1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: tìm hiểu thị trường giá cả cá tra xuất khẩu của Việt Nam ppsx

36 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 561,5 KB

Nội dung

Luận văn Đề tài: tìm hiểu thị trường giá cả cá tra xuất khẩu của Việt Nam 1 Mục lục PHẦN I – PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 3 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 4 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 4 PHẦN II – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5 1. Một sô khái niệm cơ bản 5 2. Tìm hiểu chung về bán phá giá: 6 PHẦN III- CƠ SỞ THỰC TIỄN, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 8 I-THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 8 1.Thị trường cung trong nước 8 2. Xuất khẩu ra nước ngoài 11 II- GIÁ CẢ CÁ TRA XUẤT KHẨU 16 1. Thực trạng 16 a. Giá cá tra xuất khẩu biến động qua các năm 19 19 b. Giá cá tra trong các tháng của năm 2008- 2009 20 20 Còn vào tháng 1,2,3 thì giá cá tra lại giảm mạnh bởi lúc đó là chính vụ, thời tiết lại thuận lợi nên người dân thu hoạch cá tra với sản lượng lớn khiến cho giá giảm mạnh. 21 2. Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường cá tra xuất khẩu 27 3. Giải pháp đề xuất 30 PHẦN IV KẾT LUẬN 35 2 PHẦN I – PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài. Trong những năm qua, từ sau khi đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kinh tế đất nước đã có những bước phát triển vượt bậc. Cùng với chiến lược kinh tế hội nhập và phát triển do Nhà nước đặt ra, thương mại quốc tế trở thành một bộ phận quan trọng có vai trò quyết định đến sự phát triển của quốc gia. Vì vậy việc đẩy mạng giao lưu thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu hàng hoá dịch vụ nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của nước ta. Đối với một nước đang phát triển, có sự khan hiếm về vốn để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc phát triển các ngành kinh tế tận dụng được lợi thế vốn có của quốc gia là một điều vô cùng quan trọng. Trong những năm qua ngành thuỷ sản nước ta đã khẳng định được lợi thế và vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Với việc đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, tận dụng được điều kiện tự nhiên xã hội đất nước, ngành thuỷ sản đã có sự phát triển to lớn, hàng năm đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn phục vụ tái đầu tư thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu - thành công lớn nhất của ngành thủy sản. Trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chúng ta không thể không nhắc đến cá tra. Bởi cá vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản của nước ta với 52 %. Trong đó có sự đống góp đáng kể của Cá Tra. Tình hình xuất khẩu cá tra hiện nay đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng cũng còn nhiều những hạn chế bất cập cần giải quyết ngay để đưa thương hiệu cá tra Việt Nam lên tầm cao mới trên trường quốc tế. Xuất phát từ nhận thức trên đây, cũng như vai trò to lớn của xuất khẩu thủy sản cá tra trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta, nhóm chúng em xin được thảo luận đề tài “Tìm hiểu thị trường và giá cả cá tra xuất khẩu của Việt Nam”. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân nhóm chúng tôi, nhằm củng cố và nâng cao lý luận, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn. Với đề tài này chúng tôi muốn gửi đến người đọc những khái niệm cơ bản về cá tra và tình hình nuôi trồng, chế biến cá tra ở Việt Nam chúng ta hiện nay. Ngoài ra muốn cung cấp thêm một số thông tin khái quát thực trạng xuất khẩu và giá cả cá tra trong những giai đoạn gần đây. Cuối cùng là sự can thiệp của Chính phủ nước ta trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng và những chính sách có lợi cho việc xuất khẩu cá tra ra thị trường thế giới, những kiến nghị đề xuất. Đồng thời qua phân tích thực trạng thị trường và giá cả hoạt động xuất khẩu cá tra ra thế giới của nước ta những năm gần đây, có thể mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cá tra trong tương lai góp phần tạo một thương hiệu cho cá tra Việt Nam trong lòng người tiêu dùng cả trong và ngoài nước 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Cá tra xuất khẩu. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mà chúng tôi sử dụng trong quá trình xây dựng đề tài này là: - Thu thập và phân tích thông tin: kết hợp những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập với những quan sát đã thu thập trong thực tế, cộng với tài liệu, sách báo, internet với việc đi sâu phân tích tình hình thực tế thị trường tại ĐBSCL và thị trường thế giới nhằm tìm ra hướng đi hợp lý nhất để giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề án. Sau khi thu thập được các bảng kết quả và biểu đồ chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích chúng và đưa ra một số quan điểm để hoàn thiện đề tài này. - Dữ liệu thu thập được (các nước nhập khẩu cá tra của Việt Nam) chúng tôi đã xử lý bằng Exel dựa trên thống kê mô tả, thống kê phân tích và phương pháp so sánh để tìm ra quốc gia hay khu vực nào có lượng và giá trị xuất khẩu lớn nhất, nhỏ nhất và so sánh giữa cac nước. 4 PHẦN II – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. 1. Một sô khái niệm cơ bản. a. Khái niệm về cá tra: Cá tra là tên gọi một họ, một chi và một số loài cá nước ngọt. Cá tra (theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1977) là loài cá nước ngọt, không vảy, giống cá trê nhưng không ngạnh. Ở Việt Nam, cá tra sống chủ yếu trong lưu vực sông Cửu Long và lưu vực các sông lớn cực nam, có thân dẹp, da trơn, có râu ngắn. Cá tra thuộc họ Pangasiidae. Họ Pangasiidae (họ cá tra) theo ITIS có 3 chi: chi Sinopangasius (1 loài), chi Helicophagus (3 loài) và chi Pangasius (27 loài). Tuy nhiên, chi và loài Sinopangasius, theo vài tài liệu như FishBase và một số bảng từ đồng nghĩa, được coi là từ đồng nghĩa của Pangasius kempfi (cá bông lau). Ngoài ra trong chi Pangasius, trong 2 bảng phân loại khoa học nêu trên có 3 cặp tên đồng nghĩa. Như vậy, có thể kể họ Pangasiidae có 2 chi và chi Pangasius có 24 loài. Cá thuộc họ Pangasiidae (họ cá tra) với tên Việt có những loài sau: 1. Helicophagus waandersii - Cá tra chuột 2. Pangasius gigas - Cá tra dầu 3. Pangasius kunyit - Cá tra bần 4. Pangasius hypophthalmus - Cá tra nuôi 5. Pangasius micronema - Cá tra 6. Pangasius larnaudii - Cá vồ đém 7. Pangasius sanitwongsei - Cá vồ cờ 8. Pangasius bocourti - Cá xác bụng (cá ba sa) 9. Pangasius macronema - Cá xác sọc 10. Pangasius pleurotaenia - Cá xác bầu 11. Pangasius conchophilus - Cá hú 12. Pangasius polyuranodon - Cá dứa 5 13. Pangasius krempfi - Cá bông lau Trong 13 loài trên có 12 loài thuộc chi Pangasius và 1 loài thuộc chi Helicophasus. Ngoại trừ 3 loài: cá hú, cá dứa và cá bông lau, những loài cá trong họ cá tra có 3 nhóm: nhóm cá tra, nhóm cá vồ và nhóm cá xác. Trong số 13 loại này, có hai loài cá đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Loài cá vồ cờ (Pangasius sanitwongsei) được ghi tên trong sách đỏ từ năm 1996. Loài cá tra dầu (Pangasius gigas) có tên trong sách đỏ từ năm 2002. Ngoài ra có một số loài đã trở thành cá nuôi, vài loài được nuôi với tầm vóc qui mô. b. Khái niệm về giá cả. - Kinh tế chính trị cổ điển: giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. - Kinh tế học hiện đại: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, đồng thời biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung – cầu hàng hóa, tích lũy và tiêu dùng trong nước và nước ngoài… Giá cả là quan hệ lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để doanh nghiệp lựa chọn các mặt hàng kinh doanh. c. Khái niệm về thị trường. - Thị trường là một thể chế hoặc một cơ chế tạo nên sự gặp gỡ giữa người mua ( người có cầu) và người bán ( người có cung) đối với một hàng hóa dịch vụ thế nào đó ( Cambell, 1987) - Thêo quan điểm marketing: thị trường là một khu vực hoặc một vị trí ( cả thực và ảo ) nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng và họ có sự giao tiếp với nhau nơi mà điều kiện cung và cầu hoạt động, làm cho hàng hóa được dịch chuyển tới vị trí yêu cầu. 2. Tìm hiểu chung về bán phá giá: Điều đáng lưu ý là cho đến nay tất cả các nước khi tiến hành điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam đều áp dụng cách so sánh giá xuất khẩu của Việt Nam với giá xuất khẩu của một nước thứ ba. Điều này có nghĩa là Việt Nam được xem như là một nước không có nền kinh tế thị trường mở. Ví dụ, Colombia khi điều tra đã lấy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam so sánh với giá gạo xuất khẩu của Thái Lan. Tương tự, 6 Canada đã lấy giá tỏi xuất khẩu của Việt Nam so với giá tỏi xuất khẩu của Mêhicô. Rõ ràng, cách áp dụng như vậy là không công bằng đối với hàng hóa của Việt Nam và thường dẫn đến việc hàng Việt Nam bị coi là bán phá giá. Vậy thế nào là bán phá giá? Theo Hiệp định chống bán phá giá của WTO, một sản phẩm được coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự trong nước theo các điều kiện buôn bán thông thường. Theo khái niệm như vậy thì có thể xem xét việc đánh thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của một nước đến một quốc gia nội địa nếu xét thấy: - Giá xuất khẩu thấp hơn giá bán hàng hoá đó ở thị trường nội địa. - Giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất. - Giá xuất khẩu sang nước tiến hành điều tra chống bán phá giá thấp hơn giá xuất khẩu hàng hoá đó sang thị trường một nước khác. Nếu 3 điều kiện trên được thỏa mãn, lệnh thuế chống bán phá giá được ban hành áp đặt các mức thuế tương đương với các khoản được xác định bởi giá trị chuẩn( được xác định khi bán hàng hóa tại thị trường nội địa hoặc tại thị trường của nước thứ ba, hoặc trên cơ sở giá trị xây dựng) lớn hơn giá xuất khẩu, khi bán vào thị trường nội địa. Trong trường hợp hàng nhập khẩu từ các nước không có nền kinh tế thị trường mở, nước nhập khẩu có thể lấy mức giá của nước thứ ba để so sánh khi xác định xem đánh thuế chống bán phá giá hay không. 7 PHẦN III- CƠ SỞ THỰC TIỄN, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. I-THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 1.Thị trường cung trong nước Những năm gần đây, cá tra là loài cá nước ngọt được nuôi và chế biến xuất khẩu nhiều nhất so với các đối tượng thủy sản nước ngọt khác. Đặc biệt, đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi đối tượng này nhất trong cả nước. Vì vậy, nhiều địa phương đã chuyển từ hình thức nuôi cá tra bằng lồng bè sang nuôi ao, hầm với mật độ cao (30-40 con/m 2 ) nhằm giảm gây ô nhiễm dòng sông, tăng năng suất nuôi và dễ quản lý chăm sóc. Hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến cũng đã xây dựng riêng dây chuyền sản xuất cá tra nhằm thay đổi cơ cấu mặt hàng, phát triển sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng lợi nhuận. a. Lợi thế phát triển. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động nuôi cá tra trên các ao ven sông, trên cồn (dễ dàng trong hoạt động lấy nước và xả nước thải) cộng với kỹ thuật nuôi không quá khó nên nghề nuôi cá tra khu vực này phát triển mạnh. Vị trí địa lí và môi trường thuận lợi là điểm nổi bật nhất trong ngành nông nghiệp, mà vượt trội hơn cả là nghề nuôi cá tra thâm canh. Cá tra ở ĐBSCL có thể coi là sản phẩm độc quyền của khu vực và ngày càng được nhiều nước trên thế giới biết đến. Hàng năm, các tỉnh ĐBSCL chi phí hàng trăm triệu đồng cho công tác thống kê về tình hình nuôi. Nhờ đó, nắm bắt rất nhanh diễn biến thị trường nguồn nguyên liệu và có biện pháp can thiệp kịp thời. b. Còn những khó khăn + Khó khăn về giống và thức ăn. Theo Cục Nuôi trồng Thủy sản, năm 2009, nhu cầu giống cá tra trong cả nước cần từ 1,5 - 2 tỷ con/năm, trong khi toàn vùng chỉ có 116 trại sinh sản nhân tạo và trên 4.000 hộ ương nuôi cá giống với tổng diện tích là 2.135 ha. Tuy nhiên, chất lượng cá tra giống lại ngày càng thấp, do sức ép từ nhu cầu giống cá tra phục vụ hoạt động nuôi trồng ngày càng cao 8 nên nhiều cơ sở chọn đàn cá bố mẹ có chất lượng thấp, chưa được chọn lọc di truyền và điều kiện ương dưỡng không đảm bảo kỹ thuật. Trong 6 huyện ở Tiền Giang, về sản xuất cá tra bột thì chỉ có 01 trại sản xuất cá tra bột thuộc Trung tâm giống thuỷ sản của tỉnh, năm nay sản xuất được 303,126 triệu con cá bột, so với 786 triệu con cá bột cần nuôi trong tỉnh thì chỉ chiếm 38,5% so với nhu cầu nuôi. Về ương cá tra giống, hiện có khoảng 300 cơ sở ương cá tra giống với diện tích ao ương là 125 ha, đa số các cơ sở sử dụng ruộng lúa để ương cá tra giống. Hàng năm, các cơ sở ương giống này cung cấp cho thị trường trong tỉnh khoảng 70 triệu con cá tra giống, chỉ chiếm 87,5% so với nhu cầu nuôi trong tỉnh là 80 triệu con giống. Nhu cầu thức ăn cho cá tra trong năm 2009 ước khoảng 1,8 triệu tấn và giá bán trong nước năm 2009 cũng tương đối ổn định so với năm 2008. Tuy nhiên, đến quý IV năm 2009 thì giá thức ăn đã có sự biến động, cụ thể mỗi ký thức ăn đã tăng thêm 1.000đ. Đặc biệt, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Cargill, Grobest, Uni-President, CP tăng giá đã kéo theo các doanh nghiệp nhỏ khác tăng giá theo. Giá bán thức ăn nuôi cá Tra trong năm 2009 của các doanh nghiệp "có tiếng" trong nước là ngang nhau. Cụ thể, giá thức ăn của nhãn hiệu Grobest từ 8.000 đến 9.200đ/kg, Uni-President 8.000 đến 9.300đ/kg, CP 8.000 đến 9.100 đ/kg. Riêng trong tháng 1/2010, do thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng, cộng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi để sản xuất phục vụ Tết Nguyên đán nên thức ăn thủy sản đã có 3 lần điều chỉnh tăng. + Diện tích nuôi cá giảm. Tuy nhiên 02 năm trở lại đây, đã có nhiều dấu hiệu bất ổn xuất hiện trong quá trình nuôi và tiêu thụ cá tra mà dấu hiệu rõ nét nhất là sự sụt giảm diện tích nuôi cá.(Cục Nuôi trồng Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)(NN-PTNT), trong năm 2009, tổng diện tích nuôi cá tra tính từ Nam Trung bộ trở vào chỉ đạt 6.788 ha, (trong đó, riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long là 6.756 ha) chỉ đạt 97% so với kế hoạch, năng suất bình quân 230 tấn/ha, thấp hơn năng suất năm 2008 (260 tấn/ha). Năng suất cao nhất là tỉnh Tiền Giang (312 tấn/ha), năng suất nuôi thấp nhất là tỉnh Bến Tre (195 tấn/ha). + Nhu cầu tiêu thụ cá da trơn thị trường nội địa. 9 Thời gian qua, xuất khẩu cá da trơn (đặc biệt là con cá tra) đã mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, nhưng do cá da trơn nguyên liệu không ổn định về giá cả cũng như số lượng nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân nuôi cá da trơn ở ĐBSCL. Khi các doanh nghiệp khai thác tốt thị trường nội địa, cộng với đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần làm giảm sự bấp bênh của nghề nuôi cá tra. Do đó, cần phải nghiên cứu nghiêm túc hành vi của người tiêu dùng, nhất là liên quan đến nhu cầu để có biện pháp thâm nhập và phát triển phù hợp nhằm gia tăng thị phần tiêu thụ nội địa. Trường Đại học Cần Thơ đã có một nghiên cứu phân tích hành vi người tiêu dùng cá da trơn tập trung ở 5 tỉnh, thành phố phía Nam như: Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và TP.HCM. Theo kết quả nghiên cứu, nhu cầu tiêu dùng cá da trơn tùy thuộc vào thu nhập, đặc điểm từng địa phương, loại sản phẩm tiêu dùng (cá tra hay cá ba sa). Người tiêu dùng có mức thu nhập từ trung bình trở xuống (dưới 2,9 triệu đồng/tháng) có nhu cầu cá tra cao hơn cá ba sa; thu nhập trên 3 triệu đồng/tháng kèm theo trình độ học vấn, nhu cầu về cá ba sa nhiều hơn cá tra trong điều kiện mức giá của hai loại cá này chênh lệch không quá lớn. Qua kết quả nghiên cứu, có một vấn đề cần chú ý là: vùng có số hộ nuôi cá ba sa càng nhiều thì người tiêu dùng có nhu cầu càng ít. Chẳng hạn: 75% người tiêu dùng tại TP.HCM và 62,5% người tiêu dùng tại Cần Thơ thích mua cá ba sa nhiều hơn cá tra. Trong khi đó, tỷ lệ người mua cá ba sa giảm dần theo từng địa bàn như sau: Vĩnh Long 25%, Đồng Tháp 15% và An Giang 12,5%. Ba tiêu chí quyết định động cơ mua cá da trơn của người tiêu dùng nội địa là: giá bán chiếm 96,43%; sự thuận tiện chiếm 91,43%; cảm giác ngon của cá da trơn chiếm 85,71%. Động cơ mua cá da trơn cũng bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của từng địa phương, mục đích mua và chủng loại sản phẩm. Chẳng hạn người tiêu dùng ở Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp cho rằng, giá bán cá da trơn là yếu tố quan trọng nhất để họ mua, trong khi đó ở TP.HCM không quan tâm đến giá bán mà họ lại quan tâm đến tiêu chí sự thuận tiện dễ mua, cảm giác ngon, tính bổ dưỡng. + Chưa đầu tư đúng mức vào thi trường nội địa. “Phát triển thị trường nội địa không phải là sự “đầu hàng” ở sân chơi lớn, nhiều tiềm năng để trở về “ao làng” mà vấn đề ở đây là thị trường nội địa vẫn còn bỏ ngỏ, còn rất nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, dường 10 [...]... 2007 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 148 thị trường các nước và vùng lãnh thổ khác nhau Riêng về xuất khẩu cá tra, trong 10 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu tới 129 thị trường thế giới với tổng lượng xuất khẩu đạt 449,4 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 13 1,112 tỷ USD; giảm 9,2% về khối lượng và 10,3% giá trị so với cùng kỳ năm 2008 Trong đó, các thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra. .. ra cá tra, cá ba sa 1.2 Giá biến động theo thời gian a Giá cá tra xuất khẩu biến động qua các năm Giá xuất khẩu cá tra qua từng năm - Đồ họa: Mạnh Tánh Trong hơn 10 năm (1998-2010) từ một loài cá bản địa, cá tra đã trở thành sản phẩm chiến lược quốc gia của VN với giá trị xuất khẩu tăng 140 lần, xuất khẩu đi 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Đặc biệt, dự kiến năm 2010, xuất khẩu cá tra sẽ... * Giá trị: triệu USD * Khối lượng: tấn Hiện tại, EU vẫn là khối thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra của Việt Nam, với 26/27 quốc gia đã nhập khẩu cá của Việt Nam Trong đó, 3 nước đứng đầu là Tây Ban Nha, Đức và Hà Lan, có khối lượng nhập khẩu chiếm 60% tổng lượng nhập khẩu cá tra của toàn EU Tây Ban Nha và Đức đồng thời là hai nhà nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam trong số 110 quốc gia nhập khẩu. .. gian vừa qua, Việt Nam cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu vào 3 quốc gia EU khác, là Rumani, Bungari và Hungari Sở dĩ cho tới nay, thị trường EU vẫn thích tiêu thụ cá tra của Việt Nam là vì có mức giá phù hợp, đáp ứng tốt an toàn vệ sinh thực phẩm 1 Đây là thị trường có tỷ trọng nhập khẩu lớn cá Tra từ Việt Nam Giá XK vào thị trường này cũng ít nhiều có tính định hướng và ảnh hưởng tới các thị trường còn lại... Riêng thị trường Mỹ, bất chấp khó khăn do khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu sang nước này đã có sự tăng trưởng vượt bậc, đạt 45,97 triệu USD, tăng 59,98 % so với cùng kỳ năm 2008 Cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ chỉ đứng sau mặt hàng tôm II- GIÁ CẢ CÁ TRA XUẤT KHẨU 1 Thực trạng 1.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cá tra xuất khẩu Theo báo cáo của Cục Chế biến Thương mại Nông lâm Thủy sản và Nghề muối, giá. .. đáng kể của Cá Tra Năm 2007 đánh dấu sự tăng trưởng rất ấn tượng của xuất khẩu cá tra, giá trị xuất đạt trên 979 triệu USD Năm 2008 xuất khẩu cá trra của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới Điều này đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới chứ không ngoại trừ Việt Nam Và đặc biệt là nó ảnh hưởng mạnh đến các nước nhập khẩu cá tra của chúng ta... những thị trường tiêu thụ thủy sản của Việt Nam Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang Mỹ ước đạt 110.9 triệu USD, chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào Mỹ Tuy nhiên, cá tra của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ mới chỉ chiếm tỷ trọng 1.7% thị trường tiêu thụ cá da trơn của Mỹ Năm 2001 trước tình hình sản phẩm hải sản của chúng ta đặt chân được vào Mỹ như vậy hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo... nhất vẫn là cá tra, với mức tăng 146% về giá trị và 168% về khối lượng Ông Ngô Phước Hậu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt VASEP, nói thêm, tình hình xuất khẩu cá tra rất khả quan Thị trường xuất khẩu cũng đang thuận lợi, nhiều khách hàng của các DN đang tiến hành nhập khẩu lượng lớn cá tra theo chu kỳ tiêu thụ của thị trường Hơn nữa,... chính thuế chống bán phá giá cá tra lần 6, áp dụng mức thuế lên đến 130% với 5 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam, bao gồm các công ty Vĩnh Hoàn, Vinh Quang, Agifish, ESS LLC và South Vina Tóm lại, giá cá tra xuất khẩu biến động rất lớn theo thời gian do nhu cầu của người tiêu dùng cá tra trong nước và nước ngoài ngày càng tăng 22 1.3 Vụ kiện Bán phá giá cá tra giữa Việt Nam và Hoa Kỳ a Nguyên... sản lượng cá nguyên liệu và sản lượng xuất khẩu, giá cá tra giảm liên tục theo thời gian Trong suốt giai đoạn 2000- 19 2010 chỉ duy nhất năm 2006 giá xuất khẩu cá tra tăng so với năm trước, các năm còn lại giá đều giảm, kim ngạch xuất khẩu tăng là do sản lượng tăng Nếu như năm 2000 giá xuất khẩu cá tra trung bình là 3,7 USD/kg thì đến năm 2009 chỉ còn 2,2 USD Những tháng đầu năm 2010 giá cá tra tiếp . trong nước 8 2. Xuất khẩu ra nước ngoài 11 II- GIÁ CẢ CÁ TRA XUẤT KHẨU 16 1. Thực trạng 16 a. Giá cá tra xuất khẩu biến động qua các năm 19 19 b. Giá cá tra trong các tháng của năm 2008- 2009. giá gạo xuất khẩu của Việt Nam so sánh với giá gạo xuất khẩu của Thái Lan. Tương tự, 6 Canada đã lấy giá tỏi xuất khẩu của Việt Nam so với giá tỏi xuất khẩu của Mêhicô. Rõ ràng, cách áp dụng. có lợi cho việc xuất khẩu cá tra ra thị trường thế giới, những kiến nghị đề xuất. Đồng thời qua phân tích thực trạng thị trường và giá cả hoạt động xuất khẩu cá tra ra thế giới của nước ta những

Ngày đăng: 01/08/2014, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w