Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường cá tra

Một phần của tài liệu Đề tài: tìm hiểu thị trường giá cả cá tra xuất khẩu của Việt Nam ppsx (Trang 27 - 30)

II- GIÁ CẢ CÁ TRA XUẤT KHẨU

2.Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường cá tra

thể với cá tra philê đông lạnh) số phí này dùng làm quỹ để phát triển cá tra bền vững.

- Tuy nhiên, các ngành chức năng có liên quan, VASEP cần có biện pháp xử lý mạnh tay đối với các doanh nghiệp có hành vi gian lận thương mại, nhằm giảm giá thành sản phẩm, gây ảnh hướng xấu đến mặt bằng giá cả chung. Song song đó, cần nghiên cứu mức giá chung cao hơn nhưng vẫn có tính cạnh tranh về giá so với các sản phẩm thay thế của cá tra philê vào thị trường Mỹ. Điều này, vừa hạn chế việc xem xét áp thuế chống bán phá giá của Mỹ, tăng trưởng ổn định ở thị trường này; vừa nâng giá thu mua cá tra nguyên liệu của người dân, từ đó góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá tra trong nước.

- Theo ông Vi Trần Tấn Năng - Phó Tổng giám đốc Cty CP Thủy sản Bình Dương đưa ra đề nghị, mỗi DN nên trích ra 100 đồng/kg cá sản phẩm khi xuất khẩu để làm quỹ phục vụ quảng bá thương hiệu cá tra VN và sử dụng linh hoạt trong các vụ kiện nếu xảy ra các trường hợp kiện chống bán phá giá.

2. Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường cá tra xuất khẩu. xuất khẩu.

- Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Đây được xem là một hướng giải quyết cho tình trạng giá cả bấp bênh của hàng hóa nông sản. Qua hơn 8 năm thực hiện quyết định này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương, đúc kết: Đối với mô hình

liên kết chỉ cần “2 nhà” là nhà nông và doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp phải chủ động hợp tác cùng nông dân; nhà khoa học và nhà quản lý hỗ trợ để mối liên kết này ngày càng bền chặt. Thực tế này được chứng minh tại HTX nuôi cá tra xuất khẩu Thới An, TP Cần Thơ. Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX Thới An, cho biết: Năm 2008, HTX thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ cá tra nguyên liệu với Công ty TNHH Hùng Vương (Đồng Tháp) với hình thức khoán 2.600 đồng/kg cá thương phẩm cho các chi phí: con giống, thức ăn, thuốc thú y, công lao động và vận chuyển. Ngoài ra, công ty còn đầu tư 1,7 kg thức ăn trong 1 kg cá tra thương phẩm. Nhờ hình thức liên kết này, trong năm 2008, 2009 vừa qua, khi người nuôi cá tra ở ĐBSCL lâm vào cảnh nợ nần, treo ao thì nuôi cá tra của HTX đạt lợi nhuận tương ứng là 160 tỉ đồng và 300 tỉ đồng. Ông Nguyễn Ngọc Hải chia sẻ: “Với mô hình liên kết này, sản phẩm được đảm bảo đầu ra, giảm chi phí đáng kể do thức ăn, cá tra thương phẩm được “mua tận gốc, bán tận ngọn”. Nhờ đó, Ban Chủ nhiệm cũng như xã viên HTX dành nhiều thời gian cho việc quan hệ với nhà khoa học, Nhà nước, nhà băng (ngân hàng)... tìm các điều kiện tốt nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm”.

- Để có đủ nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, mới đây nhất, Chính phủ đã khuyến khích các DN nhập từ nước ngoài. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiệp hội cũng đã kiến nghị Chính phủ miễn thuế hoàn toàn cho việc nhập khẩu nguyên liệu, thay vì mức 40-45% như hiện nay

- Đáp ứng vốn cho nền kinh tế: Để đảm bảo đáp ứng đủ vốn cho các nhu cầu sản xuất, kinh doanh hợp lý, hiệu quả trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đang thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt theo chỉ đạo của Chính phủ, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng 6 tháng cuối năm 2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tranh thủ sự chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền địa phương để hướng cơ cấu tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn phục vụ có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tập trung đầu tư cho sản xuất, xuất khẩu, nhất là sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, hướng dẫn các tổ chức tín dụng xem xét khoanh nợ, gia hạn nợ và tiếp tục cho vay mới đối với một số lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn đang gặp khó khăn, như cho vay các doanh nghiệp đầu mối thu mua, chế biến cá tra, cá ba sa hoạt động kinh doanh có hiệu quả và xem xét gia hạn nợ đối với các hộ dân chăn nuôi cá tra, cá ba sa chưa tiêu thụ được có nhu cầu xin gia hạn nợ…

- Tại cuộc họp vừa diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng như VASEP vẫn giữ quan điểm sản phẩm cá tra Việt Nam không bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ. Theo nhiều chuyên gia, với giá cá tra được thu mua trên thị trường hiện nay khoảng 16.000 đồng/kg (0,8 USD/kg), sau khi trừ định mức philê cộng với các chi phí khác như: khấu hao nhà xưởng, máy móc, công lao động, chi phí vận chuyển, nhiên liệu..., các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ với giá trên dưới 3 USD/kg là hoàn toàn phù hợp và không hề bán phá giá.

Tuy nhiên, các ngành chức năng có liên quan và VASEP cũng cần có biện pháp xử lý mạnh tay đối với các DN có hành vi gian lận thương mại, nhằm giảm giá thành sản phẩm, gây ảnh hưởng xấu đến mặt bằng giá chung. Song song đó, cần nghiên cứu mức giá chung cao hơn nhưng vẫn có tính cạnh tranh về giá so với các sản phẩm thay thế của cá tra philê vào thị trường Hoa Kỳ. Điều này vừa góp phần hạn chế việc xem xét áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ, tăng trưởng ổn định ở thị trường này, vừa nâng giá thu mua cá tra nguyên liệu của người dân, từ đó góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá tra trong nước.

- Về việc xuất khẩu cá tra, thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2033/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Nhiệm vụ của đề án là tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tăng cường công tác quản lý nhà nước và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm, sản xuất thức ăn, xử lý môi trường nuôi,… để nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng hệ thống thống kê, dự báo thị trường và nâng cao năng lực cho hoạt động xúc tiến thương mại. - Nhằm tạo vùng nguyên liệu ổn định và chất lượng, một số địa phương như An Giang, Tiền Giang… đã triển khai tập huấn nuôi cá tra-basa an toàn theo các tiêu chuẩn quốc tế (SQF 1000) cho hàng ngàn hộ nông nuôi cá tra. Tại Tiền Giang, ngành Nông nghiệp đã tập trung hướng dẫn các hộ nuôi cá tra tại Hợp tác xã Thủy sản Hòa Hưng và Trại cá Mỹ Thuận thuộc Công ty cổ phần Hùng Vương thực hành nuôi cá tra theo tiêu chuẩn SQF 1000CM và đã được Công ty TNHH SGS chứng nhận đạt chuẩn chất lượng an toàn quốc tế trên diện tích 25 hecta nuôi cá. Được biết, Tiền Giang đang chuẩn bị triển khai dự án tái chứng nhận vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn SQF và đang triển khai đề tài mở rộng diện tích nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn SQF trên diện tích 20 hecta.

Một phần của tài liệu Đề tài: tìm hiểu thị trường giá cả cá tra xuất khẩu của Việt Nam ppsx (Trang 27 - 30)