1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, ngành thuỷ sản Việt Nam khi xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật

24 605 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 94,93 KB

Nội dung

Giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, ngành thuỷ sản Việt Nam khi xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể ở nhiều mặt Song nếu đi sâu vào tìm hiểu, theo nhiều nhà quan sát trong và ngoài nước Việt Nam vẫn chưa đạt được những lợi thế nhất định Việt Nam được công nhận có rừng vàng biển bạc,

có lợi thế về xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản, dệt may, giày dép Từ cuối thế kỷ 90 của thế kỷ trước đến nay xuất khẩu thuỷ sản được coi là trong những ngành mũi nhọn mà Đảng, Nhà nước ta đã vạch ra cùng với xuất khẩu dệt may, giầy dép kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản không ngừng tăng lên Các thị trường mà thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang chủ yếu là Mỹ, Nhật, EU, Nga, Từ năm 2004 đến nay thị trường Nhật được coi là một trong những thị trường chiếm tỷ lệ nhập khẩu của thuỷ sản Việt Nam lớn (từ 21-25%) Đây cũng là thị trường mà thuỷ sản Việt Nam xuất sang được giá khá cao (từ 250-300USD/tấn), cao hơn nhiều so với các thị trường khác Riêng mặt hàng tôm hàng năm đạt trên 500 triệu USD.

Nhật cũng là một thị trường khá khó tính về ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như những yêu cầu trong giám sát từ nuôi trồng, chế biến tới bảo quản xuất khẩu.Hai năm gần đây Chính phủ Nhật liên tục thực hiện chính sách quản lý nghiêm, giám sát chặt trong việc kiểm tra chất lượng, độ dư lượng kháng sinh trong các mặt hàng thuỷ sản được nhập khẩu vào Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam sang Nhật đạt hơn 1 tỷ USD Trước việc thực hiện siết chặt quản lý, tăng cường giám sát chất lượng hàng thuỷ sản của Nhật Bản đã ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Trang 2

Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng hàng thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua và trong tương lai trước những chính sách tăng cường kiểm soát, quản lý chất lượng thuỷ sản nhập khẩu của Nhật Đồng thời đề tài cũng xin đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, ngành thuỷ sản Việt Nam khi xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trước những chính sách thương mại mà Nhật đã, đang áp dụng trong thời gian qua

"Thực trạng hàng thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua và trong tương lai trước những chính sách tăng cường kiểm soát, quản lý chất lượng thuỷ

sản nhập khẩu của Nhật".

Nội dung của đề tài gồm 3 chương

Chương I: Mô tả tình huống.

Chương II: Phân tích tình huống

Chương III: Những bài học rút ra và đề xuất các giải pháp giải quyết tình huống.

Bài viết có sử dụng nhiều tài liệu, các tập tin trên một số tờ báo kinh

tế, một số thông tin của Bộ Thuỷ sản, Cục Hải quan và một số nguồn thông tin khác Việc đi sâu vào tìm hiểu tuy đã có cố gắng xong cũng gặp một số hạn chế nhất định, mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô và bạn đọc.

CHƯƠNG I

Trang 3

MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 1.1 Đánh giá chung.

Liên tiếp từ cuối năm 2006 đến nay một số mặt hàng thuỷ sản Việt Namkhi xuất sang Nhật bị trả lại Các lô hàng thuỷ sản bị trả lại được phía Nhật kếtluận là có dư lượng kháng sinh cấm và một số hoá chất dư lượng quá mức chophép Từ đầu năm 2007 tới hết tháng 6/2007 phía Nhật cũng đưa ra một số lờicảnh báo với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam về việc tăng cườngkiểm soát, siết chặt quản lý chất lượng đối với các mặt hàng thuỷ sản được xuấtkhẩu từ phía Việt Nam Phía Nhật tuyên bố nếu các doanh nghiệp này khônggiải quyết các vấn đề một cách triệt để có thể cho ngừng nhập khẩu thuỷ sản.Theo ông Trần Thiện Hải-Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản(VASEP): "Phía Nhật đã tăng kiểm tra số lô hàng từ 50% lên 100% với thuỷ sảnViệt Nam Mới đây ngày 25/6/2007, VASEP đã nhận được thông cáo từ Đại sứNhật về việc nếu phía Việt Nam không đưa ra những giải pháp ngăn chặt triệt đểtình trạng thuỷ sản Việt Nam có dư lượng kháng sinh cao có thể sẽ xem xét

ngừng nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam" (Trích bài viết của tác giả

Quang Trí trên báo kinh tế Việt Nam).

Theo VASEP đến cuối 5/2007 Việt Nam đã xuất sang Nhật 39.090 tấnsản phẩm thuỷ hải sản trị giá 240 triệu USD Nếu tính so với cùng kỳ năm ngoáithì giá trị xuất khẩu giảm gần 20% Trong 6 tháng đầu năm 2007Việt Nam xuấtkhoảng 6000 lô hàng thuỷ sản sang Nhật, trong đó có 94 lô bị phía Nhật cảnhcáo có dư lượng kháng sinh (chiếm 1,6%) Các sản phẩm này chủ yếu nhiễmCAP (55 lô), AOZ (17 lô), SEM (6 lô), COLIFORM (7 lô), SUNFUARADIOXIDE(2 lô) Đã có 48 doanh nghiệp có lô hàng bị cảnh báo, trong đó có 2 Công ty bịphát hiện trên 4 lô, 10 Công ty 3 lô, 3 Công ty 2 lô và 23 Công ty có 1 lô bị cảnhbáo Các nhóm hàng bị CAP là tôm biển cỡ nhỏ, mực ống, mực nang

Tôm là mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Nhật hàng nămgiá trị xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật trên 500 triệu USD (chiếm 56,7%).Đến cuối năm 2006 tới nay thì tỷ lệ vi phạm của mặt hàng này cũng vượt

Trang 4

ngưỡng 1,6% Trong đó chất CAP chiếm 6,7%, tổng các lô hàng được kiểm tratại cảng nhập khẩu của Nhật Đồng thời từ đầu năm tới nay cũng có nhiều lôhàng xuất khẩu tôm Việt Nam bị phía Nhật trả về Đầu tháng 3 năm 2007TOKYO đã cảnh báo trên mạng của Bộ Ytế lao động và phúc lợi của Nhật là có

2 lô hàng tôm sú nhập khẩu từ Việt Nam có hàm lượng chất AOZ quá mức chophép Trước đó cơ quan này đã công bố việc tìm thấy dư lượng CAP ở một số lôhàng mực nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc Đồng thời cũng tìm thấy vikhuẩn Ecoli trong một số lô hàng tôm đông lạnh chiên sẵn từ Việt Nam Đièu đócho thấy giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã giảm sút đáng kể.Việc Nhật Bản mất

đi vị trí dẫn đầu trong nhập khẩu thuỷ Việt Nam là một sự thật đáng buồn chocác doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Thậm chí trongt hời gian tới nếu không cónhững chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp thuỷ sản chúng ta sẽ mất hẳn đithị trường này Nừu quả xảy ra thật thì “ đau quá” cho ngành thủy sản Việt Nam

1.2 Động cơ của việc Nhật Bản tăng cường kiểm soát và quản lý chất lượng thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam

Thứ nhất: Nhật là một thị trường có sức tiêu thụ lớn về hàng thuỷ sản, songlại khá khó tính nên tiêu dùng những mặt hàng có ảnh hưởng không tốt tới sứckhoẻ sẽ làm người tiêu dùng cảm thấy bất an Một nền kinh tế phát triển thì việcbảo đảm an toàn cho người tiêu dùng là một điều cần thiết và cần được thực hiệnmột cách chặt chẽ Không chỉ Chính phủ Nhật là các cơ quan lãnh đạo kháccũng muốn đảm bảo cho người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm có độ

an toàn cao Việc Chính phủ Nhật tăng cường kiểm soát và quản lý chặt đối vớihàng thuỷ sản được nhập khẩu không chỉ đối với thuỷ sản Việt Nam và vớinhiều quốc gia xuất khẩu vào thị trường này Với những mặt hàng thuỷ sảnkhông đảm bảo chất lượng đã và đang được phía Nhật trả lại, họ không muốnngười tiêu dùng trong nước sử dụng những mặt hàng này

Thứ hai: Qua việc siết chặt chính sách thương mại đối với hàng thuỷ sảnnước ngoài họ mong muốn làm giảm áp lực cho các doanh nghiệp thuỷ sảntrong nước Rõ ràng cạnh tranh trên một thị trường có sức tự do cao là rất khốc

Trang 5

liệt Một khi không biết và nắm bắt tốt về những thị trường này tính khốc liệt sẽlàm cho bất kỳ doanh nghiệp nào thất bại Siết chặt quản lý chất lượng thuỷ sảnnhập khẩu, tăng cường kiểm tra chất lượng tại các cảng nhập sẽ tạo điều kiệncho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản, có điều kiện về thờigian, về lực để tranh thủ chiếm chính thị trường trong nước của mình Nhật làmột quốc gia có đường biển dài bao quanh, có lượng tàu thuyền lưu thông lớntrên thế giới, do đó thuỷ sản ở Nhật cũng là một ngành khá phát triển Khi có sựxâm nhập từ ngoài vào thì áp lực cạnh tranh sẽ tăng lên, điều đó cũng chứngminh việc Chính phủ Nhật mong muốn giảm bớt áp lực này cho các doanhnghiệp thủy sản trong nước của mình.

Thứ ba: Nhật Bản mong muốn qua chính sách này sẽ cảnh báo tới cácdoanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam là họ chỉ cho phép các doanh nghiệp

đủ điều kiện mới được hoạt động trên thị trường này Phía Nhật sẵn sàng cấmnhập khẩu các hàng thuỷ sản đối với các doanh nghiệp vi phạm các tiêu chuẩncho phép Đây là điều cần để các doanh nghiệp Việt Nam lưu tâm, chú ý,vàcũng thể hiện động cơ rõ ràng nhất để phía Nhật áp dụng chính sách thương mạinày với thuỷ sản Việt Nam

1.3 Tác động của việc tăng cường kiểm soát, siết chặt quản lý chất lượng hàng thuỷ sản

1.3.1 Tác động đối với phía Nhật

Thứ nhất: Tác động tới tiêu ding trên thị trường Nhật: Giảm thiểu nhữngmặt hàng thuỷ sản không đảm bảo chất lượng được nhập khẩu vào thị trường.Đồng thời có tác động lớn tới sức tiêu dùng và tâm lý tiêu dùng của người tiêudùng Nhật Bản Một khi công tác quản lý chất lượng được thực hiện nghiêm thìhiệu quả của nó tạo ra là rất rõ rệt Người tiêu dùng sẽ yên tâm hơn việc họ đượcbảo đảm an toàn khi sử dụng những mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu Những mặthàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật không chỉ dùng để bán ngay ra thị trường màmột số còn được sử dụng để chế biến tạo ra các sản phẩm, thực phẩm liên quan

Trang 6

Thứ hai: Tác động tới hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản của Nhật:Việc thực hiện siết chặt quản lý chất lượng cũng tác động không nhỏ tới cácdoanh nghiệp thuỷ sản trong nước Một phần họ có đủ điều kiện trong việc nângcao cạnh tranh trên thị trường, một phần họ cũng bị ảnh hưởng từ việc nhậpkhẩu nguồn nhiên liệu từ nước ngoài vào Nhật là một thị trường có sức tiêu thụtôm khá lớn, tôm được coi là một mặt hàng sử dụng chủ yếu để chế biến các sảnphẩm mà người tiêu dùng Nhật rất thích Một khi Chính phủ Nhật tăng cườngkiểm soát, quản lý chất lượng với mặt hàng này, thì lượng tôm nhập khẩu sẽgiảm rõ rệt.

1.3.2 Tác động tới các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Với việc Chính phủ Nhật tăng cường kiểm soát, siết chặt quản lý chấtlượng hàng thuỷ sản được nhập khẩu từ Việt Nam đã ảnh hưởng tới kim ngạchxuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp và toàn ngành thuỷ sản nói chung.Nhật Bản trong những năm trước vẫn là một trong hai thị trường có sức tiêu thụthuỷ sản Việt Nam xuất sang lớn nhất Đây được coi là một thị trường truyềnthống đối với các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam Hàng năm sản lượng thuỷsản tiêu thụ tại Nhật, đem lại nguồn doanh thu hơn 1 tỷ đô cho phía Việt Nam.Các mặt hàng chủ yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất sang là mực, tôm sú,tôm đông lạnh chiên sẵn, một số mặt hàng cá Từ cuối năm 2006 khi mà phíaNhật áp dụng chính sách siết chặt quản lý chất lượng đối với các doanh nghiệpxuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, thì sản lượng các mặt hàng thuỷ sản này đã giảm

rõ rệt, điều đó cũng ảnh hưởng tới giá trị sản lượng xuất khẩu của các doanhnghiệp đang làm ăn trên thị trường này Ví dụ: Công ty xuất khẩu thuỷ sảnThaimex là một doanh nghiệp có giá trị thuỷ sản hàng năm sang Nhật lớn thứ 3trong nước, trước đây trung bình mỗi tháng doanh nghiệp này xuất sang Nhật từ10-15 tấn thuỷ sản Nhưng từ cuối năm 2006 đến nay Công ty này hầu nhưkhông xuất được một lô hàng thuỷ sản nào sang Nhật Hơn 7 tháng qua doanhthu của Công ty từ thị trường này là không đáng kể Hai Công ty Nam Hải vàHải Nam cũng ở trong tình trạng tương tự với Thaimex Rất nhiều Công ty xuấtkhẩu thuỷ sản khác cũng đã bị giảm đáng kể sản lượng thuỷ sản xuất khẩu sang

Trang 7

Nhật Ước tính doanh nghiệp nào làm ăn hiệu quả trên thị trường Nhật cũng chỉxuất sang đạt 78,7% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2006.

Một phần vì các doanh nghiệp bị phía Nhật trả lại hàng, phần do cácdoanh nghiệp này không giám xuất sang Nhật sợ ảnh hưởng tới uy tín, do đó đãảnh hưởng khá lớn tới giá trị xuất khẩu Điều này cũng ảnh hưởng tới các mặthàng liên quan được xuất sang Nhật Ví dụ các mặt hàng về chế biến thực phẩmxuất khẩu có sử dụng nguồn nguyên liệu là thuỷ sản: Sản phẩm đông lạnh, đồhộp, một số nông hải sản khác Khi sản lượng giảm ắt sẽ ảnh hưởng tới cácdoanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Chẳng hạn như Công ty Thaimextrung bình mỗi tháng xuất từ 10-15 tấn hàng với giá 8,98USD/1kg thì doanh thuđạt từ 90 ngàn-135 ngàn USD Nhưng trong 6 tháng đầu năm nay, thì doanh thu

mà Công ty thu lại chưa đầy 10 ngàn USD Đồng thời giá của các mặt hàng nàytrong thời gian qua cũng đã giảm rõ rệt Ví như giá tôm trong cùng kỳ nămngoái là 8,89USD/1kg thì sang hết tháng 5 năm 2007 giá trung bình giảm còn8,48USD/1kg Đó là xét trên khía cạnh về doanh thu thu được nếu nhìn mộtcách thẳng thắn và trực quan thì với việc Nhật áp dụng chính sách này sẽ làmcho các doanh nghiệp nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam có thể sẽ mất đi chính thịtrường này, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới toàn ngành thuỷ sản vàcác chỉ tiêu kinh tế mà Việt Nam đã đặt ra trong năm nay

Như vậy với việc áp dụng chính sách thương mại mà Nhật đang làm đãảnh hưởng đặc biệt tới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua vàtương lai gần

1.4 Phản ứng của các tổ chức, Quốc gia, từ phía Việt Nam.

1.4.1 Phản ứng của các tổ chức, quốc gia

Việc Nhật áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm soát hàng thuỷ sảnxuất khẩu từ Việt Nam đã kéo theo các phản ứng khác nhau từ các tổ chức kinh

tế và các quốc gia nhập khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam Mỹ từ đầu năm 2007 tớinay cũng đã thay đổi cách thức kiểm tra chất lượng các lô hàng thuỷ sản xuấtkhẩu từ Việt Nam bằng việc tăng cường kiểm tra 100% lô hàng với một số mặt

Trang 8

hàng: Cá tra, cá ba sa, tôm Không chỉ thực hiện kiểm tra các lô hàng tại cảngnhập, phía Mỹ cũng yêu cầu phía Việt Nam phải có những chứng nhận về độ antoàn của các lô hàng được xuất sang Mỹ cũng đã cử một số đoàn chuyên giasang kiểm tra một số ấp nuôi và các cơ sở chế biến, doanh nghiệp xuất khẩuthuỷ sản sang thị trường này Đây là động thái mà phía Mỹ áp dụng đối với thuỷsản Việt Nam thời gian qua Cùng với Nhật, Mỹ cũng đặt ra những yêu cầu khắtkhe về an toàn thực phẩm với thuỷ sản nhập khẩu, đó là các tiêu chuẩn vềGMP,các tiêu chuẩn do Cục Quản lý thực phẩm Mỹ đề ra

Còn tại Nga và EU cũng có những biện pháp tương tự, thậm chí các đoànthanh tra mà họ cử tới để tìm hiểu kiểm tra còn làm chặt chẽ hơn rất nhiều, nếuphát hiện những ngư dân, các cơ sở chế biến vi phạm về an toàn thực phẩm lậptức họ sẽ áp dụng các biện pháp yêu cầu phía Việt Nam tạm ngừng xuất khẩucác sản phẩm tại các cơ sở này Ví dụ: Từ ngày 13-28/4/2007 một đoàn thanh tracủa Cục kiểm dịch động thực vật Liên Bang Nga (VPSS) đã đến Việt Nam đểthực hiện kiểm tra hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, hoạt động chế biến ở một sốnhà máy tại An Giang và Bình Thuận, đồng thời đoàn cũng có những buổi thảoluận chuyên môn về giữ gìn vệ sinh ATTP với Cục quản lý chất lượng, Cục thú

y thuỷ sản Việt Nam (Nafiquaved) Nga là một thị trường tiềm năng và đang lên,

do đó nếu nắm bắt, và thực hiện tốt những điều kiện tiêu chuẩn tại các thị trườnghẳn các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội làm ăn hơn

1.4.2 Phản ứng từ phía Việt Nam

Ngay sau khi nhận được những thông tin về việc liên tiếp các lô hàng thuỷsản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật bị trả lại và bị cảnh báo, Bộ thuỷ sản đã cácvăn bản tới các thành phố, Cục quản lý chất lượng vệ sinh ATTP, các doanhnghiệp xuất khẩu thuỷ sản, cơ sở chế biến, các ngư dân nuôi, yêu cầu tăngcường đảm bảo chất lượng hàng thuỷ sản Đồng thời yêu cầu các cơ quan xử lý,giám sát, kiểm soát chặt chẽ tới các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng của ngư dân,hoạt động chế biến của các cơ sở

Trang 9

Bộ cũng yêu cầu Cục hải quan sẵn sàng trả lại những lô hàng vi phạmngay tại sản xuất, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản phải

có giấy chứng nhận xuất sứ nguồn nguyên liệu thuỷ sản Đối với các doanhnghiệp đã có lô hàng xuất khẩu thuỷ sản yêu cầu phải kiểm tra 100% với các sảnphẩm xuất trong thời gian tới Bộ thuỷ sản yêu cầu các cơ quan quản lý sẵn sàngcấm xuất khẩu với các doanh nghiệp thường xuyên vi phạm, cố tình vi phạm về

vệ sinh an toàn chất lượng hàng xuất khẩu Đóng cửa các cơ sở chế biến, các ấpnuôi đánh bắt có sử dụng chất kháng sinh cấm

Hiệp hội ngành hàng thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cũng đã gửi một sốcông văn tới Bộ thuỷ sản yêu cầu tạm ngừng xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật trongmột thời gian Đồng thời yêu cầu tới các Cục quản lý tại các địa phương thựchiện kiểm tra chặt chẽ hơn hoạt động đánh bắt chế biến Đây được coi là độngthái tích cực để chúng ta có thời gian kiểm soát một cách toàn diện trước khixuất khẩu trở lại và đảm bảo với bạn hàng về chất lượng hàng, lấy lại uy tín trênthị trường VASEP đã gửi công văn tới Cục hải quan đề nghị không thông quannhững lô hàng xuất khẩu sang Nhật của các doanh nghiệp bị cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền Nhật phát hiện dư lượng kháng sinh cấm từ sau ngày 24/11/2006.Tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật từ 12/12/2006 trở

đi đều phải đăng ký qua Cục quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và Cục thú ythủy sản

Còn phản ứng từ các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thì rất khác nhau.Một số doanh nghiệp thực hiện nghiêm tăng cường đảm bảo chất lượng hàngthuỷ sản xuất khẩu và duy trì việc xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường Nhật.Một số doanh nghiệp khác đã tính nước chuyển sang một số thị trường khácnhư: Nga, Canada, EU hay Mỹ Tính đến hết tháng 6/2007 trong số 31 doanhnghiệp có lô hàng bị cảnh báo thì có 22 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu,

2 doanh nghiệp chưa đạt, 2 doanh nghiệp chưa xác định được là đơn vị kinhdoanh hay đơn vị sản xuất Mới đây ngày 11/7 Thứ trưởng Bộ thuỷ sản Lương

Lê Phương đã ký quyết định số 06 về việc áp dụng các biện pháp cấp báchkiểm soát dư lượng hoá chất kháng sinh cấm đối với thuỷ sản xuất khẩu Nhật

Trang 10

Trong quyết định, Bộ thuỷ sản yêu cầu chỉ các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ mới được phép xuất khẩu, đồng thời phảithực hiện kiểm tra chứng nhận Nhà nước về dư lượng hoá chất kháng sinh đốivới 100% số lô hàng giám xác, nhuyễn thể chân đầu và các sản phẩm phối chế

từ các loại nguyên liệu thuỷ sản trước khi xuất sang Nhật

Trang 11

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

2.1 Đánh giá về thị trường Nhật, tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Nhật Bản là một thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn đối vớihàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam Từ năm 2002-2005 chiếm tỷ lệ 25% tổngkim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ra nước ngoài Từ năm 2006 tới hếttháng 6/2007 tỷ lệ này giảm còn 18,7% và mất đi vị trí dẫn đầu về nhập khẩu

thuỷ sản Việt Nam (báo cáo Cục hải quan tháng 6/2007) Mặt hàng chủ yếu mà

Việt Nam xuất sang Nhật là các mặt hàng về tôm: tôm sú, tôm chiên, đồ đônglạnh, một số mặt hàng về mục Mỗi năm các loại mặt hàng này chiếm 56,7%tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Đây cũng là thịtrường hấp dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam về giá cả.Thường giá thị trường này nhập cao gấp 2-3 lần so với giá nhập của các thịtrường ở Nga, Canada Với mức giá như vậy hẳn doanh nghiệp nào cũng muốnđược xuất khẩu vào đó Điều này càng thu hút nhiều doanh nghiệp xuất khẩuthuỷ sản Việt Nam mong muốn được làm ăn trên thị trường này Nhưng cũngcần nhắc lại ý thức tiêu dùng tại Nhật là rất cao, nhu cầu tiêu dùng của ngườiNhật luôn gắn liền với yêu cầu về độ an toàn vệ sinh thực phẩm Điều đó dườngnhư được minh chứng một phần tại sao người Nhật lại có tuổi trung bình caonhất thế giới

Bảng 1: Nhập khẩu tôm đông lạnh (tất cả các loại) vào Nhật Bản, 1998 &

2001 – 2005 đơn vị: tấn

Trang 12

Nguồn: Infofish Trade New, No4/2005, No.3/2006

Theo ước tính của VASEP đến hết tháng 4/2007 Việt Nam có trên 500 cơ

sở chế biến thuỷ hải sản, hàng ngàn điểm nuôi to, nhỏ và số lượng thuyền bèđánh bắt rất lớn Trong số 500 cơ sở chế biến mới có trên 300 cơ sở được côngnhận đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm (62,4%) Còn gần 200 cơ sởthì một số chưa được công nhận, một số chưa được kiểm tra theo dõi Tuy nhiênlại có rất nhiều đầu mối xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Từ đầu năm tới nay xuấtkhẩu thuỷ sản Việt Nam tuy có tăng nhẹ xong xuất khẩu thuỷ sản vào thị trườngNhật lại giảm đáng kể Trong 6 tháng đầu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu chỉđạt 39.090 tấn thuỷ sản trị giá 240 triệu USD, trong đó xuất khẩu tôm sang Nhậtđạt 4.564 tấn trị giá 38,7 triệu USD (giảm 15,6% về sản lượng, 20% về giá trị sovới cùng kỳ năm ngoái) Đây là giá trị cuất khẩu thấp nhất của chúng ta trong 3năm qua tại thị trường này Không những vậy giá của các mặt hàng thuỷ sảncũng đã giảm nhiều trong thời gian qua Giá các mặt hàng tôm giảm còn8,48USD/1kg so với 8,89Usd/1kg cùng kỳ năm ngoái (giảm 0,41 USD/1kg)

Ngày đăng: 01/04/2013, 20:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Nhập khẩu tôm đông lạnh (tất cả các loại) vào Nhật Bản, - Giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, ngành thuỷ sản Việt Nam khi  xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật
Bảng 1 Nhập khẩu tôm đông lạnh (tất cả các loại) vào Nhật Bản, (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w