Việt Nam biết đến khái niệm thương mại điện tử (TMĐT) từ những năm 19971998 và gần đây nhất vào ngày 08082016 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 20162020. Hiểu được tầm quan trọng và lợi ích to lớn mà lĩnh vực này đem lại, Việt Nam đang ngày càng đẩy mạnh phát triển hơn về lĩnh vực thương mại điện tử, tạo cầu nối kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngày nay, cuộc sống ngày càng bận rộn, hối hả, chính vì vậy việc mua sắm các sản phẩm qua mạng ngày càng phổ biển và được biết tới như một phương thức mua sắm cũng như kinh doanh hiệu quả. Lợi ích lớn nhất mà thương mại điện tử đem lại chính là tạo sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Cũng từ đó mà các loại hình TMĐT ngày càng trở nên phổ biến. Mỗi ngày đều có hàng loạt các trang TMĐT mới được mở ra trên thế giới. TMĐT phát triển, nhiều các doanh nghiệp trên thế giới đã mạnh dạn áp dụng các phương thức kinh doanh mới mẻ như B2B (business to business), B2C (business to consumer), C2C (consumer to consumer), G2C (government to consumer) … Nếu nói riêng về hình thức C2C (consumer to consumer) – hay cụ thể hơn đó là hình thức đấu giá giữa khách hàng với khách hàng, thì website đạt được thành công, tạo tiếng vang trên thị trường TMĐT đó là Ebay. Thương mại điện tử tại Việt Nam còn rất non trẻ, đặc biệt là hình thức C2C còn chưa được chú trọng nhiều. Tuy nhiên những năm gần đây, trên thị trường Việt Nam xuất hiện rất nhiều các doanh nghiệp hoạt động theo lĩnh vực thương mại điện tử C2C, một số doanh nghiệp khởi đầu kinh doanh theo mô hình B2B hay B2C cũng dần tích hợp thêm mô hình C2C vào phương thức kinh doanh của mình. Lý giải cho điều này chính là sự phát triển không ngừng trong doanh số bán hàng, doanh thu luôn ổn định và thậm chí là tăng mạnh đối với các công ty hoạt động kinh doanh theo phương thức TMĐT C2C. Tuy nhiên, ở Việt Nam hầu hết các website TMĐT C2C hoạt động chưa thực sự hiệu quả, rất nhiều vấn đề còn đang tồn tại. Vì vậy việc nghiên cứu các thị trường TMĐT, các mô hình TMĐT C2C thành công trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, tìm được những giải pháp phù hợp giúp Nhà nước có những hướng đi cụ thể, thích hợp cho việc phát triển TMĐT nói chung và TMĐT C2C nói riêng, cùng với đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được mô hình kinh doanh của các công ty đã tạo được những thành công nhất đình trên thị trường TMĐT thế giới. Từ những lý do trên vấn đề: “Phân tích một số mô hình thương mại điện tử C2C trên thế giới và giải pháp phát triển mô hình thương mại điện tử C2C tại Việt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp này.
Trang 1KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
PHÂN TÍCH MỘT SỐ MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ C2C TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ C2C
TẠI VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Lê Thị Phương Hoa
Trang 2DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ C2C 4
1.1 Tổng quan về thương mại điện tử 4
1.1.1 Định nghĩa và khái niệm 4
1.1.2 Quy trình trong một giao dịch thương mại điện tử 5
1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử 9
1.1.4 Phân loại các loại hình thương mại điện tử 10
1.2 Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử 13
1.3 Tổng quan về thương mại điện tử C2C 16
1.3.1 Định nghĩa 16
1.3.2 Các dạng mô hình kinh doanh của mô hình C2C 17
1.3.3 Ưu nhược điểm của thương mại điện tử C2C 20
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ C2C TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 22
2.1 Thực trạng thương mại điện tử và thương mại điện tử C2C trên thế giới 22
2.1.1 Tình hình phát triển chung của thương mại điện tử trên thế giới 22
2.1.2 Thực trạng thương mại điện tử C2C trên thế giới 26
2.2 Thực trạng thương mại điện tử và thương mại điện tử C2C tại Việt Nam 43
2.2.1 Tình hình phát triển chung của thương mại điện tử tại Việt Nam 43
2.2.2 Thực trạng thương mại điện tử C2C tại Việt Nam 47
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP GIÚP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ C2C TẠI VIỆT NAM 52
3.1 Bài học kinh nghiệm từ những mô hình thương mại điện tử C2C trên thế giới.52 3.1.1 Hiểu những sản phẩm được bán ra trên website của mình 52
3.1.2 Xây dựng hệ sinh thái tiện ích cho người tiêu dùng 53
Trang 33.1.4 Am hiểu văn hóa, tâm lý của người tiêu dùng 54
3.1.5 Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 54
3.2 Đề xuất một số giải pháp giúp phát triển mô hình thương mại điện tử C2C tại Việt Nam 55
3.2.1 Một số đề xuất đối với Nhà nước 56
3.2.2 Các giải pháp đối với doanh nghiệp 58
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 4B2B Business to Business Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệpB2C Business to Consumer Giao dịch giữa doanh nghiệp với người
tiêu dùngC2C Consumer to Consumer Giao dịch giữa người tiêu dùng với
người tiêu dùng
DNNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TMĐT Thương mại điện tử
Trang 5Hình 1.1 Sơ đồ hoạt động của giao dịch điện tử 6Hình 2.2 Doanh số bán lẻ TMĐT trên toàn thế giới từ năm 2014 đến năm 2021 24Hình 2.3 Thị trường mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc – B2C và C2C 28Hình 2.4 Tổng doanh số bán hàng của eBay từ năm 2007 đến năm 2017 35
Trang 6Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Ngoại Thương, KhoaKinh tế quốc tế và 2 tháng làm luận văn nghiên cứu về đề tài: “Phân tích một số môhình thương mại điện tử C2C trên thế giới và giải pháp phát triển mô hình thươngmại điện tử C2C tại Việt Nam” Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sựgiúp đỡ của các thầy, cô giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng Trường Đạihọc Ngoại Thương đã giúp đỡ tác giả hoàn thành bài luận văn này.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Lương Thị Ngọc Oanh– cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tác giả, giúp tác giả rất nhiều trongquá trình làm luận văn
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè đang học tập và làm việc tạiTrường Đại học Ngoại Thương Cùng với gia đình đã luôn động viên, khích lệ vàtạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suất quá trình thực hiện để tác giả có thể hoànthành bài luận văn một cách tốt nhất
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam biết đến khái niệm thương mại điện tử (TMĐT) từ những năm1997-1998 và gần đây nhất vào ngày 08/08/2016 Thủ tướng Chính phủ đã phêduyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020 Hiểuđược tầm quan trọng và lợi ích to lớn mà lĩnh vực này đem lại, Việt Nam đang ngàycàng đẩy mạnh phát triển hơn về lĩnh vực thương mại điện tử, tạo cầu nối kinhdoanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy kinh tế phát triển Ngàynay, cuộc sống ngày càng bận rộn, hối hả, chính vì vậy việc mua sắm các sản phẩmqua mạng ngày càng phổ biển và được biết tới như một phương thức mua sắm cũngnhư kinh doanh hiệu quả Lợi ích lớn nhất mà thương mại điện tử đem lại chính làtạo sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch Cũng từ đó mà cácloại hình TMĐT ngày càng trở nên phổ biến Mỗi ngày đều có hàng loạt các trangTMĐT mới được mở ra trên thế giới TMĐT phát triển, nhiều các doanh nghiệp trênthế giới đã mạnh dạn áp dụng các phương thức kinh doanh mới mẻ như B2B(business to business), B2C (business to consumer), C2C (consumer to consumer),G2C (government to consumer) … Nếu nói riêng về hình thức C2C (consumer toconsumer) – hay cụ thể hơn đó là hình thức đấu giá giữa khách hàng với kháchhàng, thì website đạt được thành công, tạo tiếng vang trên thị trường TMĐT- đó làEbay
Thương mại điện tử tại Việt Nam còn rất non trẻ, đặc biệt là hình thức C2Ccòn chưa được chú trọng nhiều Tuy nhiên những năm gần đây, trên thị trường ViệtNam xuất hiện rất nhiều các doanh nghiệp hoạt động theo lĩnh vực thương mại điện
tử C2C, một số doanh nghiệp khởi đầu kinh doanh theo mô hình B2B hay B2Ccũng dần tích hợp thêm mô hình C2C vào phương thức kinh doanh của mình Lýgiải cho điều này chính là sự phát triển không ngừng trong doanh số bán hàng,doanh thu luôn ổn định và thậm chí là tăng mạnh đối với các công ty hoạt động kinhdoanh theo phương thức TMĐT C2C Tuy nhiên, ở Việt Nam hầu hết các websiteTMĐT C2C hoạt động chưa thực sự hiệu quả, rất nhiều vấn đề còn đang tồn tại Vìvậy việc nghiên cứu các thị trường TMĐT, các mô hình TMĐT C2C thành công
Trang 8trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, tìm được những giải pháp phùhợp giúp Nhà nước có những hướng đi cụ thể, thích hợp cho việc phát triển TMĐTnói chung và TMĐT C2C nói riêng, cùng với đó giúp các doanh nghiệp Việt Namhọc hỏi được mô hình kinh doanh của các công ty đã tạo được những thành côngnhất đình trên thị trường TMĐT thế giới Từ những lý do trên vấn đề: “Phân tíchmột số mô hình thương mại điện tử C2C trên thế giới và giải pháp phát triển môhình thương mại điện tử C2C tại Việt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu chokhóa luận tốt nghiệp này.
2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu quy mô phát triển TMĐT C2C tại Trung Quốc, Ấn Độ và các
mô hình TMĐT C2C thành công trên thế giới: eBay.com và Taobao.com từ đó đúcrút ra những kinh nghiệm cho thị trường Việt Nam cũng như các doanh nghiệp ViệtNam
- Đề xuất các giải pháp cho Nhà nước lẫn các doanh nghiệp để giúp Việt Namtrở thành môi trường tốt, hỗ trợ tối đa cho phát triển TMĐT C2C, các doanh nghiệp
có thể vận dụng các bài học kinh nghiệm từ các mô hình TMĐT C2C thành côngtrên thế giới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các thị tường TMĐT C2C và các
mô hình TMĐT C2C thành công trên thế giới Đồng thời, bài luận văn cũng nghiêncứu về thị trường và các mô hình TMĐT C2C tại Việt Nam
Mặt mặt thời gian: những tư liệu, số liệu dẫn chiếu để phân tích trong luận văn
là những tư liệu, số liệu được tập hợp từ năm 2008 đến nay
Trang 94 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng, duyvật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh và cácquan điểm phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế tri thức, khoa học côngnghệ nói riêng của Đảng cộng sản Việt Nam Ngoài ra, luận văn dược thực hiện dựatrên việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như phân tích, thống kê, hệthống hóa, diễn giải và so sánh
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luậnvăn được chia thành 3 chương:
Chương1: Tổng quan về thương mại điện tử và thương mại điện tư C2C Chương2: Thực trang thương mại điện tử C2C trên thế giới và ở Việt Nam Chương3: Các giải pháp giúp phát triển mô hình thương mại điện tử C2C tại
Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về mặt thời gian và sự hiểu biết củabản thân nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong quý thầy cô
có ý kiến đóng góp sửa chữa để tác giả có thể hoàn thiện hơn nữa
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô của TrườngĐại học Ngoại thườn Hà Nội và đặc biệt trân trọng cảm ơn TS Lương Thị NgoạcOanh đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện học phần tốtnghiệp này
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ C2C
1.1 Tổng quan về thương mại điện tử
1.1.1 Định nghĩa và khái niệm
Đến nay chưa có khái niệm thương mại điện tử (TMĐT) nào được hoàn toàncông nhận Khái niệm này đã được nhiều tổ chức và cá nhân đưa ra Trong quyển
“Electronic Commerce 2008: A managerial Perspective”, Efraim Turban, một trongnhững nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong ứng dụng công nghệ máy tính để đưa
ra quyết định kinh doanh và tài chính, đã đưa ra định nghĩa cho khái niệm TMĐTnhư sau: TMĐT là quá trình mua, bán, chuyển nhượng hoặc trao đổi sản phẩm, dịch
vụ và (hoặc) thông tin thông qua mạng máy tính, điển hình như mạng Internet.(Efraim Turban, 2008, tr4)
Còn theo Jeffrey F Rayport (2000), một nhà nghiên cứu, tác giả, tư vấn vàngười sáng lập và là chủ tịch của Marketspace LLC, thì TMĐT được đặc trưng bởimột số đặc tính:
Thứ nhất, TMĐT là việc trao đổi số hóa giữa các bên Việc trao đổi thông tinnày có thể được mô tả là sự giao tiếp giữa hai bên, điều phối luồng hàng hóa và dịch
vụ, hoặc truyền tải các đơn đặt hàng điện tử Những trao đổi này có thể thực hiệngiữa các tổ chức, các cá nhân hoặc kết hợp cả hai
Thứ hai, công nghệ là điều không thể thiếu trong TMĐT, các giao dịch mua bán các sản phẩm và thông tin được quản lý bằng công nghệ Các giao dịch đó có thể được thực hiện qua một trình duyệt Internet, cũng có thể là qua máy ATM, hay trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange - EDI) giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp đối tác, hoặc dịch vụ ngân hàng điện tử qua điện thoại
Thứ ba, phạm vi TMĐT bao gồm tất cả các hoạt động nội bộ và tổ chức liên quan đến điện tử trực tiếp hoặc gián tiếp để hộ trợ trao đổi thị trường Theo nghĩa này, TMĐT ảnh hưởng đến cả cách thức hoạt động kinh doanh liên quan đến khách hàng bên ngoài, nhà cung cấp, đối tác, đối thủ canh tranh
Trang 11Bên cạnh 2 khái niệm được đưa ra bởi 2 nhà nghiên cứu nổi tiếng trên, kháiniệm TMĐT được định nghĩa bởi các tổ chức uy tín thế giới như sau:
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "TMĐT bao gồm việc sản xuất,quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạngInternet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũngnhư những thông tin số hoá thông qua mạng Internet"
Theo Ủy ban TMĐT của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương(APEC) định nghĩa: "TMĐT liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hànghóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệthống có nền tảng dựa trên Internet." Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể là email,EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ TMĐT
Theo Ủy ban châu Âu: "TMĐT có thể định nghĩa chung là sự mua bán, traođổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhânbằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trunggian (thông tin liên lạc trực tuyến) Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thôngqua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụcuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công."
Qua một số khái niệm về TMĐT được nhiều tổ chức và cá nhân đưa ra nhưtrên tác giả nhận thấy khái niệm TMĐT mà Efraim Turban đưa ra khá bao quát và
dễ hiểu Vì vậy tác giả lựa chọn hiểu khái niệm TMĐT theo định nghĩa của ông đólà: TMĐT là quá trình mua, bán, chuyển nhượng hoặc trao đổi sản phẩm, dịch vụ và(hoặc) thông tin thông qua mạng máy tính, điển hình như mạng Internet
1.1.2 Quy trình trong một giao dịch thương mại điện tử
Hoạt động chính của TMĐT là giao dịch điện tử Thông thường, người bán(nhà bán lẻ, người bán sỉ, hoặc nhà sản xuất) bán hàng cho khách hàng Người bán
tự mua từ nhà cung cấp: nguyên liệu thô (lúc này người bán như một nhà sản xuất)hoặc hàng hoá thành phẩm (lúc này người bán như một nhà bán lẻ) Khách hàng cóthể là các cá nhân, doanh nghiệp Khách hàng đặt hàng, và người bán sẽ hoàn thành
và bán ra sản phẩm cho khách hàng Đôi khi trong quá trình mua bán này còn có sựgóp mặt của các nhà trung gian điện tử (trung gian trực tuyến)
Trang 12Hình 1.1 Sơ đồ hoạt động của giao dịch điện tử
Nguyên liệu thô Cá nhân
Dụng cụ Doanh nghiệpHàng hóa thành phẩm Chính phủ
Theo nghiên cứu của giáo sư Efraim Turban (2008, tr.52), hiện nay có hai loạitrung gian điện tử là môi giới và infomediaries
Các mô hình mô giới
Buy/sell fulfillment – Mua/Bán trọn gói: Một công ty giúp người tiêu dùng đặthàng mua và bán Những người tham gia phải đặt mua hoặc bán và người môi giớithu lệ phí của người bán hoặc người mua cho mỗi giao dịch Ví dụ: eTrade.comVirtual mall – Chợ ảo đơn giản: Là một website trở thành nơi hội tụ của nhiềungười bán hàng, giúp người tiêu dùng mua từ nhiều cửa hàng khác nhau Doanh thu
Khách hàng
Các nhà cung
cấp
Người bán (nhà bán lẻ, bán sỉ, nhà sản xuất)
Trang 13là các phí hàng tháng cho các giao dịch, tên cửa hàng và cài đặt Thành công củamột chợ ảo sẽ nhiều hơn nữa khi kết hợp chặt chẽ với một site thông tin hoặc cácdịch vụ xử lý giao dịch tự động hoặc các cơ hội tiếp thị Ví dụ: Yahoo!Stores(storesyahoo.com), Stuff.com, ExciteStores.com.
Metamediary – Chợ ảo có xử lý giao dịch: Giống như chợ ảo, nhưng người tổchức còn có thêm việc xử lý các giao dịch và cung cấp thêm các dịch vụ bảo vệkhách hàng Trong mô hình này, người ta thu phí thiết lập hệ thống và phí trên mỗigiao dịch Ví dụ: HotDispatch.com, Amazon.com
Bounty Broker – Môi giới tặng quà: Một trung gian sẽ định vị một người, địađiểm, hoặc ý tưởng cho một khoản phí Ví dụ: BountyQuest.com (hiện không còntồn tại)
Search Agent – Dịch vụ tìm kiếm: Một chương trình thông minh dùng để tìmkiếm các đơn giá thấp nhất cho một sản phẩm/dịch vụ do người mua chỉ định hoặctìm kiếm các thông tin khó tìm Ví dụ: MySimon.com, DealTime.com,RoboShopper.com, ShopFind.com
Shopping facilitator – Trợ lý mua sắm: Một chương trình giúp người tiêu dùng
sử dụng các cửa hàng trực tuyến bằng cách cung cấp chuyển đổi tiền tệ, các tínhnăng thanh toán, dịch thuật ngôn ngữ và các giải pháp phân phối và khả năng giaodiện người dùng tùy chỉnh Ví dụ: MyOrbital.com
Infomediaries
Các trang web thu thập và tổ chức một lượng lớn dữ liệu và hoạt động nhưtrung gian giữa những người muốn thông tin và những người cung cấp thông tin
được gọi là infomediaries Có hai loại infomediaries:
Loại đầu tiên cung cấp cho người tiêu dùng một nơi để thu thập thông tin vềcác sản phẩm và công ty cụ thể trước khi họ quyết định mua hàng Nó đóng vai trònhư bên thứ ba, cung cấp thông tin một cách khách quan; nó không quảng cáo hoặc
cố gắng bán các sản phẩm cụ thể theo sở thích trên các sản phẩm khác hoặc hànhđộng thay mặt cho bất kỳ nhà cung cấp nào (ví dụ: Autobytel.com và BizRate.com).Loại thứ hai không nhất thiết phải dựa trên web Nó cung cấp thông tin ngườitiêu dùng cho các nhà cung cấp sản phẩm, điều này sẽ giúp nhà cung cấp phát triển
và tiếp thị sản phẩm của họ đến với người tiêu dùng tốt hơn Các infomediary thu
Trang 14thập thông tin cá nhân từ người mua và thị trường rồi cung cấp dữ liệu đó cho cácdoanh nghiệp Ưu điểm của phương pháp này là bảo mật quyền riêng tư của ngườitiêu dùng và các giao dịch môi giới được hưởng một một tỷ lệ phần trăm từ việccung cấp thông tin người tiêu dùng
Các nhà sản xuất và người tiêu dùng cũng có thể tương tác trực tiếp trên thịtrường điện tử: Nhà sản xuất cung cấp thông tin cho khách hàng, sau đó chọn từ cácsản phẩm có sẵn Thông thường, giá bán được các nhà sản xuất thiết lập sẵn, nhưngđôi khi giá cả cũng được thương lượng Tuy nhiên, các tương tác trực tiếp đôi khixảy ra những trường hợp không mong muốn Trong trường hợp đó, trung gian làcần thiết Trung gian, cho dù con người hay điện tử, cũng đều có thể giải quyết nămgiới hạn quan trọng của tương tác trực tiếp: Chi phí tìm kiếm, bảo mật thông tin,thông tin không đầy đủ, rủi ro hợp đồng và không tối ưu về giá cả
Quá trình mua hàng
Khách hàng mua hàng trực tuyến bằng nhiều cách khác nhau Cách thức phổbiến nhất là mua từ catalog với giá cố định Đôi khi giá có thể được thương lượnghoặc giảm giá Một cách thức khác là giá động, hay giá không cố định, chẳng hạnnhư giá trong các phiên đấu giá hoặc thị trường chứng khoán (hàng hóa)
Quá trình bắt đầu bằng cách đăng nhập vào trang web của người bán, đăng ký(nếu cần) và đăng nhập vào danh mục trực tuyến hoặc vào mục "tài khoản của tôi"của người mua Danh mục điện tử có thể rất lớn, do đó, người mua cần thiết phảibiết cách tìm kiếm Ngoài ra, người mua cần phải so sánh giá cả Một số người bán
sẽ cung cấp giá so sánh với các nhà cung cấp cạnh tranh Nếu trang web không cungcấp, người mua có thể rời khỏi trang web tìm kiếm giá so sánh tại 1 số trang webkhác hoặc thực hiện so sánh trước khi vào cửa hàng của người bán Nếu không hàilòng về sản phẩm, hoặc có bất cứ vấn đề gì, người mua sẽ thoát ra khỏi trang web.Nếu hài lòng, người mua sẽ chọn mục và đặt nó vào giỏ hàng Người mua có thểquay lại danh mục để chọn các mặt hàng khác Mỗi mục được chọn sẽ được đặttrong giỏ hàng Khi mua sắm hoàn tất, người mua chuyển đến trang thanh toán.Hiện nay một số hình thưc thanh toán phổ biến nhất đó là thanh toán bằng thẻ tíndụng, PayPal, thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng, trả góp, v.v Sau khi kiểm tra
Trang 15tất cả các chi tiết về độ chính xác, người mua sẽ gửi đơn đặt hàng, và chờ nhậnhàng Quy trình mua sắm trực tuyến sẽ kết thúc tại bước này.
1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử
1.1.3.1 Sự phát triển thương mại điện tử
Thuật ngữ sự phát triển được hiểu và định nghĩa theo rất nhiều cách khácnhau Trong số đó tác giả chọn hiểu khái niệm sự phát triển được sử dụng để ám chỉ
sự thay đổi và biến chuyển về mặt kinh tế - xã hội dựa trên các yếu tố văn hóa, môitrường phức tạp cũng như sự tương tác qua lại giữa các yếu tố này
Trong nghiên cứu này, sự phát triển của TMĐT đồng nghĩa với sự phát triểncủa thị trường TMĐT Trong thị trường TMĐT thì 2 yếu tố được xem xét chính làdoanh nghiệp và khách hàng Chính vì vậy sự phát triển TMĐT sẽ đi liền sự giatăng lựa chọn ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp, cùng với đó khách hàng chấpnhận và quen với TMĐT trong giao dịch của khách hàng và kéo theo đó là sự giatăng doanh số của TMĐT trong nền kinh tế Như định nghĩa trên thì sự biến chuyểntrong việc chấp nhận ứng dụng TMĐT tại doanh nghiệp cũng như khách hàng chịu
sự chi phối của các yếu tố văn hóa, môi trường phức tạp, cũng như sự tương tác qualại giữa các yếu tố này
1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử
Như đã trình bày ở trên, sự phát triển TMĐT là sự chuyển biến, chấp nhậnTMĐT như là phương thức giao dịch trong kinh doanh của các đối tượng có liênquan như doanh nghiệp, người tiêu dùng, cơ quan quản lý Nhà nước…Hành vi chấpnhận của các đối tượng có liên quan này lại chịu sự chi phối của các yếu tố văn hóa
và môi trường, cũng như sự tương tác qua lại của các yếu tố này Kalakota vàWinston (1997) đã đề xuất khung phân tích tổng hợp các yếu tố công nghệ và kinhdoanh tác động đến sự phát triển của TMĐT Theo đó, sự phát triển của TMĐT, haynói chính xác hơn các ứng dụng TMĐT của các tổ chức và cá nhân trong hoạt độngkinh doanh chịu sự chi phối của các nhóm yếu tố sau:
Thứ nhất là hạ tầng kỹ thuật và công nghệ, bao gồm hạ tầng mạng viễn thông,
hạ tầng xuất bản, hạ tầng chuyển đổi dữ liệu và các dịch vụ hạ tầng phổ biến trongkinh doanh như bảo mật, thanh toán, xác thực…
Trang 16Thứ hai là hạ tầng thể chế hay chính sách công liên quan đến các vấn đề khungpháp lý cho hoạt động TMĐT, các chính sách phát triển TMĐT…được đề xuất bởicác cơ quan quản lý Nhà nước
Thứ ba là tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc lưu trữ, bảo mật, giao thức hay thanhtoán
Bên cạnh 3 yếu tố tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp muốn tham gia vàothị trường TMĐT được đưa ra trong khung phân tích của Kalakota và Winston kểtrên, thì đối với khách hàng, nhân tố quan trọng còn lại góp phần không nhỏ vào sựphát triển của TMĐT, thì những yếu tố tác động trực tiếp đến việc vhấp nhậnTMĐT trong giao dịch mua bán đó là:
Đầu tiên đó là khả năng kết nối dữ liệu đặc biệt là kết nối dữ liệu với điệnthoại thông minh Hiện nay, điện thoại thông minh đã trở nên rất phổ biến và việcmua sắm qua thiết bị cầm tay này được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả bởi sựtiện dụng của chúng Nói cách khác điện thoại thông minh đang đóng vai trò quantrọng trong việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng
Thứ hai đó là sự tin tưởng, hài lòng từ phía khách hàng Có 3 rào cản khiếnkhách hàng không lựa chọn mua sắm trên các trang TMĐT đó là: Khi mua sắmngười tiêu dùng luôn mong muốn được kiểm tra hàng hóa trước khi mua bất kể đó
là loại hàng hóa gì Tiếp đó là sự thiếu tin tưởng đối với các nhà bán lẻ về khả năngcung cấp các mặt hàng đúng như quảng cáo mà họ đưa ra Cuối cùng người tiêudùng cũng quan tâm về mức độ chất lượng của các sản phẩm khi mua trực tuyến sovới sản phẩm bán trong cửa hàng
Yếu tố cuối cùng là việc quan tâm đến xu hướng mua hàng đa kênh của ngườitiêu dùng Khi nói đến TMĐT bán lẻ, thì sự tiện lợi, giá cả/giá trị, sự phân loại vàtrải nghiệm của khách hàng là những yếu tố xếp hạng cao nhất trong danh mục cácyếu tố quyết định mua hàng của người tiêu dùng
1.1.4 Phân loại các loại hình thương mại điện tử
1.1.4.1 Dựa vào các bên tham gia vào mô hình kinh doanh thương mại điện tử
Phân loại TMĐT theo các đối tượng tham gia vào giao dịch thì trên thế giớihiện nay có rất nhiều mô hình TMĐT khác nhau Theo Rana Tassabehji (2003) hiện
có một số mô hình TMĐT đã và đang phát triển:
Trang 17B2B (Business to Business): Là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp Các doanh nghiệp sẽ tiến hành trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thôngtin qua fax và mạng Internet
Hình thức phổ biến nhất của mô hình TMĐT B2B là bán hàng và hỗ trợ kinhdoanh cho các doanh nghiệp qua mạng, mua sắm nguyên phụ liệu cho quá trình sảnxuất từ các nhà cung cấp hay qua hình thức đấu giá hay là trang cung cấp thông tin
về một mặt hàng của doanh nghiệp
B2C (Business to consumer): Là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với KH,
còn được gọi bằng cái tên bán hàng trực tuyến Đây là mô hình TMĐT xuất hiệnsớm nhất Ứng dụng phổ biến nhất của mô hình này là mua sắm hàng hóa và dịch
vụ, quản lí tài chính cá nhân Hiện nay mô hình TMĐT B2C có số lượng giao dịchlớn nhất nhưng giá trị vẫn còn thấp
B2E (Business to employee): Là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với
người lao động đây là mô hình thương mại trong nội bộ của một công ty Theo môhình này doanh nghiệp sẽ cung cấp hàng hóa dịch vụ và thông tin tới từng người laođộng Giá bán của doanh nghiệp cho nhân viên có thể chiết khấu Doanh nghiệp sẽliên lạc với nhân viên chủ yếu qua mạng Intranet
C2B (Consumer to business): Là mô hình TMĐT giữa người tiêu dùng và
doanh nghiệp Người tiêu dùng trong mô hình này sẽ bán hàng hóa dịch vụ của cánhân cho doanh nghiệp
C2C (Consumer to consumer): Là mô hình TMĐT giữa những người tiêu
dùng Mô hình này giúp người tiêu dùng có thể trao đổi mua bán trực tiếp với nhau.Hai hình thức phổ biến nhất của C2C đó là đấu giá trực tuyến và sàn giao dịch trựctuyến
Chính phủ điện tử (G2C, G2B, G2G…): Là mô hình TMĐT trong đó chính
phủ sẽ sử dụng các phương tiện điện tử để lien lạc với doanh nghiệp, người dân vàcác tổ chức của chính phủ, cũng như cung cấp dịch vụ công cho các thành phần nóitrên
Do bài nghiên cứu đi sâu phân tích mô hình TMĐT C2C, vì vậy cách phânloại dựa vào các bên tham gia vào mô hình kinh doanh TMĐT sẽ là cách phân loạiđược sử dụng chính trong bài nghiên cứu này Ngoài cách phân loại này, cách loại
Trang 18hình TMĐT còn được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí khác Tuy nhiên do không
đi sâu nghiên cứu nên phần sau đây sẽ chỉ đưa ra một cách khái quát nhất về cáccách phân loại các loại hình TMĐT còn lại và không đi sâu phân tích từng cách
1.1.4.2 Dựa vào các phương tiện kỹ thuật sử dụng trong TMĐT
TMĐT được thực hiện qua các phương tiện như điện thoại, máy fax, truyềnhình, các hệ thống ứng dụng TMĐT và các mạng máy tính kết nối với nhau TMĐTphát triển chủ yếu qua Internet và trên các hệ thống cung ứng dịch vụ hỗ trợ giaodịch TMĐT (như mạng giá trị gia tăng, hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng hànghoá, dịch vụ) Vì vậy nếu dựa vào các phương tiện kỹ thuật sử dụng thì TMĐT sẽđược phân loại theo các thiết bị kể trên, cụ thể là: Điện thoại; Máy điện báo telex,telecopy (fax); Truyền hình; Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử; Máy tính vàInternet
1.1.4.3 Dựa vào hình thức hoạt động chủ yếu của TMĐT
Thư điện tử
Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước sử dụng thư điện tử để gửi thư chonhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, viếttắt là e-mail) Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc địnhtrước nào
Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua bứcthư điện tử (electronic message) ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vàotài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v.v thực chất đều làdạng thanh toán điện tử Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử
đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là: Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính(Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI); Tiền lẻ điện tử (InternetCash); Ví điện tử (electronic purse); Giao dịch điện tử của ngân hàng (digitalbanking)
Trao đổi dữ liệu điện tử
Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, viết tắt là EDI) là việctrao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (stuctured form), từ máy tính điện tử
Trang 19này sang máy tính điẹn tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buônbán với nhau.
Truyền dung liệu
Dung liệu (content) là nội dung cửa hàng hóa số, giá trị của nó không phảitrong vật mang tin và nằm trong bản thân nội dung của nó Hàng hoá số có thể đượcgiao qua mạng Ví dụ hàng hoá số là: Tin tức, nhạc phim, các chương trình phátthanh, truyền hình, các chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay, véxem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm, v.v
Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật (physical form) bằngcách đưa vào đĩa, vào băng, in thành sách báo, thành văn bản, đóng gói bao bìchuyển đến tay người sử dụng, hoặc đến điểm phân phối (như của hàng, quầy báov.v.) để người sử dụng mua và nhận trức tiếp Ngày nay, dung liệu được số hóa vàtruyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (digital delivery)
Mua bán hàng hóa hữu hình
Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa tới quần
áo, ôtô và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” (electronicshopping), hay “mua hàng trên mạng”; ở một số nước, Internet bắt đầu trở thànhcông cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu hình
1.2 Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử
1.2.1.1 Lợi ích của thương mại điện tử
Sự xuất hiện của TMĐT như một bước đột phá trong quy trình kinh doanhhiện đại TMĐT mang đến rất nhiều lợi ích cả cho doanh nghiệp, người tiêu dùng
và cả lợi ích đối với xã hội
Lợi ích của TMĐT với doanh nghiệp
Thứ nhất đối với các doanh nghiệp, TMĐT giúp mở rộng thị trường TMĐTcần một mức chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống Bêncạnh đó, TMĐT giải quyết được hầu hết các rào cản về thời gian, địa lý mà thươngmại truyền thống đang có Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm, tiếp cận người cungcấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới Qua đó các công ty có thể muanguyên liệu, sản phẩm với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn qua việc
mở rộng thị trường trên toàn thế giới
Trang 20Một lợi ích khá lớn của TMĐT đối với doanh nghiệp đó là TMĐT giúp doanhnghiệp giảm được khá nhiều chi phí sản xuất, giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phíchia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống…
Thứ ba TMĐT giúp các doanh nghiệp cải thiện hệ thống phân phối: Giảmlượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng Hệ thống cửa hàng giới thiệusản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng
Ngoài ra, việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạtđộng kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biếnđổi
Thứ năm, thông qua TMĐT các doanh nghiệp còn có thể tạo ra những môhình kinh doanh mới, những mô hình này sẽ mang đến những lợi thế và giá trị mớicho khách hàng Một ví dụ thành công điển hình đó là mô hình mua hàng theonhóm hay đấu giá nông sản qua mạng do Amazon.com tao ra
Thứ sáu, với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp,TMĐT giúp các doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất theo đó giảm thời gian tungsản phẩm ra thị trường
Thứ bảy các doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm chi phí thông tin liên lạc, giảmcác chi phí quản lý hành chính, giảm giá mua hàng
Ngoài ra còn có một số lợi ích khác của TMĐT đối với doanh nghiệp như:Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng;
có đuuơcj những đối tác kinh doanh mới; các quy trình giao dịch cũng được đơngiản hóa đi rất nhiều; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cậnthông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt độngkinh doanh
Lợi ích đối với người tiêu dùng
Lợi ích đầu tiên mà khách hàng nhận được đó là có nhiều lựa chọn về sảnphẩm, dịch vụ hơn Cùng với đó những rà cản về không gian và thời gian cũng bịxóa bỏ Chỉ cần ngồi tại nhà với một thiết bị có kết nối Internet khách hàng có thểmua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới
Mua sắm trên các trang mua sắm điện tử cũng giúp khách hàng có thể mua sảnphảm với giá rẻ hơn thị trường thông thường Hơn thế do thông tin thuận tiện, dễ
Trang 21dàng và phong phú hơn nên người tiêu dùng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cungcấp và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất.
Bên cạch đó đối với các hàng hóa số hóa được như phim, nhạc, sách, phầnmềm việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet
Đặc biệt một mô hình đặc biệt của TMĐT đó là đấu giá mang lại rất nhiều lợiích người tiêu dùng Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều cóthể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầmnhững món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới
Cùng với đó, môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia cóthể phối hợp, chia xẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng
Việc được giảm thậm chí là miễn thuế cũng là một trông những lợi ích rất lớnTMĐT mang lại cho người tiêu dùng Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nướckhuyến khích bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng
Lợi ích đối với xã hội
Đối với xã hội, TMĐT tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch từ
xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn
Thứ hai, việc có nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đókhả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi ngườiĐối với những nươc nghèo, thông qua Internet và TMĐT những nước nghèo
có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển, đồng thời cũng cóthể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo qua mạng
Cuối cùng, các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công củachính phủ được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn Cấp cácloại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế là các ví dụ thành công điển hình
1.2.1.2 Hạn chế của thương mại điện tử
Có hai loại hạn chế của thương mại điện tử: một nhóm mang tính kỹ thuật vàmột nhóm mang tính thương mại
Hạn chế về kỹ thuật
Đầu tiên là việc chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tincậy
Trang 22Thứ hai, tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu củangười dùng, nhất là trong TMĐT.
Thứ ba, các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển.Cùng với đó là khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứngdụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống
Thứ tư đó là việc cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (công suất,
an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư
Cuối cùng để đáp ứng được các đơn đặt hàng trong TMĐT B2C đòi hỏi hệthống kho hàng tự động lớn
Hạn chế về thương mại
Về thương mại, an ninh và bảo mật là hai cản trở về tâm lý đối với người thamgia TMĐT Bên cạnh đó do không được gặp trực tiếp người bán nên khách hàng
còn thiếu lòng tin đối với TMĐT Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không
giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian Những rào cản nàydẫn đến việc huyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần nhiều thời gian
Bên cạnh đó, nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ Một số
chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển
Ngoài ra, số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hoàvốn và có lãi)
Cuối cùng là việc số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT1.3 Tổng quan về thương mại điện tử C2C
1.3.1 Định nghĩa
C2C (Consumer to Consumer) là hình thức TMĐT giữa những người tiêudùng với nhau Việc bán hàng này thường được tạo điều kiện bởi trang web của bênthứ ba giúp quản lý chi tiết giao dịch Mục đích của TMĐT C2C là cho phép ngườitiêu dùng bán trực tiếp cho người tiêu dùng khác mà không phải trải qua một ngườitrung gian Điều này cho phép người bán giữ nhiều lợi nhuận hơn và người mua cókhả năng mua hàng hóa với mức giá tốt hơn Bên cạnh đó, người bán có thể lưu trữhàng tồn kho trong văn phòng tại nhà và chi phí ít hơn cho thị trường và phân phốisản phẩm so với mô hình kinh doanh doanh nghiệp - người tiêu dùng truyền thống
Cả hàng hóa mới và hàng hóa được sử dụng đều được bán thông qua TMĐT C2C
Trang 23Những tiến bộ trong công nghệ và khả năng truy cập Internet dễ dàng cũng đã giúpcho một số lượng lớn các cá nhân phát triển các doanh nghiệp TMĐT C2C ngàycàng tăng.
Trong mô hình C2C, doanh nghiệp cung cấp một nền tảng nơi người tiêu dùng
có thể bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhau Mục tiêu chính của C2C là giúp ngườimua tìm thấy người bán Điều này mang lại lợi ích cho cả hai bên Người mua tìmthấy một sản phẩm hoặc một dịch vụ mà nếu không sẽ khó tìm và lợi ích của ngườibán bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ Các nền tảng cho các giao dịch như vậythường được cung cấp bởi các bên thứ ba, hoạt động như trung gian giữa người bán
và người mua
1.3.2 Các dạng mô hình kinh doanh của mô hình C2C
Các mô hình phổ biến nhất của C2C đó là quảng cáo phân loại một cổng (raovặt), đấu giá trên một cổng và giao dịch thông qua các hệ thống 2 đầu
1.3.2.1 Quảng cáo phân loại một cổng (Rao vặt)
Quảng cáo phân loại một cổng hay rao vặt là một hình thức quảng cáo phổbiến trên báo chí, các website trực tuyến, nó mang tính chất cộng đồng và bình dânhơn so với các hình thức quảng cáo khác Quảng cáo phân loại giống như một hìnhthức loan tin giúp tăng doanh số về kinh doanh hoặc dịch vụ của một cá nhân, tổchức hoặc doanh nghiệp nào đó Đặc trưng của quảng cáo phân loại là rất đơn giản,tin tức bình dân, nhanh, và ít tin cậy hơn các hình thức quảng cáo khác Tuy vậyquảng cáo phân loại lại khá hiệu quả và dễ được chấp nhận
Ngày nay, mọi người đang bán hàng cho người khác mỗi ngày thông quaquảng cáo được phân loại Quảng cáo được phân loại dựa trên Internet có một số lợithế so với quảng cáo được phân loại trên báo chí Chúng được biết đến trên toànquốc gia, chứ không chỉ còn ở mức độ địa phương Điều này làm tăng đáng kể việccung cấp hàng hóa, dịch vụ có sẵn và số lượng người mua tiềm năng Một trong cáctrang web thành công nhất của quảng cáo phân loại C2C là Craigslist Một ví dụkhác là classifieds2000.com ( trang web có một danh sách quảng cáo khoảng500.000 xe ô tô, các căn hộ cho thuê trên khắp Hoa Kỳ…)
Trong nhiều trường hợp, khi đặt một quảng cáo trên một trang web thì quảngcáo đó sẽ tự động được đưa vào các phần được phân loại của nhiều đối tác Điều
Trang 24này làm tăng hiển thị quảng cáo mà không mất thêm chi phí Ngoài ra, quảng cáophân loại thường có thể được đặt miễn phí bởi các bên tư nhân, có thể được chỉnhsửa hoặc thay đổi dễ dàng, và trong nhiều trường hợp có thể hiển thị hình ảnh củasản phẩm được chào bán Các loại quảng cáo phân loại cũng tương tự như các loạiquảng cáo được tìm thấy trên báo: xe bất động sản, việc làm, hàng hóa nói chung,sưu tầm, máy tính, vật nuôi, vé và du lịch…
Quảng cáo phân loại có sẵn thông qua hầu hết các ISP (AOL, MSN, v.v.),trong một số cổng (Yahoo! vv) và từ các thư mục Internet, báo trực tuyến, v.v Khimột người tìm thấy quảng cáo và nhận được thông tin chi tiết, họ có thể gửi e-mailhoặc gọi cho bên kia để tìm hiểu thêm thông tin hoặc thực hiện mua hàng Hầu hếtcác quảng cáo được phân loại đều được cung cấp miễn phí Một số trang web quảngcáo được phân loại tạo ra doanh thu từ các nhà quảng cáo trả tiền cho quảng cáo lớnhơn, đặc biệt khi người bán là doanh nghiệp Các trang web quảng cáo phân loạikhông chịu trách nhiệm về nội dung của bất kỳ quảng cáo nào
Ở Việt Nam, quảng cáo rao vặt phát triển cùng với sự phát triển của Internet.Theo thống kê không chính thức ở Việt Nam có trên dưới 1000 website rao vặt vớihàng ngàn tin rao vặt mỗi ngày chứng minh sự phát triển của hình thức quảng cáonày trên Internet Một số website đăng tin rao vặt phổ biến nhất đó là:123mua.com.vn, 25h.vn, chodientu.vn, vatgia.com, Bất kỳ ai cũng có thể đăng tinrao vặt, và có thể đăng bán bất cứ thứ gì bán được: sản phẩm, dịch vụ, đồ dùng, nhàđất, có thể còn mới hoặc cũng có thể đã qua sử dụng Hiện nay, có một số websiterao vặt yêu cầu đăng ký thành viên và bỏ ra một khoản phí nhỏ để đăng tin Cũng cówebsite không yêu cầu đăng ký thành viên, và cho đăng tin miễn phí, những websitenày thường được nhiều người lựa chọn hơn Một số website có người kiểm duyệt tintrước khi đăng, một số website lại không, những website này chất lượng thườngkhông đảm bảo, nhiều tin rác hơn
1.3.2.2 Đấu giá trên một cổng
Đấu giá trên một cổng, cho phép đấu giá trên mạng cho những mặt hàng đượcbán trên web
Hiện có 3 mô hình chính về đấu giá trực tuyến Cụ thể, theo mô hình 1, tổchức thương mại thành lập trang thông tin điện tử có hình thức đấu giá trực tuyến
Trang 25để người có tài sản, người mua tài sản thực hiện việc mua bán tài sản trên đó (nhưcác trang web đấu giá eBay, amazone… là những trang đấu giá trực tuyến lớn nhấtthế giới hiện nay) Với mô hình 1, các tổ chức này không trực tiếp bán hàng củamình mà chỉ giúp các thành viên, doanh nghiệp (người có tài sản) liệt kê và trưngbày tài sản của họ, để các thành viên khác (người mua) xem, tham gia đấu giá tàisản đó và thực hiện việc thanh toán Việc công bố thông tin, chất lượng, giá bán củatài sản hoàn toàn do người có tài sản tự thực hiện, đăng tải trên mạng.
Theo mô hình 2, Nhà nước giao cho 1 doanh nghiệp Nhà nước đứng ra thànhlập trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để bán đấu giá tất cả các tài sản cônghoặc tài sản khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao Ở mô hình 2, điểnhình thành công là mô hình đấu giá của Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc(KAMCO) KAMCO là đơn vị được Chính phủ Hàn Quốc ủy quyền bằng một sắclệnh cho phép thực hiện bán đấu giá tài sản công để thu hồi tiền về ngân sách Cácloại tài sản đấu giá rất đa dạng, từ đất đai, nhà ở, xe cộ… cho đến các tài sản đã qua
sử dụng, thương hiệu, quyền khai thác… Ngoài việc bán đấu giá tài sản công,KAMCO cũng thực hiện việc đấu giá tài sản của các cơ quan Nhà nước khác thôngqua hệ thống đấu giá trực tuyến và thu lệ phí tham gia Từ sự thành công của hệthống, tháng 10/2014, hình thức đấu giá tài sản công truyền thống đối với tài sảncông đã bị hủy bỏ, chuyển 100% các cuộc đấu giá sang hình thức trực tuyến doKAMCO thực hiện
Còn với mô hình 3, tổ chức đấu giá tài sản tự thành lập trang thông tin điện tửđấu giá trực tuyến của mình và tổ chức việc đấu giá tài sản trên trang thông tin đó.Theo mô hình này, các tổ chức đấu giá tài sản thành lập trang thông tin điện tử đấugiá trực tuyến của mình để tổ chức cuộc đấu giá bằng hình thức trực tuyến trên cơ
sở hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với người có tài sản Đối với các tổ chức đấugiá tài sản không thể thành lập trang tin điện tử đấu giá trực tuyến thì có thể ký hợpđồng với tổ chức đấu giá tài sản có trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để thuê
cơ sở hạ tầng đấu giá trực tuyến để tổ chức cuộc đấu giá
1.3.2.3 Giao dịch thông qua các hệ thống 2 đầu (Peer to peer)
Hệ thống hai đầu là một giao thức chia sẻ dữ liệu giữa người dùng sử dụngdiễn đàn nói chuyện với nhau và các hình thức trao đổi tập tin và tiền
Trang 26Với Peer to peer (P2P), người dùng có thể bán hàng hóa kỹ thuật số trực tiếp
từ máy tính của họ thay vì đi qua các máy chủ tập trung Ví dụ: nếu người dùngmuốn bán trên eBay, họ được yêu cầu phải đi qua máy chủ của eBay, đặt một mụctrên trang web của eBay và tải ảnh lên Tuy nhiên, nếu người dùng trong trang webđấu giá chia sẻ tệp, họ có thể hướng khách hàng đến trang web của người bán, nơingười mua có thể tìm thấy lượng thông tin, ảnh và thậm chí cả video về các mặthàng đang được bán Trong trường hợp này, trang web đấu giá đóng vai trò là ngườitrung gian tạo liên kết P2P giữa người bán và người mua Sau đây là một số ứngdụng C2C sử dụng công nghệ P2P: Thứ nhất là cho vay, cá nhân cho vay đối vớikhách hàng vay tín dụng (ví dụ: zopa.com và prosper.com) Thứ hai đó là trao đổi
1.3.3 Ưu nhược điểm của thương mại điện tử C2C
1.3.3.1 Ưu điểm của thương mại điện tử C2C
Thứ nhất đó là việc rao bán dễ dàng, không bắt buộc phải có số lượng nhiều.Bất cứ thứ gì cũng có thể được đăng bán trên các web TMĐT C2C, kể cả nhữngmón đồ đã qua sử dụng Bạn có dư một món đồ không sử dụng, bạn cũng có thểđăng bán trên Nhờ điều này mà bạn sẽ không còn phải lo lắng đồ vật mua về bịlãng phí không sử dụng tới
Thứ hai, người mua cũng có tiếng nói, mua gì cũng có Không như nhữngtrang B2C khi mà người mua chỉ biết lên tìm kiếm những sản phẩm có sẵn phù hợpvới mình Trên các trang web TMĐT C2C, người mua hàng có thể đăng tin muahàng
Thứ ba đó là sản phẩm, dịch vụ chính chủ, không qua trung gian Mua giá gốc
là tâm lý trung của những người mua hàng Vì vậy khi gặp trung gian người muahàng sẽ bỏ qua và không còn tin tưởng vào địa chỉ mua hàng đó nữa Trên các webTMĐT C2C tình trạng mua hàng qua trung gian, môi giới đều không tồn tại Ngườimua hàng luôn được kết nối trực tiếp với người bán hàng đầu tiên, mua tận gốc, traođổi không qua trung gian
Thứ tư, việc giao dịch và thanh toán hết sức đơn giản Khi đã xác định đượcnhững thứ cần mua bạn chỉ cần bỏ chúng vào giỏ hàng ảo của mình, sau đó chỉ vớimột vài cú click chuột đơn giản bạn đã hoàn thành giao mua hàng và thanh toánchúng trực tiếp trên website
Trang 271.3.3.2 Nhược điểm của thương mại điện tử C2C
Nhược điểm lớn nhất của TMĐT C2C đó là tình trang lừa đảo giao dịchthường xuyên xảy ra Vì TMĐT C2C chỉ là giao dịch giữa 2 cá nhân hoàn toàn xa lạnên việc lừa đảo rất dề xảy ra Người mua có thể bị người bán lừa về chất lượng sảnphẩm, thậm chí là việc giao một mốn đồ hoàn toàn khác với món đồ đã đặt muatrước đó Còn vệc ngời bán lựa chọn phương thức thanh toán khi nhận hàng và khi
ra giao hàng đến địa chỉ đã được thỏa thuận thì không có người nhận hàng là việcrất hay xảy ra
Thứ hai đối với TMĐT C2C các sàn khó có thể kiểm soát tất cả các giao dịchtrên sàn do số lượng quá lớn
Cuối cùng trên các trang web TMĐT theo mô hình C2C, một số hàng hóa bịcấm hay hạn chế vẫn có thể được đưa lên sàn mặc dù các sàn đều có chính sáchngăn chặn
Trang 28CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ C2C TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng thương mại điện tử và thương mại điện tử C2C trên thế giới
2.1.1 Tình hình phát triển chung của thương mại điện tử trên thế giới
Sự phát triển của Internet đã tạo ra một cuộc cách mạng về thương mại và kĩ
thuật trên khắp thế giới Lợi thế về Internet cũng là một phần quan trọng tạo bước
đà cho phát triển TMĐT
Dưới đây là thống kê của Statista về tổng số người dùng Internet trên toàn thếgiới từ năm 2005 đến năm 2017 Tính đến thời điểm tháng 7 năm 2017, số lượngngười dùng Internet trên toàn thế giới là 3,58 tỷ, tăng từ 3,39 tỷ trong năm trước
Hình 2.1 Tổng số người dùng Internet trên toàn thế giới từ năm 2005 đến
Trang 292017” cho biết, thế giới đã có hơn 4,1 tỷ người sử dụng Internet chiếm 54,4% dân
số thế giới Số lượng người sử dụng Internet đã tăng gần gấp đôi sau 5 năm Qua sốliệu thống kê này ta thấy được số lượng người dùng Internet đang tăng rất ổn định
và nhanh chóng
Tuy nhiên, cũng theo báo cáo này, tác giả thấy được có sự khác biệt rõ rệt vềphân phối người dùng theo khu vực, Đông Á có 947 triệu người dùng Internet, tiếptheo là Nam Á với 673 triệu người dùng Internet Toàn khu vực châu Á chiếm48,7% lượng người dùng Internet trên toàn thế giới Trong khi đó khu vực châu Phi
và Trung Đông có số lượng người dùng khá thấp, châu Phi chiếm 10,9% và TrungĐông chiếm 3,9%
Trung Quốc hiện đang là thị trường Internet lớn nhất thế giới với hơn 738triệu người dùng Internet, gấp đôi số lượng của Hoa Kỳ (quốc gia đang đứng vị tríthứ ba) với 287 triệu người dùng Internet Một số thị trường mới nổi đáng chú ýkhác là Ấn Độ, quốc gia đứng thứ 2 thế giới, với số lượng người sử dụng Internet
dự kiến là 462 triệu người, hay Indonesia, dự kiến sẽ có 144,2 triệu công dân lướtWorld Wide Web trong năm 2021
Ở một số nước phát triển như Hàn Quốc, Hà Lan và Thụy Điển có tới trên80% hộ gia đình có mạng Internet, phần lớn là qua kết nối băng thông rộng ITUcũng cho biết hệ thống di động đã tiếp cận tới 90% dân số thế giới và 80% ngườidân ở vùng nông thôn Người tiêu dùng đang nhanh chóng chuyển đổi từ mạng 2Gsang 3G ở cả các nước phát triển và đang phát triển
Với nền tảng là sự phát triển nhanh chóng của Internet, sự gia tăng khôngngừng lượng người dùng Internet trên toàn thế giới thì TMĐT là một lĩnh vực pháttriển mạnh mẽ và không có dấu hiệu suy giảm cho năm 2018 và thậm chí nhữngnăm tiếp theo Mỗi ngày trôi qua, các thị trường TMĐT mới đang nổi lên và các thịtrường cũ, đã được thành lập thì đang đạt được các cột mốc mới
Vào ngày 27/11/2017, báo cáo “The future of e-Commerce in FMCG”, báocáo Tương lai của TMĐT trong ngành hàng tiêu dùng nhanh được KantarWorldpanel - một công ty đa quốc gia, chuyên tư vấn - nghiên cứu thị trường hàngđầu trên thế giới công bố Theo đó, báo cáo này cho biết doanh thu hàng hóa thôngqua các nền tảng TMĐT đã tăng 30% trong 12 tháng tính đến tháng 3 năm 2017.Nghiên cứu cho thấy TMĐT hiện chiếm 4,6% tổng doanh thu của ngành hàng tiêu
Trang 30dùng nhanh trên toàn cầu Trong khi kênh TMĐT đang phát triển vượt trội thìngành hàng tiêu dùng nhanh nói chung đang khá ảm đạm, chỉ tăng 1,3% so với cùng
kỳ năm ngoái TMĐT hiện đóng góp tới 36% mức tăng trưởng ngành hàng tiêudùng nhanh toàn cầu và sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt trội so với mô hình bán lẻtruyền thống Trong báo cáo của Kantar Worldpanel này cũng đưa ra những dự báovào năm 2025, thị trường hàng tiêu dùng nhanh thông qua TMĐT sẽ trở thành thịtrường trị giá 170 tỷ đô và nắm giữ 10% thị phần
Cụ thể hãy xem xét doanh số bán lẻ TMĐT trên toàn thế giới qua biểu đồdưới đây Ta có thể thấy doanh số bán lẻ TMĐT trên toàn thế giới lên tới 2,3 nghìn
tỷ USD trong năm 2017, tăng gần 500 tỷ đô so với một năm trước đó, và tăng gấpđôi so với năm 2014 Không những thế doanh số bán lẻ TMĐT dự kiến sẽ tăng lên4,88 nghìn tỷ USD vào năm 2021
Hình 2.2 Doanh số bán lẻ TMĐT trên toàn thế giới từ năm 2014 đến
Trang 31Tổng hợp thống kề từ trang thống kê trực tuyến, nghiên cứu thị trường và cổngthông tin kinh doanh thông minh – statista.com cho biết, hiện nay với doanh số bánhàng trực tuyến là 672 tỷ đô la, Trung Quốc đang là thị trường TMĐT lớn nhất thếgiới Đóng góp phần lớn trong doanh số bán hàng trực tuyến là các công ty conTMĐT của Alibaba Group, cụ thể là Taobao, Alibaba com, Tmall Với mức tăngtrưởng hàng năm 35%, Trung Quốc cũng là một trong những thị trường TMĐT pháttriển nhanh nhất Tại Trung Quốc, TMĐT đang chiếm đến 15,9% tổng doanh thubán lẻ
Sau khi trị vì thế giới TMĐT trong hơn một thập kỷ, Hoa Kỳ hiện là quốc giaTMĐT lớn thứ hai trên thế giới Được dẫn dắt bởi các đại gia TMĐT Amazons vàeBay, quốc gia này có xu hướng tăng trưởng TMĐT trong tất cả các lĩnh vực vàphần lớn đóng vai trò như nhà đổi mới cho xu hướng TMĐT Doanh số bán hàngtrực tuyến tại Mỹ đang đạt ở mức 340 tỷ USD
Hai nước châu Á còn lại lọt vào top 10 thị trường TMĐT lớn nhất thế giới đó
là Nhật Bản và Hàn Quốc Trong đó, Nhật Bản, đứng thứ 4 trong danh sách 10 thịtrường TMĐT lớn nhất thế, đang là “người chơi” m-commerce (bán hàng hóa vàdịch vụ thông qua thiết bị di động) hàng đầu trên thế giới, tất nhiên là đây sẽ làtương lai của TMĐT Còn đối với Hàn Quốc, đất nước có tốc độ Internet không dâynhanh nhất, Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ bảy trong danh sách này với doanh số bánhàng trực tuyến đạt 37 tỷ USD
Đó là thống kê về những quốc gia đứng đầu thế giới trong lĩnh vực TMĐT,còn về những công ty được coi là đại gia trong lĩnh vực này phải kể đến đó làAmazon, eBay và Alibaba
Alibaba là công ty thương mại trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc Là mộtcông ty TMĐT nhưng Alibaba không sở hữu bất kỳ hàng hóa nào cả Họ tạo ra môitrường kinh doanh cho các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp thuê các gian hàng trênwebsite để bán sản phẩm Doanh thu chủ yếu của Alibaba đến từ quảng cáo, bándịch vụ thanh toán Công ty sở hữu 3 trang TMĐT chính – Taobao, Tmall vàAlibaba.com Alibaba xử lý các giao dịch thương mại trực tuyến lớn hơn bất kỳ mộtcông ty cùng ngành đạt được
Ebay đứng đầu thế giới trong lĩnh vực đấu giá qua mạng với lợi nhuận đạt 778triệu và khối lượng giao dịch đạt 34 tỉ trong năm 2010 eBay lọt vào top 10 thương
Trang 32hiệu bán lẻ giá trị nhất thế giới năm 2012 (Đứng thứ 9, đạt mức 10.9 tỉ USD).Doanh thu chủ yếu của Ebay đến từ hoa hồng trong các giao dịch của khách hàng,phí quảng cáo, phí thanh toán khi thực hiện thanh toán qua cổng thanh toán Paypal.Amazon khác với Ebay và Alibaba, Amazon có các kho hàng khổng lồ, cácmặt hàng được trưng bày trên mạng để khách hàng lựa chọn Được thành lập vàonăm 1995, khởi đầu là một site bán sách, Amazon luôn dẫn đầu trong thế giớiTMĐT, là một hãng bán lẻ hàng đầu với hàng trăm triệu khách hàng trên hơn 200quốc gia trên thế giới Doanh thu thương mại của Amazon năm 2013 đứng đầu bảngxếp hạng tại Mỹ.
2.1.2 Thực trạng thương mại điện tử C2C trên thế giới
Internet đã làm cho việc bán hàng trực tuyến trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.Bắt đầu như một cách đơn giản để liệt kê mọi thứ công khai, nền tảng sớm pháttriển để cung cấp các tính năng tốt hơn, bao gồm cả việc tạo thuận lợi thanh toán, tảilên hình ảnh, tài khoản, xếp hạng của người dùng và hơn thế nữa
Bây giờ, eBay, Alibaba, Amazon, và thậm chí Facebook tạo điều kiện chongười tiêu dùng để bán hàng tiêu dùng Chỉ tính riêng eBay hiện đã được hưởng 60triệu đô la giao dịch mỗi tháng và tăng lên tới 20% hàng tháng
Xét về mặt địa lý, thị trường TMĐT C2C được phân chia thành Bắc Mỹ, Châu
Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi (MEA) và Châu MỹLatinh Bắc Mỹ là một trong những khu vực hàng đầu trên thị trường toàn cầu vì sựxâm nhập của Internet và một số lượng lớn người dùng điện thoại thông minh Châu
Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng trong nhữngnăm tới do sự gia tăng của người dùng Internet và điện thoại thông minh, chủ yếu ởTrung Quốc và Ấn Độ
Những người chơi chủ chốt trong thị trường TMĐT C2C bao gồm eBay Inc,Amazon.com, Inc., Craigslist, Inc, Taobao.com, OLX, Inc, Quikr India PrivateLimited, uBid.com, Auctions.com và Airbnb, Inc
2.1.2.1 Quy mô phát triển thương mại điện tử C2C tại một số nước trên thế giới
Trang 33khi đó, doanh số bán lẻ điện tử của Mỹ có giá trị 340 tỷ đô la trong năm 2017 Tiềmnăng tăng trưởng ở thị trường Trung Quốc là rất lớn với kỳ vọng nhu cầu tăng mạnhtrong những năm tới Theo KPMG, dự kiến giá trị của các giao dịch TMĐT củaTrung Quốc ước tính sẽ lớn hơn cả thị trường TMĐT kết hợp của Mỹ, Anh, NhậtBản, Đức và Pháp…
Tăng sự thâm nhập Internet, cùng với tỷ lệ ngày càng tăng của người dùngInternet mua sắm trực tuyến, đại diện cho các yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởngnày Thập kỷ qua đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng trong nhu cầu về cơhội mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc Số lượng người mua sắm trực tuyến ở TrungQuốc đã tăng lên theo cấp số nhân từ dưới 34 triệu trong năm 2006 lên hơn 361triệu người dùng trong năm 2014, cho phép sự bùng nổ khổng lồ này của ngànhTMĐT của Trung Quốc Tính đến năm 2013, tỷ lệ thâm nhập người mua kỹ thuật số
ở Trung Quốc đã tăng gần 50%, vượt xa mức thâm nhập mua sắm trực tuyến trungbình trên toàn thế giới là 41,3% Đặc biệt, trong năm 2017, khoảng 69,1% ngườidùng Internet ở Trung Quốc đã mua hàng trực tuyến
Người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc cảm thấy thoải mái vớiviệc sử dụng điện thoại thông minh và cơ chế thanh toán của bên thứ ba, và điềunày cũng đã góp phần vào sự tăng trưởng lớn trong ngành Ngoài ra, doanh số bán
lẻ điện tử không chỉ thay thế cho việc bán hàng ngoại tuyến mà còn tạo ra mức tiêuthụ gia tăng, đặc biệt là ở các vùng kém phát triển của quốc gia
Khi TMĐT mới xuất hiện tại Trung Quốc thì TMĐT C2C dường như chiếmtoàn thị trường mua sắm trực tuyến của Trung Quốc Từ khi xuất hiện TMĐT C2C
đã không ngừng phát triển Năm 2001, khối lượng giao dịch của thị trường TMĐTC2C Trung Quốc chỉ là 400 triệu NDT Đến năm 2005 nó đạt tới 13,71 tỷ NDT.Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến nay, doanh số bán lẻ thương mại C2C tăngđều đặn, bắt đầu từ xung quanh 0,1 nghìn tỷ NDT vào năm 2012 và ước tính đạtkhoảng 5 nghìn tỷ NDT vào năm 2018 Ngày nay, thị trường TMĐT C2C củaTrung Quốc bị chi phối bởi ba người chơi chính: Taobao (www.taobao.com), EbayTrung Quốc (www.ebay.com.cn), và Paipai (www.paipai.com)
Cho đến nay, người tiêu dùng Trung Quốc đã rất quen thuộc với cách thứcmua sắm từ những người tiêu dùng khác thông qua Taobao và Microboss Thôngqua các kênh C2C, người tiêu dùng có thể tìm thấy nhiều loại sản phẩm với giá
Trang 34mua thấp hơn Người bán có thể cung cấp bất cứ thứ gì từ hàng thủ công cho đếnsản phẩm được sản xuất với giá thấp Ngay cả các sản phẩm như quần áo, đồ điện
tử, hàng tự chế, hàng hóa tùy chỉnh thường có thể tìm thấy trên nền tảng trực tuyếnC2C Cũng giống như các nền tảng trực tuyến như EBay, bên bán hàng cũng là mộtngười tiêu dùng chứ không phải là một công ty kinh doanh Trong một vài nămtrước đây, khi ngành công nghiệp TMĐT mới ra đời tại Trung Quốc, lúc nàyTMĐT C2C chiếm ưu thế tối đa Thị trường trực tuyến C2C chiếm gần 90% muasắm điện tử trong năm 2008
Tuy nhiên, ngày nay xu hướng này đang dần thay đổi thay đổi Các nhà bán lẻtrực tuyến của Trung Quốc đang ngày càng tinh vi hơn trong chiến lược bán hàng,tiếp thị và phân phối Trước đây, ngành công nghiệp TMĐT Trung Quốc được thúcđẩy chủ yếu bởi các giao dịch ngang hàng trong biên giới của đất nước, ngày nay,ngày càng nhiều các công ty cỡ trung và lớn hơn từ nước ngoài bán hàng hóathương hiệu trên các kênh TMĐT Điều này đã dẫn đến một xu hướng thay đổitrong thị trường TMĐT Trung Quốc những năm qua đó là một sự chuyển đổi rõ rệt
từ C2C sang B2C Người tiêu dùng Trung Quốc đang dần ưa thích hơn việc muahàng từ các doanh nghiệp
Hình 2.3 Thị trường mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc – B2C và C2C
Nguồn: iResearch
Theo nghiên cứu của iResearch, thị trường C2C chiếm khoảng 60% tổng thịtrường mua sắm trực tuyến của Trung Quốc trong năm 2013 Tuy nhiên, tỷ lệ C2C
Trang 35đang giảm giảm xuống còn 40% vào năm 2017 Điều này là do tăng trưởng cao hơnnhiều trong phân khúc doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C).
Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này có lẽ đến từ sự không đáng tin cậycủa sản phẩm được bán trrên thị trường C2C Chúng có thể dễ dàng giả mạo hoặc
có chất lượng kém Người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày càng trở nên ít hài lòngvới việc mua sản phẩm họ muốn hoặc cần với giá thấp nhưng đi đôi với nó là chấtlượng cũng thấp Trên thị trường B2C, người tiêu dùng có nguy cơ thấp hơn muaphải sản phẩm chất lượng kém hoặc rẻ Người tiêu dùng Trung Quốc đang ngàycàng ưa thích và có xu hướng sẵn sàng bỏ ra số tiền cao hơn để mua những sảnphẩm có chất lượng cao
Ngày nay, tại các thị trường C2C trực tuyến, người tiêu dùng không phải lúcnào cũng tin tưởng người bán Có rất nhiều trường hợp người bán đã đăng tải hìnhảnh và mô tả không đúng hoặc gây hiểu nhầm về sản phẩm, thực chất sản phẩm màngười tiêu dùng nhận được có chất lượng kém hơn rất nhiều Tất nhiên, sau khinhận được sản phẩm không ưng ý, người tiêu dùng có thể để lại bình luận tại cáccửa hàng bán hàng trên web về các thông tin gây nhầm lẫn sản phẩm thực tế, và đó
sẽ là một cảnh báo cho người tiêu dùng khác Tuy nhiên, có vẻ như người tiêu dùngTrung Quốc đã chọn cách đơn giản hơn để tránh mua phải những sản phẩm chấtlượng giả hoặc kém, đó là chuyển sang thị trường B2C, nơi mà chất lượng sản phẩm
có thể được đảm bảo hơn thông qua tên tuổi các doanh nghiệp
Các nền tảng trực tuyến lớn tại Trung Quốc như JingDong, T-Mall,VIPSHOP, Yihaodian, Suning và Little Red Book hiện lại đang tập trung doanh sốbán hàng của họ trên thị trường B2C
Các nền tảng trực tuyến với trọng tâm B2C đã nhấn mạnh vào việc bán các sảnphẩm chất lượng và tránh cho người bán bán các sản phẩm chất lượng kém hoặc giảmạo khỏi trang web của họ Với điều này trong tâm trí người tiêu dùng Trung Quốc
có thể mua sắm với một sự an tâm bởi vì họ đang mua là những sản phẩm chấtlượng
Bên cạnh đó, người Trung Quốc nhận thức rằng chất lượng hàng hóa nướcngoài vẫn tốt hơn so với các sản phẩm địa phương, vì vậy việc các công ty nướcngoài xâm nhập vào thị trường TMĐT Trung Quốc đang có thuận lợi rất lớn nhờ