Hàng không giá rẻ là một loại hình kinh doanh không mới đối với các nước phát triển nhưng tại Việt Nam đây vẫn là một hình thức kinh doanh mới mẻ trong ngành hàng không.. Nhận thấy thị t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN MÔN GIAO NHẬN & VẬN TẢI
********
Đề tài: Một số giải pháp phát triển hoạt động của hàng
không giá rẻ tại Việt Nam trong 10 năm tới
Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Thị Đoan Trang
Nhóm thực hiện: Nhóm 4 – A14 – K45E
Hà Nội – Tháng 9 năm 2008
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Hàng không giá rẻ xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ đầu những năm 1970 với sự
ra đời của Pacific Southwest Airlines Nhờ chính sách mở cửa bầu trời của nhiều nước, hàng không giá rẻ từ Bắc Mỹ đã lan rộng sang châu Âu, rồi từ đây sang Úc
và châu Á Hàng không giá rẻ là một loại hình kinh doanh không mới đối với các nước phát triển nhưng tại Việt Nam đây vẫn là một hình thức kinh doanh mới mẻ trong ngành hàng không Thuật ngữ “hàng không giá rẻ” được người dân Việt Nam biết đến lần đầu tiên vào năm 2003 với sự xuất hiện của Lion Air (Indonesia) trên thị trường hàng không Việt Nam
Việt Nam đang nổi lên là một trong những thị trường vận tải đủ điều kiện cho hàng không giá rẻ hoạt động Nhiều dấu hiệu cho thấy hàng không giá rẻ sẽ bùng nổ tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định Trong vòng 5 năm qua, nhiều hãng hàng không giá rẻ nước ngoài đã ồ ạt vào Việt Nam, từng bước chinh phục các khách hàng Việt Nam và cạnh tranh gay gắt với các hãng hàng không nội địa, tiêu biểu là Tiger Airways, Lion Air, AirAsia, Nok Air, Jestar, Cebu Pacific Bên cạnh đó, hãng hàng không giá rẻ thứ 2 của Việt Nam (sau Jestar Pacific) – Vina AirAsia cũng sẽ được thành lập trong tương lai, với hai đối tác góp vốn là AirAsia Berhad (Malaysia) và Tập đoàn Vinashin
Có thể khẳng định rằng hàng không giá rẻ tuy còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã đạt được những bước tiến đáng kể Nó không chỉ biến những chuyến bay quốc tế không còn là ước mơ quá tầm đối với người dân Việt Nam mà còn góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia Nhận thấy thị trường hàng không giá
rẻ ở Việt Nam là một lĩnh vực mới đầy tiềm năng, chúng em xin chọn đề tài “Một
số giải pháp phát triển hoạt động của các hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam trong 10 năm tới” Bài tiểu luận sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động của các
Trang 3hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam trong giai đoạn 2003 – 2008 từ đó gợi ý những giải pháp để thúc đẩy hoạt động của hàng không giá rẻ tại Việt Nam trong
10 năm tới
Bố cục của bài tiểu luận gồm 3 phần chính:
Phần I: Tổng quan về các hãng hàng không giá rẻ
Phần II: Thực trạng hoạt động của của các hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam
giai đoạn 2003 – 2008
Phần III: Một số giải pháp phát triển hoạt động của các hãng hàng không giá rẻ tại
Việt Nam trong 10 năm tới
Bài tiểu luận được viết dưới góc nhìn của sinh viên nên có thể còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo để nâng cao thêm hiểu biết của bản thân, cũng như có được những đóng góp thực sự hữu ích về vấn đề này
Hà Nội, ngày 17/12/2008
Trang 4I Tổng quan về hãng hàng không giá rẻ
1 Khái niệm về hãng hàng không giá rẻ
Một hãng vận tải giá thấp hay hãng hàng không giá rẻ (trong tiếng Anh cũng gọi là một hãng chuyên chở/hãng hàng không no-frills hay discount) là một hãng hàng không có mức giá vé nhìn chung thấp đổi lại việc xóa bỏ các dịch vụ khách hàng truyền thống
Thuật ngữ này xuất phát từ trong nội bộ ngành hàng không để nói đến các hãng hàng không với cơ cấu chi phí vận hành thấp hơn các đối thủ cạnh tranh của mình Thông qua phương tiện truyền thông, thuật ngữ này từ đó đã trở thành từ để định nghĩa bất cứ hãng chuyên chở nào có giá vé thấp và các dịch vụ hạn chế bất kể chi phí vận hành như thế nào
2 Đặc điểm của các hãng hàng không giá rẻ:
Thông thường một hãng hàng không giá rẻ có mô hình kinh doanh bao gồm:
đích nhằm giảm chi phí đào tạo và vận hành
như ACARS, để giảm thêm chi phí mua và bảo dưỡng
(thông thường giá vé tăng khi máy bay gần đầy khách, thưởng giá cho những người đăng ký sớm)
nhanh và sớm)
cánh thấp
Trang 5 Thời gian quay vòng chuyến nhanh (sử dụng tối đa máy bay), chọn các tuyến bay có thời gian ngắn
thay vì trung chuyển qua một sân bay trục (tăng tần suất sử dụng một máy bay và xóa bỏ tình trạng chậm tiến độ do khách đến trễ hoặc hành lý thất lạc
do nối chuyến)
phí và hoa hồng trả cho các đại lý du lịch và hệ thống giữ chỗ máy tính
quét dọn hoặc làm việc tại cổng thủ tục) nhằm hạn chế chi phí nhân sự
thì tự trả thêm tiền
hedging) – một loại công cụ hợp đồng được các hãng hàng không giá rẻ sử dụng nhằm bình ổn giá nhiên liệu Hợp đồng này sẽ quy định một giá để các hãng hàng không trả trước cho lượng nhiên liệu họ sẽ sử dụng trong tương lai Các hãng khi ký hợp đồng này phải nhận định được liệu giá nhiên liệu trong tương lai có tăng hay giảm Nếu giá nhiên liệu trong tương lai giảm, và hãng đã ký một hợp đồng có giá cao hơn, thì sẽ buộc phải trả một khoản cao hơn giá thị trường cho nhiên liệu máy bay
thu tách biệt chứ không phải một phần của tổng chi phí) để làm cho giá vé trên quảng cáo có vẻ thấp hơn
Không phải bất cứ hãng hàng không giá rẻ nào cũng thực hiện tất cả các điểm kể trên Tuy nhiên trên đây là các đặc trưng chung mà phần lớn các hãng hàng không giá rẻ áp dụng cho mình
Trang 63 Lịch sử ra đời và phát triển:
Hàng không giá rẻ xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ - nơi mà người dân có mức
và Tây Âu Đầu những năm 1970 của thế kỷ trước (cụ thể là năm 1971), hai nhà kinh doanh Herb Kelleher và Rollin King ở Mỹ đã khai phá một loại dịch vụ hàng không chưa từng có trong tiền lệ với tôn chỉ phục vụ những hành khách chỉ cần di chuyển từ nơi này đến nơi kia một cách nhanh chóng, đúng giờ với chi phí tối thiểu Southwest Airlines trở thành hãng tiên phong trong lĩnh vực này và đến nay
đã chứng tỏ sự thành công của mình bằng việc gia nhập nhóm 5 hãng vận chuyển khổng lồ ở Mỹ Lúc đầu, Southwest Airlines chỉ "mon men" khai thác các chuyến bay ngắn quanh quẩn Dallat, Houston, San Francisco Không ngờ, số khách hàng hưởng ứng không ngừng tăng, chỉ sau hai năm, Southwest Airlines đã bắt đầu có lãi, mở ra thời kỳ "hoàng kim" Với số lượng khách vận chuyển mỗi năm, Southwest Airlines hiện là hãng hàng không lớn nhất nước Mỹ và lớn thứ hai trên thế giới
Cùng với việc bãi bỏ quy định hạn chế mở đường bay, loại hình hàng không giá rẻ từ Bắc Mỹ đã lan rộng sang châu Âu Năm 1991, hãng Ryanair (Ireland) ra đời, rồi EasyJet (Thụy Điển) vào năm 1995 Sau 17 năm hoạt động, Ryanair đã mở rộng được trên 653 đường bay với 27 trụ sở EasyJet hoạt động trên cả các chuyến bay nội địa và quốc tế với 387 tuyến bay, kết nối 104 sân bay ở châu Âu và Bắc Phi So về quy mô, Easyjet vẫn đứng sau Ryanair Ryanair và EasyJet hiện là hai hãng hàng không giá rẻ tên tuổi nhất châu Âu
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã chứng kiến sự bùng nổ trên thị trường hàng không giá rẻ từ năm 2000 Hãng Hàng không AirAsia của Malaysia đã nhanh chóng mở rộng và trở thành hãng hàng không giá rẻ lớn trong khu vực,
Trang 7chuyên khai thác các chuyến bay tới những lục địa nhỏ Sự thành công của AirAsia
đã làm phát sinh một loạt các hãng hàng không giá rẻ khác như Tiger Airways của Singapore và Jetstar của Úc Đến nay, châu Á đã có hơn 60 hãng hàng không giá rẻ hoạt động Chính sách mở cửa bầu trời và các hiệp định hàng không song phương giữa các quốc gia khu vực đi kèm với hội nhập kinh tế, văn hoá đang khiến cho thị trường hàng không châu Á trở thành khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới
4 Cơ sở vật chất kĩ thuật và nguồn nhân lực của hàng không giá rẻ
4.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật
4.1.1 Máy bay
Hầu hết các hãng hàng không giá rẻ xuất hiện vào cuối thập kỷ khi mà hàng loạt mẫu máy bay mới với mức đảm bảo cao nhất về độ an toàn được ra đời để phục vụ nhu cầu đi lại giữa các quốc gia Ngoài việc sở hữu những máy bay mới, hàng không giá rẻ cũng đặc biệt chỉ sử dụng một loại máy bay (thường là Airbus A320 hoặc Boeing 737) Máy bay Boeing 737 được sử dụng phổ biến với các hãng hàng không giá rẻ trên khắp thế giới Với việc chỉ sử dụng một loại máy bay trong đội bay, hàng không giá rẻ tiết kiệm được chi phí sửa chữa và việc đào tạo, huấn luyện nhân viên dễ dàng hơn một số loại máy bay khác Đồng thời, tối thiểu thiết bị chọn thêm trên máy bay, thường là các tiện nghi hiện đại như ACARS, để giảm thêm chi phí mua và bảo dưỡng Đồng thời, trên máy bay cũng chỉ có một hàng ghế hành khách, không phân chia các khoang sang trọng và các khoang thông thường
4.1.2 Sân bay
Các hãng hàng không giá rẻ thường bay tới những sân bay nhỏ, sân bay thứ cấp kém tắc nghẽn hoặc các ga dành riêng cho hàng không giá rẻ để giảm chi phí mặt đất Các sân bay truyền thống thường có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, nhiều sân bay còn cung cấp cả những dịch vụ cao cấp như rạp chiếu phim, khu vui chơi, trung tâm thương mại Ngược lại, các sân bay, nhà ga dành cho hàng không
Trang 8giá rẻ thường chỉ có những thiết bị và tiện nghi đơn giản, hệ thống làm thủ tục nhanh trên Internet Điều này giúp chính các sân bay này tiết kiệm rất nhiều chi phí điều hành và duy trì hoạt động
4.1.3 Hệ thống bán vé
Thông qua việc khuyến khích bán vé điện tử trực tuyến hoặc qua điện thoại, hàng không giá rẻ đã tiếp thị giá vé thấp hơn rất nhiều do không phải trả hoa hồng cho đại lý du lịch, hệ thống giữ chỗ máy tính hoặc chi phí cho tiền in ấn vé Thông thường, các hãng này muốn hạn chế mức thấp nhất các chi phí trung gian nhằm giảm thiểu chi phí nên họ thường khuyến khích khách hàng của mình sử dụng vé điện tử hoặc thậm chí có thể không cần vé Vé điện tử (e-ticket) được sử dụng để thay cho một thỏa thuận mua chỗ trên một chuyến bay của một hãng hàng không vận chuyển khác, thông thường qua một website hoặc bằng điện thoại Dạng vé máy bay này đang nhanh chóng thay thế loại vé giấy truyền thống Trong khi vé giấy vẫn còn được sử dụng, các hãng hàng không thường thu thêm phí đối với việc
in vé giấy Vé điện tử cũng được nhiều địa điểm vui chơi giải trí sử dụng Một khi
sự giữ chỗ đã được thực hiện, một vé điện tử tồn tại chỉ dưới dạng ghi nhớ số trong các máy tính của hãng hàng không Khách hàng thường in một bản biên nhận có chứa những thông tin liên quan đến việc đặt chỗ như: chuyến bay, số vé và số đặt chỗ Để làm thủ tục đăng ký lên máy bay, hành khách thường phải đến quầy check-
in và trình mã xác nhận hoặc giữ chỗ Trong nhiều hãng hàng không, không cần thiết phải trình mã thẻ vì việc xác nhận chỗ đã dựa trên số căn cước của khách hàng Sau khi xác nhận giữ chỗ, khách sẽ được làm thủ tục gửi hành lý và lấy thẻ lên máy bay
4.2 Nguồn nhân lực
Hàng không giá rẻ có mạng lưới hoạt động rộng với nguồn nhân lực có ngành nghề đa dạng từ phi công, kỹ sư điện tử, tin học, thiết kế website cho tới
Trang 9nhân viên văn phòng và tài chính Nhân viên của các hãng này có thể đảm trách nhiều vai trò khác nhau (tiếp viên bay kiêm luôn quét dọn hoặc làm việc tại cổng thủ tục) nhằm hạn chế chi phí nhân sự, đội ngũ tiếp viên và người phục vụ cũng được tinh giản đến mức tối đa: thông thường chỉ có 3 tới 5 tiếp viên hàng không trên một chuyến bay Khoảng cách giữa các chuyến bay cũng được rút ngắn tối đa
để có thể sử dụng máy bay cũng như phi hành đoàn hiệu quả nhất Thậm chí như trường hợp của hãng hàng không giá rẻ Tiger Airways của Singapore, văn phòng đại diện ở Hà Nội của hãng này chỉ có một nhân viên với những tiện nghi văn phòng cũng ở mức tối thiểu
II Thực trạng và đánh giá thực trạng hoạt động của các hãng hàng không
giá rẻ tại Việt Nam trong giai đoạn 2003 – 2008
1 Thực trạng hoạt động của các hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam
trong giai đoạn 2003 - 2008
1.1 Các hãng hàng không giá rẻ nước ngoài
Cùng với sự phát triển của loại hình hàng không giá rẻ trên thế giới, đặc biệt
là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, hãng hàng không giá rẻ đầu tiên thâm nhập thị trường Việt Nam là Lion Air của Indonesia Lion Air đã khai trương đường bay
TP Hồ Chí Minh - Jakarta với tần suất 4 chuyến/tuần vào tháng 12 năm 2003 Tuy nhiên, chỉ đến khi có sự xuất hiện của Tiger Airways (Singapore) và Thai AirAsia (Thái Lan) vào năm 2005 thì thị trường hàng không giá rẻ tại Việt Nam mới thực
sự trở nên sôi động
Giai đoạn 2006 – 2008 đánh dấu sự bùng nổ của hàng không giá rẻ tại Việt Nam khi một loạt các hãng hàng không giá rẻ nước ngoài đổ bộ vào thị trường đầy tiềm năng này Năm 2006, AirAsia (Malaysia) và JetStar (Úc), 2 trong số các hãng hàng không giá rẻ hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã có mặt và nhanh chóng gặt hái thành công tại Việt Nam Cuối năm 2007 đầu năm 2008, thị
Trang 10trường trong nước chứng kiến thêm sự góp mặt của hàng loạt các hãng hàng không giá rẻ mới như Nok Air (Thái Lan) trên đường bay Bangkok – Hà Nội, Cebu Pacific (Philipin) trên các tuyến Manila – TP Hồ Chí Minh và Manila – Hà Nội Tháng 9 năm 2008, Viva Macau (Macau – Trung Quốc) chính thức trở thành hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam khai thác đường bay thẳng TP Hồ Chí Minh – Macau Đáng chú ý là sự trở lại của Lion Air (Indonesia), hãng hàng không giá rẻ đầu tiên được cấp thương quyền đến Việt Nam (năm 2003) nhưng đã ngừng bay do thị trường chưa đủ lớn Tháng 12 năm 2007, hãng này được cấp lại thương quyền nhưng đến tháng 4 năm 2008 mới chính thức mở đường bay Jakarta – Singapore – TP Hồ Chí Minh
Tuy nhiên, năm 2008 là năm các hãng hàng không thế giới lâm vào giai đoạn cực kì khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và giá dầu tăng cao Mặc dù Việt Nam vẫn được đánh giá là một điểm sáng trong thị trường vận tải hàng không khu vực, ngoại trừ các hãng lớn như AirAsia, JetStar Airways và Tiger Airways có vẻ như ít chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng, hoạt động của các hãng giá rẻ khác đều có xu hướng giảm sút Sau khi hãng hàng không giá rẻ Thái Lan Nok Air rút lui trên đường bay cạnh tranh khốc liệt là Hà Nội – Bangkok từ lịch bay mùa hè thì bắt đầu từ cuối tháng 10 năm 2008, Cebu Pacific cũng ngừng khai thác tuyến Manila – Hà Nội
Như vậy, sau sự xâm nhập mạnh mẽ của hàng loạt các hãng hàng không giá
rẻ vào thị trường Việt Nam, đến cuối năm 2008, thị trường đã có dấu hiệu chững lại
1.2 Các hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam
Sự phát triển nhanh chóng của các hãng hàng không giá rẻ nước ngoài đã khiến các hãng hàng không nội địa không thể đứng ngoài cuộc Được thành lập từ
Trang 11năm 1991 và là hãng hàng không thứ hai tại Việt Nam sau Vietnam Airlines, tháng
02 năm 2007, Pacific Airlines đã chuyển đổi đồng bộ thành hãng hàng không giá rẻ đầu tiên ở Việt Nam Tuy nhiên, trước thực trạng kinh doanh không mấy hiệu quả, tháng 3 năm 2008, Pacific Airlines đã đổi tên thành Jetstar Pacific (Công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific Airlines) Đây là kết quả của sự kết hợp giữa hãng hàng không Jetstar Airways, hãng hàng không giá rẻ của Úc thuộc tập đoàn Qantas
và Pacific Airlines dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu (franchising) Sau khi đổi tên, Jetstar Pacific đã cố gắng điều chỉnh, thích ứng nhưng kết quả kinh doanh vẫn không tốt Trong 10 tháng đầu năm 2008, vận chuyển hành khách của hãng tăng gần 70% so với cùng kỳ năm trước, hệ số ghế đạt 82%, hoạt động an toàn tuyệt đối, nhưng riêng về tài chính thì vẫn lỗ khá nặng Theo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), tình hình kinh doanh của hãng hàng không này đang gặp rất nhiều khó khăn Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, hãng
đã thua lỗ tới 10,7 triệu đôla và tính đến tháng 10, con số này vào khoảng 22 triệu đôla, nâng tổng số lỗ lũy kế của công ty lên gần 55 triệu đôla Hiện SCIC đang nắm 75,78% cổ phần của Jetstar Pacific Airlines, Tổng công ty Du lịch Sài gòn (Saigon Tourist) 6,18%, Qantas 18% và ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Jetstar Pacific, nắm 0,4% Tình hình làm ăn thua lỗ khiến Jestar Pacific đang rất khó khăn
về luồng tiền, các cổ đông lớn phải đóng thêm tiền theo tỷ lệ cổ phần nắm giữ để đảm bảo hoạt động của công ty Theo ước tính, Jestar Pacific cần được bổ sung một khoản vốn khoảng 30 - 35 triệu USD trong năm 2009 để có thể đứng vững Trước sức ép ngày càng lớn, ngày 3 tháng 10 năm 2008, SCIC đã kiến nghị Thủ tướng cho phép Qantas nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phần lên 49% như một giải pháp tháo gỡ dù Luật Hàng không quy định rõ: “Một cá nhân hoặc một pháp nhân nước ngoài không chiếm quá 30% vốn điều lệ của hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài” Tình trạng trên của Jetstar Pacific cùng với việc hãng đang hoạt động dưới thương hiệu và hình ảnh của Jetstar Airways đặt ra một mối lo ngại về việc hãng
Trang 12hàng không này sẽ bị nhà đầu tư nước ngoài thôn tính như trường hợp của Coca Cola trước đây
Trước sức hút quá lớn của thị trường hàng không giá rẻ, ngày 31 tháng 8 năm 2007, AirAsia Berhad (Malaysia) và Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã ký văn bản hợp tác liên doanh thành lập hãng hàng không giá rẻ thứ 2 tại Việt Nam với tên gọi Vina AirAsia Liên doanh này sẽ có vốn pháp định ước tính 30 triệu đôla Mỹ và sẽ được xây dựng dựa trên mô hình hàng không giá rẻ AirAsia hiện nay Mặc dù chưa nộp đề án lên Cục Hàng không nhưng ý tưởng thành lập hãng hàng không giá rẻ thứ hai ở Việt Nam đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối do lo ngại việc này sẽ tạo tiền lệ cho các hãng hàng không nước ngoài lách luật cũng như nắm quyền quản lý, điều hành, hưởng lợi từ việc sử dụng đường bay của Việt Nam Vina AirAsia, nếu chính thức đi vào hoạt động với tư cách thành viên của “đại gia đình” AirAsia cùng với Maylaysia AirAsia, Thai AirAsia và Indonesia AirAsia, sẽ trở thành một mối đe dọa lớn đối với các hãng hàng không đang hoạt động trên thị trường Việt Nam
2 Đánh giá thực trạng hoạt động của các hãng hàng không giá rẻ tại Việt
Nam trong giai đoạn 2003 – 2008
2.1 Thành tựu
Mặc dù hàng không giá rẻ mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng thời gian ngắn, các hãng hàng không kinh doanh dịch vụ này trên thị trường Việt Nam
đã đạt được một số thành tựu đáng kể
Thứ nhất, như đã nói ở trên, chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm, hàng không giá
rẻ đã xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam Trong số gần 40 hãng hàng không quốc tế đang khai thác đường bay đến Việt Nam, có đến gần 10 hãng hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ Hơn nữa, thay vì phải “xếp hàng” chờ như
Trang 13trước, hiện nay các hãng hàng không muốn mở đường bay đến TP Hồ Chí Minh đều được cấp phép theo thỏa thuận của Hiệp định Hàng không giữa hai quốc gia Đây là cơ hội thuận lợi để các hãng đến sau cũng có thể tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này
Thứ hai, hoạt động của các hãng hàng không giá rẻ đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của thị trường vận tải hàng không Việt Nam, giúp Việt Nam giữ được vị trí trong top 10 của thị trường hàng không châu Á và là thị trường quan trọng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mặc dù đang chịu chung những khó khăn của ngành hàng không toàn cầu (theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA)
Thứ ba, sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam làm tăng đáng kể năng lực vận chuyển của vận tải hàng không trên thị trường nước ta Hàng không giá rẻ đã thực sự đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không của bộ phận khách hàng Việt Nam có thu nhập thấp vốn chiếm phần không nhỏ tại đây, đồng thời góp phần thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới
Thứ tư, sự ra đời và hoạt động của các hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam
đã làm tăng tính cạnh tranh giữa các hãng hàng không Cùng với các chương trình khuyến mại siêu rẻ, các hãng đã và đang mang lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng đi bằng đường hàng không Tuy nhiên, thành tựu lớn nhất mà cuộc chiến cạnh tranh giành thị phần này mang đến chính là việc giá vé trên các đường bay đã giảm đáng kể Hiện tại, kỷ lục giá vé thấp nhất đang thuộc về Air Asia với mức 0 USD cho chặng TP Hồ Chí Minh - Kuala Lumpur (chưa bao gồm thuế và phụ phí) Ngay cả hãng hàng không truyền thống Vietnam Airlines cũng phải giảm giá vé hoặc có chính sách giá mới uyển chuyển hơn Điển hình trên tuyến bay Hà Nội - Bangkok, Vietnam Airlines liên tục khuyến mại, có thời điểm giá rẻ chỉ bằng 1/2
Trang 14thời điểm chưa có các hãng giá rẻ cạnh tranh Thị phần của Vietnam Airlines trên tuyến bay này cũng thay đổi khi chỉ có 1 - 20%, trong khi đó Air Asia chiếm 27%, Thai Airways chiếm 45% còn lại là của Air France và Nok Air Rõ ràng khách hàng là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến cạnh tranh giá giữa các hãng hàng không như hiện nay
Cuối cùng, hoạt động của các hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam đã góp phần thúc đẩy du lịch do chi phí di chuyển thấp đã làm giảm đáng kể giá các tour
du lịch Bên cạnh đó, việc áp dụng hình thức bán vé qua mạng và thanh toán trực tuyến cũng mang lại sự tiện lợi lớn cho khách hàng Theo chị Vũ Yến Hằng, Văn phòng đại diện Tổng cục Du lịch Singapore tại Việt Nam, giá vé máy bay đang chiếm 60 - 70% giá tour Sau khi xuất hiện dịch vụ hàng không giá rẻ, lượng khách
du lịch đăng ký đến Việt Nam tăng vọt, đặc biệt là làn sóng du lịch của giới trẻ Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy 10 tháng đầu năm nay có gần 261700 lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không, nâng tổng số khách sử dụng hàng không lên trên 2,7 triệu lượt, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái Lượng khách nội địa đi du lịch nước ngoài cũng tăng lên đáng kể
Trang 15Cơ sở của sự thiếu lòng tin vào các hãng hàng không giá rẻ xuất phát từ việc rất ít người có thể mua được vé rẻ như quảng cáo mà các hãng này đưa ra Trên một chuyến bay hơn 100 chỗ ngồi, các hãng chỉ định lượng một số ghế rất ít bán giá rẻ Số lượng vé giá rẻ nhiều hay ít phụ thuộc vào số khách đăng ký đi trên chuyến bay mà hãng đã dự báo Trước chuyến bay vài ngày, các hãng đã dự báo khá chính xác số lượng khách đi trên chuyến bay, cũng như còn trống bao nhiêu ghế Số lượng ghế trống này sẽ thuộc diện áp dụng chính sách vé giá rẻ Trong trường hợp khách đăng ký bay sớm, hãng sẽ chủ động phân phối giá vé rẻ cho các chuyến bay để lấp chỗ trống và tạo tiếng là chuyến nào cũng có người mua được vé giá rẻ để hút khách Thêm vào đó, khi quảng cáo, các hãng cố tình nhấn mạnh vào giá rẻ, khiến nhiều người tưởng cả chuyến bay áp dụng giá vé ấy Trên thực tế, khách hàng phải bỏ ra ít nhất là gấp đôi số tiền như quảng cáo mới có tấm vé hạng xoàng, còn nếu mua vé xịn hơn phải tốn gấp hàng chục lần Hơn nữa, điều kiện để mua được vé giá rẻ lại rất khó đáp ứng đối với đại bộ phận khách hàng Việt Nam như phải có thẻ tín dụng hay phải đặt vé trước một thời gian dài Thêm vào đó, nhân viên của các hãng này khi được hỏi lại thường đưa là những lời giải thích lằng nhằng, khó hiểu, gây khó chịu cho người mua Rất nhiều người háo hức khi nghe tin có hàng không giá rẻ nhưng khi tìm mua vé của các hãng này thì họ đã không khỏi thất vọng, có người rất bực bội và hủy chuyến, thậm chí có người còn cho rằng họ đã bị lừa
Một lý do nữa khiến nhiều khách hàng e ngại việc sử dụng hàng không giá rẻ
là mức độ an toàn của các chuyến bay Yêu cầu tối thiểu hóa chi phí luôn đặt ra mối lo ngại về việc các hãng hàng không giá rẻ cắt giảm công tác bảo dưỡng hoặc giảm lương nhân viên khiến nguy cơ mất an toàn ngày càng cao Bên cạnh đó, hầu hết các hãng hàng không giá rẻ Châu Á hiện nay đều khai thác những máy bay có tuổi khai thác cao, cũ và tiêu hao nhiều nhiên liệu Phần lớn các hãng hàng không giá rẻ trong khu vực vẫn sử dụng Boeing 737 và Airbus A320 hoặc A321 với tuổi