1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thị trường gạo EU và đề xuất các giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo việt nam

103 185 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 359,18 KB

Nội dung

Đặc biệt, trong năm 2018, Hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực sẽ là những điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam gia nhập sâu hơn vào thị trường gạo EU bằng việc tăng chất lượng gạo, tạo thương hiệu trên thị trường và tận dụng những ưu đãi về thuế quan, từ đó cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu gạo nổi tiếng đến từ Thái Lan, Ấn Độ và các nước khác. EU sẽ là một thị trường lớn và có nhiều tiềm năng cho các sản phẩm gạo của Việt Nam. Mong muốn đi sâu tìm hiểu về thị trường gạo EU và đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu hiệu quả thị trường này, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu thị trường gạo EU và đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam”.

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ v

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

VỀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI 4

1.1 Một số vấn đề về thị trường 4

1.1.1 Khái niệm, chức năng của thị trường 4

1.2.2 Phân loại và phân đoạn thị trường 6

1.1.3 Vai trò thị trường 8

1.2 Nghiên cứu thị trường quốc tế 8

1.2.1 Định nghĩa nghiên cứu thị trường quốc tế 8

1.2.2 Quy trình nghiên cứu thị trường quốc tế 11

1.2.3 Các phương pháp nghiên cứu thị trường nước ngoài 14

1.2.4 Nội dung nghiên cứu thị trường xuất khẩu 16

1.2.5 Tổ chức nghiên cứu thị trường nước ngoài 19

1.3 Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam từ 2012-2017 21

1.3.1 Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam từ 2012-2017 21

1.3.2 Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam 27

Trang 3

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG 30

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG GẠO EU 30

2.1 Giới thiệu chung về thị trường EU 30

2.2 Mục tiêu nghiên cứu 30

2.3 Phương pháp nghiên cứu 31

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn 31

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu trên Internet 33

2.3 Tổ chức nghiên cứu 33

2.4 Kết quả nghiên cứu 37

2.4.1 Tình hình sản xuất gạo trong nước 37

2.4.2 Nhu cầu tiêu thụ gạo tại thị trường EU 40

2.4.3 Nguồn cung cấp gạo cho thị trường EU 42

2.4.3 Giá cả các mặt hàng gạo tại thị trường EU 47

2.4.4 Các định chế pháp lý liên quan đến thị trường gạo EU 49

2.4.5 Văn hóa tiêu dùng của người dân tại các nước thuộc EU 56

2.4.6 Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường gạo EU .57

2.4.7 Đánh giá về thị trường gạo ở EU 59

2.5 Đề xuất nội dung chính của hợp đồng xuất khẩu 61

2.6 Đánh giá hoạt động nghiên cứu thị trường gạo EU của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam 61

Trang 4

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP 62

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG EU 62

3.1 Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 62

3.2 Định hướng xuất khẩu gạo Việt Nam ở thị trường EU 65

3.2.1 Định hướng chung [5] 65

3.2.2 Định hướng phát triển các thị trường cụ thể [5] 65

3.2.3 Định hướng sản xuất, chế biến sản phẩm gạo xuất khẩu để thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển thị trường xuất khẩu gạo [5] 67

3.2.4 Nhiệm vụ và giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 [5] 68

3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường gạo EU 72

3.3.1 Đối với Nhà nước 72

3.3.2 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu thị trường gạo EU 74

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

EBA Thỏa thuận Mọi thứ trừ vũ khí

ECHA Cơ quan hóa chất Châu Âu

EVFTA Hiệp ước thương mại tự do Việt Nam-EUREACH Quy định sản xuất không chứa các chất

độc hạiVFA Hiệp hội Lương thực Việt Nam

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.2: Sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu Việt Nam 2012-2017 23

Bảng 1.3: Giá trị xuất khẩu theo mặt hàng 2011-2016 23

Bảng 1.4: Xuất khẩu gạo của Việt Nam theo chủng loai năm 2016-2017 24

Bảng 1.5: Xuất khẩu gạo Việt Nam theo thị trường năm 2013-2016 25

Bảng 2.1: Tiêu thụ và xuất khẩu gạo EU theo loại gạo 36

Bảng 2.2: Quy định về lượng aresnic vô cơ có trong gạo 49

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1: Tình hình phát triển sản xuất lúa 1990-2015 20

Hình 1.2: Sản lượng lúa năm 2016 phân bố theo vùng (%) 20

Hình 1.3: Sản lượng và diện tích lúa phân theo vụ mùa năm 2016 21

Hình 1.4: Sản lượng lụa tại Đồng bằng Sông Cửu Long 2006-2016 22

Hình 1.5: Cơ cấu thị trường gạo năm 2017 theo Châu lục 26

Hình 1.6: Các nước nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất năm 2017 (ngàn tấn) 27

Hình 1.7: Xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan 28

Hình 1.8: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan 29

Hình 2.1: Tiêu dùng và xuất khẩu gạo EU 36

Hình 2.2: Tổng diện tích đất trồng lúa trong EU giai đoạn 2013-2017 38

Hình 2 3: Tổng lượng gạo sản xuất trong EU giai đoạn 2008-2017 38

Hình 2.4: Tỷ lệ sản xuất gạo theo quốc gia trong EU 40

Hình 2.5: Tổng lượng gạo nhập khẩu của EU giai đoạn 2012-2017 41

Hình 2.6: Sản lượng gạo nhập khẩu vào thị trường EU theo chủng loại 41

Hình 2.7: Các nhà cung cấp chính cho thị trường gạo EU 42

Hình 2.8: Biến động giá gạo tại thị trường EU 43

Hình 2 9: Sản lượng xuất khẩu gạo của Ấn Độ vào Châu Âu năm 2015 53

Hình 2.10: Gạo xuất khẩu của Thái Lan theo loại gạo 54

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ở một trong các quốc gia thuộc khu vực Châu Á có nghề truyền thống trồnglúa gạo cổ xưa nhất trên thế giới, gạo giữ một vai trò quan trọng trong đảm bảo anninh lương thực quốc gia và đóng góp vào sự phát triển của kinh tế, chính trị, vănhóa và xã hội của Việt Nam

Bên cạnh các phương thức đầu tư nước ngoài, đi vay, viện trợ thì xuất khẩunông sản, trong đó có xuất khẩu gạo mang lại một nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia,góp phần phục vụ cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật tiên tiến để thúcđẩy quá trình công nghiệp hóa của đất nước Thông qua xuất khẩu gạo, Việt Nam cóthể tham gia vào thị trường thế giới đầy cạnh tranh, tạo chỗ đứng và làm tiền đề chocác ngành khác cùng phát triển Thêm vào đó, xuất khẩu gạo cũng góp phần vàoviệc tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là người nông dântrồng lúa nước

Thị trường là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống còn của quá trìnhsản xuất lưu thông hàng hoá nói chung và của một doanh nghiệp nói riêng Đối vớicác doanh nghiệp, thị trường không những có vai trò điều tiết sản xuất, thực hiệngiá trị của hàng hóa mà còn phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp Cùng với thịtrường nội địa, mở rộng thị trường quốc tế chính là cầu nối đưa các doanh nghiệpxuất khẩu gạo Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới đầy cạnh tranh

Liên minh Châu Âu hay Liên hiệp Châu Âu (tiếng Anh: European Union), viếttắt là EU, là liên minh kinh tế - chính trị bao gồm 28 quốc gia thành viên thuộcChâu Âu, được thành lập bởi Hiệp ước Maastrict vào ngày 01 tháng 11 năm 1993dựa trên Cộng đồng Châu Âu (EC) (Wikipedia, 2018) Ngay từ lúc mới thành lập

EU đã đặt ra mục tiêu trọng tâm là thiết lập một thị trường kinh tế duy nhất ở Châu

Âu, bao gồm lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên Trải qua hơn 60 năm pháttriển, EU hiện nay vẫn là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Thậm chí quan trọng hơn,

đó là nhà thương mại về hàng hoá và dịch vụ lớn nhất thế giới (EUROPA, 2017), làthị trường xuất khẩu mà nhiều quốc gia hướng tới, trong đó có Việt Nam

Trang 9

Trên thực tế, EU hiện chưa phải là một thị trường lớn để xuất khẩu gạo ViệtNam so với các quốc gia khác như Trung Quốc, Philippines, hay các nước Châu Phi

vì nhiều lý do, đặc biệt là những rào cản thương mại với những tiêu chuẩn kỹ thuậtkhắt khe mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khó có thể đạt được Tuy nhiên,trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu nền sản xuất lúagạo, chuyển dần sang tập trung phát triển chất lượng, gia tăng giá trị xuất khẩu thay

vì tăng sản lượng như trước đây, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao vị thếtrên thị trường gạo thế giới Đặc biệt, trong năm 2018, Hiệp định Thương mại songphương giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực sẽ là những điều kiện để cácdoanh nghiệp Việt Nam gia nhập sâu hơn vào thị trường gạo EU bằng việc tăngchất lượng gạo, tạo thương hiệu trên thị trường và tận dụng những ưu đãi về thuếquan, từ đó cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu gạo nổi tiếng đến từ Thái Lan,

Ấn Độ và các nước khác EU sẽ là một thị trường lớn và có nhiều tiềm năng cho cácsản phẩm gạo của Việt Nam

Mong muốn đi sâu tìm hiểu về thị trường gạo EU và đưa ra các giải phápnhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu hiệu quả thị trường này, tác giả chọn đềtài: “Nghiên cứu thị trường gạo EU và đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp xuấtkhẩu gạo Việt Nam”

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu phương pháp, nội dung nghiên cứu thị trường gạo EU của các doanhnghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay…để từ đó đề xuất các giải pháp nhằmgiúp các doanh nghiệp nghiên cứu hiệu quả thị trường này

3 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt dộng nghiên cứu thị trường gạo EU của các doanh nghiệp xuất khẩu gạoViệt Nam

4 Nhiệm vụ và phạm vị nghiên cứu

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 10

- Nghiên cứu về cơ sở lý luận của nghiên cứu thị trường quốc tế;

- Nghiên cứu tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm2017;

- Đánh giá hoạt động nghiên cứu thị trường gạo EU của các doanh nghiệp xuấtkhẩu gạo Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nângcao hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường gạo EU

5 Phương pháp nghiên cứu

Phân tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu các tài liệu, các công trình khoa học,các văn kiện, nghị quyết, các văn bản pháp quy có liên quan đến nội dung nghiêncứu của Đề tài

6 Cấu trúc của Khóa luận

Khóa luận ngoài phần Mở đầu, Kết luận gồm có 3 Chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về nghiên cứu thị trường nước ngoài

Chương 2: Thực trạng nghiên cứu thị trường gạo EU

Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường EU

Trang 12

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG NƯỚC

NGOÀI

1.1 Một số vấn đề về thị trường

1.1.1 Khái niệm, chức năng của thị trường

Thị trường luôn là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của bất kỳmột doanh nghiệp nào

Theo quan điểm kinh tế học, thị trường là tổng thể của cung và cầu đối vớimột loại mặt hàng hoá nhất định trong một không gian và thời gian cụ thể Đứngtrên giác độ quản lý của doanh nghiệp, có quan điểm cho rằng: thị trường của doanhnghiệp là tập hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp - những kháchhàng đang mua hoặc có thể sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp đó (Nguyễn MạnhTuân, 2010, tr.43)

Theo Philip Kotler (2016, tr.32), thị trường bao gồm khách hàng thực tế vàkhách hàng tiềm năng có nhu cầu và mong muốn cần được thỏa mãn Kích thướccủa thị trường sẽ dựa vào số lượng người có nhu cầu, có đủ nguồn lực để thỏa mãnnhu cầu đó và cuối cùng, sẵn sàng dùng những nguồn lực đó để trao đổi lấy những

gì họ muốn để tự đáp ứng nhu cầu của mình; thị trường có thể bao gồm nhà sảnxuất, cá nhân hay chính phủ Cũng theo Sommers, Barnes và Stanton (1991, tr.65),trong một thị trường, có ba yếu tố cần phải xem xét khi đưa vào một sản phẩm đólà: có nhu cầu (needs), khả năng mua hàng (purchasing power) và hành vi mua hàng(buying behavior) Những gì mà Marketing phải làm đó là đạt được những yếu tố

đó, thỏa mãn chúng để sinh lời và thị trường chính là nơi tập hợp tất cả những quyếtđịnh Marketing của doanh nghiệp

Thị trường có 4 chức năng cơ bản sau:

(1) Chức năng thực hiện

Trang 13

Hành vi mua bán là hành vi cơ bản bao trùm thị trường Hoạt động này là cơ

sở quan trọng có tính chất quyết định đối với việc thực hiện các mối quan hệ vàhoạt động khác Thị trường thực hiện hành vi trao đổi hàng hóa, thực hiện tổngcung và tổng cầu, thực hiện cân bằng cung - cầu từng loại hàng hóa, thực hiện giátrị của hàng hóa thông qua giá cả, thực hiện việc trao đổi giá trị Thông qua thựchiện chức năng của thị trường, hàng hóa hình thành giá trị trao đổi Giá trị trao đổi

là cơ sở quan trọng hình thành cơ cấu sản phẩm, các quan hệ tỷ lệ về kinh tế trên thịtrường

(3) Chức năng điều tiết, kích thích

Nhu cầu thị trường chính là động lực của quá trình sản xuất Thị trường vừa làmục tiêu vừa tạo động lực để thực hiện các mục tiêu thỏa mãn nhu cầu thị trường.Thông qua nhu cầu thị trường, người sản xuất chủ động di chuyển tư liệu sản xuất,vốn và lao động từ ngành này qua ngành khác, từ sản phẩm này qua sản phẩm khác

để có lợi nhuận cao hơn Những người sản xuất có lợi thế trong cạnh tranh sẽ tậndụng lợi thế đó để vươn lên, ngược lại những người sản xuất chưa tạo được lợi thếcủa mình trên thị trường cũng sẽ phải tự thoát khỏi nguy cơ phá sản, đó chính làđộng lực của thị trường đối với người sản xuất Trong quá trình sản xuất, người sảnxuất phải tính toán chi phí hợp lý bởi vì người tiêu dùng sẽ chỉ chấp nhận ở mộtmức phí nhất định, do đó, thị trường có vai trò kích thích tiết kiệm chi phí và tiếtkiệm lao động

Trang 14

Đối với người tiêu dùng, sự vận động của thị trường buộc người tiêu dùngphải cân nhắc, tính toán quá trình tiêu dùng của mình Do đó thị trường có vai tròlớn đối với việc hướng dẫn tiêu dùng.

(4) Chức năng thông tin

Thị trường cung cấp các thông tin về tổng số cung cầu, cơ cầu hàng hóa, quan

hệ cung cầu đối với từng loại hàng, giá cả thị trường, các yếu tố ảnh hưởng tới thịtrường, đến việc mua bán hàng hóa, chất lượng sản phẩm, hướng vận động của hànghóa, các điều kiện dịch vụ cho mua và bán hàng hóa, các quan hệ tỷ lệ về sản phẩm,

Những thông tin này có vai trò rất quan trọng cho các nhà quản trị trong việcđưa ra các quyết định quan trọng, vì đây là những nguồn thông tin khách quan vàđược xã hội thừa nhận

1.2.2 Phân loại và phân đoạn thị trường

1.2.2.1 Phân loại thị trường

Thị trường là một hệ thống rất phức tạp, phân loại thị trường sẽ giúp cho việctiếp cận và tìm hiểu cặn kẽ tính chất của thị trường trở nên dễ dàng hơn:

a) Phân loại thị trường theo nội dung hàng hóa mà người ta giao dịch:

- Thị trường hàng hóa tiêu dùng (thị trường đầu ra): thị trường này có thể phân

ra thành vô số thị trường cụ thể như thị trường gạo, thị trường quần áo, thị trường ô

Trang 15

- Thị trường vùng hay địa phương.

c) Phân loại theo cấu trúc thị trường, một thị trường cụ thể thường được địnhdạng bởi số lượng người mua, người bán trên đó và mối quan hệ tương tác giữa họ.Theo cách phân chia này, thị trường sẽ bao gồm:

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: trên thị trường này cả người mua và ngườibán đều không có quyền lực chi phối giá cả

- Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: trên thị trường này, hoặc người mua

và người bán dù ít, hay nhiều vẫn có khả năng chi phối giá cả hàng hóa

1.2.2.1 Phân đoạn thị trường

Theo Sommers Sommers, Barnes và Stanton (1991, tr.101), phân đoạn thịtrường là quá trình chia toàn bộ thị trường của một sản phẩm và dịch vụ thành nhiềuphân đoạn khác nhau, mỗi phân đoạn có những đặc điểm giống nhau Nhà quản trịMarketing sẽ chọn thị trường mục tiêu từ một trong những phân đoạn thị trường này

để tập trung khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả

Phân đoạn thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tránh được sự lãng phí các nguồnlực bằng cách chỉ tập trung vào một thị trường cụ thể Đặc biệt là đối với các công

ty nhỏ với nguồn lực có hạn, tập trung vào một thị trường nhất định, cơ hội cạnhtranh và thành công sẽ cao hơn Bằng việc chỉ tập trung vào một số thị trường, sảnphẩm của doanh nghiệp sẽ thỏa mãn tốt hơn những nhu cầu của thị trường

Một doanh nghiệp có thể phân đoạn thị trường bằng nhiều cách khác nhau.Nhưng các thức phổ biến nhất là dựa vào tiêu chí “lý do mua hàng”, từ đó toàn bộthị trường được phân làm hai nhóm chính là người tiêu dùng cuối cùng (ultimateconsumers) và khách hàng công nghiệp (business users) Khách hàng cuối cùngmua sản phẩm và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân tạo thành thị trường ngườitiêu dùng (consumer market) Khách hàng công nghiệp có thể là các công ty dịch

vụ, công nghiệp hay các tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích kinhdoanh hoặc sản xuất ra các sản phẩm khác để thu lợi nhuận Thị trường kinh doanh(business market) bao gồm tất cả những khách hàng này

Trang 16

Việc phân chia thị trường thành thị trường người tiêu dùng và thị trường kinhdoanh rất có ý nghĩa trong việc xác định xem chiến lược Marketing mix của doanhnghiệp sẽ nên hướng vào thị trường nào Tuy nhiên, các phân đoạn thị trường nhưvậy vẫn còn quá lớn, mỗi thị trường cần được phân chia nhỏ hơn nữa

Thị trường người tiêu dùng được phân đoạn dựa theo các tiêu chí:

- Địa lý: Phân chia theo vùng, thành phố hay kích thước của thành phố, thờitiết…

- Dân số: Phân chia theo độ tuổi, giới tính, gia đình, giáo dục, nghề nghiệp, tôngiáo, thu nhập…

- Tâm lý học: Phân chia theo tầng lớp xã hội, tính cách, phong cách sống…

- Hành vi tiêu dùng: Phân chia theo lợi ích mong muốn đạt được, tỷ lệ sửdụng…

Đối với thị trường kinh doanh, các tiêu chí thường được dùng để phân đoạn

Trang 17

đầu ra Nói cách khác, thị trường có vai trò ở mọi khâu của quá trình sản xuất Thịtrường mở rộng thì hoạt động doanh nghiệp mới có thể mở rộng, thị trường mất đithì hoạt động kinh doanh cũng thu nhỏ dần và không có cơ hội phát triển.

1.1.3.2 Thị trường điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

Thị trường đóng vai trò hướng dẫn sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thịtrường Các nhà sản xuất kinh doanh căn cứ vào cung cầu, giá cả thị trường để đưa

ra các quyết định sản xuất kinh doanh Một trong những chức năng của thị trường làcung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp, nhờ đó mà doanh nghiệp có thểđưa ra những quyết định chính xác, điều hướng quá trình sản xuất kinh doanh saocho hiệu quả và thỏa mãn nhu cầu của thị trường

1.1.3.3 Thị trường phản ảnh tình trạng của doanh nghiệp

Vai trò này được thể hiện qua thị phần, khả năng chiếm lĩnh thị trường, khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp Thị phần càng lớn chứng tỏ sản phẩm của doanhnghiệp càng được người tiêu dùng đón nhận; thể hiện so với các đối thủ cạnh tranhkhác, doanh nghiệp đang chiếm lợi thế và tiềm lực phát triển của doanh nghiệp làrất lớn, vị thế của doanh nghiệp đang rất cao

1.2 Nghiên cứu thị trường quốc tế

1.2.1 Định nghĩa nghiên cứu thị trường quốc tế

Theo tác giả Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2004, tr.45), nghiêncứu thị trường là nghiên cứu ứng dụng trong Marketing, sử dụng khoa học nghiêncứu Marketing để hỗ trợ cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định Marketing.Nghiên cứu ứng dụng trong Marketing khác với nghiên cứu hàn lâm trongMarketing, nghiên cứu bản chất khoa học của Marketing

Philip Kotler (2016, tr.357-375) lại cho rằng nghiên cứu thị trường là một bộphận trong hệ thống thông tin của doanh nghiệp bên cạnh thông tin bên trong doanhnghiệp (internal records), thông minh thị trường (market intelligence), là sự kết nốigiữa người tiêu dùng, khách hàng và cộng đồng với nhà quản trị thông qua thông tin

Trang 18

để xác định và định dạng cơ hội kinh doanh và cả những vấn đề của doanh nghiệp,đồng thời sản sinh, cải tiến và đánh giá những hoạt động Marketing, giám sát hiệuquả của Marketing

Như vậy nghiên cứu thị trường là một trong những chức năng quan trọng nhấtcủa Marketing Nghiên cứu thị trường là việc tìm kiếm và phân tích thông tin củathị trường nhằm hỗ trợ cho các quyết định Marketing của doanh nghiệp từ khâuphân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu trên thịtrường, các quyết định về sản phẩm, giá cả, phân phối,… để đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng, giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp đạtđược mục đích của mình

Nghiên cứu thị trường là công việc doanh nghiệp cần phải làm trong một thịtrường cạnh tranh, khi mà có quá nhiều sản phẩm cạnh tranh gay gắt để dành được

sự chấp nhận, mua hàng hay sử dụng của khách hàng Hiểu được nhóm khách hàngmục tiêu tại một địa phương và thói quen mua sắm của họ là một cách để doanhnghiệp tìm ra được chiến lược tiếp thị xuất khẩu có hiệu quả và đưa sản phẩm củamình vào thị trường một cách thành công

Nghiên cứu thị trường là một nội dung không thể thiếu trong chiến lượcMarketing xuất khẩu Nghiên cứu thị trường giúp nắm được các diễn biến mới nhấttrên thị trường để từ đó đưa ra được những chiến lược Marketing kịp thời Tính chủđộng của nghiên cứu thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnhtranh và nắm bắt được nhiều cơ hội

Theo R.Czinkota và A.Ronkainen (2007, tr.4), Marketing quốc tế là quá trìnhlên kế hoạch, thực hiện sự trao đổi giữa các quốc gia nhằm thỏa mãn nhu cầu của cánhân và của tổ chức Sự khác biệt duy nhất giữa Marketing quốc tế và Marketingnội địa chính là việc trao đổi mua bán diễn ra qua biên giới của các quốc gia Chính

sự khác biệt đó đã dẫn đến sự khác biệt trong nghiên cứu thị trường nội địa vànghiên cứu thị trường quốc tế

Nghiên cứu thị trường quốc tế là việc tìm kiếm và phân tích thông tin của thịtrường nước ngoài nhằm hỗ trợ cho các quyết định Marketing quốc tế của doanh

Trang 19

nghiệp Khi nghiên cứu thị trường quốc tế, nhà quản trị phải quan tâm đến những sựkhác biệt sau:

- Những thông số mới

Khi đưa sản phẩm của mình vào một thị trường mới, một doanh nghiệp khinghiên cứu thị trường sẽ phải giải quyết một số những nhân tố mới mà khi nghiêncứu thị trường nội địa họ không phải quan tâm đến như thuế, đồng ngoại tệ và sựthay đổi trong giá trị của nó, các phương thức vận tải khác nhau, những chứng từquốc tế Đây là những yếu tố doanh nghiệp hoạt động chủ yếu tại thị trường nộiđịa cần quan tâm để đưa ra những quyết định Marketing hiệu quả nhất khi thâmnhập vào một thị trường mới ngoài biên giới

- Môi trường mới

Rõ ràng doanh nghiệp khi bước ra thị trường nội địa sẽ bước vào một thịtrường mới hoàn toàn xa lạ Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải tìm hiểu về văn hóa, dân

số, hiểu về hệ thống chính trị và mức độ ổn định của nó, đánh giá xem đâu là sựkhác biệt trong cấu trúc xã hội và ngôn ngữ Thêm vào đó, hệ thống pháp luật củathị trường mới cũng phải được doanh nghiệp hết sức quan tâm để tránh những hành

vi vi phạm pháp luật địa phương Mọi thứ đều khác biệt so với thị trường nội địa,vậy nên doanh nghiệp không nên đưa những giả thiết có thể được xem là đúng ở thịtrường trong nước vào một thị trường hoàn toàn khác

- Cạnh tranh ngày càng tăng cao

Vào một thị trường mới đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranhhơn, sản phẩm đa dạng hơn Có khi doanh nghiệp với các máy móc hiện đại tiếtkiệm nhân công sẽ gặp phải sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác có nguồn nhâncông giá rẻ

1.2.2 Quy trình nghiên cứu thị trường quốc tế

Nghiên cứu thị trường quốc tế cần được lên kế hoạch một cách thật kỹ lưỡng,bài bản và tỉ mỉ để tránh sự lãnh phí cho doanh nghiệp về mặt tiền bạc và thời gian

Trang 20

Nghiên cứu thị trường quốc tế gồm 6 bước:

Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu

Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng khi đưa ra quyết định trong quá trìnhMarketing xuất khẩu Nhà quản trị và nhà nghiên cứu cần có những trao đổi chi tiết

về nhu cầu nghiên cứu hay nói cách khác là những vấn đề mà nhà quản trị đang gặpphải Cần phải xác định, doanh nghiệp hiện đang ở giai đoạn nào của quá trình xuấtkhẩu: nếu như doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu là giai đoạn phân tích thị trườngxuất khẩu thì cần phải xác định được các vấn đề cẩn phải nghiên cứu là quy mô thịtrường, các yêu cầu của thị trường, các luồng thương mại, cấu trúc thị trường, mứctăng trưởng, xu hướng thị trường

Các nhà quản trị không nên coi nhẹ bước đầu tiên này vì nếu không xác định

rõ ràng cụ thể được vấn đề nghiên cứu thì các công việc theo sau đó sẽ không còn ýnghĩa và sẽ gây lãng phí cho doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu

Bước 2: Xác định thông tin cần thiết

Sau khi đã xác định được các vấn đề cần nghiên cứu, việc tiếp theo cần phảilàm trong quy trình nghiên cứu thị trường là xác định thông tin cần thiết cần phảithu thập, phân tích để giải quyết vấn đề đã được xác định Các thông tin này thường

ở các dạng thức khác nhau ví dụ như đồ thị, bảng biểu Ở giai đoạn đầu của quátrình xuất khẩu, đối với việc phân tích quy mô thị trường thì những thông tin cầnthiết để xác định thị trường hàng tiêu dùng có thể là doanh số bán lẻ của các cửahàng bán lẻ có bán loại sản phẩm mà doanh nghiệp dự định đưa vào thị trường, dữliệu theo dõi bán lẻ thường xuyên, mức tiêu dùng, doanh số của ngành

Bước 3: Nhận dạng nguồn dữ liệu

Nhìn chung thì có hai nguồn dữ liệu cơ bản để phục vụ quá trình nghiên cứuthị trường, đó là nguồn dữ liệu thứ cấp và nguồn dữ liệu sơ cấp Nguồn dữ liệu thứcấp là nguồn dữ liệu đã được thu thập trước và xử lý cho một mục đích nào đó,được nhà nghiên cứu thị trường sử dụng lại cho việc nghiên cứu của mình Dữ liệu

Trang 21

thứ cấp được chia làm hai nguồn: nguồn bên trong và nguồn bên ngoài Nguồn bêntrong bao gồm các thông tin từ nội bộ doanh nghiệp như hồ sơ công ty, báo cáo củacác bộ phận khác nhau, chi phí, doanh thu, hoạt động phân phối, chiêu thị, dữ liệutheo dõi bán hàng hàng, thống kê thương mại, Dữ liệu thứ cấp bên ngoài sẽ baogồm hai nguồn chính: thư viện và tổng hợp Nguồn thư viện có thể đến từ các bàibáo, ấn phẩm, tạp chí của các tổ chức quốc tế (ITC, FAO, OECD, UNCTAD, WorldBank) hay các trang mạng (CIB, rostat, Accessguide), các báo cáo nghiên cứu trêncác website của cơ quan nhà nước (Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê), niêngiám thống kê, dữ liệu được cung cấp bởi các văn phòng thương mại hoặc các hiệphội thương mại Nguồn tổng hợp sẽ bao gồm các dữ liệu tổng hợp do các công tynghiên cứu thị trường nghiên cứu và cung cấp cho các khách hàng với một khoảnphí nhất định Đối với các nước mà lĩnh vực nghiên cứu thị trường thực sự pháttriển thì các thông tin tổng hợp rất đa dạng và phong phú như các thông tin về giábán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng

Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu các nhà nghiên cứu thu thập được trực tiếp tại nguồn

dữ liệu mà ở đây chính là đối tượng nghiên cứu và xử lý nó để phục vụ cho quátrình nghiên cứu của mình

Để chọn lựa được nguồn dữ liệu nào thì cần xem xét các đặc điểm sau đây:

- Tính phù hợp với mục tiêu nghiên cứu;

- Tính hiện hữu;

- Mức độ tin cậy của dữ liệu;

- Tính cập nhật của dữ liệu;

- Tốc độ thu thập;

- Tính kinh tế trong thu thập

Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập dựa trên vấn đề cần giải quyết vì thế mà

so với nguồn dữ liệu sơ cấp, nguồn dữ liệu thứ cấp luôn luôn phù hợp với mục đíchnghiên cứu và độ tin cậy cao hơn rất nhiều Thêm vào đó, tính cập nhật và tính hiệnhữu của dữ liệu cũng cao hơn Tuy nhiên để thu thập được nguồn dữ liệu thứ cấp

Trang 22

đòi hỏi phải dành nhiều thời gian và nguồn lực nên tốc độ thu thập chậm, tính kinh

tế không cao, gây tốn kém cho doanh nghiệp

Bước 4: Thu thập dữ liệu

Các kỹ thuật sau đây có thể được áp dụng để thu thập nguồn dữ liệu sơ cấp vàthứ cấp:

- Nghiên cứu tại văn phòng

Nghiên cứu tại văn phòng là phương pháp tốt nhất và tiết kiệm nhất để thựchiện việc đánh giá ban đầu Nguồn dữ liệu thu thập được là nguồn dữ liệu thứ cấp

có sẵn trong công ty hoặc từ bên ngoài, có thể ở dạng số hóa hoặc giấy tờ

- Nghiên cứu thực địa

Nghiên cứu thực địa là kĩ thuật thu thập các dữ liệu sơ cấp qua các cuộc phỏngvấn, bảng câu hỏi, kiểm tra tại các cửa hàng, quan sát, thử nghiệm sản phẩm… Nóicách khác, nghiên cứu thực địa là việc thu thập thông tin ngay tại hiện trường

- Quan sát

Quan sát là phương pháp thu thập dữ liệu trong đó nhà nghiên cứu dùng mắt

để quan sát đối tượng nghiên cứu Ví dụ như quan sát thói quen sử dụng muối tiêutrong các bữa ăn ở các nước phương Tây, quan sát cách bày trí các sản phẩm, cáchcác nhân viên giới thiệu đặc tính sản phẩm trong một siêu thị,…

- Kiểm định trực tiếp tại các cửa hàng

Xem cách bày trí sản phẩm, lấy các tờ báo giá, xem xét các sản phẩm cạnhtranh được bày bán ra sao, chiếm diện tích thế nào cũng là một cách để thu thậpthông tin hiệu quả

- Thảo luận

Thảo luận gồm hai hình thức Thứ nhất là thảo luận tay đôi giữa nhà nghiêncứu với đối tượng cần thu thập dữ liệu về chủ để nghiên cứu Thứ hai là thảo luận

Trang 23

nhóm, trong đó một nhóm đối tượng cần thu thập dữ liệu thảo luận với nhau theomột chủ đề nghiên cứu nào đó theo sự điều khiển của nhà nghiên cứu Thông tin thuthập được thường là thông tin định tính.

- Phỏng vấn

Phỏng vấn là phương pháp thu thập dữ liệu trong đó nhà nghiên cứu phỏngvấn đối tượng nghiên cứu để thu thập dữ liệu Có nhiều hình thức phỏng vấn khácnhau Thứ nhất là phỏng vấn trực diện: phỏng vấn viên có thể đến tại nhà để phỏngvấn hoặc mời đến một trung tâm phỏng vấn để phỏng vấn Thứ hai là phỏng vấnqua điện thoại và cuối cùng là phỏng vấn qua Internet (Skype, Viber, Whatsapp…)

Bước 5: Tóm tắt và phân tích dữ liệu

Khi đã thu thập đủ thông tin, dữ liệu sẽ được mã hóa, hiệu chỉnh và nhập vàochương trình thích hợp để thực hiện việc tóm tắt, phân tích và tìm ý nghĩa của nó.Trong quá trình thiết kế nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải xác định rõ phương phápphân tích dữ liệu và nhận dạng các dạng thức của kết quả nghiên cứu trước khi thựchiện nghiên cứu

Bước 6: Viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu

Báo cáo kết quả nghiên cứu cần được trình bày rõ ràng, có hệ thống, nhằmgiúp những người có nhu cầu sử dụng có thể hiểu và áp dụng các kết quả nghiêncứu trong việc đưa ra quyết định của mình

1.2.3 Các phương pháp nghiên cứu thị trường nước ngoài

1.2.3.1 Nghiên cứu tại bàn

Đây là phương pháp phổ biến để thực hiện nghiên cứu thị trường, thông tin cóthể được thu thập ngay bên trong công ty hoặc từ các nguồn bên ngoài Doanhnghiệp có thể liên hệ với các cơ quan chuyên ngành để thu thập các dữ liệu về báocáo điều tra thị trường, tổng quan về kinh tế quốc gia, thống kê thương mại, khảosát người tiêu dùng…qua email hoặc gọi điện trực tiếp

Trang 24

Một số nguồn cung cấp thông tin quan trọng có thể là:

Các tổ chức hỗ trợ kinh doanh: Các doanh nghiệp có thể nhận được hỗ trợ từcác Trung tâm xúc tiến thương mại tại địa phương dưới sự quản lý của chính phủhoặc các Hiệp hội ngành hàng như Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội Ca cao

- Cà phê Việt Nam, Hiệp hội Da giày Việt Nam,…

Các tổ chức phi chính phủ: Ngân hàng thế giới cung cấp các thông tin về dân

số, tăng trưởng kinh tế của từng quốc gia Quỹ tiền tệ thế giới (IFM) không nhữngđưa ra các chỉ số kinh tế của các nước thành viên mà còn rất nhiều các bài báo cáoliên quan đến đầu tư, kinh doanh và thương mại của từng năm Trung tâm thươngmại thế giới (ITC) thường xuyên tổng hợp các thông tin thông kê về hoạt độngngoại thương theo từng quốc gia, khu vực, sản phẩm, mã HS…Và còn nhiều các tổchức khác như FAO, OECD…

Phòng thương mại: Các doanh nghiệp có thể liên hệ với các phòng thương mạihoạt động như các cơ quan hỗ trợ kinh doanh đóng tại nước mình Ví dụ, tại ViệtNam, các doanh nghiệp có thể tìm đến Phòng Thương mại và Công nghiệp ViệtNam (VCCI) để nhận được hỗ trợ thông tin về thị trường, pháp luật và các xuhướng chủ đạo của trong ngành công nghiệp Ngoài ra, VCCI cũng thường tổ chứccác hội thảo nhằm kết nối các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nướcngoài

Đại sứ quán: Đại sứ quán của các nước giúp các doanh nghiệp hiểu hơn vềtừng quốc gia và họ cũng cung cấp các hướng dẫn và thông tin về luật pháp địaphương và các quy định tại nước sở tại

Thư viện: Một phương pháp cơ bản trong việc tìm kiếm thông tin chuẩn, hiệuquả, đáng tin cậy đó là đến các thư viện quốc gia hoặc thư viện của các trường đạihọc

Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu tại bàn đó là các doanh nghiệp có thểnhanh chóng có được nguồn thông tin đáng tin cậy mà không phải tốn nhiều thời

Trang 25

gian và nguồn lực Tuy nhiên, những thông tin mà doanh nghiệp thu thập được cóthể không phù hợp với từng vấn đề mà doanh nghiệp phải giải quyết.

1.2.3.2 Nghiên cứu thị trường qua mạng Internet

Internet đưa đến cho doanh nghiệp một nguồn thông tin vô tận, nhanh và miễnphí Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm thấy các đầu mối kinh doanh, các cơ hộixuất nhập khẩu, các kỹ thuật tiếp thị trực tuyến, các thông tin về điều kiện chính trị,

xã hội, dân cư của các nước trên thế giới… Đối với việc nghiên cứu qua Internet,điều quan trọng chính là kỹ năng chọn các từ khóa thích hợp để tìm được chính xáccác thông tin cần thiết và phù hợp với mục đích nghiên cứu của doanh nghiệp Bêncạnh đó doanh nghiệp cũng chỉ nên tham khảo các website chính thức của các tổchức lớn, bởi vì không phải tất cả các nguồn thông tin có trên Internet đều đáng tincậy, có nhiều dạng dữ liệu sai lệch có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định củadoanh nghiệp

1.2.3.3 Nghiên cứu tại hiện trường

Nghiên cứu tại hiện trường là thu thập dữ liệu về thị trường qua bộ câu hỏi,kiểm tra và quan sát tại các điểm bán, thử nghiệm sản phẩm Thông tin thực nghiệm

có thể được tiến hành ở nước ngoài thông qua việc tham gia các hội trợ triển lãm,tới thăm các cửa hàng, hỏi ý kiến người quản lý,…Thông tin nghiên cứu hiệntrường rất có giá trị, tuy nhiên lại tốn nhiều thời gian, công sức để thực hiện và đòihỏi doanh nghiệp phải cân đối chi phí cho phù hợp

1.2.3.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng là thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệuthu được từ thị trường nhằm đưa ra các kết luận về thị trường thông qua việc sửdụng các phương pháp thống kê, xử lý dữ liệu và số liệu Nội dung của phân tíchđịnh lượng là thu thập số liệu từ thị trường, xử lý các số liệu này thông qua cácphương pháp thống kê thông thường, mô phỏng hoặc chạy các phần mềm xử lý dữliệu và đưa ra kết luận chính xác

Trang 26

Phương pháp này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải tốn nhiều thời gian đặc biệt

là phải có nhân lực đủ chuyên môn để tiến hành phân tích Tuy nhiên, đây sẽ làphương pháp hiệu quả, giúp doanh nghiệp có những kết luận chính xác về thịtrường

1.2.3.5 Phương pháp nghiên cứu định tính

Khác với nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính thường không dựa vàocác kết quả thống kê Nghiên cứu định tính theo chiều sâu và tìm kiếm những câutrả lời phản ánh cảm xúc của con người Mục đích của nghiên cứu định tính là tìmkiếm câu trả lời cho các câu hỏi về quan điểm, ý kiến, động lực thôi thúc tiêu dùng,nguyên nhân của những hành động mua hàng,… mà câu trả lời cho những câu hỏinày thường có được trong các cuộc phỏng vấn nhóm

1.2.4 Nội dung nghiên cứu thị trường xuất khẩu

Xuất khẩu được coi là một trong các phương thức kinh doanh quốc tế bêncạnh nhượng quyền thương mại, chìa khóa trao tay, liên doanh, cấp phép và tạo lậpmột công ty ở thị trường mới Dựa trên khái niệm về Marketing quốc tế, Marketingxuất khẩu là quá trình lên kế hoạch, thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa dịch vụnhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng tại nước mà doanh nghiệp xuất khẩuvào và để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu

Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là sự thu thập và phân tích các dữ liệu về thịtrường, con người, các hạn chế, các kênh phân phối và đối tượng tham gia nhằm hỗtrợ tốt hơn cho các quyết định Marketing xuất khẩu

Nội dung của nghiên cứu thị trường xuất khẩu bao gồm:

a) Nghiên cứu về thị trường trong nước

Việc nghiên cứu thị trường nước ngoài sẽ trở nên vô nghĩa khi việc cung ứngsản phẩm không thể đáp ứng được thị trường Vậy nên, trước tiên doanh nghiệp cầnphải hiểu rõ nguồn nguyên liệu, khả năng cung ứng sản phẩm trong nước, chấtlượng và số lượng của sản phẩm mà mình có thể cung cấp từ đó có những chiến

Trang 27

lược nghiên cứu hiệu quả, tập trung vào đúng đối tượng khách hàng mà sản phẩmcủa mình có thể thỏa mãn, đúng thị trường, kênh phân phối phù hợp…

b) Nghiên cứu thị trường nước ngoài

- Kinh tế

Các dữ liệu cần phải được xem xét đến đó là GDP, cơ cấu chi tiêu trong giađình, thu nhập bình quân, lạm phát, lĩnh vực đầu tư phát triển, tỷ lệ thất nghiệp, tìnhhình nhập khẩu, xuất khẩu một mặt hàng…

Kinh tế phản ánh sức khỏe của một quốc gia, khi nền kinh tế gặp khó khăn,GDP giảm mạnh, lạm phát tăng cao thì đây sẽ không thể là một thị trường đầy tiềmnăng cho các doanh nghiệp xuất khẩu Ngược lại, những quốc gia mà GDP tăngtrưởng mạnh, tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập bình quân đầu người cao sẽ là điểmđến lý tưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong bất kỳ ngành hàng nào

- Thị hiếu

Bên cạnh chất lượng sản phẩm, giá cả thì thị yếu là yếu tố ảnh hưởng nhiềuđến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Hiều được thị yếu và cung cấp cácsản phẩm phù hợp là nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp cho dù doanhnghiệp có thể phải thay đổi một phần hay toàn bộ sản phẩm Ví dụ, doanh nghiệp sẽphải sản xuất xe ô tô có kích thước lớn tại Úc và ô tô bé trên thị trường EU; tại Mỹcác chiến dịch quảng cáo rầm rộ được thực hiện tuy nhiên điều đó sẽ không phù hợpvới các nước chuộng bán hàng cá nhân tại Brazil…

- Địa lý

Mỗi quốc gia đều có một lợi thế và bất lợi riêng về địa hình, thời tiết và dân cưảnh hưởng đến việc cung cấp các sản phẩm khác nhau Ví dụ, do thuộc vùng khíhậu ôn đới nên các nước thuộc khu vực Châu Âu rất khó để trồng các loại rau quảnhiệt đới, chính vì thế mà đây sẽ là thị trường cho các doanh nghiệp rau quả đến từcác nước Châu Á như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan…

- Giao thông vận tải

Trang 28

Một thị trường có thể được đánh giá bởi yếu tố về cơ sở hạ tầng giao thông,vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới Việc vận chuyển hàng hóa càng trở nên dễdàng thì sản phẩm càng nhanh chóng đến tay người tiêu dùng và loại bỏ đượcnhững rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển có thể gây tổn thất lớn cho doanhnghiệp

- Luật pháp

+ Hàng rào thương mại phi thuế quan

Tiêu chuẩn chất lượng

Châu Âu, Nhật, Mỹ được cho là những thị trường đòi hỏi rất khắt khe về cácvấn đề liên quan đến chất lượng, đặc biệt là đối với các sản phẩm thủy hải sản vànông sản Đây được coi là một biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ thị trường sảnxuất và tiêu dùng trong nước Chỉ khi các các doanh nghiệp hoàn toàn thỏa mãnđược những tiêu chuẩn này thì lúc đó mới được đưa sản phẩm của mình vào các thịtrường này Ví dụ, Đức đã bảo vệ thị trường bia của mình bằng các quy định về độtinh khiết Theo quy định này, các sản phẩm bia xuất khẩu vào nước Đức sẽ phảiđược ủ từ nước, cây hoa bia, mạnh nha và men bia

Các vấn đề môi trường, xã hội, y tế và an toàn

Ngày nay, khi mà ý thức của con người vào các vấn đề xã hội càng cao thìviệc nghiên cứu các vấn đề môi trường, xã hội, y tế và an toàn ngày càng quan trọngtrong quá trình nghiên cứu thị trường xuất khẩu Cụ thể, những vấn đề phải đượcnghiên cứu đó là: các qui định và yêu cầu nhắm giảm sử dụng các chất nguy hiểm;

Trang 29

lượng chất thải từ bao gói và việc tái sử dụng và tái chế vật liệu bao gói; thực hiện

hệ thống đánh giá và quản lý môi trường; nhãn mác cho các sản phẩm có nguồn gốcxuất xứ rõ ràng

+ Thuế quan và hạn ngạch

Mỗi nước sẽ có các quy định về hạn ngạch thuế quan riêng đối với từng nhómhàng và đối với từng quốc gia, việc hiểu biết về những thông tin này sẽ giúp doanhnghiệp tính toán được chi phí và khả năng xuất khẩu vào các thị trường này

Ngày nay, các nước đang có xu hướng tự do hóa thương mại bằng cách ký cáchiệp định song phương và đa phương, nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể tận dụngđược những ưu đãi về thuế quan và hạn ngạch, tăng tính cạnh tranh trong thị trườngxuất khẩu

+ Các quy định thương mại

Các nước khi ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phươngkhông chỉ thỏa thuận về các vấn đề về thuế quan mà còn về các vấn đề về phòng vệthương mại, vai trò của các bên về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đối xử quốcgia; quy tắc xuất xứ; các vấn đề về bảo vệ, đầu tư, thương mại… Doanh nghiệp cầnphải cập nhật thường xuyên những thông tin này để có thể tận dụng được những ưuđãi và thực hiện xuất khẩu mà không vi phạm bất cứ quy định nào

c) Nghiên cứu thương nhân

Nghiên cứu thương nhân cho doanh nghiệp biết được đâu là khách hàng lớncủa doanh nghiệp, đâu là nhà phân phối tiềm năng, có triển vọng và phù hợp nhất.Khi tiến hành nghiên cứu thương nhân, doanh nghiệp cần tạo mối quan hệ với cácđối tác này để tham khao giá và hợp tác lâu dài

d) Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Trang 30

Tìm hiểu về những nhà cung cấp sản phẩm trên thị trường sẽ cho doanhnghiệp biết được đối thủ cạnh tranh của mình là ai và chiếm thị phần bao nhiêu vàmức độ ảnh hưởng đến tiêu dùng như thế nào.

Cùng một mặt hàng, nhưng mỗi nhà cung cấp sẽ cho một mức giá khác nhau

và điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Hiểuđược đối thủ cạnh tranh, khả năng cung cấp sản phẩm, điểm mạnh và điểm yếu,doanh nghiệp sẽ có thể giành được thị phần từ phía họ

1.2.5 Tổ chức nghiên cứu thị trường nước ngoài

1.2.5.1 Người tiến hành nghiên cứu

Đối với Nhà nước thì Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương sẽ có nhiệm vụ thựchiện nghiên cứu thị trường nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu và hoạchđịnh chính sách thương mại quốc tế Các Vụ, một bộ phận trong Cơ quan Đại diệncủa Việt Nam tại nước ngoài mà đứng đầu là các Tham tán thương mại, có tráchnhiệm phải tổ chức thu thập thông tin và cung cấp kịp thời cho bộ và các doanhnghiệp chiến lược phát triển kinh tế, chính sách thương mại và đầu tư của nước sởtại; nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước sở tại, tiềm năng của thị trường; cácđối thủ cạnh tranh; các chính sách về thuế và phi thuế…Ngoài ra, các Viện nghiêncứu và các trường Đại học trong phạm vi chuyên môn của mình cũng tiến hànhnghiên cứu độc lập với mục đích nghiên cứu hoặc đào tạo

Đối với các doanh nghiệp lớn, một phòng/đơn vị độc lập được lập ra để nghiêncứu thị trường, trong khi các doanh nghiệp nhỏ sẽ không có một phòng ban chínhthức, mà từng cán bộ sẽ được giao một thị trường cụ thể để tiến hành nghiên cứu

1.2.5.2 Tổ chức nghiên cứu

a) Chuẩn bị nhân sự, kế hoạch và kinh phí cho việc nghiên cứu

Tuyển chọn nhân sự là khâu quyết định trong quá trình tổ chức nghiên cứu, vìvậy các doanh nghiệp cần phải lựa chọn các cán bộ có đủ trình độ chuyên môn,được trang bị các kỹ năng mềm cần thiết như khả năng sử dụng ngoại ngữ phù hợp

Trang 31

với thị trường nghiên cứu, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, giao tiếp với côngchúng…

Việc phân định thời gian cho việc thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu là hếtsức quan trọng Như đã nói ở trên, dữ liệu được thu thập không chỉ đến từ các trangthông tin điện tử, sách, báo chí mà còn từ các văn phòng, tổ chức thương mại củacác nước Để đảm bảo cho việc nghiên cứu thị trường đúng tiến độ, thu thập dữ liệunên diễn ra trước 2 đến 3 tháng Không có một quy tắc chuẩn nào để xác định thờigian thực hiện nghiên cứu vì nó phụ thuộc hoàn toàn vào độ phức tạp của thịtrường

Kinh phí cho việc nghiên cứu cần phải được dự trù thật chính xác, từ đó có thểgiúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả khoản ngân sách của mình Ngay cả đếnnhững thông tin trên Internet có khi cũng yêu cầu một khoản phí khi doanh nghiệpcần những thông tin chi tiết của thị trường mà mình muốn nghiên cứu

b) Tiến hành nghiên cứu thị trường

Các doanh nghiệp thường tự mình tiến hành nghiên cứu thị trường để tiết kiệmchi phí, tuy nhiên trong một số trường hợp doanh nghiệp nên thuê các chuyên giabên ngoài, những người có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng, những đầu mối liên

hệ liên quan đến lĩnh vực, sản phẩm có thể cung cấp được nhiều thông tin trong mộtthời gian ngắn Các chuyên gia có thể tiến hành nghiên cứu thực địa, lập bảng câuhỏi, lấy mẫu nghiên cứu, thực hiện các cuộc phỏng vấn cá nhân

Quy trình nghiên cứu thị trường bao gồm:

- Viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu

c) Viết báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường

Trang 32

Dữ liệu là nguồn nguyên liệu thô ban đầu để cuối cùng tạo ra tri thức Thôngtin có được bằng cách sàng lọc dữ liệu và phân loại thành các nhóm có cấu trúckhác nhau Quá trình sàng lọc cho phép bỏ qua những dữ liệu không cần thiết,những dữ liệu sai Kiến thức có được bằng cách phân tích sâu các thông tin qua việcdiễn giải các thông tin liên quan nhằm hiểu rõ ý nghĩa của thông tin Tri thức cóđược từ quá trình chuyển đổi kiến thức bằng cách dự đoán thị trường sẽ phát triểnthế nào và thực hiện hành động ra sao Những tri thức đó sẽ được đưa vào báo cáonghiên cứu thị trường.

Viết báo cáo thị trường là khâu quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu thịtrường, báo cáo thị trường cần phải nêu rõ được thực trạng thị trường và phải dựđoán được triển vọng thị trường dài hạn, trung hạn và ngắn hạn Đồng thời, báo cáophải đưa ra được các kiến nghị cho các nhà quản lý nhằm đưa ra các giải pháp đểthâm nhập và phát triển thị trường

1.3 Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam từ 2012-2017

1.3.1 Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam từ 2012-2017

Mặc dù mặt hàng gạo chiếm tỷ trọng không cao trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu của cả nước, tuy nhiên bên cạnh hồ tiêu, cao su, cà phê, điều và rau quả, gạo làmặt hàng nông sản chủ lực đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Năm 2012 có thể nói là một năm đầy sôi động của ngành lúa gạo Việt Namkhi mà xuất khẩu gạo đạt 8,1 triệu tấn với tổng giá trị 3,677 tỷ USD, đạt kỷ lụctrong vòng mười năm qua, giữ vững vị thế là một trong ba nước xuất khẩu gạo lớnnhất thế giới xếp sau Ấn Độ và Thái Lan Tuy nhiên, những năm sau đó, sản lượnggạo xuất khẩu đột ngột giảm mạnh từ hơn 6,5 triệu tấn vào năm 2013 xuống cònxấp xỉ 3,9 triệu tấn vào năm 2016 (giảm 52% so với năm 2012) Giá trị xuất khẩugạo cũng giảm gần 2000 tỷ USD so với năm 2012, đẩy Việt Nam xuống vị trí thứ 5sau Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và Pakistan Nguyên nhân của sự sụt giảm này là

do áp lực về cung cầu khi mà nhiều quốc gia chuyển sang chế độ tự cung tự cấp, ápdụng những rào cản thương mại đối với gạo Việt Nam Năm 2017, khi những thịtrường cũ tăng sản lượng nhập khẩu gạo Việt Nam như Trung Quốc, Philippines,Malaysia, Hàn Quốc,…và thêm nhiều thị trường mới cho gạo Việt Nam xuất khẩu

Trang 33

như Bangladesh, Iraq, thì cả sản lượng và giá trị xuất khẩu đều tăng lên đáng kể.Sản lượng năm 2017 đạt 5,521 triệu tấn, tăng 41% so với năm 2016 và giá trị đạt2,492 tỷ USD, tăng hơn 41% Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2018 sẽ làmột năm đầy hứa hẹn với gạo Việt Nam xuất khẩu Bản báo của USDA cho thấythương mại gạo toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 1% và đạt 47,9 triệu tấn 2 nước xuấtkhẩu gạo lớn nhất trong năm 2018 sẽ tiếp tục là Ấn Độ và Thái Lan với mức sảnlượng lần lượt là 13 triệu tấn và 10,2 triệu tấn Riêng với Việt Nam, lượng gạo xuấtkhẩu năm 2018 có thể mức 6,7 triệu tấn gạo do sự tăng mạnh của thị trường TrungQuốc.

Bảng 1.1 Sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu Việt Nam (2012-2017)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng gạo thì nhóm gạo xay xát, đãhoặc chưa đánh bóng đạt giá trị cao nhất Năm 2015, kim ngạch của mặt hàng gạoxay xát, đã hoặc chưa đánh bóng giảm xuống còn 2.620,6 triệu USD, giảm 24% sovới năm 2012, tiếp đến là gạo tầm đạt gần 163,9 triệu USD

Bảng 1.2 Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng 2012 – 2016

Đơn vị: Triệu USD

2.816,4

2.852,9 2.620,6 1.452,9

Trang 34

Gạo chưa đánh bóng 28,1 11 12,2 11,7 28,16

Nguồn: Số liệu của Trung tâm Thương mại thế giới- ITC, 2018

Nhìn chung, từ năm 2012 - 2016, sản lượng gạo thơm các loại, gạo cao cấp,gạo Japonica, gạo nếp, gạo tấm xuất khẩu tăng lên đáng kể, trong khi đó sản lượngcủa gạo cấp thấp, gạo cấp trung và gạo đồ có dấu hiệu giảm xuống Năm 2017, gạothơm các loại, gạo nếp và gạo cao cấp chiếm tỷ trọng cao, lần lượt chiếm 29,22%,23,53% và 24,33% trong tổng sản lượng gạo xuất khẩu, gạo cấp thấp và gạo đồ chỉcòn chiếm lần lượt 3,88% và 0,68% Gạo cao cấp (gạo trắng, hạt dài, thơm nhẹ hoặckhông thơm) giữ ở mức 1.404,14 ngàn tấn, tăng 32,62% so với năm 2016 Gạothơm các loại tăng 21,1%, gạo Japonica tăng 61,39% đạt mức 255,75 ngàn tấn, gạonếp tăng 33,02% Gạo lứt các loại đạt mức tăng trưởng cao nhất 162,09% so vớinăm 2016

Rõ ràng, điểm mạnh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm gầnđây là việc Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu gạo cao cấp, có giá trị xuất khẩu cao,với tỷ lệ chiếm đến hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu, gạo phẩm cấp thấp chỉ cònhơn 9%

Bảng 1.3: Xuất khẩu gạo của Việt Nam theo chủng loại năm 2016-2017

năm

2016 với năm 2017

Số lượng (Ngàn tấn)

trong tổng lượng gạo xuất khẩu

Số lượng (Ngàn tấn)

Tỷ trọng trong tổng lượng gạo xuất

Thay đổi

Trang 35

Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam – VFA

Giá bình quân xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2013-2016 hầunhư không thay đổi, giữ mức giá 444 USD/tấn Giá gạo đạt mức cao nhất là vàonăm 2014 với 464 USD/tấn, mức thấp nhất là 425 USD/tấn vào năm 2015 Giaiđoạn năm 2017-2018, giá gạo tăng lên đáng kể, từ 444 USD/tấn vào năm 2016 tănglên đến 451 USD/tấn Năm 2016, giá gạo xuất khẩu sang thị trường Mỹ cao nhất,đạt 756 USD/tấn Giá gạo xuất khẩu sang Philippines, Singapore, Malaysia lần lượtđạt 388 USD/tấn, 529 USD/tấn, 474 USD/tấn Dù Trung Quốc là nước nhập khẩugạo Việt Nam lớn nhất, nhưng giá gạo xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc lại đạtmức khá thấp với 453 USD/tấn, thấp hơn giá xuất khẩu trung bình 444 USD/tấn

Trang 36

Trong 2 tháng đầu tiên của năm 2018, giá gạo đạt đỉnh 475 USD/tấn do có sựtham gia ngày càng nhiều của khối doanh nghiệp tư nhân.

Bảng 1.4: Xuất khẩu gạo Việt Nam theo thị trường năm 2013-2016

Trang 37

Nguồn: Số liệu của Trung tâm thương mại thế giới – ITC, 2018

Năm 2017, gạo Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 220 quốc gia và vùng lãnhthổ trên thế giới, trải ra cả 5 châu lục Do nhu cầu tiêu dùng của người dân, Châu Á

và Châu Phi vẫn là hai thị trường lớn của gạo Việt Nam, chiếm 64% và 19% GạoViệt Nam cũng đã xuất khẩu vào cả những thị trường khó tính và đòi hỏi tiêu chuẩn

kỹ thuật cao như Châu Mỹ, tuy nhiên chưa đáng kể, mới chỉ chiếm hơn 11% trongtổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu trên thế giới

Hình 1.1: Cơ cấu thị trường gạo năm 2017 theo Châu lục

Nguồn: Thống kê của Hiệp hội lương thực Việt Nam – VFA

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của gạo Việt Nam xuất khẩu với hơn 2.300ngàn tấn gạo năm 2017, chiếm tới 40,2% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt

Trang 38

Nam Philippines là thị trường lớn thứ 2 với 559,37 ngàn tấn, Malaysia nhập 469,49ngàn tấn gạo Việt Nam, chủ yếu là từ các hợp đồng chính phủ (G2G) với mức giácạnh tranh, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Tiếp theo là Malaysia, Ghana,Cuba…Gạo xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là gạo nếp, gạo trắng, gạo thơm vàtấm; gạo 5% tấm xuất đi Bangladesh, gạo 25% tấm đi Philippines, gạo thơm điChâu Phi, gạo Japonica đi Châu Úc và EU.

Hình 1.2: Các nước nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất năm 2017

Nguồn: Số liệu của Trung tâm Thương mại thế giới – ITC, 2018

1.3.2 Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam

Trước năm 2016, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với gạo TháiLan đến 30%, phần lớn gạo xuất khẩu thuộc phẩm chất trung bình, gạo trắng thường15-25% tấm Tuy nhiên từ sau năm 2016, giá gạo tăng lên đáng kể, không chênhlệch nhiều so với giá gạo Thái Lan, trong hai tháng đầu năm 2018, giá gạo ViệtNam đạt mức 475 USD/tấn, mức giá này cao hơn hẳn so với gạo xuất khẩu của TháiLan Sản lượng gạo chất lượng cao, gạo thơm, gạo nếp chiếm tỷ trọng lớn trongtổng lượng gạo xuất khẩu, chiếm hơn 80% vào năm 2017 Điều này chứng tỏ rằng,Việt Nam ngày cảng tập trung phát triển chất lượng gạo thay vì chỉ chú trọng phần

số lượng Giá trị gạo tăng lên là do sự tham gia ngày các nhiều của các doanh

Trang 39

nghiệp FDI như Olam, Luis Defrey, Agri Với lợi thế sẵn có là khách hàng mụctiêu, đảm bảo đầu ra, tính chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng sẽ cung cấpcho các doanh nghiệp giải pháp kinh doanh hiệu quả.

Hình 1.3: Xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan

Sản lượng gạo xuất khẩu Việt Nam (nghìn tấn) Sản lượng gạo xuất khẩu Thái Lan (nghìn tấn) Giá trị gạo xuất khẩu Việt Nam (triệu đô) Giá trị gạo xuất khẩu Thái Lan (triệu đô)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Hình 1.4: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan

Trang 40

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Vấn đề lớn nhất của gạo Việt Nam xuất khẩu hiện nay là xây dựng thươnghiệu Khi Thái Lan có các thương hiệu trên thị trường thế giới như Khaw DawkMali, Hom Mali, Jasmine 85; Ấn Độ và Pakistan có gạo Basmati, thì Việt Namchưa có thương hiệu gạo riêng nào Hơn nữa, với các thị trường có giá bán cao như

Mỹ thì thị phần chưa lớn Gạo Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thông qua các hợp đồngchính phủ G2G (40-60%) với mức giá tương đối thấp nên giá trị gạo trung bìnhgiảm xuống Xuất khẩu gạo Việt Nam tập trung vào thị trường Trung Quốc, chiếmhơn 40% tổng lượng xuất khẩu, nên một khi có vấn đề tại thị trường này thì hậu quả

sẽ rất nghiêm trọng ảnh hưởng lên toàn bộ hệ thống sản xuất trong nước Trong khi

đó, gạo Việt Nam tiếp cận thị trường nước ngoài chủ yếu qua các nhà kinh doanhquốc tế nên chưa xác lập được kênh phân phối tại thị trường xuất khẩu

Ngày đăng: 20/12/2019, 12:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Công thương (2016), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Công thương (2016)
Tác giả: Bộ Công thương
Năm: 2016
6. Lê Huy Khôi (2016) , Nâng cao khả năng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam, Bộ Công thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao khả năng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lựccủa Việt Nam
8. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2004), Nghiên cứu thị trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thị trường
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học Quốc gia thành phố HCM
Năm: 2004
9. Nguyễn Đức Thành (2015), Thị trường lúa gạo Việt Nam: Cải cách để hội nhập, Cách tiếp cận cấu trúc thị trường, Nhà xuất Bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường lúa gạo Việt Nam: Cải cách để hội nhập,Cách tiếp cận cấu trúc thị trường
Tác giả: Nguyễn Đức Thành
Nhà XB: Nhà xuất Bản Hồng Đức
Năm: 2015
10. Nguyễn Mạnh Tuân (2010), Marketing Cơ sở lý luận và thực hành, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing Cơ sở lý luận và thực hành
Tác giả: Nguyễn Mạnh Tuân
Nhà XB: Nhà Xuấtbản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
12. Trường Đại học Ngoại thương (2008), Giáo trình marketing quốc tế, Nhà xuất bản lao động - xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình marketing quốc tế
Tác giả: Trường Đại học Ngoại thương
Nhà XB: Nhà xuấtbản lao động - xã hội
Năm: 2008
26. [ ] Bộ Công thương, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016, https://www.slideshare.net/TrungTmKinTp/bo-co-xut-nhp-khu-vit-nam-2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016
33. Freek Jan Koekoek (2017), Exporting specialty rice varieties to Europe, www.cbi.eu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Exporting specialty rice varieties to Europe
Tác giả: Freek Jan Koekoek
Năm: 2017
34. Michael R.Czinkota – Ilkka A. Ronkainen (2007), International marketing, Thomson South-Western, 8th edition. (Marketing quốc tế), p.4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International marketing
Tác giả: Michael R.Czinkota – Ilkka A. Ronkainen
Năm: 2007
35. Montrose S.Sommers (1991), Fundementals of marketing, 6th Canadian Edition,… Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fundementals of marketing
Tác giả: Montrose S.Sommers
Năm: 1991
14. Tổng cục thống kê: http://gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 Link
15. Hiệp hội lương thực Việt Nam: http://vietfood.org.vn/ Link
17. Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam: Châu Âu vẫn là một siêu cường https://eeas.europa.eu/delegations/vietnam_vi/30091/ Link
18. Trung tâm thương mại ITC: http://www.intracen.org/ Link
19. Trung tâm xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển vào thị trường Châu Âu: https://www.cbi.eu/ Link
21. Thư viện học liệu mở Việt Nam, truy cập ngày 17/4/2018, Vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế thế giới và Việt Nam, http://voer.edu.vn/m/vi-tri-cua-lua-gao-trong-nen-kinh-te-the-gioi-va-viet-nam/9ffdcd78 Link
22. [1] https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn_minh_ch%C3%A2u_%C3%82u Link
23. [2]https://eeas.europa.eu/delegations/vietnam_vi/30091/Ch%C3%A2u%20%C3%82u%20v%E1%BA%ABn%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20si%C3%AAu%20c%C6%B0%E1%BB%9Dng Link
39. European Commission: https://ec.europa.eu/commission/index_en Link
43. THE EUROPEAN PARLIAMENT AND THE COUNCIL OF THE EUROPEAN UNION, REGULATION (EC) No 178/2002, https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=celex:32002R017844 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w