý đến việc mở
rộng ,áp dụng công nghệ thông tin.
Trang 35Thẩm định tài chính dự án là công việc phức tạp ,đòi hỏi độ chính xác cao Do vậy
,cần phải tiến hành bài bản, tiêu chuẩn hóa và thực hiện nhanh chóng đối với sự hỗtrợ của công nghệ thông tin ; cần mua những phần mềm ứng dụng các phương phápthẩm định mới, hiện đại sẽ hiệu quả hơn
1.3.1.5 Việc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án phải xác định vị trí
là một ngân hàng thương mại
Công tác thẩm định tài chính dự án được nhiều tổ chức thẩm định nhưng mụctiêu của mỗi đơn vị không hoàn toàn giống nhau Đối với NHTM thì tiêu chuẩn quantrọng nhất là tổng số tiền vay và khả năng trả nợ của dự án Do vậy cần tập trung xemxét nội dung này
Nhìn chung, công tác thẩm định tài chính dự án được đánh giá tốt khi đưa rađược các phân tích , dự đoán chính xác, khách quan về hiệu quả tài chính của dự ángiúp ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ hay không tài trợ cho dự án
Trong trường hợp dự án được sự chấp nhận tài trợ của ngân hàng thì công tácthẩm định tài chính dự án được kiểm chứng chính là trong quá trình dự án được triểnkhai và đi vào hoạt động Khi đó, công tác thẩm định tài chính dự án cao thì với sựthay đổi của các yếu tố khác (thị trường, kỹ thuật, ) sẽ phải được lường trước,đảm bảo dự án vẫn được thực hiện theo dự kiến, góp phần đem lại hiệu quả tàichính cho các nhà đầu tư cũng như sự an toàn và sinh lợi cho ngân hàng Ngược lại,nếu công tác thẩm định tài chính dự án thấp sẽ dẫn tới các dự toán kém chính xác gây
nhiều khó khăn cho ngân hàng trong quyết định cho vay Bởi vì, thứ nhất, nếu các
phân tích, dự đoán kém chính xác thì khó có thể đưa ra quyết định cho vay của ngân
hàng Thứ hai, nếu ngân hàng quyết định cho vay thì sẽ khó có khả năng thu hồi vốn.
Lúc đó thì dự án sẽ trở thành những khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi đối với ngân hàng.Mặc dù trên thực tế, trong nhiều trường hợp, một số dự án hoạt động khônghiệu quả lại xuất phát từ các nguyên nhân như: công tác thẩm định các nội dung ngoàitài chính chưa cao, sự thay đổi bất ngờ của các yếu tố thị trường, kỹ thuật, công nghệ,công nghệ, quản lý kém giai đoạn thi công, song nguyên nhân chủ yếu vẫn là docông tác thẩm định tài chính dự án chưa đạt yêu cầu
Do vậy, muốn nâng cao công tác thẩm định tài chính dự án đòi hỏi phải nghiên
Trang 36cứu kỹ các nhân tố tác động đến chất lượng của công tác này.
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh việc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án :
Việc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án là một vấn đề mang nhiềuyếu tố chủ quan của người đánh giá Do vậy , việc xây dựng các chỉ tiêu phản ánhviệc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án là yêu cầu và trách nhiệm đồng thờicũng là mong muốn của tất cả hệ thống ngân hàng Hiện nay ở nước ta chưa có một
cơ quan ,ban ngành nào thực hiện được điều này Song thực tế ta có thể đưa ra một sốchỉ tiêu đánh giá việc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án như sau:
- Thông tin thu thập đa dạng ,được sử dụng tốt để làm căn cứ cho phân tích đánhgiá các khía cạnh tài chính dự án
- Xác định tổng vốn đầu tư ,nguồn tài trợ dự án chính xác
- Thẩm định doanh thu chi phí dự án chính xác
- Xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án phù hợpvới từng dự án
- Thẩm định với thời gian ngắn , chi phí thấp ( giảm thời gian và chi phí thẩmđịnh trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu )
- Phát hiện và dự báo tốt các xu hướng , các rủi ro liên quan đến quá trình đầu
tư , có biện pháp đề phòng ,hạn chế rủi ro
Kết quả thẩm định đưa về việc đánh giá :
- Độ rủi ro của dự án
- Khả năng sinh lời của dự án
- Tính khả thi của dự án : Có thích hợp và hợp pháp không ?
Cuối cùng ,việc cho vay sẽ liên quan đến việc ngân hàng :
- Có khả năng thu hồi được nợ không ? Làm sao để không có nợ quá hạn , nợ khóđòi chỉ là tạm thời ?
- Đóng góp của dự án vào nền kinh tế quốc dân là nhiều hay ít ,có thực hiệnchính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội hay không ?
Nếu như việc thẩm định tài chính dự án được thực hiện với chất lượng tốt thìquyết định tài trợ hợp lý của ngân hàng sẽ được bảo đảm :
- Tăng lợi nhuận cho ngân hàng
Trang 37- Rủi ro không thu hồi được vốn của ngân hàng là thấp nhất
Tất nhiên việc đánh giá chính xác hiệu quả của từng chỉ tiêu trong quá trình thẩmđịnh tài chính dự án là rất khó khăn và đòi hỏi thời gian dài Mỗi khâu của quá trìnhthẩm định tài chính đạt chất lượng tốt thì chất lượng thẩm định dự án sẽ cao ,đem lạihiệu quả cho ngân hàng trong công tác cho vay của mình
1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác thẩm định tài
chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM.
Có rất nhiều nhân tố tác động làm ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việchoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án nhưng tổng kết lại có thể chia thành hainhóm nhân tố chính: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan Trong đó nhân tố chủquan chính là nhưng nhân tố xuất phát từ ngân hàng thương mại, nhân tố khách quanxuất phát từ chủ đầu tư và môi trường vĩ mô
Về phía Ngân hàng thương mại
Các nhân tố cần quan tâm đó là: Đội ngũ cán bộ thẩm định, quy trình và phươngpháp tiến hành thẩm định tài chính dự án, quá trình thẩm định các yếu tố khác, việctổ chức, điều hành thực hiện công tác thẩm định
* Đội ngũ cán bộ thẩm định
Đây là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến việc hoàn thiện công tác thẩmđịnh tài chính dự án Bởi vì lẽ con người là chủ thể trực tiếp tổ chức và thực hiệnhoạt động thẩm định tài chính dự án theo các phương pháp, kỹ thuật của mình Kếtquả thẩm định tài chính dự án là kết quả đánh giá của con người trên cơ sở khoa họcvà các tiêu chuẩn khác nhau ở một chừng mực nào đó thì thẩm định tài chính dự ánđều mang tính chủ quan của cán bộ thẩm định Do vậy để kết quả thẩm định có chấtlượng tốt thì đòi hỏi người cán bộ thẩm định phải có kinh nghiệm, trình độ chuyênmôn và tư cánh đạo đức
Đây còn là một công việc nhạy cảm cao và vô cùng phức tạp nên yếu tố conngười thực sự là yếu tố quan trọng và luôn phải quan tâm trong suốt quá trìnhthẩm định
* Trình tự, nội dung tiến hành thẩm định tài chính dự án
Thẩm định tài chính là một nội dung phức tạp nhất trong thẩm định dự án
Trang 38Trình tự thẩm định tài chính dự án của ngân hàng dược xem xét là quá trình từ khingân hàng nhận được các tài liệu về dự án, hồ sơ xin vay vốn của chủ đầu tư, tới lúcngân hàng tiến hành thẩm định tình hình tài chính của khách hàng, thẩm định tài chínhcủa dự án Để mà đạt được kết quả thẩm định tốt thì các trình tự này cần sắp xếp mộtcách khoa học, thuận lợi cho cả nhà đầu tư và ngân hàng Một quy trình đầy đủkhoa học sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong việc cung cấp các tài liệu, thông tincần thiết, tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc thu thập đầy đủ dữ liệu để phân tích,
ra quyết định và chắc chắn sẽ đảm bảo chất lượng công tác thẩm định
Nội dung thẩm định tài chính dự án là toàn bộ các vấn đề đã đề cập như: thẩmđịnh tổng mức vốn đầu tư, nguồn tài trợ cho dự án, các bảng dự trù cân đối thu chivà dòng tiền , các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, khả năng trả nợ của dựán Đối với các dự án khác nhau thông thường người ta không thể áp dụng toàn bộcác nội dung thẩm định như trên mà chỉ lựa chọn một số nội dung nhất định đểthực hiện Do đó việc lựa chọn nội dung nào để đảm bảo được yếu tố đầy đủ, chínhxác cũng sẽ tác động rất lớn đến việc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính củadự án
Phương pháp thẩm định tài chính dự án có thể hiểu là cách thức xử lý các thôngtin của dự án, cách thức áp dụng các chỉ tiêu phân tích để đưa ra nhưng nhận xét,dự báo Rõ ràng phương pháp càng hiện đại càng khoa học thì việc phân tích, thẩmđịnh thực hiện càng thuận lợi, nhanh chóng và kết quả càng đầy đủ, toàn diện, làmcăn cứ chính xác cho việc đưa ra quyết định tài trợ của ngân hàng
* Tổ chức, điều hành thực hiện công tác thẩm định tại ngân hàng
Đây việc bố trí, sắp xếp, quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân vàbộ phận tham gia cũng như mối quan hệ giữa các cá nhân và bộ phận trong quá trìnhthẩm định dự án Do vậy, việc sắp xếp, tổ chức để kết hợp các hoạt động trong mộttổng thể sẽ khiến các bộ phận có thể hỗ trợ nhau tốt hơn và tác động đáng kể đến côngtác thẩm định dự án Công tác tổ chức thẩm định dự án được tiến hành càng chặt chẽ ,khoa học thì sẽ phát huy được năng lực, sức mạnh của từng cá nhân đồng thời liênkết họ tạo nên hiệu quả to lớn, tận dụng thông tin và trang thiết bị, chống lãng phínguồn lực Điều này góp phần hạn chế rủi ro đạo đức nghề nghiệp, từ đó góp phần
Trang 39hoàn thiện công tác thẩm định dự án.
* Ảnh hưởng của thẩm định các yếu tố khác
Trong quá trình thẩm định thẩm định dự án có rất nhiều các yếu tố khác ảnhhưởng tới nó và ảnh hưởng trực tiếp tới nội dung thẩm định tài chính dự án Đó làviệc thẩm định các yếu tố như: thẩm định tài chính chủ đầu tư, thẩm định thịtrường, kỹ thuật, môi trường, thông tin,
- Thẩm định chủ đầu tư tạo điều kiện để ngân hàng có thể đánh giá năng lực tàichính, năng lực quản lý, tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tư để từ đó dự đoán cácchỉ tiêu tài chính giúp việc thẩm định tài chính dự án chính xác và hiệu quả
- Thẩm định thị trường là cơ sở để xác định giá nguyên liệu vào, chi phí sảnxuất, công suất thực hiện dự án cũng như các kênh tiêu thụ sản phẩm, giá thành sảnphẩm, môi trường cạnh tranh, Nếu các chỉ tiêu này được dự đoán chính xác và chặtchẽ thì sẽ đảm bảo cho công tác thẩm định tài chính dự án
- Thẩm định kỹ thuật là nhằm xác định vốn đầu tư vào máy móc thiết bị.Vìvậy thẩm định kỹ thuật tốt sẽ giúp việc dự toán vốn đầu tư trong thẩm định tàichính dự án được chính xác đồng thời máy móc, trang thiết bị bảo đảm phù hợp, đồngbộ
- Thông tin và trang thiết bị cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án Thông tin ở đây chính là nguyênliệu cho toàn bộ quá trình thẩm định Vì vậy, số lượng, chất lượng, tính chính xác vàkịp thời của thông tin có tác động vô cùng lớn đến công tác thẩm định tài chính dự ánbởi suy cho cùng thì nội dung chính của thẩm định tài chính nói riêng cũng như thẩmđịnh dự án nói chung là quá trình phân tích, xử lý thông tin để đưa ra những đánh giá,kết luận về dự án
Ngoài ra, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ thông tin lại không thể thiếu, đặcbiệt đối với một ngân hàng hiện đại Các thiết bị này đã thay thế phần lớn công việcthu thập, tính toán, xử lý dữ liệu, khả năng truy cập vào các cơ sở dữ liệu đồ sộ đểkhai thác những thông tin liên quan đến dự án và có thể tính toán, phân tích cácnguồn thông tin bằng các phương pháp thẩm định tài chính phức tạp với các phầnmềm tài chính chuyên dụng Do vậy kết quả đưa ra sẽ chính xác và nhanh chóng
Trang 40Về phía chủ đầu tư
Chủ đầu tư là một nhân tố tác động không nhỏ đến việc hoàn thiện công tácthẩm định tài chính dự án Bởi vì lẽ việc hoàn thiện công tác thẩm định của ngânhàng phụ thuộc rất lớn vào hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp trình lên Thông tin nhàđầu tư cung cấp là nguồn chủ yếu để ngân hàng thực hiện việc đánh giá phân tích Vì
lẽ đó mà tình trung thực, đầy đủ và kịp thời của các dữ liệu, thông tin của chủ đầu
tư sẽ tác động đến kết quả thẩm định tài chính dự án của ngân hàng Do vậy trình độlập, thẩm định, thực hiện dự án cũng như tái độ hợp tác của chủ đầu tư là một yếu tốcần thiết mà các ngân hàng luôn cẩn trọng xem xét để bảo đảm hoàn thiện công tácthẩm định tài chính dự án của mình
Môi trường vĩ mô
* Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý được xây dựng bằng các văn bản quy phạm pháp luật và sựđiều hành thực hiện của các cơ quan chức năng Nhà nước Môi trường pháp lý lànhmạnh, rõ ràng chặt chẽ sẽ tác động tích cực tới quá trình thẩm định tài chính và thựchiện dự án và ngược lại Sự mâu thuẫn, chồng chéo của các văn bản luật, dưới luật,về các lĩnh vực liên quan, sự thay đổi liên tục những văn bản về quy chế quản lý tàichính, tính kém hiệu lực của kế toán thống kê kết hợp sự quản lý, thanh tra, lỏng lẻocủa các cơ quan chức năng nhà nước cũng làm thay đổi tính khả thi của dự án theothời gian và gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá, dự báo rủi ro, hạn chếtrong việc thu thập những thông tin chính xác
* Môi trường kinh tế:
Song song với môi trường pháp lý, môi trường kinh tế cũng là một nhân tố hếtsức quan trọng, tác động đến công tác thẩm định dự án trên nhiều khía cạnh theocách khác Nếu môi trường kinh tế phát triển ổn định với cơ chế quản lý vĩ mô đồngbộ, hiệu quả, với các chủ thể kinh tế có năng lực, kinh nghiệm với hệ thống thông tinkinh tế đầy đủ, chính xác là điều kiện rất thuận lợi cho công tác thẩm định tài chínhdự án Nếu với một nền kinh tế kém phát triển, cơ chế kinh tế thiếu đồng bộ thì ắt hẳnmọi phân tích, dự đoán của công tác thẩm định khó mà đưa tới kết quả như ý muốn.Bên cạnh đó các định hướng chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội theo